Ngày đa dạng sinh học thế giới 22/5/2016: Lồng ghép đa dạng sinh học ổn định cuộc sống và sinh kế cộng đồng
“Lồng ghép đa dạng sinh học ổn định cuộc sống và sinh kế cộng đồng” (Mainstreaming Biodiversity, Sustaining People and their Livelihoods) cũng chính là chủ đề Ngày quốc tế đa dạng sinh học (International Day for Biological Diversity) hay còn gọi là Ngày đa dạng sinh học thế giới (IDB) do Liên Hợp Quốc (UN) sáng lập vào 22 tháng 5 hàng năm. Theo Wikipedia, Ngày quốc tế đa dạng sinh học (IDB) nhằm gia tăng tỷ sự hiểu biết và nhận thức của cộng đồng về các vấn đề đa dạng sinh học do Đại hội đồng UN khởi xướng lần đầu tiên vào cuối năm 1993 và chọn ngày 19/12 hàng năm là IDB để kỷ niệm Công ước về đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity_CBD) gồm 3 mục tiêu chính là bảo toàn đa dạng sinh học, sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành, phân phối công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ các nguồn tài nguyên di truyền nhằm phát triển các chiến lược quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học được coi là văn kiện trọng yếu liên quan đến phát triển bền vững. Đến năm 2000, Đại hội đồng UN chính thức đổi IDB sang ngày 22 tháng 5 hàng năm cho đến nay. Tùy vào tình hình môi trường và bối cảnh xã hội, mỗi năm IDB đều có một chủ đề riêng như sau”.
Các chủ đề ngày quốc tế đa dạng sinh học hàng năm ·2016: Lồng ghép đa dạng sinh học ổn định cuộc sống và sinh kế cộng đồng (Mainstreaming Biodiversity, Sustaining People and their Livelihoods); ·2015: Đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững (Biodiversity for Sustainable Development); ·2014: Đảo đa dạng sinh học (Island Biodiversity); ·2013: Nước và đa dạng sinh học (Water and Biodiversity); ·2012: Đa dạng sinh học biển (Marine Biodiversity); ·2011: Đa dạng sinh học rừng (Forest Biodiversity); ·2010: Đa dạng sinh học, phát triển và xóa đói giảm nghèo (Biodiversity, Development and Poverty Alleviation); ·2009: Các loài xa lạ xâm lấn (Invasive Alien Species); ·2008: Đa dạng sinh học và nông nghiệp (Biodiversity and Agriculture); ·2007: Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu (Biodiversity and Climate Change); ·2006: Bảo vệ đa dạng sinh học trên đất liền (Protect Biodiversity in Drylands); ·2005: Đa dạng sinh học: Bảo hiểm cuộc sống cho sự thay đổi thế giới của chúng ta (Biodiversity: Life Insurance for our Changing World); ·2004: Đa dạng sinh học: Nước và sức khỏe cho mọi người (Biodiversity: Food, Water and Health for All); ·2003: Đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo-những thách thức đối với phát triển bền vững (Biodiversity and poverty alleviation-challenges for sustainable development); ·2002: Cống hiến cho đa dạng sinh học rừng (Dedicated to forest biodiversity). Đa dạng sinh học gắn liền với cuộc sống con người Qua các chủ đề hành năm có thể thấy đa dạng sinh học gắn liền với lợi ích thiết thực của xã hội loài người, đồng thời là nền tảng cho cuộc sống và cho các dịch vụ thiết yếu được cung cấp bởi các hệ sinh thái. Theo đó, chủ đề đa dạng sinh học năm 2016“Lồng ghép đa dạng sinh học ổn định cuộc sống và sinh kế cộng đồng” được coi là nền tảng cho sinh kế của người dân và phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và du lịch. Bằng cách ngăn chặn sự mất mát đa dạng sinh học sự đầu tư vào con người nhằm đảm bảo cuộc sống và hạnh phúc của tất cả mọi người, cuộc họp lần thứ 13 của Hội nghị các bên (Conference of the Parties_COP) tham gia CBD (COP 13) sẽ được tổ chức tại Cancun, Mexico từ ngày 4 đến 17/12/2016 sẽ tập trung vào việc lồng ghép đa dạng sinh học trong và giữa các ngành, được liên kết chặt chẽ theo chủ đề IDB năm nay. Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy thoái nghiêm trọng
Tuy nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt hiện nay, các hiện tượng thời tiết cực đoan (El Nino, La Nina) thường xuyên xảy ra không chỉ làm mất đi tính đa dạng sinh học mà còn làm suy thoái nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sự phát triển của con người trên trái đất. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất và đóng vai trò rất lớn đối trong đời sống con người nhưng chính con người lai khai thác quá mức nguồn tài nguyên này làm cho hệ sinh tái bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là diện tích rừng nhiệt đới bị thu hẹp một cáchđáng báo động. Việc làm suy thoái các hệ sinh thái như mất rừng, đất ngập nước đã làm mất nơi cư trú và nhiều loài động, thực vật quý cũng đang bị suy thoái theo, một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong vài thập kỷ tới. Mít tinh hưởng ứng IDB năm 2016 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Ảnh Báo Quảng Ninh điện tử)
Theo Bộ tài nguyên môi trường (MONRE),Việt Nam được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu cùng sự phức tạp về địa hình đã tạo nên sự phong phú đa dạng sinh học với nhiều di sản thiên nhiên quý giá như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Phong Nha-Kẽ bàng (Quảng Bình), Động Sơn Đòong (Quảng Bình), Sa Pa (Lào Cai),,,. Thảm thực vật rừng phong phú trải dài từ Bắc và Nam cung cấp nhiều hệ thực vật cũng như động vật quan trọng và quý hiếm, trong đó có rất nhiều loài tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác tới. Hưởng ứng IDB năm 2016 là dịp để chúng ta nâng cao hiệu quả tài nguyên đa dạng sinh học không chỉ từ các nguồn kinh phí của chính phủ và các nhà tài trợ mà còn lồng ghép đa dạng sinh học ổn định cuộc sống và sinh kế cộng đồng như chủ đề năm 2016 đã đề cập. Trước thực trạng đa dạng sinh học ngày càng xấu đi đòi hỏi chính phủ, các ngành chức năng và cả cộng đồng phải làm thế nào để bảo tồn nguồn tài nguyên này và quản lý được các quá trình biến đổi để tài nguyên sinh học có thể đóng góp tối đa cho quá trình phát triển bền vững? Từ đó chủ đề đa dạng sinh học năm nay thúc đẩy hành động giải quyết vấn đề này trên nhiều lĩnh vực như xác định lại các vấn đề ưu tiên, lấy phát triển bền vững là mục tiêu cốt lõi trong mọi hoạt động của cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế theo các mục tiêu SDGs nhằm kết hợp hài hòa sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu đời sống con người trong hiện tại và tương lai.
|