Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 2 4 8
Số người đang truy cập
2 5 0
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
Hỏi đáp y học thường thức và chuyên ngành ký sinh trùng tháng 10 năm 2016 (Phần 2)

Văn Thế M., 46 tuổi, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Hỏi: Xin chào các bác sỹ, hôm trước có đi chơi vớ nhóm bạn có biết hiện nay người ta đề cao vai trò của bắp cải trong việc bổ dưỡng sức khỏe và chống lại căn bệnh ưng thư nói chung, tôi không biết thực hư ra sao và có chứng minh khoa học không, xin các anh chị cho biết. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của anh chị và đây được xem là vấn đề sức khỏe không dùng thuốc mà các nhà khoa học Mỹ gần đây công bố trên các tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm chức năng rất nhiều lần. Nói đến bắp cải, có rất nhiều công dụng và tính năng hữu ích khác nhau trong hỗ trợ điều trị và phòng bệnh. Bắp cải được sử dụng làm thuốc ở châu Âu từ thời Thượng cổ. Người ta đã gọi nó là "Thầy thuốc của người nghèo".

Bắp cải là loại rau rất quen thuộc và phát triển mạnh vào mùa đông, xuân và là loại rau bổ dưỡng, vừa dùng để ăn, chữa bệnh, vừa dùng để làm đẹp. Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol. Tuy nhiên, ở loại rau này còn có nhiều công dụng khác nữa mà chúng ta ít biết tới. Sau đây, chúng tôi xin tổng hợp công dụng của bắp cải để bạn có thể tham khảo và thấy được giá trị của chúng:


Hình 1

(i) Giúp hình thành tế bào hồng cầu: Sắt là một thành phần giúp thúc đẩy quá trình hình thành của các tế bào hồng cầu, do đó tránh được các triệu chứng của bệnh thiếu máu. Tiêu thụ cải bắp kết hợp với nước cam hoặc nước bưởi có khả năng tối ưu hóa sự hấp thụ chất sắt từ bắp cải.

(ii) Ngăn ngừa ung thư: Bắp cải và các loại rau cùng họ có chứa một chất có thể chống lại tế bào ung thư trong cơ thể. Chúng là những chất kích thích các enzym để kiềm chế tốc độ tăng trưởng khối u. Nghiên cứu ở Trung Quốc cũng chỉ ra rằng những phụ nữ tiêu thụ một số lượng nhất định các loại rau như bắp cải, bông cải xanh giảm nguy cơ của các triệu chứng ung thư vú.

(iii) Tốt cho tim mạch: Hàm lượng kali trong bắp cải rất nhiều, tốt cho sức khỏe tim mạch và duy trì lưu thông máu khỏe mạnh đồng thời tránh tắc nghẽn các mạch máu đến tim. Kali cũng là một hợp chất tốt để làm giảm các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Hàm lượng kali cao trong bắp cải là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo tốt cho bệnh tăng huyết áp;

(iv) Tăng cường miễn dịch: Không chỉ trái cây như cam, nho hoặc táo mới có nhiều vitamin C, trong bắp cải cũng có rất nhiều loại vitamin này, do đó sẽ làm cho hệ thống miễn dịch phát triển mạnh hơn. Vitamin C cũng rất tốt cho chăm sóc sức khỏe làn da

(v) Giảm trọng lượng cơ thể: Bắp cải là một trong những loại rau tốp đầu được đề nghị cho những người muốn giảm cân một cách tự nhiên lành mạnh. Bắp cải có chứa rất nhiều thành phần hữu ích của vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác. Bạn có thể ăn bắp cải với số lượng lớn vì nó có hàm lượng chất xơ đủ cao và ít calo, nó sẽ không làm tăng trọng lượng của bạn.

(vi) Giải độc cơ thể: Do có chứa hàm lượng vitamin C và lưu huỳnh cao, bắp cải có thể giúp loại bỏ độc tố (gốc tự do). Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân chính của bệnh viêm khớp, bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp và bệnh gút.

(vii) Tốt cho não: Bắp cải hoặc các loại rau họ cải là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin K và anthocyanin có thể giúp cho sức khỏe tâm thần và sự tập trung của não bộ. Các dưỡng chất này cũng có thể ngăn ngừa tổn thương thần kinh, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí. Vì vậy, bắp cải rất có lợi cho sức khỏe não bộ của bạn.

(viii) Tốt cho mắt: Bắp cải là một nguồn giàu rau quả có chứa beta-carotene. Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người có tuổi, thường xuyên ăn bắp cải cho họ khả năng ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng và có thể cải thiện sức khỏe mắt cũng như ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Chất beta carotene theo một số nghiên cứu có thể giảm ung thư tuyến tiền liệt.

(ix) Chống viêm: Bắp cải có chất chống viêm và là một nguồn chính glutamine. Glutamine là một chất chống viêm mạnh, vì vậy, ăn bắp cải có thể làm giảm tác dụng của các bệnh như viêm, kích ứng, dị ứng, đau khớp, sốt và các rối loạn về da.

(x) Sức khỏe xương cốt: Bắp cải chứa các khoáng chất như canxi, magiê và kali. Khoáng chất này được biết đến với khả năng duy trì sức khỏe của xương.

(xi) Đối phó với bệnh nhức đầu: Sử dụng lá bắp cải như một miếng gạc ấm có thể giúp giảm đau đầu. Hơn nữa, nghiền lá bắp cải và đặt nó trên trán cũng có thể giảm đau đầu. Đối với bệnh đau đầu mạn, uống nước ép bắp cải (25-50ml) có thể giúp xóa bỏ những cơn đau đầu.

(xii) Nhuận tràng: Giống như lợi ích của việc ăn các loại rau khác, bắp cải cũng là một loại rau giúp việc đại tiện dễ dàng do có nhiều hàm lượng chất xơ trong rau.

(xiii) Tốt cho thai nhi: Axit folic rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, vì vậy, cho phụ nữ mang thai ăn bắp cải giúp hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng axit folic.


Hình 2

Trong thời gian gần đây, người ta đã sử dụng bắp cải để chữa đau dạ dày. Năm 1948, người ta đã phát hiện trong bắp cải có chứa vitamin U có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột. Do đó, bắp cải có thể dùng làm thuốc chống loét dạ dày, ruột tá (tá tràng), viêm dạ dày ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng. Vitamin U bị huỷ ở nhiệt độ cao, nên người ta phải dùng nước ép bắp cải tươi. Một kg lá bắp cải tươi sẽ cho ta từ 500ml tới 700ml nước ép, nếu giã lấy nước cốt thì được 350-500ml.Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1000ml chia làm 4-5 lần uống (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng hai tháng, thấy có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm. Có thể dùng lọ sành, lọ thuỷ tinh hoặc xoong tráng men đựng nước cải bắp cất vào tủ lạnh để uống dần. Nhưng không được để trong tủ lạnh quá hai ngày đêm vì các vitamin dễ bị phân huỷ.Ngày nay, người ta đã biết nhiều công dụng của bắp cải. Trước hết, nó là loại thuốc trị giun tốt. Dùng đắp ngoài để tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, các vết thương độc, đồng thời là loại thuốc trừ sâu bọ đốt (ong, o­ng vò vẽ, nhện). Bắp cải còn là loại thuốc dịu đau trong bệnh thấp khớp , thống phong, đau dây thần kinh hông (lấy các lá bắp cải rồi dùng bàn là ủi cho mềm, sau đó đắp lên các phần bị đau). Bắp cải làm sạch đường hô hấp bằng cách hoặc dùng đắp (trị viêm họng khản tiếng) hoặc uống trong (ho, viêm sưng phổi). Bắp cải cũng là thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và cung cấp cho cơ thể một yếu tố quan trọng là lưu huỳnh. Nước bắp cải dùng lọc máu: Sau hết, bắp cải là loại thuốc mạnh để chống kích thích thần kinh và chứng mất ngủ . Những người hay lo âu, các thí sinh đi thi, các người bị suy nhược thần kinh, những người mệt mỏi liên miên nên dùng bắp cải thường xuyên.
 

Bắp cải có thể chữa lành một số chứng bệnh thường gặp trong đời sống, y học dân gian của ta đã lưu giữ nhiều bài thuốc chữa bệnh đơn giản, nhanh chóng từ bắp cải.

-Giảm đau nhức: Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa

-Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch: Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3-4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại.

-Chữa ho nhiều đờm: Dùng 80-100g cải bắp + nửa lít nước, sắc còn 1/3 cho thêm mật o­ng uống trong ngày kết hợp ăn bắp cải sống.

-Chữa tiểu đường: Cải bắp có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường type 2.

-Chống béo phì: Cải bắp có tác dụng ngăn glucid chuyển hóa thành lipid, một trong những nguyên nhân gây béo phì…

-Giảm các bệnh tim mạch: Cải bắp có tác dụng hạ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ vữa xơ mạch máu, thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

-Kháng sinh: Nước ép cải bắp có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da. Đắp bắp cải ngoài da có thể chữa mụn nhọt và vết sâu bọ đốt.


Mai Hùng H., 36 tuổi, TP. Hồ Chí Minh, 0913....

Hỏi: Kính thưa các thầy cô ở Viện Sốt rét-KST Quy Nhơn, em là học viên cao học chuyên ngành da liễu có một số câu hỏi đến các thày vì từ lâu em rất hay vào trang tin điện tử của viện để đọc rất là đầy đủ về bệnh ký sinh trùng. Không biết lý do nào khiến cho cơ thể chúng ta nổi ban đỏ, tự nhiên một số phụ nữ bị bầm tím và cách khắc phục các bệnh lý như thế nhanh nhất. Em cảm ơn thầy cô.

Trả lời: Đây là một câu hỏi thuộc về chuyên môn sâu của không những bệnh lý ngoài da mà còn bệnh lý nội khoa khác nữa. Theo tổng hợp các chuyên gia cho biết khoảng 20% dân số gặp phải hiện tượng phát ban đỏ hoặc mề đay không rõ nguyên nhân. Những nốt phát ban này có thể biến mất rất nhanh và chúng cũng có thể tái xuất hiện bất kỳ lúc nào. Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu Whitney Bowe tại New York, Mỹ thì những nốt phát ban này do rất nhiều nguyên nhân và nó có thể lặp đi lặp lại trong suốt cuộc đời của bệnh nhân. Hiệp hội Dị ứng, bệnh suyễn và miễn dịch học Mỹ cho biết, đa số nguyên nhân phát ban có thể nhận thấy, chẳng hạn như bạn bị dị ứng với loại thức ăn nào đấy thì sau khi ăn phải nó, bạn sẽ nổi ban ngay. Nhưng cũng có nhiều khi thật khó để tìm ra lý do chính xác tại sao bạn bị phát ban. Điều đáng mừng là các triệu chứng này thường không kéo dài quá 24 giờ, đa số bệnh nhân không gặp phải hậu quả nghiêm trọng và dễ dàng được điều trị bằng các loại thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, cũng có số ít trường hợp phản ứng quá mẫn với các dị nguyên, có khả năng phải đối diện với sự nguy hiểm của tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.


Hình 3

A. Một số lý do giải thích tại sao cơ thể bị ban đỏ hay chấm đỏ trên da:

(i) Do dược phẩm: GS. Bruce Brod, công tác tại khoa Da liễu thuộc Trường ĐH y khoa Perleman thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết, các loại thuốc kháng viêm không steroid (aspirin, ibuprofen), các loại thuốc opioid (morphin, oxycodon) và loại thuốc kháng sinh (penicillin) khi sử dụng để điều trị bệnh nào đó đều có thể khiến bệnh nhân có phản ứng quá mẫn, nổi ban đỏ. Thông thường, các ban đỏ sẽ xuất hiện trong vòng 1 giờ sau khi sử dụng thuốc, nhưng cũng có một số thuốc gây phản ứng muộn, thậm chí sau 1-2 ngày nên có nhiều trường hợp bệnh nhân không nghĩ rằng mình đã bị phản ứng với thuốc.

(ii) Do căng thẳng, mệt mỏi: Có thể kết luận này khiến bạn ngạc nhiên: Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi hoặc xúc động cũng có thể gây phát ban. Do khi bạn bị stress đã làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, làm cho bạn dễ mắc phải những rối loạn ở da. Thông thường, phát ban do stress chỉ xảy ra ngắn hạn và nhẹ (nghĩa là chỉ kéo dài chưa đến 1 ngày và sẽ tự hết). Khi bạn gặp phải tình huống này, bạn nên tìm cách cân bằng trở lại, ngồi thiền hoặc hít - thở thật sâu thì các nốt phát ban sẽ nhanh chóng biến mất, GS. Brod cho biết.


Hình 4

(iii) Khi cơ thể tăng nhiệt: Theo Tổ chức Dị ứng Thế giới thì có nhiều trường hợp phát ban do nhiệt gây ra (có thể xảy ra khi tập thể dục, tắm nước nóng, chảy mồ hôi và lo âu). Trong các trường hợp này thì các nốt phát ban thường bắt đầu ở cổ và ngực trên rồi lan đến mặt, lưng và các chi. Nếu phản ứng này thường xuyên xảy ra thì bạn nên đi khám ở chuyên khoa da liễu hoặc miễn dịch lâm sàng để được dùng thuốc điều trị - GS. Bowe khuyên.

(iv) Do môi trường: Các yếu tố môi trường có thể gây phát ban bao gồm ánh nắng mặt trời, nóng - lạnh thất thường, phấn hoa, khói bụi, côn trùng… Đây là nguyên nhân thường gặp nhất đối với bệnh phát ban và nó cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân nhạy cảm với yếu tố môi trường khổ sở nhất. Bạn chỉ có thể hạn chế tối đa việc tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và tăng cường hệ miễn dịch bằng một chế độ ăn và tập luyện lợp lý.

(v) Quần áo quá chật: Khi mặc quần áo quá bó sát hoặc đi giày dép chật thì ở những vùng da bị đè nén như ở lòng bàn chân và bên trong quần lót hoặc quanh vùng bụng nổi ban đỏ. GS. Brod khuyên rằng, khi gặp phải tình huống này thì hạn chế gãi và phải thay ngay quần áo thoáng rộng, chất liệu vải mềm, thấm mồ hôi… Tránh tối đa việc mặc lại những quần áo quá ôm lấy cơ thể.

(vi) Bệnh tự miễn dịch: Nếu ban đỏ nổi trong thời gian dài 1 tháng hoặc hơn, dù bạn đã dùng các biện pháp loại trừ và tránh các yếu tố nguy cơ, cần nghĩ tới nguyên nhân gây ra có thể là một chứng bệnh tự miễn dịch. Lupus  hoặc bệnh tuyến giáp có thể gây phát ban. Ngoài ra, bệnh đái tháo đường, hội chứng Sjogren (là một rối loạn của hệ thống miễn dịch với hai triệu chứng phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng) và bệnh Celiac (là một bệnh lý đường ruột do cơ thể nhạy cảm với gluten - một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen. Nó gây ra viêm và bất sản niêm mạc ruột non)… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng phát ban. Do đó, để tìm kiếm câu trả lời cho tình trạng phát ban kéo dài thì bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

(vii) Do thức ăn lạ: Bạn có thể dị ứng với rất nhiều loại thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra, các chất phụ gia có trong thực phẩm cũng là nguyên nhân lớn gây ra phản ứng dị ứng do thực phẩm. Nhưng các chất phụ gia lại thường không được nghĩ đến là nguyên nhân gây ra tình trạng này, do đó, rất nhiều bệnh nhân đã ngạc nhiên rằng tại sao vẫn loại thức ăn đó nhưng trước kia không bị dị ứng mà lần ăn này cơ thể lại phản ứng dữ dội? Các thủ phạm thực phẩm gây dị ứng thường thấy bao gồm động vật biển có vỏ, trứng và các loại quả hạch.


Hình 5

Vì vậy, cần lưu ý rằng các loại phẩm màu trong kẹo (màu đỏ, vàng, cam) và các chất sunfit (sulfite) trong rượu và thịt nguội (deli meat) cũng có thể gây phát ban. Nếu bạn bị phát ban thì điều quan trọng là cẩn thận ghi lại những gì bạn đã ăn để bạn có thể tránh tiêu thụ những thực phẩm gây phát ban trong tương lai.

A. Một số lý do giải thích tại sao cơ thể bị bầm tím trên da:

Bất kể loại vết đau do chấn thương nào, như khi bị ngã chẳng hạn, đều có thể là nguyên nhân khiến các mao mạch (mạch máu nhỏ) gần bề mặt của làn da bị phá vỡ và rò rỉ các tế bào máu màu đỏ. Điều này gây ra sự xuất hiện màu tím hơi đỏ hoặc “màu đen và xanh” của những vết thâm tím trên da của bạn. Với tên gọi y học là những vết đụng giập, bầm tím có thể là kết quả từ hầu như bất kỳ tổn thương mạch máu nào nằm trong da của bạn. Khi cơ thể bắt đầu lành lại và chuyển hóa các tế bào máu, thì vết bầm thường sẽ mờ dần đến một màu xanh lá cây, màu vàng, hoặc màu nâu trước khi biến mất hoàn toàn.


Hình 6

Điều hầu như không thể tránh khỏi là bạn sẽ có một lần trong đời bị vết bầm ở da trong một thời gian, nhưng nếu bạn có những vết bầm tím xuất hiện thường xuyên và không thể tìm ra lý do tại sao, thì có thể là có một lý do tiềm ẩn. Rất có thể đơn giản chỉ là bạn vô tình va đụng mạnh tay hay chân và quên lãng, hoặc nó có thể là một cái gì đó khác hoàn toàn.

(i) Tuổi tác: Khi có tuổi, da của bạn sẽ mất một số các lớp mỡ bảo vệ có tác dụng làm lớp đệm chống lại hậu quả khi bị va đập và ngã. Làn da của bạn cũng trở nên mỏng hơn trong khi việc sản xuất collagen chậm đi. Điều này có nghĩa rằng với người có tuổi thì nói chung thường chỉ cần đụng một chút xíu là đã gây một vết bầm chứ không như người đang còn trẻ.

(ii) Bệnh xuất huyết dưới da: Tình trạng thuộc về mạch máu (vốn phổ biến hơn ở người già) này gây ra hàng ngàn vết bầm nhỏ li ti, thường trên ống quyển của bạn, nhìn từ xa chúng giống như ớt bột cay. Các vết bầm tím là do máu bị rò rỉ ra ngoài các mao mạch nhỏ.

(iii) Rối loạn máu: Những rối loạn máu như bệnh máu khó đông và bệnh bạch cầu có thể gây bầm tím da không rõ nguyên nhân, thường là do máu không đông lại đúng cách. Nếu bạn thường xuyên có vết bầm nghiêm trọng không rõ nguyên nhân, thì tốt nhất là đi khám bác sĩ để loại trừ các bệnh như vậy, đặc biệt là nếu nó có vẻ xuất hiện một cách đột ngột


Hình 7

(iv) Bệnh tiểu đường: Những người bị bệnh tiểu đường có thể biến đổi màu da thành ngăm đen, thường ở những vùng tại đó da thường xuyên tiếp chạm vùng da khác. Những biến đổi màu này có thể bị nhầm lẫn với vết bầm tím, nhưng nguyên nhân ẩn giấu thực ra là do đề kháng insulin;

(v) Căng thẳng quá mức trong quá trình tập thể dục: Việc bắt cơ bắp của bạn căng thẳng quá mức, chẳng hạn như có thể xảy ra trong quá trình nâng vật nặng, có thể làm các mạch máu sẽ vỡ và dẫn đến bầm tím. Những vết rách cực nhỏ trong thớ sợi cơ bắp của bạn do tập thể dục cũng có thể gây ra các vết bầm tím. Ngoài ra, nếu bạn tham gia vào các môn thể thao hoặc các bài tập thể dục mạnh mẽ, da của bạn có thể va đập và có các chấn thương nhỏ, chúng là nguyên nhân gây ra vết bầm tím mà ta không nhớ được độ mạnh va đập thực tế lúc đó;

(vi) Cơ thể trẻ phát triển quá mức so với lứa tuổi: là các hình ảnh vết bầm máu di chuyển song song hoặc ngoằn nghèo giống như rắn bò trên thân mình của các trẻ phát triển cơ thể quá mức, hay gặp các vết này tại vị trí thắt lưng, nách, vai gáy, đùi, và cẳng chân. Các vết này dễ nhầm với hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da do ký sinh trùng.

(vii) Dược phẩm: Các thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu và các chất chống tiểu cầu làm giảm khả năng đông máu của bạn và khiến cho có nhiều khả năng thâm tím hơn. Những thuốc như aspirin, prednisone, prednisolone, thuốc tránh thai và những thứ khác cũng có thể làm suy yếu các mạch máu, điều này làm gia tăng khả năng xuất hiện các vết bầm tím.


Hình 8

(viii) Tiền sử và di truyền trong gia đình: Nếu bạn có các thành viên gần gũi trong gia đình có xu hướng dễ bị thâm tím, thì có nhiều cơ hội bạn cũng sẽ bị như vậy (mặc dù luôn có những biện pháp giúp bạn có thể khắc phục khuynh hướng di truyền tiềm tàng này).

(ix) Nước da nhợt nhạt: Làn da xanh xao nhợt nhạt cũng không làm cho bạn dễ bị bầm tím hơn, nhưng nó làm cho bất kỳ vết thâm tím nào trên da bạn dễ bị nhìn thấy rõ hơn so với vết bầm tím ở trên người có làn da tối màu hơn.

(x) Tác hại từ ánh nắng mặt trời: Trong khi cơ thể của bạn cần phơi nắng thường xuyên để sản xuất vitamin D (và nhận được một loạt các lợi ích khác nữa), thì việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá nhiều, đặc biệt là kiểu nắng đến cháy da, có thể khiến da bạn mất đi tính mềm mại và đàn hồi của nó. Điều này làm da dễ bầm tím hơn và dễ nhận thấy hơn.


Hình 9

C. Biện pháp khắc phục các vết bầm tím trên da:

Lý do tại sao hầu hết mọi người bị bầm tím là các ống mao mạch của họ quá mong manh và về bản chất chúng dễ bị rách vỡ. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng các mao mạch của bạn vẫn mạnh mẽ và linh hoạt là phải đảm bảo bạn có một nguồn các vitamin P tuyệt vời trong chế độ ăn uống. Những nguồn thực phẩm tuyệt vời có các sinh tố P gồm những quả mọng sẫm màu, rau có màu lá xanh đậm, tỏi và hành tây. Những nguồn thực phẩm tuyệt vời có các sinh tố P gồm những quả mọng sẫm màu, rau có màu lá xanh đậm, tỏi và hành tây.


Hình 10

Thông thường, một chế độ ăn uống toàn diện với nhiều rau hữu cơ và một số loại trái cây đã là quá đầy đủ để cung cấp tất cả các vi chất dinh dưỡng mà bạn sẽ cần để ngăn chặn vết bầm từ tất cả các yếu tố, trừ những chấn thương nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, nếu bạn dễ bị bầm tím, các chất dinh dưỡng sau đây sẽ đặc biệt quan trọng và nếu bạn không nạp chúng đầy đủ thông qua chế độ ăn uống thì việc bổ sung có thể hữu ích :

- Rutin: Rutin là một vitamin P được biết là giúp gia cường các mạch máu. Vì lý do này, nó thường được sử dụng cho bệnh giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ, cũng như vết thâm tím. Trong thực tế, sự thiếu hụt vitamin P có thể khiến các mạch máu dễ vỡ hơn, đó là lý do tại sao nếu bạn dễ bị bầm tím, bạn có thể sẽ hưởng lợi từ việc dùng rutin. Trong một nghiên cứu về người có bệnh ban xuất huyết làm biến đổi màu da không ngừng, các tổn thương da đã biến mất hoàn toàn sau bốn tuần điều trị bằng rutin (50 mg hai lần một ngày) và bổ sung vitamin C.

- Hesperidin: Loại vitamin P này được tìm thấy trong vỏ cam quýt, cũng được biết đến với việc gia cường các mao mạch. Trong một nghiên cứu về các phụ nữ mãn kinh, những người đã bổ sung hesperidin và vitamin C hàng ngày đã giảm bầm tím.

- Vitamin C: Ở những người ít nạp vitamin C, người ta nhận thấy việc tăng vitamin C sẽ làm giảm vết thâm tím. Dùng vitamin C kết hợp với các vitamin P như rutin hoặc hesperidin được khuyến khích, vì chúng có thể cải thiện tính hiệu quả và sự hấp thụ vitamin C. Theo báo cáo y tế ở ĐH Michigan cho biết ngay cả thiếu một lượng nhỏ vitamin C và có thể các vitamin P có thể dẫn đến nhiều vết bầm tím hơn. Những người dễ bị bầm tím có thể được hưởng lợi từ việc ăn nhiều trái cây và rau quả, các nguồn vitamin C và các flavonoid (là nhóm gồm nhiều tế bào sắc tố thực vật ) thông dụng…. Làm giảm xu hướng bị bầm tím của bạn bằng cách dùng kết hợp mỗi ngày ít nhất 400 mg vitamin Cvà 400 mg flavonoid, như hesperidin hoặc rutin. Chìa khóa để tránh vết bầm tím là phải thường xuyên ăn các loại rau và trái cây tươi. Tuy nhiên, nếu bạn đã có một vết bầm tím, luôn có đầy các giải pháp tự nhiên đơn giản mà có thể giúp nó mất đi nhanh hơn. Những giải pháp này bao gồm:

+Dầu kim sa: Những bông hoa và rễ cây kim sa được sử dụng làm thuốc thảo dược trong hàng trăm năm nay. Nó có đặc tính chống viêm và cũng kích thích lưu lượng các tế bào máu trắng, là những tế bào xử lý hiện tượng sung huyết để giúp phân tán thành phần lỏng từ các cơ, khớp nối và các đám da bầm tím. Dầu kim sa được khuyến cáo chỉ xoa đắp từng chỗ (cục bộ) và ở dạng pha loãng, vì nếu dùng dầu kim sa nguyên chất thì cực mạnh và có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng;

+Lá cải bắp: Đối với những vết bầm tím trên mặt thì lấy những lá cải trắng rộng ở mặt ngoài, bẻ sống lá rồi nhúng chúng vào trong nước rất nóng. Sau đó đắp lên vết thâm (nhưng phải đảm bảo chúng không nóng đến mức làm bỏng da khi bạn đưa chúng lên mặt);

+Chườm lạnh: Dùng cách chườm vật lạnh lên vùng da bầm tím cũng giúp giảm sưng phồng và đau đớn. Càng sớm chườm lạnh lên chỗ tổn thương thì càng tốt;

+Nha đam, lô hội chất lỏng keo quánh trong suốt tươi mới này lấy được từ cây nha đam có thể giúp nhanh chữa lành vết thương và những chỗ da bị ngứa mẩn;

+Cây họ cúc: Để chế tạo ở dạng thuốc mỡ (sáp), một lượng thật nhỏ hoa hoặc lá cây họ cúc đã sấy khô đun sôi lên (hoặc ¼thìa cà phê nước cốt chắt từ lá) với một lượng thật nhỏ mỡ lợn. Ngay khi hỗn hợp này đã được làm lạnh, đắp nó lên chỗ bầm tím. Hỗn hợp này cũng tốt cho chữa trị bong gân, căng cơ, đau nhức, và mụn nhọt đầu đinh hay sưng do da bị nhiễm trùng;

+Cỏ ca ri (cỏ họ đậu có hạt thơm để làm ca ri): Để chế thuốc đắp, đặt khoảng 14 g các hạt cỏ ca ri vò nát vào trong một cái túi vải nhỏ và đun sôi trong nước ít phút. Lấy túi ra và đắp “nước trà” này lên chỗ bầm tím. Để nóng trong giới hạn bạn chịu được (nhưng đảm bảo không làm bỏng da);

+Cây húng tây, cỏ xạ hương vườn: Cho các bộ phận cây xanh này vào nồi nước rồi đun sôi trong 3 đến 4 phút. Đậy kín nồi rồi để yên thêm 2 đến 3 phút nữa. Chà xát hỗn hợp này rồi lấy phần dung dịch cô đặc thêm vào nước tắm của bạn. Ngâm mình trong đó như tắm bình thường;

+Hành tây: Đắp hành tây sống, trực tiếp lên vết bầm, hay giấm rượu táo đắp thuốc cao nóng hoặc lạnh làm bằng giấm rượu táo lên các chỗ da bầm tím của bạn. Vitamin K dạng thuốc đắp có thể giúp làm giảm vết bầm tím.


Hình 12

Một tác giả khác cho rằng để có da khỏe mạnh từ bên trong, cóđược một chế độ ăn uống lành mạnh như mô tả trong kế hoạch dinh dưỡng, trong đó tập trung vào các loại thực phẩm hữu cơ sinh học nguyên hạt sẵn có, là chiến lược số một giúp bạn giải độc cơ thể một cách tự nhiên, đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho làn da của bạn. Ngoài các mẹo được đề cập ở trên để giúp ngăn ngừa việc da dễ bầm tím, còn có một số loại thực phẩm đặc biệt hiệu quả giúp bạn có được làn da đẹp, sáng sủa, khỏe mạnh, bao gồm:


Hình 14

(i) Chất béo omega-3 từ động vật;

(ii) Rau: Lý tưởng nhất là rau tươi, sạch, hữu cơ và trồng tại địa phương. Nước rau quả tươi cũng tuyệt vời cho làn da của bạn, với các carotenoid, là các chất khiến cho các loại trái cây có màu đỏ, màu cam, màu vàng, và carotenoid cũng xuất hiện trong các loại rau xanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các loại thực phẩm có những sắc tố đậm màu này có thể làm cho khuôn mặt của bạn thực sự trông khỏe mạnh hơn là việc tắm nắng;

(iii) Rau quả lên men thậm chí còn tốt hơn vì các thành phần trong rau được chuyển đổi bởi vi khuẩn và trở thành siêu thực phẩm, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong đường ruột và giúp cân bằng hệ miễn dịch và tiêu hóa;

(iv) Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh, đã được phát hiện là bảo vệ hiệu quả đối với sự hủy hoại từ ánh nắng mặt trời khi được bổ sung hàng ngày. Một số loại kem chống nắng cũng đang bắt đầu sử dụng astaxanthin như một thành phần để bảo vệ làn da của bạn khỏi bị hư hại.

Phượng-tuoixanh200450@yahoo.com-Thị trấn Phú Hòa

Hỏi: Chào bác sĩ. Vừa rồi 15/4/2016 em và con trai có ra bệnh viện ký sinh trùng tổng quát. Kết quả, con trai em 4 tuổi, ko bị gì nhưng bs kê toa thuốc uống thêm là:

+ Savi Albendazol 200mg ( Albendazol) tối 1 viên;

+ Hepadona-F 140/60mg ( Silymarin 140mg) 30 viên, chiều uống 1v;

+ Upmymin 500 ( 18 acid amin) 30viên, chiều uống 1v;

Nhưng con trai đã sổ giun ở trạm y tế định kỳ 1 năm 2 lần, vừa rồi sổtháng 12/2015, vậy giờ đã uống thuốc sổ lãi này được chưa và 2 loại thuốc Hepadona-F 140/60mg, Upmymin 500 (18 acid amin) uống có tổt cho bé không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe ạ.

Còn kết quả của mẹ là ko nhiễm vi khuẩn Hp, nhưng hồi cuối năm 2014 e có nọi soi dạ dày, bs kết luận là viêm hang vị dạ dày nhẹ, lâu lâu e mới thấy đau, hoặc ợ hơi, thình thoảng đau sau lưng phía trái dưới dây ngực, e có nói bs nhưng bs nói ko cần thiết nội soi và bs kluận bị giun đầu gai cho thuốc:

+ Pizar 6 (Ivermectin 6mg) 2v

+ Acrtel 5mg ( Levocetirizin) 40v

+ Hepadona-F 140/60mg ( Silymarin 140mg) 40v

+ Upmymin 500 ( 18 acid amin) 40viên

Cho e hỏi uống thuốc này có bị ảnh hưởng tới dạ dày ko ạ và điều trị giun đầu gai có nhanh hết ko ạ. Xin chân thành cảm ơn bs ạ.

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của chị về chuyên môn chuyên ngành ký sinh trùng giun sán, nếu trường hợp con em da sổ giun định kỳ đầy đủ mỗi 6 (sáu) tháng một lần là đầy đủ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và cả Bộ Y tế Việt Nam, các thuốc Hepadona-F có giá trị bổ gan khi có vấn đề về gan, có lẽ bác sĩ đã nhìn thấy men gan cháu hơi cao hoặc có nhiễm virus viêm gan siêu vi B, thuốc Upmymin 500 mg có tác dụng bỏ sung các thành phần đạm, acid amincho cơ thể.

Riêng trường hợp của chị, có thể trong xét nghiệm về giun sán có một giá trị xét nghiệm ELISA trong khoảng nghi ngờ và thỉnh thoảng có triệu chứng dạ dày, đồng thời dương tính với kết quả giun đầu gai nên bác sỹ cho điều trị thử bằng thuốc diệt ấu trùng giun lươn và một số thuốc diệt ấu trùng như Pizar 6mg là phù hợp. Toa thuốc trên khong ảnh hưởng nhiều đến dạ dày của chị.

Chúc chị và gia đình khỏe!


Lê Thị Hồng G. 38 tuổi, TP. Biên Hòa, Đồng Nai, 0913675....

Hỏi: Xin cho tôi biết các nguyên nhân và triệu chứng bệnh nổi mày đay/ mề đay. Chân thành cảm ơn ban biên tập Viện Sốt rét Quy Nhơn

Trả lời: Mày đay/mề đay trước hết không phải là căn bệnh mà là triệu chứng thuộc nhiều bệnh khác nhau thường gặp nhất hiện nay, không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới tâm lý, cuộc sống người bệnh mà nguy hiểm hơn là trong nhiều trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ, thậm chí dẫn tới tử vong. Về nguyên nhân gây nên mề đay/ mày đay thì có vô số tác nhân được xác định là có thể gây nên nổi mề đay mẩn ngứa, Kết quả thống kê đã cho thấy một số yếu tố dưới đây có thể gây nên bệnh nổi mề đay mẩn ngứa mà mọi người nên cảnh giác bao gồm:

-Yếu tố di truyền: Di truyền chiếm 40% nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng nổi mề đay, nếu trong gia đình có người thân bị mắc phải bệnh nổi mề đay thì những thế hệ sau cũng có tỷ lệ mắc phải bệnh này cao, thường được giải thích một cách dễ hiểu là do cùng cơ địa;

-Yếu tố thời tiết, môi trường: Thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, dễ bị dị ứng gây nổi ngứa mẩn đỏ. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân làm làn da trở nên yếu và dễ gặp phải tình trạng dị ứng ngứa;

-Do thực phẩm: Thực phẩm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mề đay mẩn ngứa do hiện tượng cơ thể phản ứng với các thực phẩm dễ gây dị ứng như: các loại hải sản là sò, tôm, cua, ghẹ, thịt đỏ, sữa tươi, ô mai, bia rượu. Để nhận biết được nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa có phải do thực phẩm hay không, bạn nên chú ý hơn tới thời điểm sau khi ăn các loại thực phẩm kể trên;

-Do gan bị nhiễm độc: Gan bị nhiễm độc sẽ không thực hiện chức năng lọc và đào thải chất độc ra ngoài. Khi chất độc bị giữ lại trong cơ thể sẽ khiến cho tình trạng mắc bệnh mề đay mẩn ngứa, nổi nhọt là rất cao;

-Dị ứng với thuốc tây: Hầu hết các loại thuốc tây y điều trị bệnh đều có thể gây ra tác dụng phụ là dị ứng mẩn ngứa. Nhóm thuốc có nguy cơ cao gây nên tình trạng này chính là các loại kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm, gây mê, thậm chí là cả vaccine. Bệnh mề đay/mày đay có thể xuất hiện ngay sau lần đầu bạn dùng thuốc hoặc cách đó từ 5-10 ngày;

-Do nhiễm ký sinh trùng trong máu: Các loại ký sinh trùng trong máu sẽ gây nên hiện tượng ngứa toàn thân mà chúng ta rất khó phát hiện nguyên nhân. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm máu mới có thể phát hiện nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa là do nhiễm KST;

-Các yếu tố khác: Các tác nhân khác có thể gây nên hiện tượng dị ứng nữa đó là: do côn trùng cắn, tâm lý căng thẳng, bụi phấn hoa. Do rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay dị ứng vì vậy mà mọi người nên cảnh giác phòng ngừa, nếu như không biết rõ được yếu tố tác động thì nên tới bệnh viện để xác định tác nhân gây bệnh là gì từ đó sẽ giúp việc điều trị phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.


Hình 15

Về mặt triệu chứng của nổi mề đay/ mày đay: Không phải trường hợp nào ngứa trên da cũng là bệnh nổi mề đay vì vậy mà muốn chuẩn đoán chính xác bệnh này thì mọi người nên cảnh giác với một số dấu hiệu của bệnh như sau để có cách sử lý bệnh hiệu quả nhất nhé!

-Ngứa:Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên khi gặp phải bệnh nổi mề đay, ngứa không đơn thuần là vài phút mà cơn ngứa có thể xuất hiện kéo dài tới vài ngày, cảm giác bứt dứt vô cùng khó chịu;

-Nổi mẩn ngứa, phù da:Ngứa khiến chúng ta có phản xạ gãi ngứa tự nhiên nên làm xuất hiện các nốt phù kích thước không đồng đều có thể là cả mảng, thường có màu hồng nhạt và ấn vào có cảm giác căng da vô cùng khó chịu.  Để hạn chế tình trạng tổn thương da thì bạn nên cố gắng hạn gãi ngứa nhé;

-Triệu chứng hô hấp: Trong trường hợp nặng gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở, ở niêm mạc dạ dày bệnh nhân có thể có đau bụng từng cơn, nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải cấp cứu kịp thời để không gặp phải phản ứng sốc phản vệ có thể gây tổn thương da;

-Các dấu hiệu khác:bệnh cũng  có thể gây nên một số triệu chứng khác như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch cần phải được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa không khó nhận biết, chỉ với những triệu chứng biểu hiện ngoài da ở trên là đã có thể nhận biết bệnh một cách dễ dàng rồi. Mặt khác, đối với những người có cơ địa dị ứng cần tránh xa những nguyên nhân có thể gây nên bệnh mề đay được chia sẻ trên đây để nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nhé.


Trần Văn Thùy U….29 tuổi, TP. Quy Nhơn, hoahong@....

Hỏi: Bác sỹ ơi cho con hỏi, da con tư nhiên trong hai tháng gần đây tự nhiên bị da thâm từng mảng và nám rất rõ, đi khám khắp nơi người ta ai cũng bảo tôi bị rối loạn sắc tố da. Điều trị gần tháng nay nhưng không thấy có hiệu quả gì cả, kính mong các bác sĩ cho biết những nguyên nhân nào gây rối loạn sắc tố và phương pháp giúp tôi điều trị tốt nhất và nhanh nhất. Tôi chân thành cảm ơn rất nhiều!

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ các thong tin từ các đồng nghiệp trong và ngoài nước đề cập vấn đề này. Rối loạn sắc tố đen trên mặt, cổ và cánh tay có thể là những dấu hiệu của lão hóa da, bị bệnh hoặc tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể loại bỏ các rối loạn về da và cải thiện sức khỏe làn da của bạn một cách tự nhiên và hiệu quả. Theo các nhà khoa học, khi con người tiếp xúc trực tiếp với tia UV, khi đó có xu hướng phát triển sản xuất melanin trong cơ thể gây ra sắc tố. Mặt khác, các yếu tố môi trường khác cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất melanin. Thông thường, có 2 loại sắc tố bất thường, bao gồm tăng sắc tố và giảm sắc tố. Tăng sắc tố cũng được gọi là nám có thể xảy ra ở vùng da nơi hắc tố melanin được nâng lên, dẫn đến tan ngay tại chỗ. Giảm sắc tố còn được gọi là bệnh bạch biến có thể xảy ra ở vùng da nơi hắc tố melanin được hạ xuống và khi các bản vá lỗi của da ánh sáng xuất hiện.


Hình 16

Về nguyên nhân gây ra rối loạn sắc tố da, có thể do nhiệt vì qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ môi trường là một nguyên nhân phổ biến của sắc tố da của bạn. Việc sản xuất melanin có thể bị xáo trộn khi sắc tố xảy ra. Cũng giống như các tia UV ảnh hưởng đến các melanocytes, bức xạ nhiệt có thể ảnh hưởng đến các hắc tố bào và có tác dụng phát triển tăng sắc tố. Do các loại thuốc được chỉ định có thể gây ra sắc tố đen như tác dụng phụ trong quá trình điều trị của họ. Hoặc tai nạn thương tích, đôi khi sau khi các vết thương, gây ra bởi một chấn thương, chữa lành, vẫn còn là một tình trạng viêm nhẹ. Khu vực bị viêm này sau đó có thể phát triển thành sắc tố. Do bệnh lý sẵn có có thể gây ra rối loạn sắc tố da hoặc sự đổi màu của da như tím tái và vàng da. Khi da tím tái, da trông có vẻ xanh vì thiếu oxy lưu thông trong máu. Có thể da xuất hiện màu vàng. Hoặc do tâm lý tình cảm nghĩa là do cực kỳ căng thẳng cảm xúc trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sản xuất melanin bởi các tế bào.

Về điều trị giảm nhẹ hoặc chữa khỏi. Có nhiều cách như dùng chanh với một số lượng cao của acid citric(axít citric là một acid hữu cơ yếu). Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt. Nhằm hỗ trợ tẩy trắng làn da của bạn, trái cây này là một biện pháp khắc phục phổ biến cho sắc tố da của bạn. Thuộc tính tẩy trắng tự nhiên trong chanh có thể giảm dần nhược điểm tối trên da một cách hiệu quả. Để bắt đầu, lấy nước cốt chanh và chà xát nước lên da của bạn.


Hình 17

Để trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước. Lặp lại phương pháp này hai lần một ngày trong vài tháng cho đến khi bạn thấy sự cải thiện. Mặt khác, bạn có thể sử dụng một mặt nạ với mật o­ng nguyên chất và nước cốt chanh. Trộn các thành phần 2 tốt. Áp dụng mặt nạ cho vùng bị ảnh hưởng từ 10 đến 15 phút. Rửa sạch với nước ấm. Lặp lại 1-2 lần một tuần trong vài tháng. Lưu ý rằng nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy nhớ pha loãng nước ép chanh với một chút nước trước khi áp dụng.

Cam cả vỏ cam và bột cam rất giàu axit citric giúp loại bỏ những đốm đen trên da của bạn. Thêm mỗi mật o­ng, sữa và nước cốt chanh 1 muỗng cà phê đến 1 thìa bột vỏ cam. Trộn các thành phần này cũng có một nhuyễn. Áp dụng dán dày trên khu vực bị ảnh hưởng. Để nguyên trong 20 phút và massage nhẹ nhàng. Cuối cùng, rửa lại bằng nước ấm. Lặp lại phương thuốc này ít nhất 3 hoặc 4 lần mỗi tuần để khuyến khích tái tạo tế bào cũng như giảm các bản vá da tối của bạn.

Bơ rất giàu vitamin C, axit và các axit béo oleic, các chất có lợi trong việc làm giảm sự xuất hiện của màu tối. Ngoài ra, quả bơ có chứa enzym cũng giúp loại bỏ các sắc tố.Nghiền một quả bơ thành bột nhão, sau đó dán mịn này vào vùng da bị ảnh hưởng. Để nguyên trong 30 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước ấm. Làm cách này hai lần một ngày trong vòng 1 tháng để có được cải thiện. Ngoài ra, bạn có thể nghiền nát 1/2 bơ thành bột nhão và trộn nó vào 1 muỗng cà phê sữa và 2 muỗng cà phê mật o­ng. Áp dụng hỗn hợp này vào vùng da bị ảnh hưởng, hãy để nó khô tự nhiên. Tiếp theo, rửa sạch với nước ấm. Lặp lại điều này một lần một ngày trong ít nhất một tháng.

Khoai tây tươiđể làm sáng da nám trên cơ thể. Khoai tây tươi có thể làm việc cho màu tối của bạn bởi vì nó bao gồm catecholase. Đây là một enzyme có tác dụngcho việc làm sáng tông màu da. Gọt một củ khoai tây cỡ trung. Cắt nó thành từng miếng lớn và dày. Thêm một vài giọt nước vào miếng khoai tây. Sau đó, chà từng miếng khoai tây trên da từ 5 đến 10 phút. Rửa sạch với nước ấm. Lặp lại 3 hoặc 4 lần mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng. Ngoài ra, bạn có thể gọt một củ khoai tây, sau đó vắt, ép nước ép khoai tây. Thêm một chút nước cốt chanh và trộn các thành phần tốt. Áp dụng giải pháp này để vùng da sắc tố. Để nguyên trong 30 phút. Sau đó, rửa sạch và lặp lại hai lần một ngày trong ít nhất một tháng.

Gỗ đàn hương rất nổi tiếng trong việc cải thiện làn da. Nó cũng làm việc cho tăng sắc tố trên da. Gỗ đàn hương có tác dụng lọc máu và chất làm mát. Những tác dụng này sẽ làm việc cùng nhau để diệt trừ sự xuất hiện của sắc tố đen và giúp bạn đạt được một làn da trẻ trung và tự nhiên. Để bắt đầu, kết hợp 2 thìa bột gỗ đàn hương với một số thìa bằng nước hoa hồng để có một hỗn hợp quyện dán dày và mịn màng. Áp dụng mặt nạ trên vùng bị ảnh hưởng, Để nguyên trong 30 phút. Sau đó, rửa sạch với nước ấm. Điều trị cách này hai lần một ngày trong vài tuần để thấy sự cải thiện tích cực. Ngoài ra, bạn có thể làm cho nhuyễn bằng cách sử dụng 2 thia bột gỗ đàn hương, 1 muỗng canh bột nghệ, cộng với 3 hoặc 4 thia sữa. Áp dụng hỗn hợp này như một mặt nạ để các khu vực bị ảnh hưởng. Để khô tự nhiên, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Lặp lại phương pháp này cho màu tối hàng ngày để có được kết quả tốt nhất.

Hạnh nhân rất giàu vitamin E, vì vậy nó rất hữu ích cho sức khỏe của da và tăng sắc tố da.Để loại bỏ các sắc tố tối với hạnh nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục sau đây: Ngâm 5 hạt hạnh nhân trong nước qua đêm. Trong ngày tiếp theo, loại bỏ những hạt hạnh nhân trong nước, nghiền ra. Tiếp theo, thêm sữa để có một hỗn hợp để dán. Thêm 1 muỗng cà phê mật o­ng và một số nước cốt chanh vào hỗn hợp này. Trộn tất cả nguyên liệu tốt. Áp dụng dán mịn đến khu vực bị ảnh hưởng trước khi bạn đi ngủ. Để lại nó suốt đêm. Rửa dán ra vào sáng hôm sau bằng nước. Do điều trị này cho màu tối mỗi đêm trong 2 tuần. Sau đó lặp lại điều này hai lần một tuần. Ngoài ra, bạn có thể ăn hạnh nhân để loại bỏ sắc tố.

Bổ sung vitamin E, có thể áp dụng các viên nang vitamin E vào khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp. Rửa sạch lớp dầu trên da của bạn vào sáng hôm sau. Áp dụng giải pháp này hàng ngày cho 2 hoặc 3 tuần.

Liên quan vấn đề rối loạn sắc tố da (RLSTD) thường gây nên những đốm nâu, nám, bạch biến trên mặt và tay của người phụ nữ. Nguyên nhân và cách điều trị bệnh không đơn giản-Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết: RLSTD thường được biểu hiện dưới hai hình thức: Đầu tiên là việc tăng sắc tố da hơn bình thường mà biểu hiện của nó là sự xuất hiện của những đốm nâu với mức độ từ nhạt tới đậm, nhỏ tới to, rời rạc hay liên tục. Nếu xuất hiện trên mặt gọi là nám, còn ở những nơi khác trên cơ thể gọi chung là sạm da. Biểu hiện thứ hai là việc giảm sắc tố da hơn bình thường (bệnh bạch biến) được thể hiện bằng những đám nhạt màu hoặc mất màu so với làn da bình thường có thể gặp ở da hoặc niêm mạc.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng RLSTD?Đối với tăng sắc tố da (ở mặt, tay), nguyên nhân là do ánh sáng mặt trời, tiếp đến là do nội tiết trong cơ thể, và có thể do rối loạn chuyển hóa: chẳng hạn những bệnh nhân bị bệnh Addison do rối loạn chuyển hóa một số ion trong cơ thể, gây tổn thương tuyến thượng thận làm sạm da ở những vùng như nách, bẹn. Và một nguyên nhân nữa là do yếu tố chủng tộc, nòi giống (di truyền). Đối với giảm sắc tố da: Với bệnh bạch biến thì chưa được biết rõ lắm, ngoài ra còn có một số trường hợp giảm sắc tố trên da do một số bệnh khác như lang ben, hay bị sẹo phỏng hoặc do bôi một số hóa chất như Corticoid, thủy ngân (có trong kem làm trắng da, một số thuốc trị bệnh).

Việc điều trị RLSTD rất khó khăn. Đối với tăng sắc tố da thì phải tìm hiểu nguyên nhân để điều trị nhưng đây là việc không dễ dàng, cần phải có thời gian. Chẳng hạn như với nám thì vai trò của việc bảo vệ da đứng hàng đầu, sau đó sẽ sử dụng những biện pháp hóa học hoặc vật lý để làm nhạt vết nám. Tuy nhiên, việc chọn lựa biện pháp nào còn tùy thuộc vào đặc điểm của vết nám và một số yếu tố khác do bác sĩ quyết định (không phải vết nám nào cũng thành công với việc điều trị bằng tia laser). Đối với giảm sắc tố da thì sử dụng những chất tăng nhạy cảm quang học như uống Paraminan, Psoralene hoặc thoa Meladinine. Tuy nhiên, các thuốc này phải được dùng trong một thời gian dài theo sự chỉ dẫn cụ thể của thầy thuốc và cũng có không ít tác dụng phụ như có thể làm tổn hại đến mắt, gan...

Chế độ dinh dưỡng thường không gây ra bệnh này, nhưng việc sử dụng chế độ ăn giàu sinh tố sẽ đem lại một làn da tươi trẻ. Còn việc sử dụng vitamin như vitamin C có tác dụng ức chế Melanin giúp làm nhạt màu tình trạng nám, sạm da. 

Những lời khuyên này chỉ giúp tránh những tác hại từ việc điều trị không đúng cách và giới hạn những tác hại cho cơ thể và làn da, chứ không có tác dụng phòng tránh: Bạn cần cẩn thận với những kem tẩy trắng nhanh vì trong đó có thể có một số chất độc cho hiệu quả nhanh nhưng dùng lâu gây teo da, nổi mụn, kích ứng ví dụ như Corticoid; không nên tự điều trị, phải nhẫn nại hợp tác với thầy thuốc vì bệnh thường đáp ứng sau vài tháng điều trị. Việc tránh nắng chiếm vai trò quan trọng hàng đầu để hạn chế tăng các vết nám, sạm ở da. Cuối cùng là tránh căng thẳng (stress), mất ngủ vì sẽ làm cho tình trạng nám trên mặt đậm hơn.   


Lê Minh H. 46 tuổi, Nghệ An, hoanghoonline@....

Hỏi: Thưa bác sỹ tôi dạo này hay bị ra mồ hôi có thể toàn thân, có thể là vùng nách, kẻ giữa lưng,hoặc vùng ngực. Thấy trong người chưa có biểu hiện gì nhưng vân làm việc tốt trong môi trường phòng lạnh, sạch sẽ. Có thể có bệnh gì tiềm ẩn không ạ. Kính mong các bác sỹ cho lời khuyên nên làm gì với chứng này?

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi biết một bài viết gần đây có tựa đề “Đổ mồ hôi bất thường: Báo động đỏ về sức khỏe” có thể đọc và phù hợp với bạn hiện nay nhé. Khi nhiệt độ tăng lên, nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy nóng bừng bừng và bắt đầu toát mồ hôi. Mặc dù đây là hiện tượng bình thường, giúp làm mát cơ thể nhưng việc đổ mồ hôi quá mức có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó.


Hình 20

Theo các chuyên gia, đổ mồ hôi là phản ứng miễn dịch bình thường trước sự nhiễm trùng, vì cơ thể phải đẩy cao nhiệt độ của mình để cố gắng tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, nếu điều này thường xuyên xảy ra với lượng mồ hồi tiết ra quá mức, bạn cần đi thăm khám bác sĩ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi bất thường và giải pháp cho hiện tượng đó:


Hình 21

Nhịn ăn hoặc bỏ bữa

Đổ mồ hôi có thể là một dấu hiệu của chứng hạ đường huyết. Mặc dù hiện tượng này thường gắn với bệnh tiểu đường nhưng nó có thể xảy ra ở những người không mắc bệnh khi họ nhịn hoặc bỏ một bữa ăn, theo tiến sĩ Stephen Lawrence, bác sĩ kiêm cố vấn y tế của Hiệp hội tiểu đường Anh.

Chuyên gia này lý giải rằng, cơ thể người luôn sản sinh ra hoóc môn insulin vào giờ ăn để chuẩn bị cho việc điều chỉnh lượng đường glucoza từ thức ăn hấp thụ vào máu. Khi chúng ta bỏ bữa, việc thiếu đường glucose trong máu sẽ kích thích giải phóng hoóc môn adrenaline do cơ thể bước vào trạng thái sinh tồn "chiến đấu hoặc cao chạy xa bay". Điều này gây đổ mồ hôi. Một số triệu chứng khác của vấn đề hạ đường huyết có thể bao gồm cả việc tim đập nhanh và đau quặn vì đói.

Giải pháp: Để tăng lượng đường trong máu ngay lập tức, hãy ăn một nắm kẹo ngọt, mềm. Bạn sau đó cũng phải hoàn thành một bữa ăn nhằm giữ lượng đường trong máu ổn định và tránh bị tụt đường huyết. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh ăn một thanh sôcôla lúc này vì chất béo trong các sản phẩm ngọt làm giảm sự hấp thu đường glucoza của các tế bào trong cơ thể, khiến bạn mất nhiều thời gian hơn mới cảm thấy khá hơn.


Hình 22

Các vấn đề về tuyến giáp

Đổ mồ hôi liên tục có thể là dấu hiệu của chứng cường tuyến giáp hay tuyến giáp hoạt động quá mức. Bình thường, tuyến giáp sản sinh ra một loại hormone kiểm soát tốc độ cơ thể sử dụng năng lượng dự trữ cũng như độ nhạy cảm của nó trước các hormone khác. Khi quá nhiều hormon môn tuyến giáp được sản sinh ra, hiện tượng này có thể gây đổ mồ hôi liên tục bằng cách kích thích các tuyến mồ hôi. Chứng cường tuyến giáp cũng có thể dẫn tới việc giảm cân và tim đập nhanh, theo tiến sĩ Mark Vanderpump, chuyên gia tư vấn nội tiết tại bệnh viện miễn phí Hoàng gia Anh ở London.

Giải pháp: Trong trường hợp này, bạn có thể dùng thuốc để làm giảm lượng hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, việc uống thuốc có thể mất gần 1 tháng mới có tác dụng.


Hình 23

Rối loạn hormone

Những người đàn ông đổ mồ hôi vào ban đêm, ngay cả khi thời tiết không quá ấm nóng, có thể đang sở hữu lượng testosterone thấp, tiến sĩ Christopher Eden, bác sĩ tư vấn nội tiết tại bệnh viện Royal Surrey, nói. Khi lượng testosterone trong cơ thể thấp, khu vực dưới đồi - vùng não điều khiển nhiều chức năng, bao gồm cả thân nhiệt và áp huyết, sẽ nhận các tín hiệu giả tạo rằng cơ thể bị quá nóng, dẫn đến hiện tượng toát mồ hôi như một cách làm mát cơ thể. Testosterone cũng vô cùng cần thiết cho sự chắc khỏe của cơ và xương, do đó những người có lượng hoóc môn này thấp có thể cảm thấy yếu và ngủ lịm bất thường.

Trong khi đó, đổ mồ hôi vào ban đêm ở phụ nữ là một dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh, mặc dù giới khoa học vẫn chưa biết tại sao lượng hoóc môn oestrogen thấp lại gây ra ảnh hưởng này, đặc biệt là vào ban đêm, theo chuyên gia sản phụ khoa Leila Hannah thuộc Đại học Queen Mary. Hiện tượng đổ mồ hôi có thể trầm trọng hơn ngay trước khi hoặc trong kỳ kinh vì lúc này lượng oestrogen sụt giảm xuống mức thấp nhất.

Giải pháp: Đối với chứng thấp testosterone ở nam giới, người bệnh có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu và chữa trị bằng liệu pháp bổ sung testosterone dưới dạng gel bôi hoặc tiêm. Tuy nhiên, trước khi chữa trị, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để đảm bảo rằng anh ta không có dấu hiệu bị ung thư tuyến tiền liệt vì testosterone có thể làm bệnh tiến triển tăng nặng. Đối với phụ nữ, các phương thuốc tự nhiên, chẳng hạn như dùng cỏ ba lá, được phát hiện giúp chữa trị đổ mồ hôi ở 60% phụ nữ mãn kinh. Nếu cách này không hiệu quả, hãy tham vấn liệu pháp thay thế hoóc môn với bác sĩ chuyên khoa.

Dùng thuốc

Đổ mồ hôi có thể là một tác dụng phụ của việc dùng thuốc chống trầm cảm. Điều này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhưng đa số người bệnh dùng loại thuốc này thường tăng toát mồ hôi về đêm. Một số loại dược phẩm khác cũng gây đổ mồ hôi là thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chữa khô miệng, cảm lạnh và cảm cúm, viên sắt và thuốc kháng sinh. Ngưng sử dụng thuốc giảm đau mạnh đôi khi cũng có thể gây đổ mồ hôi.

Giải pháp: Đối với những người bị trầm cảm, thư giãn hoặc tập luyện thể dục thể thao là một giải pháp loại bỏ căng thẳng hữu hiệu.

Dây thần kinh bị lỗi

Hầu hết mọi người tiết ra khoảng 1 lít mồ hôi mỗi ngày, hoặc nhiều hơn khi trời nóng hoặc trong lúc tập luyện thể dục thể thao. Nếu bản thân bạn vẫn toát mồ hôi khi trời lạnh hoặc không có yếu tố kích thích, đó có thể là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi, vốn ảnh hưởng tới khoảng 2 - 3% dân số toàn thế giới. Hội chứng này khiến đối tượng tăng tiết mồ hôi gấp tới 10 lần mức thông thường. Theo tiến sĩ Sajjad Rajpar, chuyên gia da liễu tại bệnh viện Queen Elizabeth, người mắc chứng tăng tiết mồ hôi được cho là có dư thừa tín hiệu thần kinh từ bộ não tới các tuyến mồ hôi.


Hình 24

Giải pháp: Sử dụng chất chống tiết mồ hôi có chứa nhôm clorua có thể giúp ngăn chặn các tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, cách này có thể gây kích ứng.

Tiêm botox vào lòng bàn tay có thể cải thiện tình trạng đổ mồ hôi do nó vây hãm các xung thần kinh điều khiển các tuyến mồ hôi. Dẫu vậy, tác dụng thường mất dần sau 6 - 9 tháng. Một cách làm khác là cho vùng bị đổ mồ hôi vào nước có dòng điện yếu chạy qua trong 20 - 30 phút. Bệnh nhân thường cần 2 - 4 buổi điều trị như thế này một tuần. Sau khi triệu chứng được cải thiện sau một tuần, họ cần phải điều trị nhắc lại 1 lần mỗi tháng. Điều này làm giảm hoạt động của các tuyến mồ hôi và có hiệu quả đối với 80 - 90% bệnh nhân. Giải pháp cuối cùng là phẫu thuật cắt bỏ các dây thần kinh kiểm soát các tuyến mồ hội. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn tới việc tăng tiết mồ hôi ở những nơi khác, do mồ hôi tích tụ được tiết ra thông qua những tuyến mồ hôi khác.

Đau tim

Đổ mồ hôi và cảm thấy chóng mặt, muốn ngất xỉu có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim. Đau ngực có thể xuất hiệnh trước hoặc các triệu chứng trên có thể đến ngay sau khi tập luyện thể dục thể thao. Các dấu hiệu khác bao gồm cả quặn thắt, đau ngực lan dần tới quai hàm, cổ, cánh tay và lưng.

Đổ mồ hôi theo cách này là một phần của phản ứng phế vị - mạch, gây sụt giảm nhịp tim và áp huyết đột ngột. Phản ứng như vậy cũng có thể xuất hiện ở những người đang vô cùng đau đớn, bị chảy máu não hoặc viêm ruột thừa cấp.

Giải pháp: Bất kỳ ai có dấu hiệu sắp bị đau tim đều cần được đưa đi cấp cứu bệnh viện càng nhanh càng tốt. Trong khi chờ đợi, họ cần được ngồi ở tư thế thoải mái và trừ khi bị dị ứng, cần nhai từ từ 300mg aspirin. Cách này sẽ giúp làm mỏng máu, giảm cục máu đông và có thể ngăn chặn giãn nở cục máu gây nghẽn động mạch.

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn tăng tiết mồ hôi có nguyên do rõ ràng, nhưng việc chữa trị dứt điểm không phải dễ bạn ah.


Hình 23


Nguyễn Trường H., 31 tuổi, Tây Sơn, Bình Định, thienthang@....

Hỏi: Xin thưa các bác sĩ, nếu khi các phụ nữ mang thai mà thường xuyên đi siêu âm thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe bà mẹ và em bé không hả bác. Xin cho con biết, con xin cảm ơn rất nhiều!

Trả lời: Nếu lạm dụng việc siêu âm nhiều lần trong thai kỳ liệu có hại hay không? Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, trong suốt quá trình mang thai, phụ nữ mang thai chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ để theo dõi sự phát triển và phát hiện dị tật của trẻ nhưng hầu hết chị em. Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, trong suốt quá trình mang thai, phụ nữ mang thai chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ để theo dõi sự phát triển và phát hiện dị tật của trẻ nhưng hầu hết chị em, nhất là ở các thành phố, thị xã thì số lần siêu âm được thực hiện gấp nhiều lần. Việc lạm dụng này không chỉ tốn kém về tiền bạc mà còn ảnh hưởng tới não bộ, thính lực, cân nặng của thai nhi.

Theo GS.TS. Vương Tiến Hòa - chuyên gia sản phụ khoa, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, siêu âm thai là cần thiết trong việc quản lý và theo dõi thai kỳ nhưng hiện nay, hầu hết các phòng khám đang lạm dụng siêu âm để khám thai.


Hình 25

Nếu tiếp xúc ở mức độ vừa phải, hợp lý về thời gian và cường độ thì sóng siêu âm rất an toàn với thai nhi nhưng nếu lạm dụng với cường độ dày, nhiều lần tác động đến phôi thai là tế bào non thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Theo nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học Thụy Điển, việc các bà mẹ khi mang thai lạm dụng chuyện siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi. Theo đó, não bé trai có nguy cơ tổn thương nhiều hơn, để lại dị tật lâu hơn so với bé gái. Các nhà khoa học tại Khoa sản và phụ khoa, Bệnh viện King Edward Memorial, Úc cũng đã nghiên cứu 2.834 phụ nữ có thai từ 16-20 tuần tuổi thai, trong đó 1.415 người thuộc nhóm chuyên sâu được chọn ngẫu nhiên để siêu âm thường và siêu âm màu (siêu âm doppler) liên tục tại thời điểm thai nhi được 18, 24, 28, 34 và 38 tuần tuổi, 1.419 người thuộc nhóm thường xuyên chỉ siêu âm duy nhất 1 lần tại thời điểm thai 18 tuần tuổi. Kết quả cho thấy có sự hạn chế tăng trưởng trong tử cung cao hơn đáng kể ở nhóm chuyên sâu so với nhóm thường xuyên, thể hiện ở cân nặng lúc sinh ở trẻ siêu âm nhiều nhẹ cân hơn so với nhóm ít siêu âm.

Một nghiên cứu lớn tại Anh cho thấy các bà mẹ khỏe mạnh và trẻ sơ sinh thực hiện siêu âm màu từ 2 lần trở lên có nguy cơ tử vong chu sinh cao gấp 2 lần so với trẻ sơ sinh không thực hiện siêu âm này. Không chỉ thế, quá trình siêu âm, đặc biệt là siêu âm doppler gây tăng nhiệt độ của cơ thể mẹ và bào thai, có thể vượt qua ngưỡng an toàn là 1,4 - 1,80C và làm phát triển dị tật bẩm sinh bất thường, nhất là đối với não của trẻ.

Đối với xu hướng siêu âm thai nhi phi y tế (còn được gọi là “vật kỷ niệm” siêu âm), được định nghĩa là sử dụng sóng siêu âm để xem, chụp ảnh hoặc xác định giới tính thai nhi mà không có chỉ định y khoa lại càng nguy hại. Điều này liên quan đến thời gian thai nhi tiếp xúc với kỹ thuật 3D, 4D dài hơn có thể gây tổn hại cho trẻ. Do vậy, các tổ chức lớn như Sản phụ khoa American College, Viện Siêu âm trong y học Mỹ, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) không khuyến cáo siêu âm lưu niệm.


Hình 26

Siêu âm không an toàn 100%, đặc biệt là siêu âm màu. Sự tổn hại do siêu âm có thể là sinh lý như cân nặng, chiều cao, phát triển não bộ… và cũng có thể là tâm lý.

Chính vì vậy, phụ nữ mang thai nên giảm số lần siêu âm bằng cách tự mình nhận thức được tác hại của siêu âm, kiên nhẫn chờ đợi đến ngày khám thai và không thực hiện siêu âm lưu niệm. Cụ thể, chỉ siêu âm khi có chỉ định y khoa, tức là chỉ khi có vấn đề nghi ngờ, chứ không phải là một việc tầm soát thông thường để xác định giới tính của em bé hoặc kiểm tra về sự phát triển của nó; hạn chế thấp nhất tổng thời gian phơi sáng (thời gian siêu âm) bằng cách chọn bác sĩ sản khoa có kỹ năng và hiểu biết. Hạn chế cường độ tiếp xúc, nghĩa là tránh siêu âm màu, nhất là trong 3 tháng đầu do việc chiếu liên tục của máy siêu âm trong vòng 1 phút sẽ làm tăng thân nhiệt của người mẹ lên khoảng 1-5oC sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng ở não và thành mạch máu của thai nhi.

Ngày 11/11/2016
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích