|
Image copyrightTHINKSTOCK |
Ngủ trưa dài là `dấu hiệu cảnh báo` bị bệnh tiểu đường typ 2
Ngày 25/9/2016. BBC News-Ngủ trưa dài là 'dấu hiệu cảnh báo' bị bệnh tiểu đường typ 2 (Long daytime naps are 'warning sign' for type-2 diabetes). Các nhà nghiên cứu Nhật bản cho biết ngủ trưa hơn một giờ vào ban ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường typ 2, họ phát hiện ra mối liên kết sau khi phân tích các nghiên cứu quan sát liên quan đến hơn 300.000 người.
Theo các chuyên gia Anh Quốc (UK) những người bị bệnhmãn tính và bệnh tiểu đường không được chẩn đoán thường cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày nhưng họ cho rằng không có bằng chứng cho thấy ngủ trưa gây ra hoặc làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Các cuộc nghiên cứu lớn, được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Tokyo, đã được trình bày tại một cuộc họp của Hiệp hội châu Âu về Nghiên cứu bệnh tiểu đường (European Association for the Study of Diabetes) ở Munich cho thấy có một mối liên hệ giữa giấc ngủ trưa vào ban ngày dài hơn 60 phút và một nguy cơ gia tăng 45% của bệnh tiểu đường typ 2 so với người không chợp mắt vào ban ngày nhưng không có liên kết với những giấc ngủ trưa phút ít hơn 40 phút. Mô hình về giấc ngủ (Sleeping patterns) Các nhà nghiên cứu cho biết những giấc ngủ trưa dài có thể là một kết quả của việc ngủ không yên giấc vào ban đêm có khả năng gây ra bởi chứng ngưng thở khi ngủ và sự rối loạn giấc ngủ này có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các vấn đề về tim mạch và các rối loạn chuyển hóa khác kể cả bệnh tiểu đường typ 2. Mất ngủ do công việc hay do đời sống xã hội cũng có thể dẫn đến tăng sự thèm ăn có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường typ 2. Tuy nhiên, nó cũng có thể cho thấy những người không khỏe mạnh hoặc trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường có nhiều khả năng ngủ trưa lâu hơn trong ngày, các tác giả cho biết ngủ trưa ngắn hơn ngược lại có nhiều khả năng làm tăng sự tỉnh táo và kỹ năng vận động . 'Dấu hiệu cảnh báo sớm' ('Early warning sign') Naveed Sattar, giáo sư y khoa chuyển hóa tại Đại học Glasgow cho biết hiện nay có rất nhiều bằng chứng về một số loại liên kết giữa rối loạn giấc ngủ và bệnh tiểu đường: "Có thể những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường cũng gây ra ngủ trưa bao gồm lượng đường hơi cao, nghĩa là ngủ trưa có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường". Tuy nhiên, các thử nghiệm thích hợp là cần thiết để xác định xem liệu mô hình về giấc ngủ có tạo ra một sự khác biệt đến "kết quả sức khỏe thực sự" (real health outcomes) hay không. TS. Benjamin Cairns, đơn vị dịch tễ học ung thư tại Đại học Oxford cho biết phát hiện này cần được xử lý một cách thận trọng: "Nhìn chung không thể đưa ra kết luận về quan hệ nhân quả dựa trên các nghiên cứu quan sát đơn thuần vì thông thường họ không thể loại trừ các cách giải thích khác cho những phát hiện của họ".
|