Ngày 7/3/2016. Malaria News-Loại thuốc sốt rét đầy hứa hẹn đang trải qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng (Promising malaria drug to undergo clinical trials). Năm ngoái, bệnh sốt rét giết chết khoảng 440.000 người chủ yếu là trẻ em nhưng một ứng cử viên thuốc mới được phát hiện ở Rutgers có thể giúp chống lại căn bệnh gây ra nỗi sợ hãi lâu dài này.
Ngày 10/3/2016. VOA News. Thuốc kháng sinh có thể có tác dụng mới chống lại vi khuẩn gây chết người (Antibiotics May Get New Life Against Lethal Bacteria). Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Science Translational Medicine, thuốc kháng sinh không còn hiệu quả chống lại nhiễm khuẩn gây chết người có thể có tác dụng mới nhờ sự phát hiện của các hợp chất làm suy yếu tác nhân gây bệnh.
Hiện nay người tiêu dùng thông minh luôn luôn mong muốn tìm các nơi cũng như nguồn thực phẩm sạch, an toàn sức khỏe cho cả gia đình và người thân nhưng tại sao một số bệnh nhiễm ký sinh trùng, đơn bào vẫn có thể xảy ra ngay cả khi chúng ta đã làm theo hướng dẫn an toàn thực phẩm. Bài viết này sẽ giúp các bạn làm hiểu và biết cách làm thế nào để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng thực phẩm bởi các tác nhân ký sinh trùng?
Ngày 12/12/2015. Malaria News-Sốt rét là một bệnh đe dọa mạng sống được truyền qua các vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh. Một nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Y khoa Rajendra (RIMS) ở Ranchi đã phát triển một loại thuốc sốt rét với liều duy nhất đang cho thấy có cáckết quả tích cực trong các thử nghiệm lâm sàng và có thể tung ra thị trường vào năm 2017
Sử dụng hóa chất xua côn trùng là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả để phòng chống muỗi và các loại côn trùng chích hút máu khi đốt người. Hóa chất này thường được xoa trực tiếp lên trên da hoặc quần áo, các đồ dùng như màn ngủ, lưới chống muỗi... Nếu có điều kiện, nên áp dụng biện pháp này để tự bảo vệ chống muỗi đốt gây phiền hà và có thể mắc một số bệnh do muỗi truyền.
Trong thực tế, một số người khi sử dụng các thuốc thông thường để chữa bệnh về đường tiêu hóa sẽ gặp phải những phản ứng có hại lên hệ tiêu hóa do chính tác dụng của thuốc hoặc do liều lượng thuốc. Các thuốc thường dùng là loại thuốc trung hòa acid chlorhydric, thuốc chống tiết acid hydrochloric, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc nhuận trường và thuốc điều chỉnh nhu động ống tiêu hóa.
Ngày 16-22/11/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết “Tuần lễ nhận thức về thuốc kháng sinh thế giới” (World Antibiotic Awareness Week) nhằm tăng cường nhận thức kháng thuốc kháng sinh và khuyến khích thực hành tốt nhất trong cộng đồng, nhân viên y tế cũng như các nhà hoạch định chính sách để tránh tình trạng khẩn cấp và kháng thuốc đang lan rộng.
Ngày 3/10/2015. BBC News-Thuốc steroids dùng trong bệnh hen 'có thể làm còi cọc sự tăng trưởng' (Asthma steroids 'could stunt growth'). Theo một báo cáo trẻ nhỏ dùng thuốc hen suyễn trước lúc hai tuổi có thể không phát triển chiều cao đầy đủ của chúng sau này, nghiên cứu ở 12.000 trẻ sơ sinh Phần Lan phát hiện ra rằng, trung bình, những đứa trẻ đã sử dụng corticosteroid dạng hít (ICS) lâu dài cho thấy các dấu hiệu của sự tăng trưởng còi cọc.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thuốc giả toàn cầu dao động từ 1 đến 50%. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và hậu quả về kinh tế do thuốc kém chất lượng gây ra thậm chí rất ít được báo cáo, dẫn chứng bằng tài liệu. Nghiên cứu hiện nay cho thấy kháng sinh là nhóm thuốc bị làm giả nhiều nhất, chiếm khoảng 28% lượng thuốc giả trên toàn cầu.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích