Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 1 5 2
Số người đang truy cập
2 5 4
 Thư viện điện tử
Các yếu tố kinh tế, xã hội tác động đến phòng chống bệnh sốt rét của cộng đồng cư dân ở Tây Nguyên (Đak Lak - Gia Lai - Kon Tum).

1. Kinh tế - xã hội và sốt rét:

Đaklak, Gia lai, Kon Tum KT – XH phát triển chậm nhất cả nước. Khó khăn cho phát triển kinh tế hộ gia đình là thiếu vốn, ở Kon Tum: 74,7%, Đaklak: 70% và Gia lai: 62,6%, thiếu sức khỏe: 8,5%. Vùng III thiếu vốn: 74,6%, vùng I: 67,8% cao hơn vùng II, thiếu sức khỏe vùng III cao nhất: 11,7%. Cần vốn để phát triển kinh tế cao nhất Kinh: 84,7%, kế đến Bana, Mnông, Hơ lang, Êđê và thiếu sức khỏe cao nhấtlà Mnông.

Trình độ học vấn vào loại thấp nhất cả nước, tỷ lệ người mù chữ và cấp I chiếm phần lớn. Đặc biệt vùng III, và nhóm đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn và hiểu biết thấp hơn rất nhiều so với vùng I. Dân nhập cư đến nhiều nhất là Đak Lak, ít nhất là Kon Tum. Đặc biệt là nhóm di cư tự do thường là người dân tộc thiểu số của các tỉnh miền núi phía Bắc, rất nghèo, thường đến định cư khu vực sát rừng, miền núi thuộc vùng sâu – xa, cơ sở hạ tầng rất khó khăn, khó quản lý và quy hoạch giúp họ ổn dịnh đời sống.

Hệ thống cơ sở hạ tầng: trường học, y tế cơ sở, điện, nước, đặc biệt thiếu nhiều ở các khu vực nông thôn miền núi vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc.

2. Những tác động của một số y ếu tố KT – XH cơ bản đến bệnh sốt rét:

Tỷ lệ BNSR/dân số liên quan thu nhập GDP và bình quân lương thực, Kon Tum nghèo nhất có tỷ lệ sốt rét cao hơn Đak Lak và Gia Lai. Bệnh sốt rét có xu hướng giảm từ vùng III đến I. Tương tự, vùng I tỷ lệ người nhận thức đúng về bệnh sốt rét thường cao hơn vùng II, III. Người Kinh, có tỷ lệ nhận thức đúng về bệnh sốt rét cao hơn ở các nhóm dân tộc khác. Bana ở Gia lai có tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất, còn Êđê, Xêđăng, Giẻ triêng thấp hơn.Người có trình độ học vấn càng cao thì nhận thức, thái độ và hành vi đối với bệnh sốt rét càng tăng, do đó nguy cơ mắc bệnh sốt rét của họ càng giảm.

Nhóm di cư, đặc biệt là dân di cư tự do thường có tỷ lệ người bị bệnh sốt rét cao hơn nhóm không di cư. Vì họ thường có những nhận thức và hành vi đúng về phòng chống bệnh sốt rét thấp hơn ở nhóm không di cư, nhóm di cư: Tày, Nùng và nhóm người Kinh có tỷ lệ mắc sốt rét cao.

Hệ thống y tế thôn bản và hệ thống truyền thanh đại chúng hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền và vận động nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết và hành vi của người dân về phòng, chống bệnh sốt rét.

3. Đánh giá hiệu quả của dự án phòng chống sốt rét VN – EC:

Đak Lak và Kon Tum, tỷ lệ người có nhận thức đúng về bệnh sốt rét thường cao hơn ở tỉnh Gia Lai. Cộng đồng hưởng lợi từ dự án PCSR VN – EC, Đak Lak (94,9%), Kon Tum (90,5%) hiệu quả dự án này đã nâng cao nhận thức, hiểu biết và thay đổi hành vi phòng chống bệnh sốt rét ở các cộng đồng, làm giảm tỷ lệ mắc và chết sốt rét ở Đak Lak và Kon Tum

Ngày 05/08/2015
Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có, Nguyễn Trọng Xuân, Dương Chí Thiện, Nguyễn Xuân Quang, Hồ Đắc Thoàn, Đặng Văn Phúc, Nguyễn Duy Sơn và CTV  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích