Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 04/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Finance & Retail Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Tấm gương tiểu biểu
Tập thể điển hình tiên tiến
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 9 9 8 9 1
Số người đang truy cập
6 4
 Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm Tấm gương tiểu biểu
Giáo sư, Viện sỹ Phạm Song.
Vĩnh biệt GS. VS Phạm Song: Bầu trời khoa học lại tắt một vì sao!

Sau GS. Hoàng Minh Thảo, TS. Bùi Danh Lưu đến lượt GS. VS Phạm Song ra đi. Những nhân vật là các nhà khoa học mà tôi thân thiết và kính trọng trong cuốn sách dự định của tôi lại mất thêm một người. Bầu trời khoa học nước nhà lại tắt một vì sao…

 

Ấn tượng về một nhà quản lý

Lần đầu tiên tôi gặp GS, VS, Thầy thuốc Nhân dân Phạm Song vào khoảng đầu năm 1999. Khi đó, tôi mới từ Thái Bình lên công tác tại báo Nhà báo & Công luận. Còn ông cũng đã thôi làm Bộ trưởng Bộ Y tế, về phụ trách Chương trình nước sạch Quốc gia. Thật tình đến bây giờ, tôi không nhớ được bất cứ một nội dung nhỏ nào của bài phỏng vấn và tôi cũng không nhớ bài đó có được đăng không. Cái còn lại duy nhất của cuộc gặp gỡ là ấn tượng của người trả lời phỏng vấn. Một người hiền hậu, cẩn trọng, chu đáo và đặc biệt là sự nhiệt thành với công việc. Buổi đó, ông đã nói rất dài và rất say sưa về những bức xúc của hiện tại cũng như những ý tưởng đang ấp ủ. Vì vậy sau này, khi chuyển về báo Gia đình & Xã hội, ở cùng nhà, đi chung cầu thang, dù ông không còn nhớ một chút gì về mình nhưng gặp ông lần nào tôi cũng chào rất lễ độ. Ông mải mê công việc nên không ít lần tôi chào, ông giật mình ngỡ ngàng một lát rồi mới đáp lại và lại rảo bước. Sau này, khi đã được ông coi như bạn vong niên, tôi vẫn không quên cái ấn tượng về một nhà quản lý, một nhà khoa học am tường và say mê công việc.

 

 Giáo sư, Viện sỹ Phạm Song.

Nhân cách một trí thức

Có lẽ ông chỉ biết đến tôi sau lần tôi phỏng vấn ông về giá thuốc. Khi đó, Cty phân phối dược phẩm Juli Phác ma độc quyền thao túng thị trường. Giá thuốc, đặc biệt là thuốc biệt dược tăng giá một cách chóng mặt. Dư luận tập trung vào Bộ Y tế. Các đại biểu đang họp tại nghị trường Quốc hội rất bức xúc. Mọi nguyên nhân đều đổ vào lãnh đạo Bộ Y tế của bà Trần Thị Trung Chiến - Bộ trưởng. Tôi đến gặp ông để tìm hiểu tình hình. Và điều bất ngờ với tôi, ông đã nhận một phần trách nhiệm của mình, mặc dù ông đã không còn giữ trọng trách Bộ trưởng nhiều năm. “Đó là trách nhiệm của nhiều đời Bộ trưởng, trong đó có tôi”. Lời “nhận tội” đó không chỉ giúp dư luận có cái nhìn đúng về trách nhiệm, tìm ra nguyên nhân sâu xa của sự việc mà hơn cả, đó là nhân cách của một tri thức. Bài báo ra đời cũng có người bảo: “Ông ấy nghỉ rồi, nhận có chết ai?”. Điều đó có thể đúng nhưng thực tế, không ít người khi đã không còn quyền chức vẫn chưa một lần dám nhận trách nhiệm về mình. Thậm chí, không loại trừ việc tranh công hay đổ tội. Và cũng từ đó, tôi hay sang hầu chuyện ông. Ông cũng tâm sự với tôi về cuộc đời, về sự trăn trở, ưu tư của một thầy thuốc, một tri thức cách mạng.

Những ý tưởng từ trong rừng

Phạm Song thường nói ông và những người đồng lứa với ông như GS. Nguyễn Đình Tứ, GS. Võ Quý, GS. Hà Học Trạc, GS. Lê Xuân Trung, GS. Nguyễn Tài Thu...là sản phẩm của cách mạng. Ông sinh năm 1931 tại xã Sơn Long, Hương Sơn, Hà Tĩnh trong một gia đình công chức. Năm 1948, như nhiều sinh viên yêu nước thời đó, Phạm Song tham gia hoạt động trong phong trào sinh viên ở trường Huỳnh Thúc Kháng. Năm 1950, mới 19 tuổi, Phạm Song được kết nạp Đảng và năm sau, ông được cử lên Chiến khu Việt Bắc (Chiêm Hoá, Tuyên Quang) để theo học nghề y.

Tháng 8/1953, đang học dở đại học, Phạm Song tình nguyện về làm y sỹ tại công trường mở đường Ao Lâu - Điện Biên. Một thời gian ngắn sau, ông được cử làm bệnh xá trưởng của công trường có tới gần 3000 người này. Đây cũng là thời gian vô cùng cực khổ và ác liệt. Suốt ngày đêm, máy bay địch quần thảo, ném bom napan và bắn đạn pháo. Những thương vong, mất mát phần nhiềukhông từ phía bom đạn quân thù mà lại ở ốm đau, bệnh tật, nhất là sốt rét. Đã không ít lần, Phạm Song phải chứng kiến sự ra đi đầy thương cảm của những người đồng chí vì căn bệnh sốt rét rừng. Nỗi ám ảnh này lớn đến mức sau khi trở thành giáo sư nổi tiếng, một nhà quản lý đầu ngành thì việc ông đeo đuổi suốt cuộc đời là tìm ra loại thuốc chữa sốt rét. Công trình chiết xuất Artesiminin từ cây thanh hao hoa vàng (loại cây mọc phổ biến ở vùng núi phía Bắc) làm thuốc điều trị sốt rét do ông chủ trì đã được Giải thưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 1995 - 2000 đã được ấp ủ, thai nghén từ những năm này.

Sau chiến dịch Điên Biên Phủ, tháng 9/1954, từ Tuyên Quang, Phạm Song được điều về tiếp quản Thủ đô Hà Nội.

Không ham danh nhưng cần có chức để làm việc

Phạm Song tiêu biểu cho một thế hệ cán bộ trưởng thành từ cơ sở. Vốn là bệnh xá trưởng công trường, ông lên trưởng khoa Nhiễm trùng, phó Giám đốc rồi Giám đốc bệnh viện Hữu Nghị, Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Y tế... Từ một sinh viên đào tạo trong rừng, sau nhiều năm miệt mài học tập, cống hiến, ông đã trở thành chuyên gia khoa học và nhà quản lý đầu ngành, được đồng nghiệp trong nước và bạn bè thế giới quý trọng. Tuy nhiên với ông, hình như công danh, chức tước chỉ là “ngoại vật hi thân” (cái ở ngoài bản thân) như cổ nhân đã nói. Danh hiệu làm ông hạnh phúc nhất là được phong Thầy thuốc Nhân dân. Được là người của nhân dân đối với ông là phần thưởng vô giá, hơn mọi danh vị, chức tước.

Có thể nói, Phạm Song là một khối “mâu thuẫn”. Ông không phải là người ham hố công danh nhưng lại ham mê công việc. Thôi giữ chức Bộ trưởng Y tế, ông về Ban chỉ đạo chương trình Nước sạch quốc gia rồi chuyển sang làm Chủ tịch Hội Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Khi được bầu làm Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, ông rất vui vì lại được làm việc, được cống hiến và cả niềm vui vì thấy mình vẫn được anh em, bè bạn, đồng nghiệp yêu mến và kính trọng.

Không ham công danh nhưng lại cần chức tước chỉ vì ông hiểu rất sâu sắc rằng trong cái cơ chế của ta, không có quyền lực thìkhông thực thi được những ý tưởng của mình. Công trình chiết xuất Artemisimin ấp ủ từ những năm ở Việt Bắc, hình thành ý tưởng từ 1984 nhưng phải đến năm 1988, tức 45 năm sau khi là Bộ trưởng, ông mới thực hiện được là một ví dụ.

“Sòng phẳng mà nói, nếu tôi không là Bộ trưởng thìkhông thể có được công trình này. Làm Thứ trưởng cũng khó chứ đừng nói là làm anh cán bộ khoa học thuần túy”. Ông nói.

Có lần ông còn chia sẻ với tôi: “Không có quyền lực thì không thực thi được ý tưởng nhưng khi có quyền chức thì lại bận nhiều việc, họp hành nên cái tâm nghề nghiệp nó vơi đi, ít đi, mất đi... Rồi không biết từ lúc nào, cái tính gia trưởng, tham lam và độc đoán nó thâm nhiễm vào cái anh có quyền lực. Thói xấu mà người làm lãnh đạo cần tránh là tham lam và gia trưởng. Vừa muốn mình được hưởng nhiều nhất lại muốn lời nói của mình có giá trị ngàn vàng, phải khắc vào bảng vàng, bia đá. Thế là người tài, người có năng lực, người có thực tâm dần bị đẩy ra xa người có quyền lực. Buồn thế...”.

Một số người khi có quyền chức thì hách dịch, trịch thượng đến khi “ngồi xuống đất” vẫn không bỏ được cái thói quen này. Tôi không biết khi làm Bộ trưởng, tính khí ông thế nào nhưng từ dạo quen biết ông, tôi luôn thấy ông là người ôn hoà, lịch thiệp. Ông vừa có sự thâm trầm, sâu sắc của người xứ Bắc, vừa có sự mềm mỏng, dịu nhẹ Cố đô lại vừa cần cù, ham học của người xứ Nghệ. Ông thông thạo 2 ngoại ngữ và vẫn thường tự tay soạn thảo giấy tờ, văn bản trên máy tính.

Niềm trăn trở của một trí thức

Trong cuộc đời mình, GS. Phạm Song luôn trăn trở về đội ngũ trí thức. Ông cho rằng hiện nay đang có nhiều cách nhận dạng khác nhau về trí thức và điều đó dẫn đến cách hiểu không chính xác về đội ngũ này. Vì vậy cần thống nhất trong cách đánh giá và muốn vậy, phải định nghĩa được trí thức là những ai? Họ phải có những điều kiện nào. Nghĩa là phải dựa trên những tiêu chí khoa học rất cụ thể chứ không thể mơ hồ, ngộ nhận. “Tôi thích định nghĩa của Nhà Nobel kinh tế F.A Hayeck. Theo ông ta, ai sống bằng nghề gắn với thông tin, trí thức, khoa học đều là trí thức. Hay nói cách khác, đó là những người có 3 uy quyền: Định hướng dư luận xã hội. Thúc đẩy khoa học tiến bộ và sáng tạo. Cách tân - khai sáng ra một tư duy - tư tưởng mới”, Phạm Song nói.

Tuy là người có bằng cấp cao nhưng chưa bao giờ ông lấy tiêu chí bằng cấp để đánh giá, đề bạt cán bộ. “Với tôi, một người nông dân có sáng kiến còn giá trị hơn nhiều người có bằng cấp cao mà chỉ sáng cắp ô đi, tối cắp ô về không có một sáng tạo nào có ích”.

Ông cũng rất coi trọng cốt cách của người trí thức. Khi trả lời câu hỏi về các phẩm chất của trí thức Việt Nam, ông nói thẳng đã là trí thức thì không được hèn. Không có khí tiết, không là trí thức. Không dám nói lên sự thật cũng không là trí thức. Không trung thực cũng không là trí thức. Nói tóm lại, trí thức phải vừa có trí dục vừa phải có đức dục. “Tôi không nghĩ hiện tượng trí thức dối trá và khiếp nhược là phổ biến. Những trí thức như GS. Hoàng Tụy, GS. Hồ Ngọc Đại, Nhà văn Nguyên Ngọc chẳng hạn. Họ dám nói sự thật, dám lớn tiếng phản đối những sai trái một cách quyết liệt. Còn nhiều nhà khoa học khác, họ không nói không phải vì hèn mà vì chưa có một diễn đàn thuận lợi cho trí thức lên tiếng”.

Nếu nói về nỗi buồn trong cuộc đời mình, có lẽ điều ông day dứt nhất là công trình khoa học chiết xuất Artemisimin từ cây thanh hao hoa vàng. Điều đáng buồn là công trình mang lại lợi ích rất lớn được thế giới đánh giá cao nhưng khi ông không còn làm Bộ trưởng thì công trình cũng dần mai một.

 

Những công trình khoa học của GS. VS Phạm Song 
-          Chiết xuất Artesiminin từ cây Thanh hao hoa vàng làm thuốc điều trị sốt rét.
-          Dịch tễ học viêm gan virus (nghiệm thu xuất sắc quốc gia) công trình khoa học cấp Nhà nước.
-          Chủ nhiệm Bách khoa thư bệnh học 4 tập (cùng với sự cộng tác của 110 GS, PGS, TS).

Và những phần thưởng chính:
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.
-          Huy chương do Hiệp hội Hàn lâm y tế công cộng Thái Bình Dương tặng.
-          Huy chương Chống thuốc lá do Y tế thế giới tặng.
-          Giải thưởng khoa học Hồ Chí Minh 1995 - 2000 (cùng với một số đơn vị tập thể do ông chủ trì).
-         Năm 2000, ông được phong là Viện sĩ Viện hàn lâm học LB Nga. Năm 2006, ông được Viện Tiểu sử Hoa Kỳ tặng danh hiệu “Nhà khoa học tiêu biểu”.

 

 

 

 

 

Ngày 09/11/2011
Nguyễn Võ Hinh (st)
Theo: Bùi Hoàng Tám (Dân Trí)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích