|
Luciana Santos cho thấy bức hình các vũng nước nhỏ mà cô đã gửi đi qua ứng dụng có tên “Sem dengue” hoặc “không có sốt xuất huyết” tại Niteroi, Brazil, ngày 8/3/2016 |
Brazil ứng dụng điện thoại thông minh phòng chống muỗi lan truyền virus zika
Ngày 08/03/2016. VOA News. Brazil ứng dụng điện thoại thông minh phòng chống muỗi lan truyền virus Zika (Brazil Employs Smartphone App to Combat Zika-Spreading Mosquito). Đối với Luciana Santos, thực hiện nhiệm vụ của cô trong cuộc chiến của Brazil nhằm kiểm soát loài muỗi lây lan vi-rút Zika, sốt xuất huyết và những căn bệnh khác cũng dễ như việc chạm vào màn hình cảm ứng điện thoại của cô.Santos sống tại Niteroi, một thành phố biển gần Rio de Janeiro nơi các nhà chức trách gần đây phát hành một ứng dụng điện thoại có tên “Sem dengue” hoặc “không có sốt xuất huyết” giúp các công dân báo cáo về các vùng nước đọng có thể là nơi đẻ trứng cho loài muỗi Aedes aegypti.
Brazil đã vừa tăng cường sự can thiệp của mình trong cuộc chiến chống Aedes từ khi các nhà khoa học nước này tìm thấy sự liên quan giữa một dịch bệnh vi-rút Zika với một sự gia tăng số ca trẻ em bị dị tật đầu nhỏ bất thường và tổn hại não có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ và sẽ còn gây ra các vấn đề lâu dài về sau, vì vậy khi Santos gần đây đã nhìn thấy một vài vũng nước nhỏ có bọ gậy bơi trong đó trong khi cô đang đi dạo trên bờ biển Jurujuba với cha mẹ và con trai mình, cô đã chụp một tấm hình và gửi nó qua ứng dụng này. Chức năng định vị địa lý của ứng dụng này sẽ tự động gắn thẻ bức hình với vị trí chính xác nơi nó được chụp và gửi cảnh báo chi tiết tới cho Hội đồng thành phố, trong vòng 72 giờ các quan chức đã triển khai một nhóm tới xử lý vũng nước này. Santos cho biết: “Đó là một cách để giúp thành phố của chúng tôi, với vai trò là những công dân”, cô là quản lý của một phòng khám ung thư, người cho biết rằng cô đã chứng kiến nhiều bạn bè và họ hàng bị mắc cả Zika và sốt xuất huyết là các quan chức thành phố: “không thể nào biết hết mọi thứ nhưng sự giúp đỡ của dân chúng đóng góp rất nhiều vào việc diệt tận gốc các loài muỗi”.
Một nhân viên y tế múc nước ra khỏi một cái thuyền được đưa vào bến tại bãi biển Jurujuba trong suốt chiến dịch tiêu diệt muỗi Aedes aegypti, tại Niteroi, Brazil, ngày 8/3/2016
Rải rác trên bãi bển Jurujiba là các mảnh vụn rác thải bị bỏ đi và những con thuyền đánh cá bằng gỗ xếp thành hàng là những điểm đẻ trứng tiềm năng của muỗi, khi trời mưa mọi thứ từ thân tàu cho tới các hộp đựng kem bằng nhựa và các nắp chai được đổ đầy nước, tạo ra những nơi mà côn trùng có thể đẻ trứng. Bãi biển trở thành một điểm dừng chân thường xuyên của nửa tá các nhân viên kiểm tra muỗi của Niteroi, những người cảm ơn ứng dụng này hiện đang phản ứng lại với số lượng các lời phàn nàn gia tăng không ngừng. Thị trưởng Rodnigo Neves nói từ khi nó được phát hành hồi đầu năm nay ứng dụng đã nhận được hàng trăm trường hợp báo cáo về, nhiều trường hợp chỉ ra các khu vực bên trong các khu liên hợp dân cư hoặc các tòa nhà tư nhân khác có thể khó khăn cho các nhân viên kiểm tra muỗi có thể tự tìm thấy. Ông cho biết nó có được lợi ích nhiều hơn từ sự nhận thức ngày càng gia tăng của người dân về môi trường xung quanh họ và những thói quen của chính họ trong thành phố 49.000 người này: “Tôi nghĩ rằng ứng dụng “không có sốt xuất huyết” này không có gì khác ngoài một chiến lược thành công nhằm huy động cộng đồng địa phương trong cuộc chiến chống Aedes”, ông cho biết thêm ứng dụng là một trong nhiều giải pháp dựa trên công nghệ mà Niteroi đã đưa ra gần đây để hiểu rõ hơn về nhu cầu và ước muốn của người dân. Đối với Helio Costa, một trong những nhân viên được triển khai tại những khu vực được báo cáo về thông qua ứng dụng này cần phải có sự thay đổi to lớn về hành vi mới chiến thắng được cuộc chiến chống Zika này. Ông thu thập nhiều rác thải, phế liệu, múc đổ nước, sử dụng nhiều thuốc diệt bọ gậy hết sức có thể nhưng chỉ tới khi mọi người ngừng đổ rác ra đường làm nơi chứa nước tù đọng thì họ sẽ phải đấu tranh khốc liệt để kiểm soát muỗi. Hơn 20 thành phố phần lớn là nhỏ và vừa khác trên khắp Brazil đang sử dụng ứng dụng này, được phát triển bởi chương trình khởi nghiệp Colab.re có trụ sở tại Sao Paulo.
|