Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 9 6 2
Số người đang truy cập
2 9 6
 Tư vấn sức khỏe
Aspirin gây tai biến tiêu hóa

Aspirin còn có tên khác là acid acetylsalicylic, lysine acetylsalicylate. Đây là thuốc được sử dụng khá phổ biến để giảm đau, hạ sốt, chống viêm thuộc nhóm chống viêm không steroid; đồng thời cũng là thuốc điều trị bệnh gout và các bệnh xương khớp. Thuốc được mua khá dễ dàng nhưng nếu dùng không đúng có thể gây nên tai biến tiêu hóa không ngờ.

Về dược lực, aspirin là thuốc có tác dụng giảm đau nhóm salicylat, hạ sốt, chống viêm không steroid, ức chế tập kết tiểu cầu của máu. Vì vậy chúng được chỉ định điều trị giảm đau đối với các cơn đau nhẹ và vừa, viêm xương khớp, đau cơ, đau bụng kinh; hạ sốt do những nguyên nhân gây sốt trừ sốt xuất huyết và sốt do các loại virút khác; dùng để chống viêm các trường hợp viêm nhẹ như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm khớp do bệnh vảy nến, viêm cơ, viêm màng hoạt dịch; đồng thời cũng được sử dụng để dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Trên thực tế, aspirin đã được các nhà khoa học xác định thường gây nên tai biến, trong đó đứng hàng đầu là tai biến tiêu hóa, chủ yếu xảy ra ở dạ dày. Ngoài những tác dụng phụ nhẹ của thuốc như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát trong dạ dày; hai phản ứng quan trọng đáng lưu ý là chảy máu tiêu hóa và viêm loét dạ dày. Cần lưu ý rằng thường không có sự tương quan giữa các triệu chứng cơ năng với những bệnh lý thực tổn do thuốc.

 

Về chảy máu tiêu hóa: Thực nghiệm ghi nhận có hiện tượng chảy máu rỉ rả ở hệ tiêu hóa khi sử dụng aspirin, lượng máu chảy tăng lên theo số lần và số lượng thuốc uống. Trên lâm sàng, khó ghi nhận một tỷ lệ chính xác về phản ứng có hại này vì không thể thống kê được hết những người tự dùng aspirin và những người bị chảy máu rỉ rả không biểu hiện đại thể. Tai biến chảy máu tiêu hóa thường xảy ra ở những người bệnh bị loét dạ dày - tá tràng hoặc xơ gan có giãn tĩnh mạch thực quản; tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở những người không có bệnh lý dạ dày do aspirin đã gây ra một tình trạng viêm xước dạ dày chảy máu cấp tính. Tai biến này thường tự hết sau khi ngừng dùng thuốc nhưng trên thực tế cũng có tỷ lệ khoảng 5% trường hợp bị tử vong do chảy máu tiêu hóa; tỷ lệ này có thể lên đến 15% ở những người cao tuổi.

Về viêm loét dạ dày: Nếu dùng nhất thời aspirin với liều lượng 1 gam/24 giờ có thể gây ra bệnh lý ở niêm mạc dạ dày trong khoảng 50% các trường hợp, rất ít xảy ra ở hành tá tràng. Nếu dùng kéo dài, thuốc có thể gây viêm loét dạ dày chứ không bao giờ gây viêm loét hành tá tràng; tình trạng viêm loét có thể có nhiều ổ và dễ chảy máu, có khi có biến chứng thủng dạ dày thường là ở hang vị. Trên thực tế khó biết được tần số chính xác viêm loét dạ dày do aspirin vì biểu hiện lâm sàng có thể khá kín đáo cho đến lúc có tai biến thủng hoặc chảy máu mới biết và trên lâm sàng cũng không thể soi dạ dày hàng loạt cho những người bệnh dùng aspirin để xác định.

Để xử trí hai tai biến chảy máu tiêu hóa và viêm loét dạ dày thường gặp khi dùng aspirin đã nêu trên, cần ngừng ngay thuốc đang uống; dùng các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc ức chế tiết acid chlorhydric, thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton. Đồng thời dùng các biện pháp hồi sức trong chảy máy tiêu hóa nặng để giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Mặc dù aspirin là một loại thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị một số bệnh lý thông thường nhưng muốn phòng ngừa tai biến nhằm bảo đảm an toàn khi dùng thuốc, các nhà khoa học khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc khi thật cần thiết và uống vào bữa ăn với liều lượng tối thiểu. Đối với những bệnh nhân có sẵn bệnh lý dạ dày mà bắt buộc chỉ định trong điều trị phải sử dụng aspirin vì tiến triển của bệnh có thể đe dọa đến tính mạng hay tiên lượng bệnh thì phải dùng phối hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và thuốc ức chế tiết acid chlorhydric như đã nêu ở trên.

Ngày 13/07/2016
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích