Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và nghiên cứu y tế
Công nghệ thông tin làm “tinh giản” từ nhân lực đến vật lực Phải nói rằng từ khi có công nghệ thông tin ra đời và phát triển, tất cả mọi lĩnh vực kể cả kinh tế, chính trị, khoa học, đời sống,…đều phát triển theo và vô cùng tiện ích, giảm tải đi rất nhiều sức lao động con người và có thể nói rằng sự phát triển của công nghệ truyền thông và thông tin (ICT_Informatic Communication Technology) đã đưa thế giới này trở thành thế giới phẳng. Trong lĩnh vực khoa học đời sống nói chung và khoa học y học nói riêng, việc triển khai áp dụng/ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong khám chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT), kê đơn thuốc, nghiên cứu y sinh học tại các cơ sở y tế nói chung và các Viện nghiên cứu chuyên ngành nói riêng thời gian qua đã cho thấy những hiệu quả bước đầu nhất là trong công tác giảm tải, rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tránh bệnh nhân chờ đợi lâu, khâu kê đơn thuốc tránh nhầm lẫn (bởi chữ viết của nhiều bác sỹ trước đây khó đọc hoặc đọc nhầm đơn thuốc, nên dược sỹ sẽ nhầm theo và bệnh nhân sẽ là người nhận hậu quả cuối cùng). Điểm lợi không chỉ thuộc về các cơ sở y tế nói chung khi tinh giản được nhiều thủ tục giấy tờ nhờ hệ thống CNTT can thiệp, đẩy nhanh thủ tục hành chính trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh, nhất là thanh toán BHYT mà chính người bệnh cũng được hưởng lợi, khi ở nhà người bệnh cũng có thể gửi tin nhắn để đặt lịch khám, đăng ký khám dịch vụ, lấy số khám; rồi những ca bệnh ở địa phương vùng sâu, vùng xa đã được nhanh chóng hội chẩn (telemedicine) cùng các chuyên gia tuyến trên để kịp thời cứu bệnh nhân, hoặc thủ tục từ khi kê đơn đến khi nhận thuốc tại các bệnh phòng và khoa phòng trong bệnh viện không còn đi nhiều thủ tục mà có thể chuyển thuốc trực tiếp đúng chủng loại liều lượng đến từng khoa phòng và sau đó các điều dưỡng cấp phát rất nhanh (telepharmacy). Hình 1
Từ khi triển khai các phần mềm quản lý bệnh viện một cách tổng thể (total hospital management system), số lượng và công suất làm việc của nhân viên y tế có thể giảm đi đáng kể, nhiều nhân viên có thể thuyên chuyển sang một khu vực làm việc mới và chia sẻ công việc rất linh hoạt và có thể mọi người được đào tạo có thể tiếp thu và thuần thục làm được điều này. Cách nay khoảng 10-15 năm, khi hệ thống phần mềm mới đưa vào triển khai hoạt động có thể nhiều nhân viên y tế, kể cả bác sỹ cũng “ngại thao tác” vì chuyển từ một thực tế lâu nay làm hoàn toàn khám bệnh, kê toa bằng tay và bút giấy mất thời gian, thì nay sau khoảng 2 ngày các chuyên gia công nghệ thông tin và thiết kế thao tác phần mềm có thể hướng dẫn thì khi đó các nhân viên y tế từ điều dưỡng, kỹ thuật viên, bác sỹ đều có thể thao tác một cách rành mạch các khâu từ tiếp đón bệnh nhân à khám, phát hiện, chẩn đoán sơ bộ bệnh à Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh à Hội chẩn (nếu có) à Kê đơn điều trị và theo dõi các tác dụng ngoại ý của thuốc một cách đầy đủ. Bệnh cạnh đó, các phần mềm này còn tích hợp với các khoa chuyên môn và phòng chức năng cung ứng vật tư hóa chất, thuốc cũng sẽ quản lý số lượng đầu vào đầu ra, tồn, thuốc cận hạn dùng hay dùng mới để chỉ đạo điều hành theo nguyên tắc FIFO. Hình 2
Chỉ đạo khẩn cấp trong vụ dịch từ Chính phủ, Trung ương đến từng địa phương Trong bối cảnh toàn cầu nhiều dịch bệnh nguy hiểm và tối nguy hiểm nên cũng cần có các văn bản chính thức chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương theo phương diện hỏa tốc, khẩn, …đến các địa phương để chỉ đạo và sẵn sàng ứng phó phòng chống đại dịch, dịch bệnh truyền từ động vật lây lan người, hay các bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền qua biên giới, qua nhập cảnh từ nước ngoài,…Nhờ có công nghệ thông tin nên các kênh chuyển tải trở nên đơn giản và rút ngắn thời gian rất nhiều như qua Voffice, Videocall, ….Đồng thời, nhờ có CNTT và các phương tiện ra đời và ngày càng phát triển đã giúp cho các lãnh đạo các Viện chỉ đạo xuống các khao phòng chuyên môn và chức năng thông qua hệ thống email, tin nhắn MSM. Hội chẩn, cấp cứu xử trí từ xa qua hệ thông bệnh viện vệ tinh và y học từ xaThông qua các kênh thông tin và hình ảnh (Media) các chuyên gia tuyến trên có thể giúp cùng hội chẩn, cấp cứu và đưa ra các hướng xử trí từ xa qua hệ thông bệnh viện vệ tinh và y học từ xa, hệ thống trực tuyến và gần đây con số bệnh nhân đã được chữa khỏi hoặc cứu sống kịp thời trên thế giới và Việt Nam đã cho thấy hiệu quả từ đó. Ứng dụng CNTT trong khía cạnh này không chỉ giúp lấy lại mạng sống cho bệnh nhân từ tay tử thần mà còn sẽ giảm chi phí vận chuyển và khám chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân ở tuyến dưới. Không những áp dụng y học từ xa trong nội vùng, liên bệnh viện trọng nước mà còn có những ca mổ hoặc ca can thiêp tim mạch, phẩu thuật nội soi,…từ quốc gia này sang các quốc gia khác đồng thời vừa mang tính chẩn đoán và điều trị thực hành vừa mang tính đào tạo trực tuyến dưới hình thức “cầm tay chỉ việc”.Một số ca cấp cứu ngoại khoa khó và trong khi chờ tuyến trên chi viện hoặc chờ chuyển lên tuyến trên khi các bệnh nhân chưa qua cơn nguy cấp. Việc táp dụng các kênh và phương tiện y học từ xa là rất hữu ích. Đồng thời các cuộc họp gần đây của Chính phủ, Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì với các tỉnh thành trong cả nước qua các cuộc giao ban tình hình y tế năm 2016 với các thành tựu và một số mặt cần tiếp tục thực hiện năm 2017 thông qua hệ thống CNTT Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel cũng đã cho thấy lợi điểm về chi phí đi lại, khách sạn, ăn ở,…rất tiện ích và số lượng người tham dự cùng tiếp thu ý kiến chỉ đạo, rút kinh nghiệm của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước lên đến trên 10.000 người nhân viên y tế và cán bộ lãnh đạo tỉnh để chỉ đạo kịp thời.Giải quyết các vấn đề thanh quyết toán và thanh toán Bảo hiểm y tế (BHYT)Theo số liệu báo cáo của các sở y tế và báo cáo của BHXH Việt Nam, trên cả nước hiện có 12.719 cơ sở KCB ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH... Đến 15/12/2016, cả nước có 12.653/12.719 cơ sở KCB thực hiện được kết nối liên thông dữ liệu đạt 99,48%. Những thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện tin học hóa trong quản lý KCB và thanh toán BHYT năm 2016, xây dựng kế hoạch năm 2017 do Bộ Y tế tổ chức ngày 29/12. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, trong năm 2016, công tác tin học hóa KCB và thanh toán BHYT đã đạt được một số kết quả nổi bật. Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã xây dựng và ban hành mô hình kiến trúc tổng thể về hệ thống thông tin KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ, làm cơ sở để triển khai các hoạt động về tin học hóa trong BHYT một cách khoa học và có kế hoạch. Các Sở Y tế, cơ sở KCB tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã cũng đồng hành với Bộ Y tế và tích cực thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng CNTT trong quản lý KCB. Hình 4
Từ thực tế hiện nay cho thấy nhờ ứng dụng CNTT, Bộ Y tế đã chỉ đạo một số BV tuyến TW triển khai Telemedicine, hỗ trợ các BV vệ tinh ở tuyến tỉnh, tuyến huyện bước đầu có kết quả rất khả quan. Các BV Bạch Mai, BV Hữu nghị Việt Đức, BV Nhi TW, BV Phụ sản TW, BV Chợ Rẫy đã thường xuyên hội chẩn trong công tác KCB cho một số BV tuyến tỉnh đã góp phần nâng cao hiệu quả cấp cứu, phẫu thuật của các BV vệ tinh. Hệ thống Telemedicine đi vào hoạt động góp phần xử lý kịp thời các ca bệnh khó, các tình huống bệnh nguy kịch, hiểm nghèo cần xử lý gấp mà không kịp chuyển lên BV tuyến trên, đặc biệt là tại các BV vùng biên giới, hải đảo, nằm cách xa trung tâm. Bệnh nhân ở các BV tuyến huyện vẫn có thể được các giáo sư, bác sĩ giỏi đầu ngành từ các BV hàng đầu tuyến Trung ương, các thầy thuốc tại tuyến tỉnh tư vấn, hội chẩn, KCB từ xa. Người bệnh và gia đình không phải mất thêm nhiều chi phí cho việc đi lại, ăn ở khi phải chuyển viện lên tuyến trên; đồng thời góp phần giải quyết tình trạng quá tải ở các BV tuyến trên... Mặc dù có những kết quả đáng ghi nhận, song tại hội nghị, ông Đặng Hồng Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế cũng thẳng thắn chia sẻ, tồn tại của việc triển khai kết nối liên thông giữa cơ sở KCB với cơ quan quản lý và BHXH là chuẩn hóa dữ liệu danh mục dùng chung tại cơ sở y tế đang gặp khó khăn vì nhân lực thiếu, cách hiểu khác nhau, bộ mã danh mục dùng chung của Bộ đưa ra chưa đầy đủ nhất là danh mục dịch vụ kỹ thuật, danh mục vật tư y tế và danh mục tân dược. Để thực hiện yêu cầu kết nối liên thông nhiều cơ sở KCB phải thay mới hoặc nâng cấp phần mềm quản lý BV hoặc phần mềm quản lý viện phí. Điều này gây áp lực cho cán bộ y tế trong việc thích ứng với phần mềm mới. Hình 5
Theo đánh giá của Bộ Y tế, khó khăn chung trong ứng dụng CNTT của ngành y tế là hạ tầng chung của ngành y tế còn nhiều yếu kém; chưa có trung tâm dữ liệu y tế quốc gia; chưa có hệ thống đường truyền kết nối ngành y tế; nhiều dịch vụ kèm theo chưa có (hệ thống quản lý chữ ký số dùng trong y tế, quản lý định dạng cho từng cơ sở KCB). Do đó, tại hội nghị, Bộ Y tế đề nghị cơ quan BHXH, tiếp tục phối hợp để triển khai thống nhất, đồng bộ KCB BHYT điện tử theo lộ trình, cụ thể với Bộ Y tế. Thống nhất chuẩn đầu ra dữ liệu, đồng bộ danh mục dùng chung với hệ thống thông tin KCB BHYT của Bộ Y tế để cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại... Về phía các cơ sở KCB, lãnh đạo Vụ BHYT đề nghị các cơ sở KCB BHYT cập nhật đầy đủ mã và tên thuốc, dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế theo danh mục dùng chung điện tử vào phần mềm quản lý KCB, điều chỉnh phần mềm để kết xuất dữ liệu đúng quy định của Bộ Y tế; cung cấp đầy đủ thông tin về chỉ định, kết quả điều trị ngay khi người bệnh BHYT ra viện để quản lý việc KCB BHYT...Trong thời gian tới, dữ liệu trong khám chữa bệnh BHYT sẽ được kết nối trên toàn quốc. Hình 6
Ứng dụng CNTT trong y tế: Góp phần giảm tải, nâng cao chất lượng KCB Ngày 15/1, Bộ Y tế tổ chức hội nghị ứng dụng CNTT trong ngành y tế lần thứ VII với chủ đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telemedicine) và dịch vụ công trực tuyến”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị này là một bước đặt nền móng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, chất lượng của các hoạt động y tế, đặc biệt là tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong giai đoạn tới. Hình 7
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn coi chăm sóc sức khỏe cho người dân là điều quan trọng hàng đầu. Người bệnh luôn là đối tượng ưu tiên và cần được giúp đỡ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành y tế là rất quan trọng và phải được coi là nhiệm vụ trọng điểm của ngành. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng, việc ứng dụng CNTT trong khám chữa bệnh từ xa sẽ góp phần giảm thiểu quá tải bệnh viện, giảm phiền hà cho người bệnh, nâng cao chất lượng và tăng tính công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế. Đồng thời, dịch vụ công trực tuyến góp phần đẩy mạnh hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà, tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận với cơ quan quản lý. Đối với việc triển khai ứng dụng CNTT trong ngành y tế, ông Nguyễn Hoàng Phương - Phó Cục trưởng phụ trách Cục CNTT (Bộ Y tế) cho biết: Trong những năm qua, ngành y tế đã triển khai ứng dụng CNTT tới nhiều hoạt động y tế từ Trung ương đến địa phương. Đến nay, Bộ Y tế đã tổ chức chỉ đạo về ứng dụng CNTT từ cơ quan Bộ đến các đơn vị. Theo thống kê năm 2014, 100% tuyến Trung ương có ứng dụng phần mềm tin học bệnh viện; ở tuyến tỉnh và huyện lần lượt là 68%, 61%. Tuy nhiên, khả năng kết nối liên thông các hệ thống thông tin bệnh viện giữa các bệnh viện chưa có. Bộ Y tế đang triển khai thí điểm Dự án Bệnh án điện tử và quản lý hệ thống bệnh viện, trong đó có nâng cấp phần mềm tin học quản lý bệnh viện của 6 bệnh viện (gồm: BV Nhi Trung ương, BV Nhi Thanh Hóa, BV Phụ sản Trung ương, BV Y học cổ truyền Trung ương, BV đa khoa Hà Tĩnh và BV đa khoa Trung ương Huế). Ông Nguyễn Hoàng Phương khẳng định: Việc liên thông phần mềm giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội là một giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường chất lượng bệnh viện, chất lượng dịch vụ y tế, cải cách thủ tục hành chính khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Bộ Y tế cũng đã triển khai hoạt động y tế từ xa tại các bệnh viện (như Bạch Mai, Việt Đức…) với các hoạt động giao ban hàng tuần trực tuyến, chẩn đoán hình ảnh từ xa, hội chẩn, tư vấn các ca khó, khám chữa bệnh từ xa. Hình 8
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề chính như: Ứng dụng CNTT trong tư vấn khám chữa bệnh từ xa trong Đề án Bệnh viện vệ tinh, trong y tế biển đảo, cho việc tăng cường y tế tuyến dưới; ứng dụng công nghệ truyền hình thế hệ mới cho y tế từ xa tại Việt Nam; dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa; dịch vụ công trực tuyến… Chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, đối với ngành CNTT (không chỉ là Bộ mà chủ yếu là các doanh nghiệp) phải coi ứng dụng CNTT trong ngành y tế cũng là một hoạt động trọng tâm. CNTT có thể ứng dụng đơn giản nhất là vào việc xếp hàng khám chữa bệnh tại các bệnh viện (như hệ thống lấy số điện tử) và phức tạp hơn là hội chẩn từ xa, bệnh án điện tử… Còn một vấn đề phức tạp hơn nữa là làm sao quản lý tổng thể thẻ bảo hiểm y tế, tiến tới nữa là quản lý tổng thể tình trạng sức khỏe cơ bản của mọi công dân bằng thẻ có mã số. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Từ trước đến nay, chúng ta đã ứng dụng CNTT trong ngành y tế (như các bệnh viện cũng đã ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính và nhân sự) nhưng hoạt động này vẫn manh mún và không gắn kết với nhau. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này còn ít và các bệnh viện đều phải tự làm về CNTT. Chính vì vậy, hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành y tế dù đã làm rồi nhưng vẫn phải tiếp tục và phải làm lâu dài vì rất phức tạp do liên quan đến nhiều vấn đề. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc phải được quản lý, phải liên thông với nhau; tất cả người dân phải có 1 thẻ để quản lý về sức khỏe cơ bản để khắc phục gian lận và khó khăn. Phó Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp hãy tiên phong đồng thời coi đây là một thị trường lớn và bền vững. Đề nghị Bộ Y tế và Bộ Thông tin và truyền thông cho phép thuê dịch vụ về các ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp; đây là hoạt động vì người dân, vì người bệnh. Hình 9
Nghiên cứu khoa học và trong xử lý thống kê số liệuNhờ có hệ thống CNTT mà các thuật toán trong phân tích thống kê báo cáo các bệnh trong một thời gian hạn định cần báo cáo đã tinh gọn và chính xác rất nhiều, chỉ cần cái nhấp chuột là toàn bộ số liệu có thể trình ra trước mắt bạn để đánh giá tình hình bệnh tật trong ngày. Các số liệu đó vừa lưu trên máy tính, bộ dữ liệu nguồn và từ đó dễ dàng trong khâu xử lý báo cáo. Nhờ có CNTT mà giờ đây các nhà tin học đã thiết kế rất nhiều phần mềm (software) để xử lý thống kê trong nghiên cứu y sinh học như EPI INFO, SPSS, STATA, R-Caltec, Arview, Health Mapper, HIS, GIS, phần mềm Quản lý Sốt rét MMS, phàn mềm quản lý bệnh truyền nhiễm MIS ….vừa tiện ích trong khâu nhập liệu, xử lý số liệu, trình kết quả, lưu dữ liệu, chỉnh sửa dữ liệu, phân tích và bổ sung dữ liệu theo một gian đoạn ngắn hay dài rất tiện ích. Nếu trước đây các con số đó phải làm khung trong giấy, sau đó tính toán thủ công bằng máy tính điện tử (Calculator) rồi thông qua các công thức tính dể tính mới ra kết quả thì này các phần mềm đã được lập trình sẵn chỉ cần sau khi nhập liệu thì kết quả có thể đưa ra trontg thời gian rất ngắn. Các thủ thủ tiết kế giúp các nhà khoa học và các nghiên cứu viên vẽ biểu đồ, bản đồ một cách nhanh nhất và đẹp nhất, dễ hiểu. Đồng thời nhòe có CNTT mà vấn đề chia sẻ thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế trở nên gần hơn và hiệu quả thiết thực nhất. Hình 10
Các số liệu và kết quả của nghiên cứu, chúng ta có thể chia sẻ trên các công cụ hiện đại hiện nay như Ipad, Iphone, máy tính xách tay,…thậm chí trong iWatch cũng có thể truy cập dữ liệu và truyền tải đến bất kỳ lúc nào mà chúng ta muốn, không phải thông qua chuyển các file giấy đi theo đường bưu điện mất nhiều thời gian và giảm chi phí và đạt tiêu chí kinh tế trong y tế vì thế cũng tăng lên. Thông qua ứng dụng CNTT, mạng Internetvới việc kết nối và truy cập dữ liệu và trích dẫn y văn và chia sẻ thông tin với đồng nghiệp ngày càng trở nên thuận lợi rất nhiều, chỉ cần một vấn đề y tế (cả y lẫn dược) bạn đang quan tâm nghiên cứu hoặc chuẩn bị nghiên cứu, có thể lên mạng lấy tài liệu từ cổ chí kim, đọc và dịch sẽ thấy được cái được và tốt của các nhà nghiên cứu trước đây và cái tồn tại mà mình mong muốn khắc phục hoặc đầu tư nghiên cứu. Đó cũng là các ý tưởng mà luận văn cao học và luận án tiến sỹ ra đời có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực y tế. Thông qua các thông tin trên internet, chúng ta sẽ rút được nhiều kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, thầy cô trong nước và quốc tế đang làm và chúng ta có thể làm theo sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh nghiên cứu của Việt Nam hiện nay. Đó có lẽ chính là tại sao phải Cập nhật thông tin nghiên cứu y văn tìm ra các điểm mới trong nghiên cứu y học của mình hiện nay. Hình 11
Việc triển khai ứng dụng và áp dụng các hệ thống mang LAN, trang tin điện tử Website của các cơ sở nghiên cứu hiện nay rất cần thiết nhằm chia sẻ với thế giới nhiều vấn đề và thông tin huxu ích và ngược lại các mạng khác cũng sẽ giúp chúng ta chia sẻ thông tinh như một hội chẩn quan mạng các vấn đề nghiên cứu đang quan tâm nào đó. Điều đó cho thấy rằng CNTT ngày nay vô cùng quan trọng ở mọi lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực y tế là không thể phủ nhận. Đồng thời, chúng ta đánh giá rất cao vai trò của các kỹ sư CNTT trong thời gian qua đã đầu tư trí tuệ của mình trong góp phần giải quyết các vấn đề về CNTT nói chung và mạng nói riêng rất hiệu quả và kịp thời. Đó chính là các “chiến sỹ” dù không mang trên mình chiếc áo blouse trắng nhưng đã góp phần quan trọng trong chuyển tải, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong cho bệnh nhân và đặc biệt đưa thế giới trở nên “phẳng hơn” trong đời sống hiện nay.
|