Hỏi đáp về y học thường thức và kiến thức chuyên ngành tháng 8 năm 2016 (Phần 2)
Lê Trọng H., 45 tuổi TP. Buôn Ma Thuột, Đăklăk, 0168…. Hỏi: Kính thưa các bác sĩ, cả nhà tôi gần đây đi du lịch và khám bệnh ở nhiều bệnh viện có uy tín ở Quy Nhơn khi khám về thương tổn trên da của cha em và em gái tôi thì các bác sĩ có chỉ định làm siêu âm da bằng máy UV, nhưng khi nhân được kết quả thì chúng tôi không thể hiểu được kết quả là gì? Xin các bác sĩcho biết siêu âm da là gì và các kết quả sẽ đọc như thế nào để chúng tôi an tâm. Chúng tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Chân thành cảm ơn! Trả lời: Trước hết chúng tôi rất cảm ơn câu hỏi của bạn, liên quan đến vấn đề siêu âm da để đánh giá gián tiếp hình ảnh và loại thương tổn da và các cơ quan liên quan trong các bệnh lý da hiện nay. Trên thực tế có thể sử dụng nhiều cách siêu âm da, nhân đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn về siêu âm da bằng máy UV Scanner. Trên thực tế, rất ít người hiểu chính xác về tình trạng làn da của mình, da không chỉ bảo vệ cơ thể mà còn là tiếng nói cho sức khỏe và là yếu tố tiên quyết tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ. Chúng ta luôn âu lo khi thấy da xuất hiện những dấu hiệu xấu nhưng lại không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu. Siêu âm da là cách để bạn giải tỏa những băn khoăn này và xác định được phương pháp chăm sóc điều trị da thích hợp, tiết kiệm thời gian, chi phí, đem lại hiệu quả cao. Công nghệ siêu âm UV Scaner sử dụng thiết bị đa cảm biến, cùng lúc chẩn đoán về độ ẩm, độ đàn hồi, độ sáng, nhiệt độ của da, kích cỡ lỗ chân lông. Với hiệu ứng 3D, hiển thị hiệu ứng tần số về tình trạng da, cùng chức năng tia tử ngoại giúp đo từng nanomet của lỗ chân lông, nếp nhăn và sự biến đổi sắc tố. Đặc biệt, máy có thể chẩn đoán chính xác da ngay cả khi bạn đã trang điểm. Trong khi các máy thông thường chỉ có thể đo lường trên bề mặt như kiểm soát mụn, vết thâm và khó dự đoán được mức biến đổi da của bạn trong tương lai thì chiếc máy này không chỉ dự đoán được mức lão hóa của da bạn mà còn kiểm soát sâu, toàn bộ tình hình và các bệnh lý về da, từ đó các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về chế độ chăm sóc kịp thời và hợp lý nhất. H1
Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng. Ánh sáng có bản chất vừa là sóng vừa là hạt, khi tác động và cơ thể tạo ra các phản xạ thần kinh gây biến đổi chuyển hoá, tạo ra nhiệt năng, tạo hiện tượng hiệu ứng quang điện, làm hoá gián protein qua đó ảnh hưởng đến quá trình bệnh lý của cơ thể. Gần đây dùng laser để điều trị bệnh da liễu ngày càng được phát triển. Nguyên lý của kỹ thuật này là sự khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức, chùm tia laser khi tác động vào cơ thể tạo ra nhiệt năng, tuỳ mức độ của nhiệt năng gây ra hai tiện tượng: hoại tử đông đặc tế bào (khi nhiệt độ nóng 800C/giây) hoặc gây hiện tượng bốc hơi phá huỷ mạnh (khi nhiệt độ nóng > 1000C khoảng 1/10 giây). Điều trị bằng laser không gây các hiện tượng phá huỷ rộng các tổ chức xung quanh, chùm tia tập trung chiếu vào một diện tích rất nhỏ (có thể tạo được vết cắt tổ chức áp dụng trong phẫu thuật), nên tổn thương chóng lành sau điều trị. H2
Điều trị bằng điện (dòng điện một chiều, dòng điện xung điện thế thấp, dòng điện cao tần, tĩnh điện và ion khí). Tác dụng của dòng điện gây nên, tạo nhiệt, tạo từ trường, tạo hiện tượng điện phân, tạo ra các bức xạ các sóng điện từ) từ đó tác động vào cơ thể. Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng. Tuyến ngoại tử đỏ da mạnh 3-4 liều sinh lý ngày lần đầu, chiếu rộng xung quanh tổ chức viêm 5-10 cm, cách 2 ngày chiếu 1 lần, thông thường sau 3 lần chiếu viêm bớt đi, da tổn thương dăn deo không căng cứng như hôm đầu. Nếu tụ mủ lại, cho chích tháo mủ và tiếp tục điều trị sau khi thay băng. Sóng ngắn liều không nóng 15w trong 5 phút, 1 lần/1 ngày, dùng một đợt 5-7 ngày. Trường hợp nhọt rải rác khắp người, cần chọn những nơi nặng nhất và nguy hiểm nhất để điều trị trước (nhọt hậu bối ở cổ, lưng, bẹn, nách là những nơi nhiều mạch máu và thần kinh. Cần kết hợp với dùng kháng sinh đông y hoặc tây y. Sau khi bệnh tạm ổn cho tắm tuyến ngoại tử toàn thân kết hợp với dùng vaccine nếu nhọt kéo dài lâu ngày không khỏi. Các nhiễm khuẩn da do xây sát do vết thương: sau khi rửa sạch vết thương hoặc chỗ xây sát, chiếu một lần tuyến ngoại tử, rộng 5 cm quanh vết thương rồi băng vô khuẩn lại. Nếu tổn thương xây sát nông và chưa có hiện tượng viêm: không cần băng. Nếu đã bị nhiễm khuẩn: điều trị như đối với các nhọt đa nếu trên. H3
Trên đây là một ví dụ cho thấy siêu âm có thể đơn thuần hoặc phối hợp trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh ngoài da có giá trị. Bạn có thể tìm đọc thêm trên các trang mạng với từ khóa google.com/ skin ultrasound
Lê Thị Phụng, 33 tuổi, Krông Păk, Đăk Lăk, hoahong21@.... Hỏi: Cho cháu hỏi về bệnh lý do con cái ghẻ hay ký sinh trùng Demodex sp. là gì, cháu điều trị đã khỏi nhờ phòng khám của Viện sốt rét côn trùng quy nhơn, nhưng nay mẹ cháu bị chẩn đoán là viêm mang lông mụn mủ nghi do Demodex sp. luôn (!), dù mẹ cháu rất sạch sẽ. Cháu rất cảm ơn các bác sĩ đã chỉ cho cháu. Trả lời: Biểu hiện của viêm nang lông là các sẩn, mụn mủ, các vết chợt và vẩy tiết ở cổ nang lông. Các triệu chứng thường gặp của viêm nang lông thường là: ngứa tại vùng da bị viêm; sau đó vùng da viêm sần sùi nổi nốt đỏ, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn lại bên trong gây ngứa ở vùng nang lông. Những nốt đỏ mọc dày đặc quanh vùng bị viêm và gây ngứa. Nhiễm khuẩn có thể lan sâu hơn toàn bộ nang lông, thường gặp do viêm chân tóc. Diễn biến tiếp theo của viêm nang lông nếu không được điều trị là sẽ chuyển qua mụn nước có mủ trắng ở đầu, khi sờ vào thì thấy đau và nhức, sau đó các mụn nước vỡ ra sẽ đóng vẩy làm khô da. Khi nang lông bị áp-xe thì đã là biến chứng thành nhọt, nặng hơn là nhọt cụm, ổ gà hoặc viêm mô dưới da. H4
Riêng viêm da do động vật chân khớp Demodex sp. gây viêm nang lông mụn mủ là do chúng có quá trình bội nhiễm gây nên như thế chứ bản thân viêm da do Demodex sp. đơn thuần lại không bị mụn mủ. Việc điều trị viêm da do Demodex sp. có bội nhiễm mụn mủ không khó, quan trọng là người bệnh phải đi khám và làm các xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh và dùng thuốc điều trị phù hợp, phòng ngừa bệnh tái lại sau khi đã chữa khỏi, đặc biệt là cahcs chăm sóc da ở từng trường hợp. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng các loại thuốc phù hợp vừa mang lại hiệu quả cao, bệnh không tiến triển nặng hơn và không để lại sẹo. Dù là do nguyên nhân nào gây bệnh thì các biện pháp dùng thuốc bao gồm thuốc bôi tại chỗ và sử dụng thuốc toàn thân. Tại chỗ da viêm, có thể dùng các thuốc bôi chống nhiễm khuẩn để điều trị viêm nang lông khá tốt như betadin, cồn iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh. Điều trị toàn thân trong trường hợp viêm nặng lan ra toàn thân và tái phát, người bệnh cần phải dùng thuốc đường toàn thân. Thuốc uống chủ yếu là kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc kháng virut tùy theo tình trạng bệnh viêm nang lông như: H5
-Viêm nang lông do tụ cầu cần sử dụng kháng sinh đường uống, loại kháng sinh phù hợp cho viêm nang lông do tụ cầu là các thuốc thuộc nhóm β-lactam, amoxillin, nhóm cephalosporin, cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol; -Viêm nang lông do vi khuẩn gram (-), loại thuốc uống cần thiết cho bệnh nhân là kháng sinh ampicillin hoặc co-trimoxazol, kết hợp bôi rửa bằng benzoyl peroxide, một số trường hợp phải dùng kết hợp Isotretinoin; -Viêm nang lông do nấm, sử dụng các thuốc đường uống phối hợp với thuốc bôi tại chỗ. Thuốc bôi như nizoral, canesten, mycoster. Nhiều loại thuốc chống nấm đường uống như: itraconazole, terbinafine, clotrimazole, fluconazol. Thuốc bôi như ketoconazole, itraconazole, clotrimazole. Lưu ý, thuốc chống nấm dễ gây hại gan nên cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, không lạm dụng thuốc uống chống nấm. Cần kết hợp với dùng thuốc bôi để nhanh khỏi; -Viêm nang lông do virus Herpes sp. có thể kết hợp cả uống thuốc Valacyclovir, Acyclovir và bôi kem Acyclovir. -Viêm nang lông do Demodex sp. sử dụng kem Permethrine bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với uống metronidazol. Bệnh viêm nang lông diễn tiến thường dai dẳng, hay tái phát do những yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, khí hậu nóng và ẩm hoặc do những thói quen không tốt trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày gây ra. Nhiều bệnh nhân bị tái phát sau điều trị hoặc bỏ thuốc giữa chừng, dùng không hết một liệu trình khiến bệnh trở nên dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm. Biến chứng có thể xảy ra nặng hơn là gây nhọt, nhọt cụm và viêm mô dưới da. Khi đó việc điều trị bệnh còn khó khăn hơn. Để phòng ngừa bệnh viêm nang lông tái phát cần bảo vệ và chăm sóc da đúng cách. Đặc biệt, với người làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm cần hết sức lưu ý, phải sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động để bảo vệ da, tránh bệnh viêm nang lông. Tránh cạo nhổ lông chân, tay. Nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày bằng các loại xà bông, dầu gội phù hợp. Không nên thay đổi dầu gội, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn như xà bông chứa hắc ín hoặc lưu huỳnh, bỏ các thói quen xấu như ngoáy mũi, tai mà không rửa tay ngay bằng xà phòng. Việc sử dụng quần áo bằng sợi tổng hợp, cứng cũng gây ra bệnh viêm nang lông. Vì thế cần lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi bằng chất vải mềm, hút ẩm và thoáng khí sẽ giúp phòng tránh bệnh viêm nang lông. Trong mùa hè, nên tránh mặc quần bó sát người, không đội mũ chặt. Độ ẩm và nóng cùng với quần áo chật sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Khi nghi ngờ mắc bệnh viêm nang lông, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm. Tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian điều trị của bác sĩ sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc không rõ nguồn gốc theo lời mách bảo hoặc đắp các loại thuốc lá lên tổn thương khiến tổn thương lan rộng và bệnh càng nặng hơn.
Trần Sinh T., 46 tuổi, TP. Hồ Chí Minh Hỏi: Kính thưa các bác sỹ cho em hỏi làm thế nào để phòng viêm màng bao hoạt dịch các khớp gối, cổ tay, cổ chân trong khi em thường xuyên đánh tennis và cầu lông. Chân thành cảm ơn các bác.Trả lời:Cảm ơn câu hỏi của bạn, liên quan đến vấn đề này bạn có thể truy cập thêm mạng để biết thêm chi tiết và chăm sóc bản thân tốt hơn. Bao hoạt dịch là các sợi xơ mềm, nằm ở mặt trong của bao khớp, có chức năng tiết ra hoạt dịch làm trơn, nuôi dưỡng sụn khớp và chống viêm nhiễm. Khi bao hoạt dịch bị tổn thương hay nhiễm trùng thì sẽ dầy lên, tiết hoạt dịch tăng lên gây tình trạng tràn dịch khớp hay viêm bao hoạt dịch. Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra ở các khuỷu tay, khủy vai hay khuỷu hông hoặc cũng có thể xảy ra ở đầu gối, gót chân và ngón chân cái. Các khớp càng thực hiện những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể gây viêm bao hoạt dịch. Viêm màng bao hoạt dịch là một trong những căn bệnh xương khớp khá phổ biến. Bệnh thường xảy ra tại các khớp ở tay chân do người bệnh hoạt động quá sức hay do nhiễm trùng và gây ra những cơn đau nhức. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh này với những nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị viêm màng bao hoạt dịch. Về nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch có khá nhiều:-Viêm bao hoạt dịch xảy ra thường là do các khớp hoạt động những động tác quá thường xuyên, làm kích thích các bao hoạt dịch quanh khớp. Chẳng hạn như động tác quỳ để làm việc gì đó, ngồi nhiều, tựa khủy tay quá lâu trong một thời gian dài hay sử dụng cánh tay, cổ tay, chân cho hoạt động nào đó một cách thường xuyên cũng gây viêm bao hoạt dịch. -Khớp gối và khớp khủy tay có bao hoạt dịch nằm sát dưới da, do đó, nếu khớp gối hay khuỷu tay bị chấn thương thì bao hoạt dịch rất dễ bị nhiễm trùng gây viêm bao hoạt dịch. -Ngoài ra, người càng lớn tuổi thì trình trạng xương khớp lão hóa cũng rất dễ có nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch. -Những người có sở thích hay hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi hoạt động một khớp nào đó thường xuyên và lâu dài khiến bao hoạt dịch tại vùng khớp đó chịu áp lực cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. -Các căn bệnh như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gout hay tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao. Các triệu chứng của viêm bao hoạt dịch gồm có:Viêm bao hoạt dịch thường gây ra các triệu chứng sau đây: -Người bị viêm bao hoạt dịch sẽ cảm thấy đau nhức tại các khớp bị viêm bao hoạt dịch; -Cứng khớp bị viêm bao hoạt dịch như khớp gối, cổ tay, cổ chân; -Cơn đau tăng lên mỗi khi di chuyển thì hoặc khi nhấn vào khu vưc khớp bị đau. Khớp bị sưng đỏ, ngoài ra kèm theo dấu hiệu bầm tím hay khu vực khớp này bị phát ban. Những cơn đau khớp này có thể kéo dài; -Cảm giác đau chói mỗi khi người bệnh hoạt động, ngay cả khi tập thể dục, người bệnh cũng có thể bị cơn sốt kèm theo. Về phương pháp điều trị viêm bao hoạt dịch, cần phối hợp:-Thuốc uống:thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm không steroid thường được sử dụng điều trị viêm bao hoạt dịch. Người bệnh cũng có thể dùng các thuốc ibuprofen như motrin, advil haynaproxen để giảm đau, giảm viêm. -Vật lý trị liệu: đó các phương pháp vật lý trị liệu hay những bài tập tăng cường cơ bắp tại các khớp bị ảnh hưởng nhằm giảm đau và ngăn ngừa bệnh tái phát. -Thuốc tiêm: thuốc corticosteroid được sử dụng để tiêm vào bao hoạt dịch nhằm giảm viêm , giảm đau nhanh chóng. -Phẫu thuật: trường hợp các phương pháp điều trị bằng thuốc uống, thuốc tiêm hay vật lý trị liệu không mang đến hiệu quả thì mổ lấy bao hoạt dịch là điều có thể xem xét nhưng đây không phải là biện pháp tối ưu. Để phòng chống viêm bao hoạt dịch, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, nên thực hiện như sau: -Không mang vật nặng để tránh làm tăng sức ép lên các bao hoạt dịch tại khớp vai; -Sử dụng miếng đệm, lót khi quỳ gối để giảm áp lực lên khớp gối; -Khi đứng lên ngồi xuống, nhớ căng đầu gối để tránh làm tăng sức ép bao hoạt dịch vùng hông; -Nghỉ giải lao hợp lý khi thường xuyên phải hoạt động trong một thời gian dài; -Tránh ngồi một chỗ quá lâu nhất là trên các bề mặt cứng để bao hoạt dịch vùng mông và hông không chịu nhiều áp lực bằng việc đi bộ nhẹ nhàng; -Tránh tăng cân, béo phì để giảm sức ép lên các khớp; -Khởi động cơ thể trước khi thực hiện các động tác gắng sức và luyện tập thể dục để bảo vệ xương khớp. Trên đây là những thông tin quý báu của các chuyên gia về bệnh lý cơ xương khớp, chúng tôi hy vọng những kiến thức trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm bao hoạt dịch. Từ đó, biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm bao hoạt dịch một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thuốc chữa trị bệnh viêm khớp để áp dụng chữa bệnh viêm bao hoạt dịch do viêm khớp gây ra.
Huỳnh Nhật H., 61 tuổi, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Hỏi: Các bác ơi ,cho em hỏi mẹ em bị đau bụng đi siêu âm phát hiện ra polype túi mật, có bác sỹ bảo cắt, có bác sỹ bảo không, em không biết như thế nào cho đúng và bệnh polype túi mật có nguy hiểm không? Em phải làm gì trong lúc này để giải thích đúng nhất cho mẹ em. Xin cho em lời khuyên, cam ơn các bác sỹ! Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của bạn rất thường gặp trong thực hành lâm sàng tiêu hóa. Polype hay polyp túi mật thường là lành tính và ít gây ra biến chứng, chỉ có khoảng 6-7% trường hợp có triệu chứng giống như sỏi mật là đau hạ sườn phải, đầy bụng, khó tiêu, đôi khi có sốt do nhiễm trùng xảy ra. Túi mật tuy nhỏ bé, nhưng đóng vai trò không nhỏ trong việc dự trữ điều tiết dịch mật để tống xuất mật từng đợt qua ống mật chủ xuống ruột khi có thức ăn vào đường tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là tiêu hóa chất béo. Ngoài sỏi túi mật, viêm túi mật, rối loạn vận động túi mật, thì polyp túi mật là một trong những bệnh hay gặp của túi mật. H6
Polyp túi mật là sự tăng sinh bất thường của các hình thái tổ chức mọc lồi lên trong lớp niêm mạc thành túi mật, đa phần là do cholesterol cấu thành. Polyp túi mật ảnh hưởng đến khoảng 5% về tần suất với nguyên nhân chưa được xác định rõ, nhưng có sự liên kết đến độ tuổi và sự hiện diện của sỏi mật. Khoảng 92% polyp túi mật là lành tính, không gây ra triệu chứng nên thường được phát hiện tình cờ. Số ít còn lại gây ra các dấu hiệu giống sỏi mật như: đau hạ sườn phải hoặc trên vùng rốn, buồn nôn, nôn, đầy bụng, ăn uống chậm tiêu hoặc polyp túi mật gây ra những biến chứng cấp tính như viêm túi mật, ứ trệ dịch mật. Mặc dù phần lớn polyp túi mật là lành tính, nhưng vẫn có khoảng 8% nguy cơ tiến triển thành ung thư. Cho nên việc phát hiện sớm và có các biện pháp dự phòng, can thiệp kịp thời là rất quan trọng để kiểm soát bệnh tốt hơn. H7
Không có bất kỳ loại thuốc nào có thể đánh tan hoàn toàn được polyp túi mật. Khi nghi ngờ ác tính, người bệnh chỉ còn cách cắt túi mật để dự phòng và sinh thiết xem kết quả lành hay ác tính. Kích thước, số lượng, có sự hiện diện của sỏi mật, viêm xơ đường mật hay không chính là những yếu tố có thể đánh giá nguy cơ ác tính của polyp. Trong đó, kích thước polyp được xem là tiêu chí đánh giá quan trọng nhất. Thông thường polyp túi mật có kích thước nhỏ hơn 10mm và không có triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị bạn theo dõi định kỳ 3-6 tháng/ một lần để đánh giá những thay đổi trong polyp túi mật và phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư (kích thước polyp phát triển nhanh so với lần siêu âm trước, chân polype lan rộng, hình không đều đặn, gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng như đau sốt tái phát nhiều lần) à Khi có những dấu hiệu này, người bệnh nên tiến hành cắt túi mật càng sớm càng tốt. Túi mật là một bộ phận của hệ thống đường mật ở ngoài gan, có chức năng dự trữ và cô đặc mật, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa bài tiết mật để giúp tiêu hóa thức ăn, do đó muốn cắt bỏ phải đúng chỉ định. Sau phẫu thuật, dịch mật sẽ được tiết thẳng vào tá tràng để phục vụ quá trình tiêu hóa. Quan điểm của y khoa nói chung có thể tóm lược: Nếu nghi ngờ polype phát hiện qua siêu âm mà bệnh nhân không có triệu chứng như đau, sốt thì nên kiểm tra lại sau 6 tháng hay một năm để theo dõi, đánh giá sự phát triển. Nếu sau thời gian đó mà không còn hình ảnh của polype thì không cần phải xử trí gì. H8
Hiện nay, với sự phát triển của y học, cắt bỏ polype đồng nghĩa với cắt bỏ toàn bộ túi mật. Hiện có nhiều kỹ thuật cắt bỏ túi mật như mổ mở và phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật bằng phương pháp nội soi là chuẩn vàng trong y khoa. Phương pháp phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm như là một phẫu thuật ít xâm hại, ít gây đau, ít biến chứng và sau mổ bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Chế độ ăn cho người bệnh polyp túi mật, để hạn chế sự phát triển của polyp, bạn cần thực hiện một chế độ ăn đảm bảo khoa học nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn đang có polyp túi mật, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, thức ăn chiên xào, rán, đồ chiên đi chiên lại nhiều lần, thức ăn nhanh, thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, pho mai, thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, tinh bột tinh chế như các loại bánh quy, bánh ngọt…Những loại thực phẩm người bệnh polyp túi mật nên ăn là những loại thực phẩm hoa quả giàu vitamin (B, C, D, E), chất khoáng như các loại quả họ cam, táo, lê giúp tăng cường sức khỏe gan mật, hạn chế nguy cơ hình thành và phát triển polyp. Thân chúc bạn khỏe!
Thúy Phượng-ketoanttycd@yahoo.com.vn Hỏi: Con tôi xét nghiệm máu tìm KST, kết quả như sau: Nhiễm Ecchinococus granulosis 0,39 và Fasciola 1,436. Xin cho hỏi phác đồ điều trị hai KST này. Chúng tôi ở tỉnh xa, không thể đến TP. HCM điều trị được nên nhờ các bác sĩ giúp dùm, vô cùng cảm ơn. Trả lời: Với kết quả xét nghiệm đơn giản như trên, không có xét nghiệm công thức máu toàn phần, men gan như thế nào, và cháu nhà bao nhiêu tuổi, cân nặng bao nhiêu, có triệu chứng gì không…nên khó có thể cho chị lời khuyên và đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn vì liệu đây có phải là ca bệnh thật sự nhiễm ký sinh trùng hay chỉ là xét nghiệm dương tính mà thôi. Để tư vấn chi tiêt, đề nghị chị cho biết các thông tin trên.
Thiện-paulroman9403@gmail.com Hỏi: Chào bác sĩ! Em đã xét nghiệm bệnh viện da liễu trung ương ở Quy Nhơn và kết quả là bị mày đay và viêm nhiễm amiđan nhưng về uống thuốc lại không hết nổi mày đay. Bây giờ em cần phải làm gì? Mong bác sĩ giúp đỡ. Em cảm ơn! Trả lời: Mày đay không phải là một bệnh lý đặc biệt nào mà đó là triệu chứng xuất phát từ nhiều căn bệnh khác nhau về nội khoa và truyền nhiễm, do vậy nếu chỉ nói mày đay mà không biết nguyên do là khó có thể điều trị dứt điểm bạn ạ. H6
Do vậy, chúng tôi đề nghị bạn nên đi khám thêm chuyên khoa dị ứng làm bilan các dị nguyên thường gặp gây ngứa cho người và bilan các loại giun sán thường gặp xem như thế nào, nếu kết quả cho thấy do nguyên nhân gì thì chúng ta có phác đồ điều trị chúng. Thân chúc bạn khỏe! ngyen ngoc phuong-phuongnguvtc@gmai.com Hỏi: Da bác sỹ, vợ em mang thai được 7 tháng vừa bị sán lá gan, giờ phải điều trị làm sao để khỏi bị đau nhức và ngăn chặn con sán ăn mòn lá gan và để cho em bé trong bụng mẹ phát triển bình thường, thưa bác sỹ! Trả lời: Đây quả thật là câu hỏi thú vị, liên quan đến sán lá gan trên phụ nữ mang thai có nhiều điểm rất đặc biệt và trong tình huống này chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn an tâm. Vì thuốc sán lá gan lớn không chỉ định điều trị cho phụ nữ mang thai, nhưng nếu ổ abces lớn có đe dọa đến tính mạng bệnh nhân và phôi thai va em bé thì việc cân nhắc điều trị cứu lấy cả mẹ lẫn con là rất cần thiết, quyết đinh này sẽ do bác sĩ và gia đình sản phụ quyết định và tư vấn với nhau để đạt kết quả tốt nhất. -Trong thực hành lâm sàng, thuốc điều trị sán Fasciola sp. loại TCBZ chống chỉ định trên các phụ nữ mang thai (bất luận thai kỳ nào) vì nguy cơ ảnh hưởng của thuốc và chất chuyển hóa trên phôi thai dựa trên các nghiên cứu động vật thực nghiệm. Điểm chung là chúng ta nên chờ sau khi thai phụ sinh xong rồi hãy điều trị ca bệnh sán Fasciola sp. là an tâm và an toàn nhất. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp đặc biệt, việc chỉ định thuốc TCBZ trên thai phụ đang mắc SLGL là vấn đề cần cân nhắc và thầy thuốc lâm sàng phải đánh giá giữa lợi ích-nguy cơ về phía mẹ và thai, nhất là các trường hợp sau đây: +Thai còn quá nhỏ tháng (thường 3 tháng đầu) nhưng đa ổ tổn thương hoặc 1 ổ có đường kính tổn thương quá lớn đe dọa vỡ gan, liệu có nên chờ đợi để sau khi sinh xong điều trị; +Thai là trường hợp con quý/ con hiếm đang mắc SLGL liệu có điều trị hay không để bệnh nhân không còn đau và khả năng giữ thai nhi trong tử cung tốt hơn; +Thai phụ bất luận ở thai kỳ nào, nhưng có cơn đau do SLGL nghiêm trọng dễ dẫn đến tăng cơn go tử cung và dẫn đến sẩy và sinh non; +Thai phụ đồng thời có tổn thương ở gan và lạc chỗ nơi khác do Fasciola sp.; +Thai phụ vừa mắc SLGL trên cơ địa một bệnh lý nền mạn tính sẵn có như tim mạch, hô hấp, … +Thai phụ mắc SLGL có biến chứng, chẳng hạn tràn dịch đa màng, rối loạn hô hấp, đe dọa tính mạng; +Điều trị bệnh nhân SLGL là các bà mẹ đang trong thời gian cho con bú là hoàn toàn có thể thực hiện, nhưng phải cân nhắc và giải thích rõ cho bệnh nhân giữa lợi ích-nguy cơ khi điều trị và không điều trị. H9
Cần lưu ý, cả hai trường hợp mắc bệnh SLGL trên phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ đang mang thai có được chỉ định điều trị hay không tùy thuộc vào quyết định thầy thuốc lâm sàng, ưu tiên tính mạng bệnh nhân và phôi thai (nếu có), không nên quá suy diễn từ điều trị mô hình động vật có những tác dụng ngoại ý rồi suy rộng ra trên người để rồi làm chậm tiến trình điều trị cho bệnh nhân hay sản phụ, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng hơn. Đôi khi gặp phải yêu cầu chấm dứt thai kỳ để điều trị bệnh SLGL từ một số phụ nữ mang thai là điều không thể chấp nhận và thầy thuốc cần đưa ra các lời khuyên khoa học-khía cạnh y đức.
Vũ Đức…. - chuyen.vux@msn.com, 180 Tây Mỗ, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội Hỏi: Kính chào các chuyên gia, bác sĩ! Em có câu hỏi như sau: Phụ nữ đang cho con bú mà uống thuốc sán lá gán lớn thì sau bao nhiêu ngày có thể cho con bú lại được ạ? Nếu cho trẻ bú sớm hơn thời gian đó thì có ảnh hưởng gì không? Trẻ mới được 7 tháng tuổi. Em xin trân trọng cảm ơn! Trả lời: Đây là một câu hỏi thú vị, về mặt thực hành thì thời gian dừng cho con bú trong thời gian đang dùng thuốc sán lá gan lớn, thực ra thuốc điều trị sán lá gan lớn chỉ dùng liều duy nhất nên vấn đề đào thải thuốc khoảng 1%, nên không ảnh hướng lớn đến quá trình cho con bú, nhưng để an toàn cho cháu, chúng ta có thể dừng thuốc trong 2 ngày dùng thuốc để sự đào thải thuốc và các chất chuyển hóa tốt nhất hãy cho bú trở lại. Thân chúc chị và cháu khỏe! H10
Lê Thị Hạnh-thihen74@gmail.com-tp Tam Kỳ Quảng Nam Hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi năm nay vào lớp 7 nhưng nặng 26 kg. Cháu linh hoạt, học tốt. Tôi chăm chế độ ăn không tồi, uống thuốc bổ định kì, siêu âm. Cháu ăn uống không nhiều, không ít. Mấy năm gần đây cháu không lên cân. Cháu hay bị no hơi vào buổi tối ở dưới xương ngực. Tôi hay cho cháu uống men tiêu hóa sống vào buổi sáng trước khi ăn 10 phút, đi tiện phân bình thường. Mong bác sĩ tư vấn tôi nên khám chữa trị cách nào cháu lớn nhanh như đứa trẻ khác! Trả lời: Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi khuyên chi nên cho cháu đi khám và tư vấn dinh dưỡng cho cháu ở tại các Bệnh viện Nhi lớn có khoa dinh dưỡng hoặc Viện dinh dưỡng để được các chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia tiêu hóa nhi khoa tư vấn hợp lý nhất.
Kiệt-tankiet.tnmt.tmr@gmail.com-Tu Mơ Rông, Kon Tum Hỏi: Các bác sĩ cho tôi hỏi: Tôi bị viêm loét hang vị, không nhiễm Helicobacter pylori, đã chữa trị lâu rồi nhưng chưa khỏi, thời gian này tôi bị đau nhiều. Tôi muốn hỏi bệnh viện mình có chuyên ngành chữa viêm loét hang vị không ạ?Tôi muốn được tư vấn trước khi xuống cơ sở mình khám thì gọi vào số điện thoại nào? Chân thành cảm ơn Trả lời: Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn có phòng khám chuyên khoa với nhiều bác sĩ chuyên khoa khác nhau như bác sỹ nội nhi, bác sỹ chuyên truyền nhiễm, chuyên xét nghiệm, chuyên về ký sinh trùng,…Do vậy, bệnh lý viêm dạ dày không có vi khuẩn H. pylori hay có vi khuẩn H. pylori đều thuộc bệnh lý nội khoa tiêu hóa nên có thể khám và điều trị được bạn ah. Hơn nữa, Viện chúng tôi hiện nay đã và đang trang bị nhiều trang thiết bị xét nghiệm cận lam sàng đa khoa và chuyên khoa ký sinh trùng, dị ứng nên có thể khám và phát hiện, cũng như chẩn đoán được nhiều bệnh lý nội khoa và truyền nhiễm thông thường. Anh chị có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại bác sỹ trưởng phòng khám của Viện là Ths.Bs. Nguyễn Xuân Thiện theo số 0905 168 199 để hẹn lịch khám nhé.
Pham Dang Khoi-dkhoi0707@gmail.com - Sài Gòn Hỏi: Xin cho hỏi tôi đang bị chàm /viêm da cơ địa ở lòng bàn tay đã nhiều năm không khỏi, da bị khô nứt nẻ và gây đau rát, đôi khi bị ngứa khi ăn các biển hay thịt bò. Cho tôi hỏi Viện ký sinh trùng Quy Nhơn có điều trị bệnh này không? Xin cám ơn! Nhân tiện cho tôi hỏi lịch làm việc của Viện để tôi sắp xếp công việc ra ngoài này chữa. Trả lời: Tương tự như câu hỏi trên, chúng tôi hàng ngày vẫn tiếp nhận và điều trị các bệnh lý liên quan đến truyền nhiễm, nội khoa, nhi khoa, ký sinh trùng, dị ứng và một số bệnh da liễu vì đây là các chuyên ngành gần với bệnh ký sinh tùng, vả lại nơi đây có nhiều bác sỹ được đào tạo các chuyên khoa khác nhau.
to binh-tobinh2@gmail.com-Kon tum Hỏi: Em muốn làm xét nghiệm cho cả gia đình thì có thể sắp xếp từ Kon Tum đi thời gian nào là phù hợp để có thế về trong ngày được ạ! Xin cảm ơn trước các bác sĩ! Trả lời:Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp như sau: Thông thường nếu bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân đến khám vào buối sáng trước 11 giờ thì kết quả xét nghiệm sẽ được trả vào thời điểm chiều cùng ngày. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm mà có thể có kết quả sớm hơn; Nếu đến vào buổi chiều thìkết quả thường nhận vào đầu giờ chiều ngày hôm sau (thường là xét nghiệm kiểm tra giun sán), nếu các xét nghiệm khác thông thường có thể cho kết quả ngay trong buổi chiều. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sỹ trưởng phòng khám để liên hệ theo số điện thoại 0905 103 496 (Ths.Bs. Nguyễn Xuân Thiện).
Lê Thị Thu-thuthd74@gmail.com-161/33Nguyễn Thái Học Hỏi: Em bị đau dạ dày, diễn biến bệnh như sau: Lần đầu tên em khám bác sĩ cho uống thuốc viêm dạ dày cấp nhưng uống 1 tuần không khỏi sau đó bác sĩ cho nội soi và kết luận sung huyết hang vj âm tính HP nhưng tếp tục uống thuốc không đỡ. Vậy cho em hỏi nếu khi uống thuốc dạ dày mà kết luận âm tính Hp là đúng hay sai. Hiện nay em đang ngưng thuốc để kiểm tra lại vậy trong thời gian là bao nhiêu lâu để em có thể đến phân viện kiểm tra lại! Trả lời: Câu hỏi ở đây không phải là đúng hay sai mà là bạn phải hiểu rằng cơ chế của viêm loét tiêu hóa nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng rất đa dạng và nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Thực tế lâm sàng và trong thực hành y khoa có thể phân ra: Viêm dạ dày ruột có HP dương tính và Viêm dạ dày ruột không có vi khuẩn HP, nên việc bác sỹ đã kê đơn thuốc sau khi đã chẩn đoán viêm dạ dày là hoàn toàn phù hợp theo từng ca bệnh họ chẩn đoán, không nên quy kết đúng hay sai! H11
Việc chẩn đoán viêm dạ dày được điều trị mà chưa khỏi hay không bớt có thể do nhiều nguyên nhân, một trong những yếu tố đó là các stress sang chấn âm tính hay dương tính, lo lắng, lo âu, làm việc căng thẳng, lạm dụng rượu bia, uống thuốc chưa đủ liều đủ ngày, thể bệnh viêm có loét hay không loét, viêm dạ dày cáp hay mạn tính, viêm dạ dày có phù nề hay không phù nề, viêm dạ dày do thần kinh X,....dẫn đến chậm khỏi bệnh hoặc không bớt bệnh. Nói tóm lại bạn nên đi khám và xét nghiệm nội soi lại, điều trị lại và chúc bạn điều trị mau khỏi bệnh nhé. H12
Trần Thị Ánh Ngà- anhngatran171@yahoo.com- Mỏ Cày Bắc, Bến Tre Hỏi: Nơi em làm thí nghiệm có rất nhiều ấu trùng của loài chironomidae. Nó làm ảnh hưởng đến thí nghiệm của em rất nhiều. Thí nghiệm em tiến hành trong môi trường nước (điều kiện môi trường giống ngoài đồng ruộng lúa). Xin cho em hỏi cách diệt ấu trùng của loài chironomidae mà ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhất. Em có thấy thông tin tiêu diệt muỗi bằng Methoprene, B.T.I hay Diflubenzuron nhưng không biết mua ở đâu. Em xin cảm ơn! Trả lời: Rất thông cảm cho lo lắng khi làm thí nghiệm của em đã bị loại ấu trùng này gây nhiễu. Liên quan đến ấu trùng này chúng tôi xin chia sẻ thông tin với bạn rằng Chironomidae là một họ ruồi phân bố trên toàn cầu. Chúng có quan hệ rất gần với Ceratopogonidae, Simuliidae và Thaumaleidae. Nhiều loài rất giống muỗi, nhưng chúng thiếu vảy cánh và miệng kéo dài của họ Culicidae. Họ này được chia thành 11 phân họ: Aphroteniinae, Buchonomyiinae, Chilenomyinae, Chironominae, Diamesinae, Orthocladiinae, Podonominae, Prodiamesinae, Tanypodinae, Telmatogetoninae, Usambaromyiinae. - Aagaardia Sæther, 2000
- Abiskomyia Edwards, 1937
- Ablabesmyia Johannsen, 1905
- Acalcarella
- Acamptocladius Brundin, 1956
- Acricotopus Kieffer, 1921
- Aedokritus
- Aenne
- Afrochlus
- Afrozavrelia Harrison, 2004[3]
- Allocladius
- Allometriocnemus
- Allotrissocladius
- Alotanypus Roback, 1971
- Amblycladius
- Amnihayesomyia
- Amphismittia
- Anaphrotenia
- Anatopynia Johannsen, 1905
- Ancylocladius
- Andamanus
- Antillocladius Sæther, 1981
- Anuncotendipes
- Apedilum Townes, 1945
- Aphrotenia
- Aphroteniella
- Apometriocnemus Sæther, 1984
- Apsectrotanypus Fittkau, 1962
- Archaeochlus
- Arctodiamesa Makarchenko, 1983[4]
- Arctopelopia Fittkau, 1962
- Arctosmittia
- Asachironomus
- Asclerina
- Asheum
- Australopelopia
- Austrobrillia
- Austrochlus
- Austrocladius
- Axarus Roback 1980
- Baeoctenus
- Baeotendipes Kieffer, 1913
- Bavarismittia
- Beardius
- Beckidia Sæther 1979
- Belgica
- Bernhardia
- Bethbilbeckia
- Biwatendipes
- Boreochlus Edwards, 1938
- Boreoheptagyia Brundin 1966
- Boreosmittia
- Botryocladius
- Brillia Kieffer, 1913
- Brundiniella
- Brunieria
- Bryophaenocladius Thienemann, 1934
- Buchonomyia Fittkau, 1955
- Caladomyia
- Camposimyia
- Camptocladius van der Wulp, 1874
- Cantopelopia
- Carbochironomus Reiss & Kirschbaum 1990
- Cardiocladius Kieffer, 1912
- Chaetocladius Kieffer, 1911
- Chasmatonotus
- Chernovskiia Sæther 1977
- Chilenomyia
- Chirocladius
- Chironomidae (genus)
- Chironominae
- Chironomini
- Chironomus Meigen, 1803
- Chrysopelopia
- Cladopelma Kieffer, 1921
- Cladotanytarsus Kieffer, 1921
- Clinotanypus Kieffer, 1913
- Clunio Haliday, 1855
- Coelopynia
- Coelotanypus
- Coffmania
- Collartomyia
- Colosmittia
- Compteromesa Sæther 1981
- Compterosmittia
- Conchapelopia Fittkau, 1957
- Conochironomus
- Constempellina Brundin, 1947
- Corynocera Zetterstedt, 1838
- Corynoneura Winnertz, 1846
- Corynoneurella Brundin, 1949
- Corytibacladius
- Cricotopus van der Wulp, 1874
- Cryptochironomus Kieffer, 1918
- Cryptotendipes Lenz, 1941
- Cyphomella Sæther 1977
- Dactylocladius
- Daitoyusurika
- Demeijerea Kruseman, 1933
- Demicryptochironomus Lenz, 1941
- Denopelopia
- Derotanypus
- Diamesa Meigen in Gistl, 1835
- Diamesinae
- Dicrotendipes Kieffer, 1913
- Diplocladius Kieffer, 1908
- Diplosmittia
- Djalmabatista Fittkau, 1968
- Doithrix
- Doloplastus
- Doncricotopus
- Dratnalia
- Echinocladius
- Edwardsidia
- Einfeldia Kieffer, 1924
- Endochironomus Kieffer, 1918
- Endotribelos
- Epoicocladius Sulc & ZavÍel, 1924
- Eretmoptera
- Eukiefferiella Thienemann, 1926
- Eurycnemus van der Wulp, 1874
- Euryhapsis Oliver, 1981
- Eusmittia
- Fissimentum
- Fittkauimyia
- Fleuria
- Freemaniella
- Friederia
- Georthocladius Strenzke, 1941
- Gillotia Kieffer, 1921
- Glushkovella
- Glyptotendipes Kieffer, 1913
- Goeldichironomus
- Graceus Goetghebuer, 1928
- Gravatamberus
- Gressittius
- Guassutanypus
- Guttipelopia Fittkau, 1962
- Gymnometriocnemus Goetghebeur, 1932
- Gynnidocladius
- Gynocladius Mendes, Sæther & Andrade-Morraye, 2005
- Hahayusurika
- Halirytus
- Halocladius Hirvenoja, 1973
- Hanochironomus
- Hanocladius
- Harnischia Kieffer, 1921
| - Harrisius
- Harrisonina
- Hayesomyia Murray & Fittkau, 1985
- Heleniella Gouin, 1943
- Helopelopia Roback, 1971
- Henrardia
- Heptagyia
- Heterotanytarsus Spärck, 1923
- Heterotrissocladius Spärck, 1923
- Hevelius
- Himatendipes
- Hirosimayusurika
- Hudsonimyia Roback, 1979[5]
- Hydrobaenus
- Hydrosmittia
- Hyporhygma
- Ichthyocladius Fittkau, 1974
- Ikiprimus
- Ikisecundus
- Imparipecten
- Indoaxarus
- Indocladius
- Ionthosmittia
- Irisobrillia
- Kaluginia
- Kamelopelopia
- Kaniwhaniwhanus
- Kiefferophyes
- Kiefferulus Goetghebuer, 1922
- Knepperia
- Kloosia Kruseman 1933
- Krenopelopia Fittkau, 1962
- Krenopsectra
- Krenosmittia Thienemann & Krüger, 1939
- Kribiobius
- Kribiocosmus
- Kribiodosis
- Kribiopelma
- Kribiothauma
- Kribioxenus
- Kurobebrillia
- Kuschelius
- Labrundinia Fittkau, 1962
- Lappodiamesa Serra-Tosio, 1968
- Lappokiefferiella
- Lapposmittia
- Larsia Fittkau, 1962
- Lasiodiamesa Kieffer, 1924
- Laurotanypus
- Lauterborniella Thienemann & Bause, 1913
- Lepidopelopia
- Lepidopodus
- Lerheimia
- Limaya
- Limnophyes Eaton, 1875
- Lindebergia
- Linevitshia
- Lipiniella Shilova 1961
- Lipurometriocnemus
- Lithotanytarsus
- Litocladius Andersen, Mendes & Sæther 2004
- Ljungneria
- Lobodiamesa
- Lobomyia
- Lobosmittia
- Lopescladius
- Lunditendipes
- Lyrocladius Mendes & Andersen, 2008
- Macropelopia Thienemann, 1916
- Macropelopini
- Manoa
- Maoridiamesa
- Mapucheptagyia
- Maryella
- Mecaorus
- Megacentron
- Mesocricotopus
- Mesosmittia Brundin, 1956
- Metriocnemus van der Wulp, 1874
- Microchironomus Kieffer, 1918
- Micropsectra Kieffer, 1909
- Microtendipes Kieffer, 1915
- Microzetia
- Molleriella
- Mongolchironomus
- Mongolcladius
- Mongolyusurika
- Monodiamesa Kieffer, 1922
- Monopelopia Fittkau, 1962
- Murraycladius
- Nakataia
- Nandeca
- Nanocladius Kieffer, 1913
- Naonella
- Nasuticladius
- Natarsia Fittkau, 1962
- Neelamia
- Neobrillia
- Neopodonomus
- Neostempellina
- Neozavrelia Goetghebuer, 1941
- Nesiocladius
- Nilodorum
- Nilodosis
- Nilotanypus Kieffer, 1923
- Nilothauma Kieffer, 1921
- Nimbocera
- Notocladius
- Odontomesa Pagast, 1947
- Okayamayusurika
- Okinawayusurika
- Olecryptotendipes
- Oleia
- Oliveridia Sæther, 1980
- Omisus Townes, 1945
- Onconeura
- Ophryophorus
- Oreadomyia
- Orthocladiinae
- Orthocladius van der Wulp, 1874
- Oryctochlus
- Oukuriella
- Pagastia Oliver, 1959
- Pagastiella Brundin, 1949
- Paraboreochlus Thienemann, 1939
- Parachaetocladius
- Parachironomus Lenz, 1921
- Paracladius Hirvenoja, 1973
- Paracladopelma Harnisch, 1923
- Paracricotopus Thienemann & Harnisch, 1932
- Parakiefferiella Thienemann, 1936
- Paralauterborniella Lenz, 1941
- Paralimnophyes Brundin, 1956
- Paramerina Fittkau, 1962
- Parametriocnemus Goetghebuer, 1932
- Pamirocesa
- Paraborniella
- Parachironominae
- Paradoxocladius
- Paraheptagyia
- Paranilothauma
- Parapentaneura
- Paraphaenocladius Thienemann, 1924
- Paraphrotenia
- Parapsectra Reiss, 1969
- Parapsectrocladius
- Parasmittia
- Paratanytarsus Thienemann & Bause, 1913
- Paratendipes Kieffer, 1911
- Paratrichocladius Thienemann, 1942
- Paratrissocladius ZavÍel, 1937
| - Parochlus Enderlein, 1912
- Parorthocladius Thienemann, 1935
- Parvitergum
- Paucispinigera
- Pelomus'
- Pentaneura
- Pentaneurella
- Pentaneurini
- Pentapedilum
- Petalocladius
- Phaenopsectra Kieffer, 1921
- Physoneura
- Pirara
- Platysmittia Sæther, 1982
- Plhudsonia
- Podochlus
- Podonomopsis
- Podonomus
- Polypedilum Kieffer, 1912
- Pontomyia
- Potthastia Kieffer, 1922
- Prochironomus
- Procladiini
- Procladius Skuse, 1889
- Prodiamesa Kieffer, 1906
- Propsilocerus
- Prosmittia
- Protanypus Kieffer, 1906
- Psectrocladius Kieffer, 1906
- Psectrotanypus Kieffer, 1909
- Pseudobrillia
- Pseudochironomus Malloch, 1915
- Pseudodiamesa Goetghebuer, 1939
- Pseudohydrobaenus
- Pseudokiefferiella Zavrel, 1941
- Pseudorthocladius Goetghebuer, 1932
- Pseudosmittia Goetghebuer, 1932
- Psilochironomus
- Psilometriocnemus Sæther, 1969
- Pterosis
- Qiniella
- Reissmesa
- Rheochlus
- Rheocricotopus Brundin, 1956
- Rheomus
- Rheomyia
- Rheopelopia Fittkau, 1962
- Rheosmittia Brundin, 1956
- Rheotanytarsus Thienemann & Bause, 1913
- Rhinocladius
- Riethia
- Robackia Sæther, 1977
- Saetheria Jackson, 1977
- Saetheriella Halvorsen, 1982[6]
- Saetherocladius
- Saetherocryptus
- Saetheromyia
- Saetherops
- Sasayusurika
- Schineriella Murray & Fittkau, 1988
- Semiocladius
- Setukoyusurika
- Seppia
- Sergentia Kieffer, 1922
- Shangomyia
- Shilovia
- Skusella
- Skutzia
- Smittia Holmgren, 1869
- Stackelbergina
- Stelechomyia
- Stempellina Thienemann & Bause, 1913
- Stempellinella Brundin, 1947
- Stenochironomus Kieffer, 1919
- Stictochironomus Kieffer, 1919
- Stictocladius
- Stictotendipes
- Stilocladius Rossaro, 1979
- Sublettea
- Sublettiella
- Sumatendipes
- Symbiocladius Kieffer, 1925
- Sympotthastia Pagast, 1947
- Syndiamesa Kieffer, 1918
- Synendotendipes Grodhaus, 1987
- Synorthocladius Thienemann, 1935
- Tanypodinae
- Tanypus Meigen, 1803
- Tanytarsini
- Tanytarsus van der Wulp, 1874
- Tavastia
- Telmatogeton Schiner, 1866
- Telmatopelopia Fittkau, 1962
- Telopelopia
- Tempisquitoneura
- Tethymyia
- Thalassomya Schiner, 1856
- Thalassosmittia Strenzke & Remmert, 1957
- Thienemannia Kieffer, 1909
- Thienemanniella Kieffer, 1911
- Thienemannimyia Fittkau, 1957
- Thienemanniola
- Tobachironomus
- Tokunagaia Sæther, 1973
- Tokunagayusurika
- Tokyobrillia
- Tosayusurika
- Townsia
- Toyamayusurika
- Tribelos Townes, 1945
- Trichochilus
- Trichosmittia
- Trichotanypus Kieffer, 1906
- Trissocladius Kieffer, 1908
- Trissopelopia Kieffer, 1923
- Trondia
- Tsudayusurika
- Tusimayusurika
- Tvetenia Kieffer, 1922
- Unniella Sæther, 1982
- Usambaromyia Andersen & Sæther, 1994[7]
- Virgatanytarsus Pinder, 1982
- Vivacricotopus
- Wirthiella
- Xenochironomus Kieffer, 1921
- Xenopelopia Fittkau, 1962
- Xestochironomus
- Xestotendipes
- Xiaomyia
- Xylotopus
- Yaeprimus
- Yaequartus
- Yaequintus
- Yaesecundus
- Yaetanytarsus
- Yaetertius
- Yama
- Zalutschia Lipina, 1939
- Zavrelia Kieffer, 1913
- Zavreliella Kieffer, 1920
- Zavrelimyia Fittkau, 1962
- Zelandochlus
- Zhouomyia
- Zuluchironomus
|
Cách xử trí của bạn là phù hợp rồi. Để biết thêm thông tin vè ấu trùng này, bạn có thể truy cập và tìm thêm trong:1.J.H. Epler. 2001. Identification manual for the larval Chironomidae (Diptera) of North and South Carolina. North Carolina Department of Environment and Natural Resources. 2.Armitage, P., Cranston, P.S., and Pinder, L.C.V. (eds.) (1994) The Chironomidae: Biology and Ecology of Non-biting Midges. Chapman and Hall, London, 572 pp. 3.Ekrem, Torbjørn. “Systematics and biogeography of Zavrelia, Afrozavrelia and Stempellinella (Diptera: Chironomidae)”. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2009. 4.Makarchenko, Eugenyi A. (2005). “A new species of Arctodiamesa Makarchenko (Diptera: Chironomidae: Diamesinae) from the Russian Far East, with a key to known species of the genus” (PDF). Zootaxa 1084: 59–64. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2009. 5.Caldwell, Broughton A.; Soponis, Annelle R. (1982). “Hudsonimyia Parrishi, a New Species of Tanypodinae (Diptera: Chironomidae) from Georgia” (PDF). The Florida Entomologist (Lutz, FL, USA: Florida Entomological Society) 65 (4): 506–513. doi:10.2307/3494686. ISSN 0015-4040. JSTOR 3494686. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2009. 6.Halvorsen, Godtfred A. (1982). “Saetheriella amplicristata gen. n., sp. n., a new Orthocladiinae (Diptera: Chironomidae) from Tennessee”. Aquatic Insects, International Journal of Freshwater Entomology (Taylor & Francis) 4 (3): 131-136. doi:10.1080/01650428209361098. 7.Andersen, Trond; Sæther, Ole A. (tháng 1 năm 1994). “Usambaromyia nigrala gen. n., sp. n., and Usambaromyiinae, a new subfamily among the Chironomidae (Diptera)”. Aquatic Insects, International Journal of Freshwater Entomology (Taylor & Francis) 16 (1): 21-29. doi:10.1080/01650429409361531. ISSN 1744-4152. huetran198408@gmail.com-thôn Quan Nam 3, Hoà Liên, H. Hoà Vang, TP. Đà Nẵng
Hỏi: Chào viện Sốt rét- ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn ! e có một cháu trai 8 tuổi, nặng 32 kg. Vừa qua cháu liên tục đau vùng bụng, đau nhiều lần từng con trong ngày, thường kéo dài 30 phút. đi khám tại BV Phụ sản-Nhi Đà Nẵng cho kết luận bị nhiễm sán chó, kê đơn cho uống 7 viên thuốc sán và hẹn tái khám sau 2 tháng, khi tái khám xét nghiệm lại kết quả vẫn dương tính và tăng, kê đơn 7 viên thuốc sán và hẹn 3 tháng sau tái khám. Đến nay thời gian đã được gần 2 tháng, cháu vẫn có hiện tượng lâu lâu bị đau. Vậy trong thời gian BV hẹn 3 tháng đó, e muốn dẫn cháu vào viện Quy Nhơn để kiểm tra, xét nghiệm để điều trị có được không, hay phải chờ ạ! xin trả lời sớm giúp, xin cảm ơn! Trả lời: Bạn có thể đưa cháu vào Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn chúng tôi để khám và được các bác sỹ ở đây phúc đáp, tư vấn, khám và điều trị !
Lien Quan, TP. Pleiku, Gia Lai Hỏi: Các bác sĩ ơi cho em hỏi trong xét nghiệm nước tiểu bằng máy có chỉ số tỷ trọng, pH nước tiểu nhưng tôi không biết chúng óc ý nghĩa như thé nào mong bác sĩ chỉ ra giúp Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn là thuộc về chuyên môn xét nghiệm sinh hóa nước tiểu, chúng tôi xin phúc đáp các phần liên quan như sau: 1. Đo tỷ trọng nước tiểu: Đo tỷ trọng bằng một tỷ niệu kế có chia vạch từ 1,00 đến 1,060. Để vào một ống đong 100 ml nước tiểu, thả vào đó một tỷ niệu kế, sao cho tỷ niệu kế đứng lơ lửng, không chạm vào thành ống đong, không chạm đáy ống đong. Khi tỷ niệu kế đứng yên, đọc vạch tương ứng với phần dưới mặt khum nước, đồng thời đo nhiệt độ nước tiểu. Tính kết quả nên dùng bảng Bouchardat để quy về 150C rồi tính toán. Tuỳ theo nhiệt độ trên hoặc dưới 150C mà ta cộng hoặc trừ những sai số vào sai số lẻ thứ 3 của tỷ trọng đã đọc được. Phiên giải kết quả Tỷ trọng nước tiểu thay đổi trong từng giờ, để thăm dò chức năng thận cần đo nước tiểu từng phần trong ngày. Tỷ trọng cũng thay đổi theo cường độ làm việc, thời tiết, khí hậu, độ cô đặc nước tiểu, các chất dinh dưỡng hấp thu vào. -Bình thường ở nhiệt độ 150C, tỷ trọng dao động 1,014-1,028 trong 24 giờ; -Thay đổi trong bệnh lý: tỷ trọng thấp khi chức năng tái hấp thu của thận kém và tỷ trọng cao khi bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Bảng đối chiếu Bouchardat với mẫu bệnh phẩm nước tiểu Nhiệt độ nước tiểu | Sai số phải điều chỉnh | Nhiệt độ nước tiểu | Sai số phải điều chỉnh | Nước tiểu thường | Nước tiểu có đường | Nước tiểu thường | Nước tiểu có đường | 0 | - 0,9 | -1,3 | 18 | +0,3 | + 0,6 | 1 | - 0,9 | -1,3 | 19 | +0,3 | +0,8 | 2 | - 0,9 | -1,3 | 20 | +0,9 | + 1,0 | 3 | - 0,9 | -1,3 | 21 | +0,9 | + 1,2 | 4 | - 0,9 | -1,3 | 22 | + 1,1 | + 1,4 | 5 | - 0,9 | -1,3 | 23 | + 1,3 | + 1,6 | 6 | - 0,8 | -1,2 | 24 | + 1,5 | + 1,9 | 7 | - 0,8 | -1,1 | 25 | + 1,7 | + 2,2 | 8 | - 0,7 | -1,0 | 26 | + 2,0 | + 2,5 | 9 | - 0,6 | -0,9 | 27 | + 2,3 | + 2,8 | 10 | - 0,5 | -0,8 | 28 | + 2,5 | + 3,1 | 11 | - 0,4 | -0,7 | 29 | + 2,7 | + 3,4 | 12 | - 0,3 | -0,6 | 30 | + 3 | + 3,7 | 13 | - 0,2 | -0,4 | 31 | + 3,3 | + 4,0 | 14 | - 0,1 | -0,2 | 32 | + 3,6 | + 4,3 | 15 | 00 | 00 | 33 | + 3,9 | + 4,7 | 16 | + 0,1 | + 0,2 | 34 | + 4,2 | + 5,0 | 17 | + 0,2 | + 0,4 | 35 | + 4,6 | + 5,5 |
2. Đo độ pH nước tiểu Thuật ngữ pH lần đầu tiên mô tả bởi nhà sinh hóa Đan Mạch tên là Soren Peter Lauritz Sørensen vào năm 1909. pH viết tắt của "power of hydrogen" trong đó "p" là viết tắt của từ tiếng Đức chỉ tiềm lực potenz và H là biểu tượng yếu tố cho hydrogen và chữ H in hoa vì biểu thị nguyên tố. Đo pH bằng thuốc thử -Nguyên tắc: Xác định pH bằng cách quan sát màu nước tiểu khi cho thêm thuốc thử, màu sắc được so sánh dựa trên bảng so màu theo độ pH đã tính sẵn. -Cách lấy nước tiểu: tốt nhất là nên đo ngay mẫu nước tiểu mới lấy, nếu nước tiểu để lâu trên 24 giờ hoặc chưa xét nghiệm ngay thì phải bảo quản ở nơi lạnh và có phủ một lớp toluen. -Thuốc thử: gồm đỏ methyl 0,125g, xanh bromothymol 0,40g, NaOH N20 vừa đủ để hoà tan. Nước cất 2 lần vừa đủ 1000ml -Tiến hành: Cho 5 giọt thuốc thử vào 10 ml nước tiểu trong, lắc đều rồi quan sát màu trên nền trắng so màu với bảng sau: Độ pH | Màu sắc | Độ pH | Màu sắc | 4,6 | Đỏ lựu | 6,2 | Xanh lục | 5 | Hồng vỏ tôm luộc | 6,6 | Màu trung gian giữa | 5,4 | Hồng vàng | 7 | Lục nước và xanh lá | 5,8 | Vàng ánh xanh | 7,4 | Xanh lá cây |
-Nhận định kết quả: Bình thường: pH nước tiểu từ 5-8, độ pH nước tiểu sẽ thay đổi theo chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe, riêng pH nước tiểu buổi sáng ở người bình thường cố định. Nếu ăn thịt nhiều pH xuống đến 5, ăn nhiều rau pH lên đến 8, nếu mỏi cơ bắp làm pH giảm. trong bệnh lý, pH tăng trong trường hợp nhiễm kiềm và pH giảm trong nhiễm acid. 2.2. Đo pH bằng giấy thử
Hình 17. Đo độ pH nước tiểu bằng giấy thử và so bảng màu -Cắt một miếng giấy đo pH nhúng vào mẫu nước tiểu bệnh nhân trong 1-2 giây rồi đợi giấy đổi màu và so sánh với bảng màu chuẩn có sẵn và xác định pH nước tiểu: + Giấy thử có màu vàng-đỏ: nước tiểu có tính acid à luận giải bệnh lý? + Giấy thử có màu xanh lá cây hoặc xanh dương: nước tiểu có tính kiềm à luận giải nguyên nhân? Một điều cần chú ý rằng bảng mẫu có thể bị sai sót do quá trình sử dụng lâu dài và gây nhạt màu chuẩn. Hiện nay, trên thị trường và tại các phòng thí nghiệm/ xét nghiệm đã trang bị một số máy đo pH máu, nước tiểu và nước bọt nên đo độ pH dễ dàng và nhanh chóng hơn, cấu tạo của máy giống như một cây bút chỉ. 3. Độ pH nước tiểu trong tình trạng bình thường và bệnh lý đặc biệt Trong một cơ thể khỏe mạnh cân bằng, độ pH nước tiểu hơi acid vào buổi sáng pH 6,5-7 và dần trở nên kiềm hơn vào buổi tối pH 7,5-8. Tuy nhiên, độ pH bình thường của nước tiểu có thể dao động và chấp nhận được từ mức không khỏe mạnh pH 4,6 đến pH > 8. Ngoài giá trị này kéo dài là một tình trạng bệnh lý. Khi pH nước tiểu cao có thể cho biết cơ thể đang bị lấy đi các chất kiềm ở mô cơ thể để làm vùng đệm cho cơ thể đang trong tình trạng quá acid, hoặc chỉ đơn giản là một số khoáng chất kiềm dư được loại bỏ bởi cơ thể. Khi pH nước tiểu < 6 trong thời gian dài, nó là một dấu hiệu dịch cơ thể quá acid và thận phải là việc để giải thoát cơ thể khỏi môi trường acid. pH nước tiểu đánh giá tình trạng toan kiềm của quá trình chuyển hóa và hệ hô hấp. pH đánh giá tính acid hoặc kiềm của nước tiểu thông qua nồng độ ion H+ tự do trong nước tiểu, pH =7 là giá trị trung tính của nước tiểu. pH đánh giá khả năng duy trì nồng độ ion H+ trong huyết tương và dịch ngoại bào của ống thận. Thận duy trì cân bằng acid- base chủ yếu qua sự tái hấp thu muối và bài tiết hydro, ion amoni của ống thận. Sự bài tiết nước tiểu tính acid hoặc tính kiềm từ thận là cơ chế quan trọng để duy trì sự hằng định pH của cơ thể. Nước tiểu có tính acid (pH < 6) Nước tiểu có tính acid xảy ra trong các trường hợp: -Toan chuyển hóa, suy thận cấp, tiểu đường nhiễm keton acid, tiêu chảy, nôn ói nhiều, hội chứng urê máu cao (suy thận cấp hoặc mạn tính), nhịn đói lâu ngày; -Nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn E. coli; -Toan hô hấp do ứ CO2: bệnh phổi tắc ngẽn mạn tính (COPD), hen phế quản nặng; -Giảm kali máu: ăn uống kém, hội chứng tiết ADH không thích hợp; -Điều trị lợi tiểu nhóm thiazid tạo ra nước tiểu có tính acid; -Chế độ ăn nhiều đạm và thịt sẽ làm acid hóa nước tiểu; -Tiểu đạm trong suy thận mạn, đái tháo đường, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, thiếu nước; -Tiểu ceton: đái tháo đường không điều trị tốt, ăn ít cabonhydrat, nghiện rượu, suy thai; -Tiểu máu: nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, u bàng quang, u thận, viêm niệu quản, bàng quang, niệu đạo; Nước tiểu có tính kiềm (pH > 8) -Nhiễm trùng đường tiểu do Proteus sp. và Pseudomonas sp. gây phân hủy urea; -Toan hóa ống thận, suy thận mạn; -Kiềm chuyển hóa do nôn ói, kiềm hô hấp do tăng thông khí, thở nhanh; -Vi khuẩn từ nhiễm trùng đường tiểu làm nước tiểu có tính kiềm; -Ăn nhiều rau quả đặc biệt là cây họ đậu, cam quít làm kiềm hóa nước tiểu. Hy vong với phần trình bày ở trên đồng nghiệp đã hài lòng và nhận ra vai trò của các giá trị thông số trên. Thân chúc khỏe!
|