Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 4 3 0 3
Số người đang truy cập
3 1 2
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
WHO: Tuần lễ tiêm chủng thế giới-nâng cao nhận thức cộng đồng về tiêm chủng

Tuần lễ Tiêm chủng thế giới (World Immunization Week) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng từ 24 đến 30 tháng 4 hàng năm nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của tiêm chủng trong việc cứu mạng sống và khuyến khích các gia đình cho con tiêm phòng những căn bệnh chết người. Tuy nhiên, nhận thức của cộng đồng về tiêm chủng vẫn còn nhiều sai lệch và tuần lễ tiêm chủng sẽ là cơ hội nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này.

Tuần lễ tiêm chủng thế giới (World Immunization Week)

Cơ hội nâng cao nhận thức cộng đồng

Theo WHO, tiêm chủng là một trong những can thiệp y tế hiệu quả và thành công nhất giúp phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Từ nhận thức này, WHO phát động một chương trình tiêm chủng mở rộng (Expanded Programe o­n Immunization_EPI) mang tính toàn cầu gọi tắt là tiêm chủng mở rộng nhằm chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi bằng vaccine. WHO ước tính với diện bao phủ vaccine sẵn có toàn cầu hơn 90% thì có thể dự phòng cho từ 2 đến 3 triệu trẻ em mỗi năm không bị chết bởi các bệnh truyền nhiễm, đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) làm giảm 2/3 số tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015 so với 1990. Từ đó, WHO tập hợp các quốc gia trên toàn cầu để tổ chức một tuần lễ các chiến dịch tiêm chủng, giáo dục và chia sẻ thông tin công cộng dưới sự bảo trợ của Tuần lễ tiêm chủng thế giới.


EPI ở Việt Nam được WHO và các đối tác quốc tế dánh giá cao

Cộng tác toàn cầu của WHO nhằm cung cấp cơ hội để đẩy mạnh và tập trung vào các hoạt động cụ thể như nâng cao nhận thức về vai trò của vắc xin trong việc cứu mạng sống (raising awareness o­n how immunization saves lives); tăng tỉ lệ tiêm chủng để phòng chống dịch bệnh (increasing vaccination coverage to prevent disease outbreaks); đưa các loại vắc xin mới và có sẵn đến với những cộng đồng xa xôi, thiếu thốn như người dân ở vùng sâu, vùng xa, những vùng đô thị thiếu điều kiện vệ sinh, các vùng bị xung đột, bất ổn và bị tàn phá (reaching underserved and marginalized communities e.g. those living in remote areas, deprived urban settings, fragile states and strife-torn regions) with existing and newly available vaccines; tăng cường những lợi ích trung hạn và dài hạn của tiêm chủng cho trẻ em cơ hội để lớn lên khoẻ mạnh, được đến trường và cải thiện triển vọng cuộc sống (reinforcing the medium- and long-term benefits of immunization e.g. giving children a chance to grow up healthy, go to school and improve their life prospects). Tiêm chủng ngăn ngừa những bệnh gây suy nhược, tàn tật và tử vong do những căn bệnh có thể dự phòng được bằng vắc xin như bạch hầu (diphtheria), viêm gan A và B (hepatitis A and B), sởi (measles), quai bị (mumps), bệnh viêm phổi (pneumococcal disease), bại liệt (polio), tiêu chảy rotavirus (rotavirus diarrhoea), uốn ván (tetanus) và sốt vàng da (yellow fever). WHO cho rằng lợi ích của tiêm chủng đang ngày càng mở rộng đến thanh thiếu niên và người lớn, bảo vệ con người chống lại những bệnh chết người như cúm, viêm màng não và các loại ung thư như ung thư cổ tử cung và ung thư gan thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành.


Lợi ích và tầm quan trọng của tiêm chủng

Theo Bộ Y tế (MOH), tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả bằng cách đưa vaccine vào cơ thể người chưa từng bị nhiễm bệnh và hệ thống miễn dịch còn nguyên vẹn để kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại vi sinh vật trước khi chúng gây bệnh cho cơ thể. WHO cho biết hiện nay vaccine được sử dụng rộng rãi trên thế giới vì là một biện pháp hiệu quả và rẻ tiền để nâng cao sức khoẻ, theo đó trẻ em ở tất cả các nước đều được tiêm chủng thường xuyên phòng ngừa các bệnh chủ yếu và đã trở thành chính sách trung tâm trong các nỗ lực về y tế công cộng. Tiêm chủng nhằm giúp cho người tiêm không bị bệnh và những người sống xung quanh cũng không bị lây bệnh; nhờ có tiêm chủng mà nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được khống chế, thậm chí được thanh toán hoàn toàn. Tiêm chủng có tầm quan trọng nâng cao sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh đối với nhiều bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ nhưng thời gian miễn dịch này chỉ có thể kéo dài trong vòng 1 năm, hơn nữa trẻ nhỏ không có được miễn dịch của mẹ đối với 1 số bệnh do đó tiêm chủng phòng chống các bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn, bảo vệ trẻ em tránh khỏi các bệnh trước kia có rất nhiều người mắc và chết nhưng hiên nay có vaccine phòng ngừa như ho gà, sởi và bại liệt; giảm tỷ lệ tử vong và giảm các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em giúp phòng tránh được các bệnh có nguy cơ tử vong cao như: bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não, tả, thương hàn, viêm gan B, lao, thủy đậu, quai bị,..

Xuất phát từ lợi ích và tầm quan trọng của việc tiêm chủng nêu trên, WHO cho rằng cần phải nâng cao nhận thức cộng đồng nhân Tuần lễ tiêm chủng thế giới vì ngoài trách nhiệm của ngành y tế, tiêm chủng còn là quyền lợi và trách nhiệm của các bậc phụ huynh góp phần vào việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con em mình cũng như khẳng định tính ưu việt của công tác tiêm chủng mở rộng trong phòng bệnh cho trẻ em. Trong đó, Chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI) tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1985 với 6 loại vaccine cho tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi đến nay diện bao phủ của EPI cho trên 90% số trẻ em ở 100% xã/phường với 8 loại vaccine cơ bản phòng bệnh lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, viêm gan vi- rút B và viêm phổi do Hemophilus influenza nhiều năm liên tục. Theo EPI, hiện nay đã có 11 loại vaccine chính thức được sử dụng trong EPI góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng xuống hàng trăm lần và cứu sống hàng chục nghìn trẻ em, được WHO và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.


Tuy nhiên, nhiều nơi ở Việt Nam nhân viên y tế vẫn phải đi tìm đối tượng tiêm chủng

Quan niệm sai lầm về tiêm chủng

Mặc dù đã được chứng minh là một trong những chế phẩm an toàn nhất nhưng cũng giống như các loại thuốc sử dụng cho người, vaccine cũng không tránh khỏi những phản ứng trong quá trình sử dụng còn gọi là tác dụng không mong muốn hay phản ứng sau tiêm chủng (side effects). WHO phân thành 5 loại nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng là phản ứng liên quan đến vaccine gây ra do một hoặc nhiều thành phần có trong chế phẩm đồng thời là phản ứng của từng cá thể với đặc tính vốn có của vaccine; phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng gây ra bởi việc bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vaccine không đúng quy định; phản ứng liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng xảy ra do sự lo lắng quá mức của đối tượng về tiêm chủng như trẻ khóc thét, nôn trớ, co giật, ngừng thở ngắn hay thậm chí ngất xỉu trong hoặc sau mũi tiêm; phản ứng trùng hợp ngẫu nhiên gây ra bởi một nguyên nhân khác không phải do vaccine hay do sai sót tiêm chủng mà là do trạng thái sinh lý suy yếu hoặc bệnh lý sẵn có của đối tượng; không rõ nguyên nhân do thiếu các thông tin có liên quan đến các nguyên nhân nêu trên. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ở Việt Nam vaccine Quinaxem 5 trong 1 được đưa vào sử dụng từ năm 2007 tới 2013 có 63 trẻ tử vong sau khi tiêm nhưng sau đó WHO và UNICEF điều tra và khẳng định là loại vaccine này vẫn an toàn, trẻ tử vong có thể do các bệnh đi kèm chứ không phải do vắc-xin nên sau thời gian ngưng sử dụng 5 tháng, Quivaxem được đưa vào sử dụng lại. Tuy nhiên, khi thông tin chưa được xác định thì nhiều người không còn tin vào công tác tiêm chủng, tìm kiếm các cơ sở tiêm dịch vụ, thậm chí không đưa con em mình đi tiêm chủng gây hậu quả đau đớn cho ngay chính con em của họ khi bị mắc hoặc tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà hiện nay có thể phòng ngừa được.


WHO ưu tiên tập trung bao phủ EPI tại châu Phi

Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng trên thế giới (World Immunization coverage)

Cập nhật tháng 9/2015, WHO mô tả (description) tự đánh giá chất lượng số liệu (Data Quality Self-Assessment) là một hộp công cụ linh hoạt được sử dụng để đánh giá các khía cạnh khác nhau của hệ thống giám sát tiêm chủng và cơ sở y tế các cấp, độ bao phủ tiêm chủng là biện pháp quan trọng củahiệu quả tiêm chủng. Các trang sau cung cấp thông tin về các phương pháp, vật tư và các biện pháp đực sử dụng để đo lường hoặc ước tính độ bao phủ tiêm chủng, về độ bao phủ ở cấp quốc gia dựa trên dữ liệu được báo cáo. Các phương pháp bao gồm phương pháp quản trị sử dụng số liệu tiêm chủng theo tuyến được báo cáo như hệ thống đăng ký của liều dùng được phân phát; khảo sát độ bao phủ tiêm chủng sử dụng phương pháp khảo sát được khuyên dùng bởi WHO nên được thực hiện định kỳ (3-5 năm)


WHO/C.Nelson

Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng (Immunization coverage)

Theo WHO, tiêm chủng phòng ngừa đau ốm, tàn tật và tử vong do các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine như ung thư cổ tử cung, bệnh bạch hầu, viêm gan B, sởi, quai bị, ho gà, viêm phổi, bại liệt, nhiễm virus rota, sốt rubella và bệnh uốn ván; độ bao phủ vaccine toàn cầu-tỷ lệ trẻ em trên toàn thế giới nhận vaccine được khuyến nghị tiêm phòng (receive recommended vaccines) nhìn chung vẫn ổn định trong vài năm qua, việc xuất hiện nhiều loại vaccine mới và chưa được sử dụng đang gia tăng. WHO ước tính tiêm chủng hiện nay ngăn ngừa khoảng 2 -3 triệu ca tử vong mỗi năm nhưng đáng tiếc 18,7 triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới vẫn bị bỏ sót trong các chương trình tiêm vaccine cơ bản. Trong năm 2014, khoảng 865 (115 triệu) trẻ sơ sinh trên thế giới nhận 3 liều vaccine bạch hầu-uốn ván-ho gà (diphtheria-tetanus-pertussis_DTP3) bảo vệ chúng khỏi các bệnh truyền nhiễm mà có thể gây ra các bệnh và tổn thương nghiêm trọng hoặc gây tử vong, theo đó 129 quốc gia đạt ít nhất 90% bao phủ vaccine DTP3.


Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng toàn cầu 2014 (Global immunization coverage 2014)

Cúm Haemophilus loại b (Haemophilus influenzae type b_ Hib) gây ra viêm màng não và viêm phổi, vaccine Hib được giới thiệu tại 192 quốc gia đến cuối năm 2014, tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu đủ 3 liều vaccine Hib ước tính là 56% nhưng có sự khác biệt lớn giữa các khu vực như tại châu Mỹ tỷ lệ ước tính là 90%, trong khi khu vực Tây Thái Bình Dương 21% và Đông Nam Á 30%.

Viêm gan B (Hepatitis B) là một bệnh truyền nhiễm do virus tấn công vào gan, vaccine viêm gan B ở trẻ sơ sinh được giới thiệu trên toàn thế giới ở 184 quốc gia đến cuối năm 2014, tỷ lệ tiêm đủ 3 liều vaccine viêm gan B ước tính là 82% và ở khu vực Tây Thái Bình Dương cũng cao là 92%.

Virus papilloma ở người (Human papillomavirus) là bệnh truyền nhiễm do virus phổ biến nhất của cơ quan sinh sản có thể gây ung thư cổ tử cung, các bệnh ung thư khác và các mụn cóc ở bộ phận sinh dục ở cả nam lẫn nữ, đến cuối năm 2014vaccine papilloma được giới thiệu ở 63 quốc gia.


Sởi (Measles) là một bệnh truyền nhiễm cao được gây ra bởi một loại virus, thường có các triệu chứng sốt cao và nổi mẩn đỏ có thể dẫn tới mù mắt, viêm não và tử vong. Đến cuối năm 2014, 85% trẻ em được tiêm 1 liều vaccine bệnh sởi khi tròn 2 tuổi và 154 quốc gia có tiêm liều thứ hai trong chương trình tiêm chủng.

Viêm màng não A (Meningitis A) là một bệnh truyền nhiễm có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng ở não và thường gây tử vong, cuối năm 2013 tức là 3 năm sau khi căn bệnh này xuất hiện có hơn 150 triệu người tại các quốc gia châu Phi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã được tiêm vaccine MenAfriVac, một loại vaccine được nghiên cứu bởi WHO và PATH.

Quai bị (Mumps) là một bệnh do virus dễ lây lan gây sưng đau ở một bên mặt ở dưới tai (tuyến mang tai), sốt, đau đầu và đau nhức cơ có thể dẫn tới viêm màng não do virus, đến cuối năm 2014 vaccine quai bị được đưa ra trên toàn thế giới tại 121 quốc gia.

Các bệnh phế cầu khuẩn pneumococcal (Pneumococcal diseases) bao gồm viêm phổi (pneumonia), viêm màng não (meningitis) và nhiễm trùng máu do sốt (febrile bacteraemia) cũng như viêm tai giữa (otitis media), viêm xoang (sinusitis) và viêm phế quản (bronchitis). Đến cuối2014, vaccine Pneumococcal được đưa ra ở 117 quốc gia và độ bao phủ toàn cầu ước tính là 31%.


Vaccin bại liệt uống (OPV)

Bại liệt (Polio) là một bệnh do virus truyền nhiễm có thể gây liệt bộ phận cơ thể, năm 2014 có 85% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới được tiêm đủ 3 liều vaccine bại liệt. Đạt được mục tiêu loại trừ trên toàn cầu, bệnh bại liệt đã chấm dứt tại tất cả các quốc gia trừ 3 quốc gia là Afghanistan, NigeriaPakistan. Các quốc gia không còn bệnh bại liệt bị nhiễm do virus nhập khẩu và tất cả các quốc gia, đặc biệt các quốc gia đã trải qua dịch bệnh vẫn còn nguy cơ cho đến khi bệnh bại liệt bị xóa bỏ hoàn toàn.

Virus Rota (Rotaviruses) là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới, vaccine virus Rota được đưa ra ở 74 quốc gia đến cuối năm 2014 và độ bao phủ toàn cầu ước tính là 19%.


Vaccin phối hợp phòng bệnh sởi-quai bị-rubella MMR II và Trimovax

Rubella là một bệnh do virus thường thì gây nhẹ ở trẻ em nhưng nhiễm virus trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây thai nhi tử vong hoặc hội chứng rubella bẩm sinh; các dị tật ở não, tim, mắt và tai; đến cuối năm 2014 vaccine rubella được đưa ra trên toàn thế giới tại 140 quốc gia.

Uốn ván (Tetanus)là do vi khuẩn phát triển khi thiếu oxy như ở các vết thương nhiễm trùng hay tại dây rốn nếu không được vệ sinh sạch sẽ sản sinh ra một độc tố có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hay tử vong. Vaccine ngăn ngừa bệnh uống ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh được đưa ra tại 103 quốc gia đến cuối năm 2014, ước tính có 83% trẻ sơ sinh được bảo vệ qua chương trình tiêm chủng. Bệnh uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề y tế công cộng tại 24 quốc gia, chủ yếu tại châu Phi và châu Á.

Sốt vàng da (Yellow fever) là một bệnh xuất huyết do virus cấp tính được truyền bởi muỗi bị nhiễm virus, đến năm 2014 vaccine sốt vàng da được đưa ra trong chương trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh tại 35/44 quốc gia và khu vực có nguy cơ mắc bệnh sốt vàng da tại châu Phi và châu Mỹ.


EPI vẫn là một thách thức lớn đối với Việt Nam ở các vùng sâu, vùng xa

Các thách thức quan trọng (Key challenges)

Mặc dù có những cải thiện trong bao phủ vaccine toàn cầu trong thập kỷ qua nhưng WHO cho rằng tiếp tục có sự chênh lệch giữa các khu vực và địa phương do nguồn nhân lực hạn chế (limited resources); cạnh tranh các ưu tiên về y tế (competing health priorities); sự quản lý của hệ thống y tế nghèo nàn (poor management of health systems); giám sát và theo dõi không phù hợp (inadequate monitoring and supervision). Trong năm 2014 WHO ước tính có 18,7 triệu trẻ sơ sinh trên thế giới không tiếp cận các dịch vụ tiêm chủng như văc-xin DTP3, hơn 60% trẻ em này đang sống tại 10 quốc gia như Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), Ethiopia, Ấn độ, Indonesia, Iraq, Nigeria và Pakistan, Philippines, Uganda và Nam Phi. Vấn đề ưu tiên cần được đưa ra để tăng cường tiếm vaccine thông thường trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia có tỷ lệ trẻ em không được tiêm vaccine cao. Các nỗ lực đặc biệt cần được đạt ở các khu vực không đầy đủ phương tiện y tế, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, các khu vực khó khăn và các khu vực xung đột.


Trên 90% gánh nặng các bệnh nhiệt đới trên thế giới nằm ở châu Phi

Đáp ứng của WHO (WHO response)

WHO đang làm việc với các quốc gia và các đối tác để cải thiện độ bao phủ việc tiêm chủng trên toàn cầu bao gồm thông qua các sáng kiến được đưa ra bởi Hội đồng Y tế thế giới (WHA) vào tháng 5/2012.

Kế hoạch hành động vaccine toàn cầu(The Global Vaccine Action Plan)

Kế hoạch Hành động Vaccine Toàn cầu (The Global Vaccine Action Plan_GVAP) là một bản đồ nhằm ngăn ngừa hàng triệu ca tử vong thông qua cách tiếp cận văc-xin phù hợp, các quốc gia có mục tiêu đạt độ bao phủ tiêm chủng ≥ 90% trong quốc gia và ≥80% tại mỗi khu vực đến năm 2020. Trong khi đó Kế hoạch GVAP nên nhanh chóng kiểm soát tất cả các bệnh có thể ngăn ngừa, loại trừ bệnh bại liệt là cột mốc đầu tiên, đồng thời cũng thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các thế hệ sau của vaccine. Kế hoạch được phát triển bởi nhiều đối tác như các cơ quan Liên Hiệp Quốc (UN), các chính phủ, các công ty trên toàn cầu, các đối tác phát triển, các chuyên gia y tế, các trường đại học, nhà sản xuất. WHO đang dẫn đầu các nỗ lực hỗ trợ các khu vực và các quốc gia khi họ thích ứng với kế hoạch GVAP để thực hiện, vào tháng 4/2015 WHO cảnh báo rằng 5/6 mục tiêu của GVAP là nằm ngoài chỉ với 1 mục tiêu về giới thiệu các vaccine không được tận dụng cho thấy quá trình hiệu quả, phát hiện này được dựa trên báo cáo đánh giá độc lập bởi Strategic Group of Experts (SAGE) về tiêm chủng.GVAP khuyến cáo 3 bước quan trọng để thu hẹp khoảng cách tiêm chủng bao gồm tiêm chủng kết hợp với các dịch vụ y tế khác như chăm sóc sau sinh cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh (integrating immunization with other health services, such as postnatal care for mothers and babies); tăng cường các hệ thống y tế để mà vaccine tiếp tục được đưa ra trong các giai đoạn khủng hoảng (strengthening health systems so that vaccines continue to be given even in times of crisis); đảm bảo rằng mỗi người có thể tiếp cận vaccine và có khả năng chi trả chi phí (ensuring that everyone can access vaccines and afford to pay for them).


Tổng Giám đốc WHO luôn đóng vai trò là người dẫn đầu trong EPI
Tuần lễ tiêm chủng thế giới (World Immunization Week)

WHO và các đối tác khởi xướng “Tuần lễ tiêm chủng thế giới” vào tuần cuối tháng 4 hàng năm nhằm mục tiêu tăng nhận thức cộng đồng về việc tiêm chủng cứu sống con người như thế nào, khuyến khích mọi người trên khắp mọi nơi tiêm vaccine cho họ và con của họ để phòng ngừa các bệnh chết người. Trong năm 2015, theo khẩu hiệu toàn cầu “Thu hẹp khoảng cách trong tiêm chủng” (Close the immunization gap), hơn 180 quốc gia, lãnh thổ và các khu vực ghi dầu tuần lễ này bằng các hoạt động gồm chiến dịch tiêm chủng, hội thảo tập huấn, thảo luận bàn tròn và các chiến dịch thông tin cộng đồng.


Châu Phi: Bây giờ là thời gian để đạt mục tiêu mỗi trẻ em được tiêm vaccine phòng bệnh (Africa: Now is the time to reach every child with life-saving vaccines)

Ngày 22/2/2016. WHO. Châu Phi có cơ hội lớn để đưa đến một cuộc sống tốt hơn cho mỗi trẻ em và chúng ta biết nắm bắt cơ hội một cách chính xác như thế nào như cung cấp cách tiếp cận toàn cầu tiêm chủng trên toàn bộ châu lục để bảo vệ họ khỏi các bệnh có thể ngăn ngừa được, tử vong ở trẻ em tại châu Phi giảm xuống một nửa so với thế hệ trước, phần lớn do sử dụng các biện pháp can thiệp tác động như tiêm chủng. Bại liệt, một căn bệnh gây liệt ở trẻ em tại mỗi quốc gia không còn ở bất cứ nơi nào trên châu lục này trong hơn một năm. Bởi vì có vaccine viêm màng não mới, hàng trăm triệu người không còn phải sống trong nỗi lo sợ căn bệnh đe dọa tính mạng đã tàn phá châu Phi được gọi là “vành đai viêm màng não” (meningitis belt).


Lợi ích của việc tiêm chủng (The benefits of immunization)

Lợi ích của việc tiêm chủng hướng tới sức khỏe, khi trẻ em được tiêm chủng chúng ít bị đau bệnh hơn vì vậy chi phí chăm sóc y tế thấp hơn đối với gia đình và cơ sở y tế. Trẻ em được tiêm chủng có khả năng thích ứng với trường học hơn, tăng cường triển vọng kinh tế đối với chính họ và cộng đồng. Tiêm chủng là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để cải thiện các tiêu chuẩn cuộc sống và đưa đất nước trên con đường đạt được tiềm năng kinh tế đầy đủ. Tuy nhiên thật không may, có quá nhiều trẻ em tại châu Phi vẫn còn bỏ sót trong các dịch vụ tiêm chủng cần thiết. Tại châu lục này, có 1 trong 5 trẻ em không nhận được vaccine mà chúng cần. Trên toàn cầu, châu Phi có tỷ lệ độ bao phủ tiêm chủng thấp nhất so với các khu vực khác: hơn một nửa trẻ sơ sinh không được tiêm chủng là tại 5 quốc gia của châu Phi.

Hội Nghị Bộ trưởng về tiêm chủng châu Phi (Ministerial Conference o­n Immunization in Africa)

Để khuyến khích hành động, văn phòng WHO tại châu Phi và phía Đông Địa Trung Hải cùng với Liên minh châu Phi (African Union) và các đối tác khác đã tồ chức Hội nghị Bộ trưởng về Tiêm chủng (Ministerial Conference o­n Immunization) ở châu Phi, tại Addis Ababa từ ngày 24-25/02/2016. Hội nghị lần này sẽ thể hiện thời điểm đáng chú ý, trong cuộc họp đầu tiên này các bộ trưởng y tế, tài chính và các lĩnh vực khác đến từ khắp châu lục sẽ họp với nhau để tuyên bố cam kết của họ tăng cường các dịch vụ tiêm chủng, đồng thời đưa ra cách tiếp cận toàn cầu đến tiêm chủng trong nỗ lực hàng đầu nhằm cái thiện sức khỏe và phát triển bền vững. Các nhà lãnh đạo đưa ra hành động vì họ biết rằng vaccine là một đầu tư thông minh và các quốc gia của họ có thể và phải hành động nhiều hơn nữa, những lợi ích kinh tế của vaccine là rõ ràng nhưng ít hơn 20 quốc gia tại châu Phi tài trợ hơn 50% kinh phí cho việc tiêm chủng tại quốc gia của họ. Sự hào phòng của các nhà tài trợ bên ngoài, đặc biệt trong thập kỷ qua giúp các quốc gia châu Phi tăng cường các chương trình tiêm chủng và giới thiệu vaccine mới. Trong khi đó sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm vẫn còn quan trọng vì các quốc gia châu Phi tiếp tục phát triển kinh tế, mục tiêu chung của chúng ta nên đối với các chính phủ là tài trợ hoàn toàn các chương trình tiêm chủng quốc gia.


Cam kết cộng đồng (Community engagement)

Đặc biệt, các bộ trưởng được tham gia tại Addis Ababa bởi tổ chức công dân và các nhà lãnh đạo tôn giáo (civil society and religious leaders) vì đạt được trẻ em được tiêm chủng đòi hỏi nhiều tài trợ chính phủ hơn, đạt được nhiều trẻ em được tiêm chủng hơn cũng đòi hỏi bố mẹ chúng hiểu được giá trị của việc tiêm chủng và thực hiện nhận vaccine là vấn đề ưu tiên cho con của họ. Toàn cộng đồng nên tham gia vào việc lập kế hoạch cho các hoạt động tiêm chủng để khi nhân viên y tế đến cung cấp vaccine thì tất cả các gia đình đều có mặt, những nơi mà chúng ta cần ưu tiên tham gia nhất là những nơi không có đầy đủ phương tiện y tế và hệ thống y tế yếu kém, những đứa trẻ mà bố mẹ chúng ít hoặc không có nhận thức hay thu nhập là một trong những khả năng thấp nhất để nhận vaccine mà họ cần. Tại các khu vực nghèo và vùng sâu vùng xa, các cơ sở y tế phân phát vaccine và các dịch vụ y tế cơ bản rất yếu kém hoặc không có. Chúng tôi rất lạc quan rằng châu Phi có thể tăng những thách thức này một phần là do thành công đạt được trong cuộc chiến chống bệnh bại liệt, các lãnh đạo chính phủ ở các cấp cam kết phân phát vaccine bại liệt đến tất cả trẻ em, người dân và các nhà lãnh đạo tôn giáo cam kết tạo ra niềm tin cho các cha mẹ. Chương trình bại liệt tập trung vào tiếp cận đến đúa trẻ cuối cùng mặc dù hoàn cảnh đầy thách thức bao gồm xung đột, các nỗ lực nhằm ngăn ngừa bệnh bại liệt đã cải thiện cơ sở hạ tầng và kiến thức để đạt được trẻ em được tiêm vaccine đối với tất cả các bệnh. Các quốc gia đã dập tắt bệnh bại liệt có trang thiết bị tốt hơn để cất giữ vaccine lạnh và đào tạo các nhân viên y tế, cơ sở y tế theo dõi bệnh lây lan, nếu các quốc gia đầu tư vào giữ vững cơ sở hạ tầng họ sẽ giữ bệnh bại liệt không trở lại và nâng cao các vấn đề ưu tiên sức khỏe khác. Các lợi ích của tiêm chủng tại châu Phi chưa bao giờ rõ ràng hơn và cách tiếp cận toàn cầu đối với tiêm chủng là một mục tiêu có thể đạt được, chúng tôi mong muốn triệu tập các nhà lãnh đạo từ khắp các khu vực và quốc gia vào ngày 24 và 25 tháng 2 để đưa ra hành động đảm bảo rằng mỗi trẻ em châu Phi nhận vaccine mà chúng cần để có cuộc sống khỏe mạnh và hữu ích.


Về các tác giả (About the authors)

 
 Dr Matshidiso Moeti và Dr Ala Alwan
 

TS. Matshidiso Moeti là Giám đốc WHO khu vực châu Phi là một cựu bác sĩ y tế công cộng với hơn 35 năm làm việc trong và ngoài nước, bà là người phụ nữ đầu tiên làm Giám đốc khu vực châu Phi của WHO.

TS. Ala Alwan là Giám đốc khu vực của WHO ở Đông Địa Trung Hải. Trước khi khẳng định vai trò này, ông là trợ lý Tổng giám đốc Các bệnh truyền nhiễm và Sức khỏe Tinh thần (Noncommunicable Diseases and Mental Health) tại Trụ sở của WHO và Trợ lý Tổng giám đốc Hoạt động y tế trong các dịch bệnh (Health Action in Crises). Ts. Alwan cũng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Bộ trưởng Bộ Y tế (Minister of Health in the Government) trong chính phủ Iraq.



WHO khẳng định tất cả các nguồn cung cấp vaccine trên thế giới cho EPI đều đảm bảo
tính hiệu quả và an toàn cho mọi đối tượng sử dụng

Định hướng EPI thế giới trong mục tiêu phát triển bèn vững (SDGs) đến năm 2030

Từ MDGs đến SDGs

Đánh giá về những mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) đạt được vào năm 2015 và công bố về xu hướng bệnh tật toàn cầu cùng những thách thức mới cho 15 năm tiếp theo trong mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030, WHO cho biết: “Sức khỏe năm 2015: Từ MDGs tới SDGs xác định những nhân tố chính của tiến trình sức khỏe theo MDG của Liên Hợp Quốc (UN)”, đồng thời đưa ra những hành động mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần ưu tiên đạt được trong SDGs sẽ bắt đầu triển khai từ năm 2016. WHO cho rằng 17 mục tiêu SDGs rộng hơn và tham vọng hơn các mục tiêu MDGs, thể hiện một tiến trình liên quan tới tất cả nhân loại để đảm bảo rằng “không một ai bị bỏ lại phía sau”. Tiến trình này yêu cầu toàn bộ 3 khía cạnh của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường phải được giải quyết đồng bộ mà theo đó bao phủ y tế toàn cầu để đạt được các mục tiêu liên quan tới sức khỏe nhằm “Đảm bảo cuộc sống mạnh khỏe và gia tăng hạnh phúc cho tất cả các lứa tuổi”. 13/17 mục tiêu SDGs liên quan đến sức khỏe được xây dựng dựa trênMDGs đã đạt được và phản ánh một trọng tâm mới là bệnh không truyền nhiễm và bao phủ y tế toàn cầu: “Bao phủ y tế toàn cầu bao hàm tất cả các mục tiêu liên quan tới sức khỏe là vấn đề then chốt của phát triển đối với sức khỏe và cho thấy các mục tiêu SDGs chú trọng vào sự công bằng và hướng tới những người nghèo nhất, chịu thiệt thòi nhất ở khắp nơi”. Mặc dù mục tiêu MDGs liên quan tới sức khỏe không có con số mục tiêu toàn cầu nhưng kết quả chung vẫn rất ấn tượng khi 15 năm qua thế giới chứng kiến sự suy giảm lớn trong tỷ lệ chết mẹ và trẻ em và tiến triển trong phòng chống HIV, lao và sốt rét ở các nước đang phát triển mà trong đó các yếu tố quyết cho những thành công này là tăng gấp đôi kinh phí toàn cầu dành cho y tế, thiết lập của các cơ chế tài trợ và hợp tác mới và vai trò chủ đạo của toàn xã hội trong việc chống lại bệnh dịch cũng như đầu tư nghiên cứu tạo ra sự gia tăng của những phát minh mới ở tất cả các nước như liệu pháp điều trị kháng vi rút trong HIV và màn tẩm hóa chất diệt côn trùng trong phòng chống sốt rét.


Sức khỏe và các mục tiêu phát triển bền vững

Báo cáo của WHO trình bày những số liệu và những phân tích sâu mới nhất đối với những lĩnh vực trọng yếu được nêu trong các mục tiêu SDGs đối với sức khỏe như sức khỏe sinh sản, bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ vị thành niên; các bệnh truyền nhiễm bao gồm HIV, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm; các bệnh không lây nhiễm (NCDs) bao gồm tim mạch, ung thư và tiểu đường; sức khỏe tâm thần và sử dụng các chất gồm thuốc ngủ và tác hại của đồ uống chứa cồn; thương tích và bạo hành và bao phủ y tế toàn cầu. Đặc biệt là 34 chủ đề sức khỏe khác nhau được ghi nhận trong SDGs đã phác thảo xu hướng, thành quả đạt được, nguyên nhân của thành công, những thách thức và những ưu tiên chiến lược để nâng cao sức khỏe ở các khu vực khác nhau trên thế giới bao gồm cả các nội dung từ ô nhiễm không khí tới viêm gan và tới cả tai nạn giao thông. Báo cáo của WHO cũng khảo sát vai trò của sức khỏe đối với 16 mục tiêu SDGs còn lại cũng như lợi ích mà 16 mục tiêu này mang lại cho mục tiêu sức khỏe và đánh giá tác động của những vấn đề khẩn cấp như thay đổi công nghệ và biến đổi môi trường đối với sức khỏe toàn cầu. WHO cho rằng các mục tiêu liên quan đến sức khỏe của SDGs rất gần gũi với những ưu tiên chính trong chương trình hành động của WHO giai đoạn 2014-2019 mà nhiều mục tiêu trong số đó đã được phê chuẩn bởi Đại hội đồng y tế thế giới (WHA) như mục tiêu toàn cầu trong dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm đặt ra vào năm 2013 có liên hệ rất chặt chẽ tới mục tiêu phát triển bền vững số 3.4, nhằm giảm tỷ lệ 1/3 tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm vào năm 2030, theo đó Văn phòng WHO tại các nước sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc theo dõi và kiểm tra lại việc triển khai các mục tiêu phát triển bền vững đối với sức khỏe. Nhận định về tiến trình này, đại diện của WHO cho biết: “Một trong những thách thức lớn nhất sẽ là việc đo lường tiến triển đối với số lượng quá nhiều mục tiêu như vậy, đặc biệt là việc thiếu số liệu y tế ở các nước phát triển. Giám sát mục tiêu SDGs yêu cầu phải có số liệu thường xuyên và chất lượng cao như số liệu về nguyên nhân gây tử vong, ở tất cả các nhóm quần thể, như vậy chúng ta sẽ biết chúng ta cần tập trung nguồn lực vào đâu”.

  

WHO đang làm việc với các đối tác để thiết lập một dữ liệu hợp tác về y tế vào đầu năm 2016 với mục tiêu hỗ trợ các nước xây dựng hệ thống số liệu y tế hiệu quả hơn, theo đó sản phẩm đầu tiên của hợp tác toàn cầu này là danh mục tham khảo toàn cầu 100 chỉ số lõi của WHO được công bố đầu năm nay và đang được sử dụng để định hướng hoạt động ở nhiều nước. Với trách nhiệm là cơ quan y tế toàn cầu được ủy thác để thực hiện toàn bộ chương trình y tế này, WHO sẽ luôn phát huy vai trò lãnh đạo hỗ trợ các nước thiết lập mục tiêu và chiến lược, tham vấn về những can thiệp tốt nhất, xác định các vấn đề ưu tiên trong nghiên cứu và giám sát tiến trình hướng tới các SDGs liên quan đến sức khỏe. Theo đó năm 2016, WHO sẽ công bố báo cáo đầu tiên của loạt báo cáo thường niên về SDGs để tạo ra cơ sở nền và đo lường trên lộ trình tiến đến năm 2030.


Từ những mục tiêu SDGs, WHO đưa ra những chỉ tiêu đầy tham vọng nhưng khả thi trong chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI) trong vòng 15 năm tới (đến năm 2030) nhằm loại bỏ cácbệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở những quốc gia đã có nền tảng kiểm soát dịch bệnh trên thế giới, đặc biệt là tập trung ưu tiên đầu tư vaccine làm giảm gánh nặng bệnh dịch ở các quốc gia châu Phi.

 

Ngày 08/03/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Theo WHO và MOH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích