|
http://www.nuffoodsspectrum.in |
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố thập kỷ hành động về dinh dưỡng
Ngày 1/4/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố thập kỷ hành động về dinh dưỡng (General Assembly proclaims the Decade of Action on Nutrition). Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGeneral Assembly) hôm nay đã đồng ý một nghị quyết tuyên bố về Thập kỷ UN (UN Decade of Action on Nutrition) hành động về dinh dưỡng giai đoạn 2016-2025.Khung hành động của UN Nghị quyết nhằmđẩy mạnh hành động chấm dứt nạn đói và loại trừ suy dinh dưỡng toàn cầu, đảm bảo tiếp cận phổ cập tới các chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững hơn cho tất cả mọi người bất kể họ là ai và bất cứ nơi nào mà họ sinh sống. Nghị quyết kêu gọi các chính phủ thiết lập mục tiêu dinh dưỡng quốc gia cho năm 2025 và các cột mốc quan trọng dựa trên các chỉ số được quốc tế công nhận. Các cơ quan của UN là FAO, WHO hoan nghênh nghị quyết, một bước nhảy vọt nhằm đẩy mạnh các hành động về dinh dưỡng. Bằng cách chấp thuận nghị quyết hiện nay, các chính phủ đã thông qua Tuyên bố Roma về dinh dưỡng (Rome Declaration on Nutrition) và khung hành động của Hội nghị quốc tế lần thứ hai về dinh dưỡng (Second International Conference on Nutrition_ICN2) vào tháng 11/2014. Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc kêu gọi FAO và WHO lãnh đạo việc thực hiện Thập kỷ hành động về dinh dưỡng, phối hợp với Chương trình Lương thực Thế giới (World Food Programme_WFP), Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (International Fund for Agricultural Development_IFAD) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children’s Fund_UNICEF) và liên quan đến các cơ chế phối hợp như Ủy ban thường trực của Liên hợp Quốcvề dinh dưỡng (System Standing Committee on Nutrition_SCN) và nền tảng là các bên liên quan như Ủy ban an ninh Lương thực thế giới (Committee on World Food Security_CFS). Khung hành động buộc các chính phủ thực hiện vai trò chính của họ và trách nhiệm giải quyết nạn suy dinh dưỡng, còi cọc, gầy còm, nhẹ cân và béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi, thiếu máu ở phụ nữ và trẻ em và sự thiếu hụt các thiếu vi chất khác; đồng thời buộc các chính phủ đảo ngược các xu hướng gia tăng của bệnh béo phì , thừa cân và làm giảm gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống ở tất cả các nhóm tuổi. Nghị quyết mới mời gọi các đối tác quốc tế, xã hội dân sự, khu vực tư nhân và các học viện tích cực hỗ trợ các chính phủ để đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước được nêu ra trong Tuyên bố Rome và Khung hành động. Sắp tới, văn bản yêu cầu Tổng thư ký LHQ, FAO và WHO cung cấp báo cáo tiến bộ tới Đại hội đồng UN cứ hai năm một lần. Nghị quyết này là kết quả của gần 2 năm đàm phán căng thẳng bắt đầu từ năm 2014 bao gồm các đại diện tham gia của FAO và các nước thành viên của WHO, là một cột mốc quan trọng đầu tiên các bộ trưởng và quan chức cấp cao đến từ hơn 170 quốc gia thông qua Tuyên bố Roma về dinh dưỡng và khuôn khổ hành động tại Hội nghị quốc tế lần thứ hai về dinh dưỡng (Roma 19-21/11/2014). Một cột mốc thứ hai đã đạt được khi các cơ quan quản lý của FAO và WHO đã thông qua Tuyên bố Roma về dinh dưỡng và khuôn khổ hành động trong năm 2015. Cột mốc thứ ba xảy ra khi các chính phủ tại Đại hội đồng UN hoan nghênh những phát triển này và đồng ý xem xét các bước tiếp theo. Nghị quyết của ngày hôm nay tiếp tục coi trọng trong cuộc chiến chống đói và tất cả các thể suy dinh dưỡng trong chương trình nghị sự phát triển bền vững.
Hình ảnh Tháp dinh dưỡng, vận động theo UNICEF
Ghi chú của Ban biên tập (Editors note)Gần 800 triệu người vẫn bị suy dinh dưỡng mãn tính và 159 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc, khoảng 50 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị gầy còm, hơn 2 tỷ người bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và 1,9 tỷ người đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thừa cân trong đó có hơn 600 triệu người béo phì. Tỷ lệ béo phì và thừa cân đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia.
|