Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 6 2 4
Số người đang truy cập
2 4 1
 Tin tức - Sự kiện Tin hoạt động của Viện
Nhu cầu thiết yếu trong phát triển và nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh ký sinh trùng-côn trùng

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật về y học, trong đớ có lĩnh vực ký sinh trùng lâm sàng. Thời gian qua từ 2003-2017 với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, Phòng khám chuyên khoa của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn ngày càng phát huy thế mạnh trong khám chữa các bệnh do ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh gây ra.

Đặc biệt Phòng khám chuyên khoa của Viện đã phát hiện và điều trị hàng ngàn ca bệnh sán lá gan lớn Fasciola spp., sán lá gan nhỏ Opisthorchis spp., Clonorchis spp., bệnh ấu trùng ngõ cụt ký sinh như ấu trùng giun đũa chó, mèo Toxocara spp., ấu trùng giun đầu gai Gnathostoma spp., ấu trùng giun lươn Strongyloides spp., bệnh do giun Angiostrongylus cantonensis, sán dây lợn, sán dây bò Taenia spp., sán dải cá Diphyllobothrium spp., sán dải chó Echinococcus spp., bệnh ấu trùng sán dây lợn thể thần kinh (Neurocysticercosis), hội chứng viêm não màng não tăng bạch cầu ái toan (Eosinophil Encephalo-meningitis), bệnh đơn bào do amip Entamoeba histolytica, amip ăn não Naegleria fowleri hay do động vật chân khớp Demodex spp., bệnh do các giun truyền qua đất (Soil-transmitted helminthiasis-STHs) và một số bệnh do vector truyền như bọ xít hút máu, bọ đậu đen gây dị ứng da, côn trùng gây nhiễm trùng đường vào trên cơ thể bệnh nhân,… làm giảm gánh nặng bệnh tật cho các bệnh viện từ trung ương đến cơ sở, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng dân trong phạm vi cả nước.
 

Qua gần 15 năm trưởng thành và phát triển phòng khám chuyên khoa (2003-2017), nhằm đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh của nhân dân trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông và một số tỉnh thành ở hai miền Bắc và Nam trong cả nước, cùng với một số bệnh nhân người nước ngoài Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Bolivia, Úc, Ukraina, Nga, Newzeland mắc bệnh giun sán khi học công tác tại TP. Quy Nhơn, Việt Nam. Bệnh cạnh đó, hầu như các bệnh viện đa khoa hay cơ sở y tế kể cả nhà nước và y tế tư nhân chưa triển khai các xét nghiệm chuyên khoa về ký sinh trùng hay vi nấm nên họ thường gởi bệnh phẩm về Viện để xét nghiệm thay vì gởi đi thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội sẽ tốn kém chi phí hơn.Phòng khám chuyên khoa đã từng bước đầu tư, cải thiện, phát triển, nâng cao về mọi mặt từ cơ sở hạ tầng, nhân lực y tế, hệ thống cơ sở vật chất-máy móc, dụng cụ trang thiết bị y tế, hệ thống xét nghiệm cận lâm sàng đạt chứng chỉ ISO và An toàn phòng thí nghiệm/xét nghiệm hay An toàn sinh học trong la bô, ứng dụng phần mềm quản lý y tế hệ bệnh viện tổng thể từ khâu đón tiếp đến khâu cấp phát thuốc điều trị một cách hoàn chỉnh và nhanh chóng, rút ngắn thời gian khám-chữa bệnh so với trước đây.


Hình 1

Đặc biệt thực hiện uy tín phong cách đổi mới có chất lượng của đội ngũ y tế, hướng tới sự hài lòng người bệnh và lấy bệnh nhân làm trung tâm nên đã thu hút một lượng lớn bệnh nhân và các cơ quan ngoài ngành y tế gởi cán bộ nhân viên trong cả nước đến khám và kiểm tra sức khỏe.

 

 PGS.TS.Nguyễn văn Chương-Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đến thăm hỏi và kiểm tra sức khỏe bệnh nhân

Song song với sự phát triển đó, việc cải tiến, nâng cấp và bổ sung các công cụ chẩn đoán, phương pháp kỹ thuật y tế mới giúp hỗ trợ cho khâu phát hiện, chẩn đoán và theo dõi điều trị chính xác, tối ưu là rất cần thiết. Với ý nghĩa đó, Viện đã và đang tiếp tục đầu tư các hạng mục dịch vụ y tế. Được sự phê duyệt của Bộ Y tế, Phòng khám chuyên khoa của Viện có chức năng khám, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh có giường lưu bệnh nhân 24 giờ, bao gồm cả phòng sơ cấp cứu ban đầu. Vì mặt bệnh lý ký sinh trùng đơn bào cũng như một số bệnh chuyên khoa khác, nên người bệnh - đặc biệt các bệnh nhân cao tuổi- không thể tránh khỏi các bệnh lý nền do tuổi già đưa đến như tim mạch, hô hấp, nội tiết hoặc cơ địa dị ứng, sốc phản vệ. Do vậy, trong quá trình lưu bệnh 24 giờ để theo dõi phản ứng thuốc hoặc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân có thể xảy ra các vấn đề sức khỏe do bệnh lý nền manglại, nên khâu sơ cấp cứu ban đầu trước khi chuyển tuyến trên (Bệnh viện đa khoa tỉnh đóng trên địa bàn) là cần thiết.


Hình 2

Để đáp ứng nhu cầu và ứng phó các tình huống sơ cấp cứu như trên Phòng khám chuyên khoa nội nhi, truyền nhiễm và ký sinh trùng cũng cần đến các trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu như kim chích máu, kim tiêm tĩnh mạch và dây truyền tĩnh mạch cấp cứu sốc, mất máu, đánh giá cấp cứu tim mạch bằng máy đo điện tâm đồ (ECG) tại giường, nhanh chóng khai thông đường khí đạo, hút đờm dãi cho bệnh nhân, cho bệnh nhân/ nạn nhân thở oxy qua gọng kính hay mask (≤ 8 giờ), hay thở oxy qua mặt nạ có túi không hít lại (túi có van) (≤ 8 giờ), thở oxy qua ống chữ T (T-tube) (≤ 8 giờ), bóp bóng Ambu qua mặt nạ, khí dung thuốc cấp cứu, hệ thống làm ẩm đ­ường thở qua máy phun sư­ơng mù.

Hơn nữa, vì là một cơ sở y tế nên bất cứ một tại nạn nào xảy ra như gãy xương chi hoặc xương sườn bệnh nhân sẽ được người thân chuyển vào cơ sở y tế gần nhất, có thể phòng khám là nơi được chọn đầu tiên của họ, nên trước khi chuyển tuyến nhân viên y tế phòng khám cũng cần sát trùng, khử khuẩn, băng bó vết thương, cố định tối thiểu về mặt thần kinh cột sống thông qua cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng, băng cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn, băng ép bất động sơ cứu rắn cắn trong các ca rắn cắn, ga-rô hoặc băng ép cầm máu. Cuối cùng là các phương tiện vận chuyển người bệnh cấp cứu, vận chuyển người bệnh chấn thương cột sống thắt lưng lên tuyến trên.


Hình 3

Bệnh lý do ký sinh trùng đơn bào rất phổ biến và chiếm một tỷ trọng lớn về cơ cấu bệnh tật ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ngày càng có nhiều căn bệnh do ký sinh trùng và đơn bào mới nổi hoặc đang xuất hiện tại Việt Nam rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, thậm chí đe dọa tử vong (đơn bào Trypanosoma spp., Leishmania spp., amip ăn não người Naegleria fowleri, hay ký sinh trùng sốt rét lây truyền từ linh trưởng (khỉ) sang người Plasmodium knowlesi,…) và có nguy cơ lan rộng sang các vùng. Một số bệnh do vector truyền như sốt xuất huyết, sốt rét, bọ xít hút máu, bọ đậu đen, dòi, ấu trùng ruồi, động vật chân khớp, …cũng làm tăng gánh nặng bệnh tật do ký sinh trùng và côn trùng gây ra. Do vậy, phát triển các kỹ thuật và bộ sinh phẩm có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao mới có thể phát hiên, chẩn đoán và theo dõi sau điều trị cho bệnh nhân là cần thiết;

Khu vực miền Trung-Tây Nguyên với “Tâm điểm” nhiều bệnh sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền có thể lây truyền từ động vật sang người, đồng thời điều kiện kinh tế khó khăn, xảy ra nhiều trận lụt bão, thiên tai hạn hán cộng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi cho nhiều căn bệnh do ký sinh trùng và đơn bào phát triển làm giảm sức khỏe cộng đồng, nên việc triển khai và bổ sung hàng năm nhiều trang thiết bị và công cụ chẩn đoán mới trong các dịch vụ khám chữa bệnh không những giúp tầm soát, phát hiện chẩn đoán và điều trị bệnh tại Viện mà còn hàng năm có những đợt khám từ thiện, miễn phí đến các cộng đồng dân đang sống ở các khu vực vùng sâu - vùng xa, vùng biên giới hải đảo và khó có điều kiện tiếp cận cơ sở y tế, nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng;


Hình 4

Biểu hiện lâm sàng và đáp ứng miễn dịch và thay đổi các thông số trong cận lâm sàng ngày càng thay đổi đa dạng, một số biểu hiện không khác gì các bệnh lý nội khoa tiêu hóa và thần kinh, da liễu hoặc truyền nhiễm khác nên khâu chẩn đoán xác định dễ nhầm lẫn và đặt ra quá nhiều chẩn đoán phân biệt. Nếu không có đủ các công cụ chẩn đoán mới sẽ khó có thể đáp ứng đầy đủ cho khâu phát hiện, chẩn đoán và điều trị chính xác cũng như tiệt căn các bệnh lý về ký sinh trùng;
 

Nhiều loại xét nghiệm cận lâm sàng cổ điển (conventional methods/ techniques) trước đây thực hiện phần lớn dựa trên định tính (cho kết quả âm/ hoặc dương) trên các xét nghiệm huyết thanh miễn dịch như test nhanh (RDTs) hay dạng kít chẩn đoán ELISA nên vẫn còn nhiều nhược điểm cho kết quả như dương tính giả, dương tính chéo với nhiều loại ký sinh trùng khác nhau nên dễ đưa đến chẩn đoán và điều trị bao vậy không những cho điều kiện bệnh viện và thực địa cộng đồng. Do vậy, nếu được trang bị một số sinh phẩm, công cụ chẩn đoán mới, hiện đại có cải tiến, đặc biệt lĩnh vực xét nghiệm sinh học phân tử chỉ đích DNA của ký sinh trùng hay virus (HBV, HCV) và kít chẩn đoán miễn dịch (các loại ký sinh trùng thường gặp) cải tiến dựa trên các kháng nguyên đích đặc hiệu sẽ giúp cho quá trình chẩn đoán khu trú hơn, đỡ tốn kém kinh phí và thời gian cho cả thầy thuốc và bệnh nhân;

Một số tác nhân ký sinh trùng hay vi khuẩn đường tiêu hóa có thể gây bệnh lý ung thư đã được minh chứng qua các công trình nghiên cứu dựa trên y học chứng cứ (như sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini gây ung thư biểu mô đường mật - cholangiocarcinoma, hay sán máng Schistosoma haematobium gây ung thư bàng quang và hệ tiết niệu chung hay vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ung thư tiêu hóa và đặc biệt ung thư dạ dày). Do vậy, việc phát triển các công cụ chẩn đoán mới, xác định chính xác chủng loài là cần thiết trong vấn đề chẩn đoán và điều trị, nhằm làm giảm biến chứng cũng như hậu quả do bệnh gây ra. Trong đó phải kể đến các xét nghiệm sinh học phân tử áp dụng trong lĩnh vực ký sinh trùng hay các chỉ điểm ung thư phát hiện sớm là cần thiết để chuyển tuyến điều trị kéo dài sự sống bệnh nhân theo tiêu chí điều trị ung thư hiện nay;


Hình 5

Một số bệnh lý do các chủng ký sinh trùng có biểu hiện triệu chứng phức tạp, đa dạng bởi đường xâm nhập/ đường vào, vị trí ký sinh, cơ chế gây bệnh và phát triển các thể bệnh khác nhau cũng sự di chuyển của ấu trùng hoặc con trưởng thành trong các cơ quan cơ thể người bệnh mà nhiều ca bệnh đã gây ra các biến chứng, để lại di chứng các cơ quan khác nhau, nhất là các ca bệnh lạc chỗ (ectopic foci/Aberrant foci) quá đặc biệt cần được làm rõ trong quá trình phát hiện, chẩn đoán và theo dõi điều trị là càn thiết. Do đó, các phương tiện chẩn đoán cũng cần đa dạng và đầy đủ bao phủ chẩn đoán và quản lý ca bệnh tốt nhất;

Nhiều bệnh lý về ký sinh trùng đã gây thương tổn các cơ quan khác nhau kể cả tạng đặc và tạng rỗng và cơ quan thần kinh trung ương tạo các bệnh lý không điển hình. Nên cần có các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tối thiểu như siêu âm, nội soi, x-quang, điện tim để hỗ trợ cùng các dữ liệu trên khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán và điều trị theo dõi tốt nhất;


Hình 6-2

Trong 10 năm trở lại đây, với số lượng lớn bệnh nhân đến khám và nhu cầu kiểm tra sức khỏe tại phòng khám của Viện ngày càng nhiều vớiyêu cầu trên đa diện về mặt bệnh lý. Nếu tiếp tục sử dụng các hệ thống máy móc hay trang thiết bị y tế cũ, lạc hậu sẽ không đáp ứng yêu cầu trả kết quả nhanh, kịp thời, chính xác và giải quyết điều trị bệnh nhân sớm trong thời gian ngắn nhất theo khuyến cáo của Bộ Y tế gần đây đối với các cơ sở khám chữa bệnh. Do đó Viện mong muốn trang bị và bổ sung thêm các hệ thống xét nghiệm mới, số mẫu thực hiện cùng một thời điểm phải lớn và công suất chạy máy phải tối đa đáp ứng nhu cầu này;
 

Với sự phát triển ngày càng cao về đời sống tinh thần cũng như thể chất và phát triển kinh tế xã hội, nên nhu cầu kiểm tra sức khỏe cũng như ý thức coi trọng sức khỏe của bệnh nhân, nhân dân cũng như tại một số cơ quan ngoài ngành y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân viên ngày càng cao, muốn phát hiện sớm một số bệnh lý để có sự phòng bệnh thích hợp, hoặc ngăn ngừa sự phát triển của một số bệnh lý trong khi họ không có điều kiện và thời gian đi xa đến hai đầu đất nước để tầm soát bệnh tật (thành phố Hồ Chí Minh 750 km hay thành phố Hà Nội 1100 km từ TP. Quy Nhơn) thì việc đến Viện kiểm tra sức khỏe có vẻ hợp lý nhất. Một số khác nhưc các công ty, ngân hàng, xí nghiệp tư nhân, công lập nhà nước có nhu cầu khám sức khỏe kèm theo các bệnh ký sinh trùng nên cũng là một trong những thế mạnh và nhu cầu từ phía người dân đến khám và tầm soát các bệnh nội khoa nói chung và ký sinh trùng nói riêng.


Hình 7

Việc phát triển các bộ xét nghiệm liên quan đến miễn dịch và sinh học phân tử trước hết là đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho cộng đồng, sàng lọc bệnh lý trên cộng đồng, tiếp đến là làm rõ cơ chế bệnh sinh góp phần nghiên cứu sâu hơn về sinh bệnh học cũng như các khía cạnh khác còn bỏ ngõ.

Cuối cùng, việc giao lưu, du lịch sinh thái hay du lịch thăm thân, hoặc làm việc tại nhiều tỉnh thành miền Trung-Tây Nguyên của các du khách nước ngoài đến từ 5 châu lục gần đây đã tin tưởng và được giới thiệu đến phòng khám của Viện để khám và điều trị bệnh, trong quá trình đó có nhiều ca được phát hiện nhiễm loài ký sinh trùng từ Thái Lan hoặc châu Phi sang, nên nếu không chẩn đoán sớm có thể đe dọa tính mạng các bệnh nhân nước nước ngoài này hoặc dân bản địa đi du lịch trở về Việt Nam từ các quốc gia hay lãnh thổ có bệnh ký sinh trùng khác lưu hành (như Kenya, Angola, Lào, Campuchia). Từ đó, có thể thông báo với các cơ quan chức năng Bộ Y tế và cơ quan chức năng cấp cao hơn để ứng phó kịp thời.


Hình 8

Ấy vậy mà, dù khoa học có phát triển và cải tiến đến đâu đi nữa, các tác nhân ký sinh trùng và đơn bào cũng phát triển và tìm cách trốn khỏi hệ thống miễn dịch dẫn đến một số bệnh lý thay đổi và đáp ứng miễn dịch cũng thay đỏi theo. Một số ca bệnh dù có lấy được bệnh phẩm con trưởng thành hoặc ấu trùng, song đôi khi cũng không xác định được tác nhân gây bệnh là gì nếu không tiếp tục phát triển các công cụ chẩn đoán, đặc biệt là miễn dịch và sinh học phân tử trong thời gian đến và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn cũng không thể ngoại lệ.

 

 

 

Ngày 05/06/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích