WHO: Bế mạc kỳ họp Đại hội đồng y tế thế giới lần thứ 69
Ngày 28/5/2016 | GENEVA | Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Bế mạc kỳ họp Đại hội đồng y tế thế giới (WHA) lần thứ 69 (Sixty-ninth World Health Assembly closes) sau khi thông qua các nghị quyết mới về khung cam kết của các tổ chức phi nhà nước của WHO, Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), Điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế (IHR), kiểm soát thuốc lá,chấn thương và tử vong do giao thông đường bộ, dinh dưỡng, HIV, viêm gan và STIs, mycetoma; nghiên cứu và phát triển, tiếp cận với thuốc và các dịch vụ y tế lồng ghép
Khung cam kết của các tổ chức phi nhà nước của WHO (WHO Framework of Engagement with Non-State Actors_FENSA)WHA đã thông qua FENSA sau hơn 2 năm đàm phán liên chính phủ, FENSA thể hiện bước tiến quan trọng trong cải cách quản trị của WHOcung cấp cho các tổ chức với các chính sách và thủ tục toàn diện về sự tham gia với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức khu vực tư nhân, các quỹ từ thiện và các tổ chức học thuật.Khung này tăng cường sự cam kết của WHO với tất cả các bên liên quan trong khi bảo vệ công việc của mình nhằm tránh xung đột lợi ích và ảnh hưởng quá mức từ các tác nhân bên ngoài dựa trên một quy trình chuẩn của sự tích cực và đánh giá nguy cơ, FENSA cũng tạo điều kiện cho một mức độ tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm trong cam kết của WHO với các tổ chức phi nhà nước, với thông tin về những cam kết này mang tính công khai có sẵn trực tuyến tại sổ đăng ký của WHO về các tổ chức phi nhà nước. Mục tiêu phát triển bền vững(Sustainable Development Goals_SDGs)WHA đã thông qua một loạt các bước toàn diện đặt nền móng cho việc theo đuổi SDGs liên quan đến sức khỏe, đồng ý ưu tiên bảo hiểm y tế toàn dân và làm việc với các bên ngoài ngành y tế để giải quyết các nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe do xã hội, kinh tế, môi trường bao gồm cả sự đề kháng kháng sinh; nhất trí tiếp tục và mở rộng những nỗ lực để giải quyết tình trạng sức khỏe kếm của bà mẹ và trẻ em và các bệnh truyền nhiễm ở các nước đang phát triển, và đặt trọng tâm nhiều hơn vào tính bình đẳng trong và giữa các nước với mục đích không để lại một ai ở đằng sau.WHA cũng đề nghị WHO thực hiện các bước để đảm bảo rằng tổ chức này có các nguồn lực cần thiết ở tất cả các cấp độ để đạt được các SDGs, để làm việc với các nước nhằm tăng cường khả năng của mình trong việc giám sát tiến bộ hướng về các mục tiêu và thực hiện SDGs trong việc xem xét sự phát triển ngân sách của tổ chức y tế thế giới và chương trình làm việc. Điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế (International Health Regulations_IHR)WHA xem xét báo cáo của Ủy ban đánh giá (Review Committee) về vai trò của IHR (2005) trong đáp ứng dịch Ebola và khen ngợi Ủy ban về việc này,đồng thời kêu gọi WHO phát triển một kế hoạch thực hiện ngay lập tức các khuyến nghị toàn cầu của Ủy banphù hợp với IHR (2005) thực hành và cho phép tiếp tục thảo luận xem xét các phương pháp tiếp cận mới đã được đề xuất.Bản đánh giá kết luận rằng sự leo thang của dịch bệnh Ebola không phải lỗi của IHR màthay vào đó là xác định việc thiếu thực hiện Điều lệ đóng góp cho sự leo thang này, đặc trưng là IHR như một khuôn khổ pháp lý quốc tế rất có giá trị cung cấp nền tảng cho các các đáp ứng y tế công cộng.Các phương pháp tiếp cận được đề xuất trong báo cáo của Ủy ban nhằm tăng cường việc thực hiện Điều lệ bao gồm việc giới thiệu mộtcảnh báo sức khỏe cộng đồng mới và trung gian và ghi nhận đánh giá bên ngoài về năng lực cốt lõi của quốc gia như một thực hành tốt nhất. Kiểm soát thuốc lá(Tobacco control)Trong một động thái nhằm tăng cường hơn nữa các nỗ lực kiểm soát thuốc lá toàn cầu, WHA đã quyết định mời các bên (COP) tham dự hội nghị về Công ước khung của WHO về kiểm soát của thuốc lá (WHO FCTC) để cung cấp thông tin về kết quả về sự kiện này 2 năm một lần tới các cuộc họp của WHAtrong thời gian đến.Họ cũng mời COP để xem xét yêu cầu của Đại hội đồng nhằm cung cấp một báo cáo thông tin về các hoạt động thích hợp có liên quan đến thuốc lá đến các cuộc họp trong tương lai của COP,phiên họp thứ 7 của COP sẽ được tổ chức vào ngày 14-16/11/2016, tại New Delhi, Ấn Độ.FCTC là công ước đầu tiên đàm phán dưới sự bảo trợ của WHOđến nay đã có 180 thành viên và là một trong những điều ước được chấp nhận nhanh chóng rộng rãi nhất trong lịch sử của UN, được phát triển để đáp ứng với sự toàn cầu hóa của nạn dịch thuốc lá, là một hiệp ước dựa trên bằng chứng khẳng định các quyền của tất cả mọi người với tiêu chuẩn cao nhất của sức khỏe.WHA cũng quyết định mục tiếp theo về vấn đề này tại kỳ họp lần thứ 70. Các chấn thương và tử vong do giao thông đường bộ (Road traffic deaths and injuries)Để hỗ trợ những nỗ lực của các nước nhằm đạt được mục tiêu SDG trong việc làm giảm chấn thương và tử vong do giao thông đường bộ tới 50% vào năm 2020, WHA đã thông qua một nghị quyết yêu cầu các nước thành viên đẩy nhanh việc thực hiện các văn bản của Hội nghị Cấp cao toàn cầu lần thứ hai về an toàn giao thông đường bộ (Second Global High-Level Conference on Road Safety) giai đoạn 2011-2020 được tổ chức vào tháng 11/2015 (Tuyên bố Brasilia về An toàn đường bộ).Tai nạn giao thông đường bộ giết chết hơn 1,2 triệu người mỗi năm và làm bị thương khoảng 50 triệu người. Nghị quyết kêu gọi có các kế hoạch và chiến lược quốc gia nhằm giải quyết nhu cầu của những người dân dễ bị tổn thương nhất trên những con đường như trẻ em, thanh niên, người già và người khuyết tật;đồng thời thúc giục các nước phải suy nghĩ lại chính sách về giao thông và áp dụng các phương thức giao thông bền vững hơn như đi bộ, đi xe đạp và giao thông công cộng.Nghị quyết yêu cầu Ban thư ký WHO tiếp tục tạo thuận lợi cho sự phát triển của các mục tiêu hoạt động tình nguyện toàn cầu về các yếu tố nguy cơ và các cơ chế cung cấp dịch vụ;đồng thời yêu cầu WHO giúp các nước thực hiện các chính sách và thực hành bao gồm cả về chăm sóc chấn thương và phục hồi chức năng, tạo điều kiện chuẩn bị cho Tuần lễ An toàn đường bộ toàn cầu lần thứ tư của UN(Fourth United Nations Global Road Safety Week) vào tháng 5/2017. Dinh dưỡng(Nutrition)WHA đã thông qua 2 nghị quyết về dinh dưỡng, trong đónghị quyết đầu tiên nhằm đáp ứng lễ phát động gần đây về Thập kỷ hành động về dinh dưỡng (Decade of Action on Nutrition) 2016-2025 của UN, thúc giục các nước đưa ra chính sách cụ thể và cam kết tài chính nhằm cải thiện chế độ ăn của người dân, báo cáo lại thường xuyên về sự đầu tư và các chính sách này; nghị quyết kêu gọi các cơ quan của UN hướng dẫn và thực hiện các chương trình dinh dưỡng quốc gia và giám sát hỗ trợ và các cơ chế báo cáo, đồng thời yêu cầu cụ thể WHO và FAO làm việc với nhau giúp các nước phát triển, tăng cường thực hiện các kế hoạch của mình và duy trì tiếp cận các cơ sở dữ liệumở các cam kết về trách nhiệm công cộng.Nghị quyết thứ hai hoan nghênh các hướng dẫn của WHO nhằm chấm dứt chương trình khuyến mãi không thích hợp về thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; nêu rõ để bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ việc cho con bú bằng sữa mẹ thì việc tiếp thị "sữa công thức" (follow-up formula) và "sữa tăng trưởng" (growing-up milks) với mục đích cho sự tiêu dùng của trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 3 tuổi nên được quy định chỉ cùng một cách như sữa bột cho trẻ từ 0-6 tháng tuổiphù hợp với bộ luật quốc tế về các sản phẩm thay thế sữa mẹ (International Code of Marketing of Breast-milk Substitutes) đã được WHA thông qua năm 1981,sữa được tiếp thị như một thực phẩm gia đình nói chung không nằm trong hướng dẫn vì nó không được bán trên thị trường đặc biệt cho việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Vì các chất dinh dưỡngcủa một số thực phẩm và đồ uống kém được bán cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên hướng dẫn của WHO cũng chỉ ra rằng các loại thực phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được khuyến khích khi chúng đáp ứng các tiêu chuẩn về thành phần, độ an toàn, chất lượng và mức độ dinh dưỡng phù hợp với các hướng dẫn chế độ ăn uống quốc gia.Hướng dẫn cũng đặt ra các nguyên tắc then chốt về việc các chuyên gia y tế cần phải tương tác với các công ty bán thực phẩm bổ sung, khuyến cáo các chuyên gia y tế không nên nhận quà tặng hoặc các hàng mẫu miễn phí từ các công ty này. Họ không nên phân phối các mẫu, phiếu giảm giá hoặc các sản phẩm tới các gia đình cũng không cho phép các công ty cung cấp thực phẩm giáo dục hay thị trường thực phẩm thông qua các cơ sở y tế của họ, đồng thời khuyến cáo rằng các công ty này không tài trợ cho các cuộc họp của chuyên gia y tế. Nghị quyết kêu gọi các quốc gia, các chuyên gia y tế, công nghiệp thực phẩm và các phương tiện truyền thông thực hiện các hướng dẫn; đồng thời yêu cầu sự hỗ trợ của WHO để thực hiện hướng dẫn, giám sát và đánh giá tác động của nó đối với dinh dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; yêu cầu WHO làm việc với các tổ chức quốc tế khác nhằm đẩy mạnh thực hiện hướng dẫn và báo cáo lại cho WHA vào năm 2018 và 2020. HIV, viêm gan siêu vi và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (HIV, viral hepatitis and sexually transmitted infections)WHA đã thông qua 3 chiến lược ngành y tế trên toàn cầu về HIV, viêm gan siêu vi và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) giai đoạn 2016-2021 lồng ghép nhấn mạnh vai trò quan trọng của Bảo hiểm y tế toàn dân phù hợp với những mục tiêu được vạch ra trong SDGs. Các chiến lược vạch ra các hành động được thực hiện bởi các quốc gia và Ban thư ký của WHO, mỗi chiến lược nhằm mục đích thúc đẩy và tăng cường đáp ứng của ngành y tế tiến tới việc thanh toán tất cả 3 dịch bệnh. Chiến lược HIV nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc mở rộng tiếp cận điều trị với ARV cho tất cả những người sống chung với HIV cũng như tiếp tục mở rộng quy mô của dự phòng và xét nghiệm để đạt được mục tiêu tạm thời: từ năm 2000 ước tính7,8 triệu trường hợp tử vong liên quan đến HIV và 30 triệu người nhiễm HIV mới đã được ngăn chặn; đến năm 2020 chiến lược nhằm làm giảm số ca tử vong liên quan đến HIV toàn cầu xuống dưới 500.000 người, làm giảm lây nhiễm HIV mới dưới 500.000 ca và đảm bảo không có ca lây nhiễm mới ở trẻ. Chiến lược viêm gan-chiến lược đầu tiên về loại hình này giới thiệu mục tiêu lần đầu tiên trên toàn cầu về bệnh viêm gan siêu vi bao gồm giảm 30% số ca nhiễm mới bệnh viêm gan B và C vào năm 2020 và giảm 10% tỷ lệ tử vong; các cách tiếp cận chính sẽ mở rộng các chương trình tiêm chủng về viêm gan A, B, E tập trung ngăn chặn sự lây truyền từ mẹ sang con của bệnh viêm gan B; cải thiện việc tiêm chích, an toàn máu và an toàn trong phẫu thuật; "giảm tác hại" (harm reduction) cho những người tiêm chích ma túy và tăng cường tiếp cận với thuốc điều trị viêm gan B và C. Chiến lược STI đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng quy mô phòng ngừa, sàng lọc và giám sát đặc biệt đối với thanh thiếu niên và các quần thể dân cư khác có nguy cơ cũng như phải kiểm soát sự lây lan và tác động của kháng thuốc. Mặc dù các xét nghiệm chẩn đoán STIs được sử dụng rộng rãi ở các nước có thu nhập cao thì các test chẩn đoán ở các nước có thu nhập thấp và trung bình hầu như không có sẵn. Sự đề kháng của STIs, đặc biệt là lậu cầu khuẩn với các thuốc kháng sinh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây làm giảm các lựa chọn điều trị, hơn 1 triệu người bị nhiễm STIs mỗi ngày trên toàn thế giới, mỗi năm ước tính khoảng 357 triệu ca nhiễm mới với 1 trong 4 STIs: Chlamydia, bệnh lậu, giang mai, Trichomonas. MycetomaWHA đã thông qua một nghị quyết về mycetomalà một bệnh về da mãn tính, phá hủy dần dần mô dưới da và liên kết, cơ bắp và xương thường ảnh hưởng đến bàn chân nhưng cũng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.Mycetoma chủ yếu ảnh hưởng đến người lao động nông nghiệp nghèo và người chăn nuôi gia súc, do tiến triển chậm và không gây đau đớn nên nhiều bệnh nhân đến điều trị ở giai đoạn tiên tiến của bệnh khi phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị duy nhất có sẵn.Gánh nặng toàn cầu của mycetoma không xác định được chính xác vì thiếu dữ liệu,tuy nhiên một dữ liệu sẵn có vào năm 2013 báo cáo gần 9000 trường hợp tại 50 quốc gia trên toàn thế giới.Nghị quyết mới sẽ giúp nâng cao nhận thức về căn bệnh này,một sự ghi nhận rộng rãi hơn về gánh nặng của mycetoma sẽ thúc đẩy sự phát triển các chiến lược kiểm soát và các công cụ thích hợp để thực hiện trong các vùng nghèo và xa xôi, nơi có rất nhiều các trường hợp xảy ra. Tiếp cận với thuốc và vaccine(Access to medicines and vaccines)WHA nhất trí một loạt các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt toàn cầu về các loại thuốc và vaccine, đặc biệt là cho trẻ em; đồng thời phát triển nhiều cách để dự báo, ngăn chặn và làm giảm tình trạng thiếu hụt bao gồm các hệ thống thông báo, các cách tốt hơn để giám sát nguồn cung và nhu cầu, cải thiện quản lý tài chính của các hệ thống mua sắm để ngăn chặn sự thâm hụt ngân sách và cải thiện khả năng chi trả thông qua các cuộc đàm phán về giá cả và cấp giấy phép tự nguyện hoặc bắt buộc với các loại thuốc có giá cao.Tiếp cận với thuốc và vaccine là một trong những nền tảng của bảo hiểm y tế toàn dân và rất quan trọng để đạt được các SDGs liên quan đến sức khỏe,tình trạng khan hiếm và thiếu hụt đang gia tăng với mức độ nghiêm trọng trong những năm gần đây ở hầu hết các nơi trên thế giới bao gồm cả các loại thuốc kháng sinh, thuốc mê, thuốc hóa trị và các thuốc thiết yếu khác. Benzathine penicillin, một kháng sinh dùng để điều trị bệnh giang mai bẩm sinh và bệnh thấp tim đã bị thiếu hụt kinh niên trong nhiều năm. Các sản phẩm nhạy cảm nhất với tình trạng thiếu hụt là những sản phẩm không có bằng sáng chế, khó khăn để xây dựng, có một thời gian sử dụng ngắn hoặc được thực hiện bởi một số ít các nhà sản xuất. Thị trường tiêu thụ thấp, tầm nhìn kém về nhu cầu và giảm giá quá mạnh trong mua sắm cũng góp phần vào tình trạng thiếu hụt. Nghiên cứu và phát triển(Research and development)Các đại biểu tham dự kỳ họp WHA đã đồng ý thúc đẩy sự phát triển Đài quan sát toàn cầu về nghiên cứu và phát triển y tế (Global Observatory on Health Research and Development) của WHO nhằm xác định những lổ hỏng trong R & D, đặc biệt là đối với các bệnh mà gây ra các ảnh hưởng không cân xứng với các nước đang phát triển và thu hút đầu tư ít.Đài quan sát là một cơ sở dữ liệu của các dự án nghiên cứu và phát triển-một đặc trưng quan trọng trong chiến lược R & D của WHO được thông qua bởi WHA vào năm 2013 nhằm giúp đạt được sự phát triển và phân phối các sản phẩm y tế mà cơ chế thị trường không cung cấp được ưu đãi. Một phiên bản trình diễn của đài quan sát đã được thực hiện có sẵn vào đầu năm 2016, lồng ghép thông tin về ngân quỹ cho R & D về sức khỏe, các sản phẩm y tế trong quá trình nghiên cứu, các thử nghiệm lâm sàng và các ấn phẩm nghiên cứu. Kế hoạch hoạt động có 6 dự án trình bày nhằm mục đích phát triển sản phẩm bao gồm một sáng kiến về R & D cho leishmaniasis nội tạng; phát triển một loại vắc xin chống lại bệnh sán máng; liệu pháp đơn liều cho bệnh sốt rét; phát triển các chỉ dấu sinh học có giá cả phải chăng như các công cụ chẩn đoán; phát triển thuốc cho các bệnh do đói nghèo và một test xét nghiệm hỗn hợp tại thời điểm chăm sóc cho bệnh sốt cấp tính. Ngân quỹ là rất cần thiết để phát triển cả đài quan sát và các dự án trình diễn. Các đại biểu kêu gọi các nước thành viên của WHO gia tăng kinh phí cho đài quan sát và tăng cường các đài quan sát riêng của họ về R & D; đồng thời yêu cầu WHO đẩy nhanh sự phát triển đài quan sát, thúc đẩy và ủng hộ nguồn tài chính bền vững, và thành lập một ủy ban chuyên gia cố vấn để xác định các ưu tiên về R & D dựa trên các phân tích được cung cấp bởi đài quan sát và các nguồn khác. Các dịch vụ y tế lồng ghép (Integrated health services)Trong phiên họp bế mạc, WHA thông qua khung các dịch vụ lồng ghép lấy con người làm trung tâm của WHO, trong đó kêu gọi một sự thay đổi cơ bản theo cách mà các dịch vụ y tế được tài trợ, quản lý và chuyển giao.Tuổi thọ dài hơn và gánh nặng ngày càng tăng của các bệnh mãn tính kéo dài đòi hỏi phải có các can thiệp phức tạp trong nhiều năm qua đang gây sức ép ngày càng tăng đối với các hệ thống y tế trên toàn cầu,trừ khi chúng được chuyển đổi nếu không các hệ thống y tế sẽ ngày càng trở nên manh mún, kém hiệu quả và không bền vững.Chăm sóc lồng ghép lấy con người làm trung tâm có nghĩa là đặt con người và cộng đồng, không bệnh tật, là trung tâm của hệ thống y tế và nâng cao vị thế con người thực hiện trách nhiệm sức khỏe của mình thay vì nhận các dịch vụ một cách thụ động. Bằng chứng cho thấy rằng các hệ thống y tế định hướng theo nhu cầu của người dân và cộng đồng trở nên hiệu quả hơn, chi phí ít hơn, nâng cao hiểu biết về sức khỏe và sự tham gia của bệnh nhân, và là sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe. Các đại biểu yêu cầu WHO phát triển các chỉ số để theo dõi tiến độ hướng tới các dịch vụ sức khỏe lồng ghép lấy con người làm trung tâm.
|