Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 4 9 2 1
Số người đang truy cập
4 9 5
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Hành động kiểm soát bệnh không lây nhiễm cần đẩy nhanh các nỗ lực cam kết toàn cầu

Ngày 18/7/2016|NEW YORK/GENEVA.Các quốc gia bắt đầu hành động kiểm soát bệnh không lây nhiễm (NCDs) nhưng cần đẩy nhanh các nỗ lực đáp ứng cam kết toàn cầu (Countries start to act o­n noncommunicable diseases but need to speed up efforts to meet global commitments). Báo cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hành động quốc gia nhằm đáp ứng các mục tiêu toàn cầu đã thông qua các chính phủ để bảo vệ con người khỏi các bệnh tim, phổi, ung thư và tiểu đường.

Trên toàn cầu, 4 bệnh không lây nhiễm (NCDs) này đại diện cho nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở những người ở độ tuổi dưới 70, đặt ra một mối đe dọa lớn cho sự phát triển bền vững. Cuộc khảo sát trên toàn cầu, "Đánh giá năng lực quốc gia trong việc phòng chống các bệnh không lây nhiễm" (Assessing national capacity for the prevention and control of noncommunicable diseases) cho thấy một số quốc gia đang có tiến bộ đáng kể, một số quốc gia đã đưa ra các biện pháp để bảo vệ con người tránh phơi nhiễm với sử dụng thuốc lá, sử dụng rượu có hại, chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động; một số quốc gia đã tạo ra cơ hội tài chính mới để xây dựng hệ thống y tế công cộng mạnh mẽ bằng việc đánh thuế các sản phẩm thuốc lá. TS. Oleg Chestnov, Trợ lý Tổng giám đốc WHO cho biết: "Các quốc gia kể cả một số quốc gia nghèo nhất đang chứng tỏ điều đó là khả thi để làm giảm tử vong sớm do NCDs nhưng tiến bộ đó ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình không đầy đủ và không đồng đều, nếu các quốc gia tiếp tục theo quỹ đạo này thì không có cách nào hơn là tất cả họ sẽ đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030 trong việc làm giảm tới một phần ba, tỷ lệ tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm".

Các phát hiện (The findings)

Báo cáo theo dõi tiến bộ trên 4 cam kết ràng buộc về thời gian đã được thông qua trong năm 2014 nhằm tăng cường khả năng quốc gia để giải quyết các bệnh không lây nhiễm,các cam kết này đặt ra các mục tiêu giảm NCDs quốc gia, xây dựng chính sách quốc gia đa ngành và có kế hoạch để đạt được các mục tiêu quốc gia, giảm phơi nhiễm với các yếu tố mà đặt con người có nguy cơ bị các bệnh không lây nhiễm và tăng cường hệ thống y tế để giải quyết các bệnh không lây nhiễm.Đến nay, 60% số quốc gia đã đặt ra các mục tiêu quốc gia ràng buộc về thời gian đối với các chỉ số cho các bệnh không lây nhiễm và 92% đã lồng ghép các bệnh không lây nhiễm trong chương trình y tế quốc gia. Thuế thuốc lá là sự can thiệp tài chính phổ biến nhất với 87% các quốc gia báo cáo rằng họ đã thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt và không tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá. Thuế về rượu là sự can thiệp tài chính phổ biến nhất thứ hai với 80% các nước đang báo cáo vềloại can thiệp này. Đồ uống có đường (18% các quốc gia) và các thực phẩm giàu chất béo, đường hoặc muối (8% các quốc gia) là những can thiệp tài chính phổ biến nhất thứ ba và thứ tư.

Các hoạt động thiết yếu chính bao gồm kinh phí xúc tác thông qua các kênh truyền hình trong nước, song phương và đa phương để phát triển các chương trình phòng, chống cần thiết với NCD ở nhiều quốc gia thu nhập thấp và thu nhập trung bình để tăng cường năng lực phòng ngừa ban đầu, sàng lọc và giám sát; chú trọng hơn đến việc tạo ra chính sách trong các lĩnh vực ngoài y tế mà có một gánh nặng về NCDs như thương mại và tiếp thị các sản phẩm không lành mạnh hoặc có hại; cơ chế quản lý đa ngành mạnh hơn là cần thiết để thực hiện mục tiêu3,4 về SDG với NCDs thông qua các tiếp cận toàn bộ chính phủ và của toàn bộ xã hội; vận hành rộng rãi hơn các kế hoạch quốc gia về NCD-đặc biệt các kế hoạch để giải quyết các chế độ ăn không lành mạnh; thiết lập các hệ thống giám sát rộng rãi hơn để thực hiện các cuộc điều tra yếu tố nguy cơ quốc gia ít nhất 5 năm một lần để theo dõi các mục tiêu, các chỉ số và tiến bộ; đảm bảo  hệ thống y tế có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của những người bị các bệnh không lây nhiễm bằng cách cung cấp các dịch vụ cơ bản như phát hiện, điều trị và chăm sóc cho những người bị bệnh ung thư, các chương trình tầm soát ung thư nên trở thành hệ thống hơn và tiếp cận với nhiều người có nhu cầu; tiếp cận tốt hơn cho những người bị NCDs ở giai đoạn cuối để chăm sóc giảm nhẹ trong hệ thống y tế công cộng, đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và trong cộng đồng hoặc chăm sóc tại nhà.

Ghi chú của ban biên tập (Note to editors)

Trong năm 2012, 38 triệu người đã thiệt mạng do NCDs, 16 triệu hoặc 42% trong số đó chết sớm - trước tuổi 70 do các bệnh lý có thể tránh được. Hơn 80% số người chết sớm từ một NCD nằm ở các nước đang phát triển.

Tiến trình NCD của Liên Hợp Quốc (The United Nations NCD process)

Cuộc họp cấp cao lần đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UN) về các bệnh không lây nhiễm đã diễn ra trong năm 2011 và dẫn đến việc thông qua một Tuyên bố chính trịđặt phòng, chống các bệnh không lây nhiễm cao trong chương trình nghị sự phát triển. Cuộc họp cấp cao lần thứ hai diễn ra vào năm 2014 khi các nước cam kết thiết lập các mục tiêu quốc gia về NCD vào năm 2015. Trong năm 2018, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập một cuộc họp cấp cao lần thứ ba để tập hợp tiến bộ quốc gia trong việc đạt được các mục tiêu toàn cầu tự nguyện năm 2025. Một mục tiêu NCD cũng đã được đưa vào chương trình mục tiêu phát triển bền vững trong việc làm giảm tử vong sớm do NCDs tới 30% vào năm 2030. 

Ngày 01/08/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích