WHO kêu gọi các quốc gia và đối tác "đoàn kết chấm dứt bệnh lao"
Ngày 22/3/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia và đối tác "đoàn kết chấm dứt bệnh lao" (WHO calls on countries and partners to "Unite to End Tuberculosis")trước ngày thế giới phòng chống bệnh lao(World TB Day) được tổ chức vào 24/3/2016.
Lời kêu gọi đến khi chúng ta bước vào kỷ nguyên của các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), chấm dứt bệnh lao (TB) vào năm 2030 là mục tiêu tham vọng của SDGs và Chiến lược thanh toán bệnh lao của WHO (WHO End TB Strategy).Trong khi cuộc chiến chống bệnh lao có tiến bộ đáng kể với 43 triệu người được cứu sống từ năm 2000 thì trận chiến này cũng mới chỉ giành thắng lợi một nửa-trên 4.000 người mất mạng mỗi ngày do căn bệnh truyền nhiễm hàng đầu này, nhiều trong số các cộng đồng đang chịu gánh nặng cao nhất của bệnh lao là những người nghèo, dễ bị tổn thương và thiệt thòi. Hợp tác lớn hơn là cần thiết (Greater collaboration needed) Chấm dứt TB sẽ chỉ đạt được với sự hợp tác lớn hơn trong/giữa các chính phủ và đối tác xã hội dân sự, cộng đồng, nhà nghiên cứu, khu vực tư nhân và các cơ quan phát triểnnghĩa là cần có sự tiếp cận của toàn xã hội và đa ngành, trong bối cảnh bảo hiểm y tế toàn dân.Đà tiến bộ đang phát triển ở các cấp quốc gia và cộng đồng bao gồm 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất (hơn 85% gánh nặng toàn cầu);một số quốc gia đang tăng cường các chương trình nghị sự chiến lược của chương trình lao bằng cách áp dụng các công cụ mới, mở rộng tiếp cận chăm sóc và liên kết với các ngành khác của chính phủ để làm giảm chi phí tài chính phát sinh cho bệnh nhân; một số quốc gia khác đang hợp tác với các nhà nghiên cứu nhằm gia tăng tốc độ phát triển các xét nghiệm chẩn đoán, các loại thuốc, vaccine và cải thiện sự phân phối. Quốc gia đạt được tiến bộ về bệnh lao (Country progress on TB) Ví dụ, Ấn Độ là nơi có nhiều người bị bệnh lao và lao đa kháng thuốc (multidrug-resistant TB_MDR-TB) hơn bất kỳ quốc gia nào khác đã cam kết tiếp cận phổ cập chăm sóc bệnh lao với chiến dịch “vì một Ấn Độ không còn bệnh lao” (TB-Free India). Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình (Ministry of Health and Family Welfare) đang mở rộng khả năng xét nghiệm lao đa kháng thuốc cho bệnh nhân một cách nhanh chóng và bắt đầu sử dụng bedaquiline, một loại thuốc mới được WHO khuyến cáo trong điều trị MDR-TB. Ngoài ra, bằng cách bắt buộc thông báo ca nhiễm lao trong năm 2012 và bằng cách tăng cường các nỗ lực để có sự tham gia của khu vực tư nhân thì chỉ tính riêng trong năm 2014 số ca lao ghi nhận tăng đến 29%. Trong việc hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân, Nam Phi là nước có số lượng lớn nhất những người sống chung với HIV đang được điều trị dự phòng lao trên thế giới đã mở rộng đáng kể việc tiếp cận tới Xpert MTB/RIF, một xét nghiệm phân tử nhanh được khuyến cáo bởi WHO cho bệnh nhân lao và lao đa kháng thuốc. Ở Thái Lan, nơi phần lớn dân số được tiếp cận với các dịch vụ y tế với chi phí khiêm tốn thì những nỗ lực đang tập trung vào việc đảm bảo tất cả các người dân, trong đó có dân nhập cư được quyền tiếp cận đến thuốc điều trị lao. Tại Liên bang Nga, một nhóm làm việc cấp cao trong các tổ chức của chính phủ đã tăng cường các chính sách về bệnh lao trong vòng 15 năm qua. Từ năm 2005, Nga báo cáo tỷ lệ tử vong do lao đã giảm hơn 50% và ghi nhận bệnh lao giảm 20%. WHO sẽ làm việc với Bộ Y tế vào năm 2016 để đánh giá các dữ liệu này và giúp đánh giá các yếu tố dẫn đến một sự sụt giảm như vậy. Brazil và Việt Nam, cả hai nước có các dịch vụ lao cơ bản hiệu quả đang đầu tư vào các nỗ lực nghiên cứu để làm giảm gánh nặng bệnh lao. Brazil đã hình thành một mạng lưới quốc gia của các nhà nghiên cứu bệnh lao, REDE-TB đang nghiên cứu về khoa học cơ bản, các thử nghiệm lâm sàng và các ưu tiên nghiên cứu thực địa. Việt Nam hình thành "Trung tâm nghiên cứu lồng ghép về bệnh lao và hô hấp" (Viet Nam Integrated Centre for Tuberculosis and Respirology Research_VICTORY), một sự hợp tác nghiên cứu được bắt đầu bằng cuộc khảo sát tỷ lệ bệnh lao và phát triển các công cụ nhằm ưu tiên cho các can thiệp với MDR-TB. Vẫn còn nhiều thách thức (Challenges remain) Mặc dù đạt được tiến bộ nhưng những vẫn còn nhiều thách thức ghê gớm như hệ thống y tế yếu kém, nguồn nhân lực và tài chính hạn chế, đại dịch đồng nhiễm nghiêm trọng với HIV, bệnh tiểu đường và hút thuốc lá.MDR-TB là một thách thức nghiêm trọng khác,hành động khẩn cấp và hiệu quả để giải quyết vấn đề kháng với thuốc kháng sinh là chìa khóa nhằm chấm dứt bệnh lao vào năm 2030,vì vậy các khoản đầu tư cần được tăng lên bởi vì sự đáp ứng toàn cầu với bệnh lao vẫn thiếu thốn nguồn vốn cho cả việc thực hiện và nghiên cứu.WHO cam kết tiếp tục công việc của mình với các nước và các đối tác trên toàn thế giới để giải quyết những thách thức này và thúc đẩy hành động tập thể nhằm chấm dứt dịch bệnh lao hoàn toàn. Các con số quan trọng về bệnh lao (Key TB Facts) Bệnh lao được xếp cùng với HIV/AIDS là những “sát thủ”(killer) hàng đầu trên thế giới.Trong năm 2014, 9,6 triệu người bị bệnh lao và 1,5 triệu người chết vì căn bệnh này, trong đó có 380.000 người sống chung với HIV.Hơn 95% số ca tử vong vì lao xảy ra ở các nước có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình, bệnh lao là một trong 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ trong độ tuổi 15-44.Trong năm 2014, ước tính có khoảng 1 triệu trẻ em bị bệnh lao và 140.000 trẻ em tử vong.Lao là một kẻ giết người hàng đầu ở những người bị nhiễm HIV: trong năm 2014, 1 trong 3 trường hợp tử vong HIV là do bệnh lao.Trên toàn cầu, trong năm 2014 ước tính có khoảng 480.000 người phát triển MDR-TB.Tỷ lệ tử vong do lao đã giảm 47% từ năm 1990-2015, ước tính khoảng 43 triệu người đã được cứu sống qua chẩn đoán và điều trị lao từ năm 2000-2014.Chiến lược thanh toán bệnh lao của WHO nhằm làm giảm tử vong do bệnh lao đến 90% và cắt giảm số ca nhiễm mới tới 80% từ năm 2015-2030 và đảm bảo không có gia đình nào bị ảnh hưởng bởi lao phải đối mặt với các chi phí thảm khốc doTB. Ghi chú của ban biên tập (Note to editors) WHO xác định 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất:20 quốc gia có gánh nặng cao nhất của bệnh (ước tính số ca nhiễm lao mới mỗi năm): Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Kenya, Mozambique, Myanmar, Nigeria, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Liên bang Nga, Nam Phi, Thái Lan, Cộng hòa Thống nhất Tanzania và Việt Nam.10 quốc gia có tỷ lệ mắc mới cao nhất (ước tính số ca nhiễm lao mới/100 000) và ít nhất 10.000 ca nhiễm lao mới được ước tính mỗi năm: Angola, Campuchia, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Lesotho, Liberia, Namibia, Sierra Leone, Zambia và Zimbabwe.WHO đã sản xuất một cuốn sổ tay nhân ngày thế giới phòng chống lao năm 2016 về những hành động đang được thực hiện trong những nước có gánh nặng bệnh cao nhất.
|