Chuyên mục hỏi đáp bệnh chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng (Tháng 8+9-2017)
Bệnh ký sinh trùng giun, sán là những căn bệnh nguy hiểm đang được ít quan tâm (NTDs), thường nhiễm trùng, không biểu hiện triệu chứng nếu nhiễm nhẹ, khi nhiễm trùng nặng, bệnh có thể để lại nhiều triệu chứng nguy hiểm (tắc ruột, viêm ruột, viêm đường mật, viêm túi mật, viêm ruột thừa), dẫn đến biến chứng (thiếu máu thiếu sắt, vỡ gan, tụ máu,..) và có thể tái nhiễm nhiều lần trong đời nếu tiếp tục phơi nhiễm trong vùng có bệnh lưu hành mà không có biện pháp phòng chống thích hợp. Tuy nhiên, do bệnh tiến triển từ từ không có dấu hiệu rõ rệt nên ít người quan tâm đến căn bệnh này, nên nhóm bệnh này thường gọi là các căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs). Đặc biệt, ở trẻ em, các bệnh giun sán có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như: biếng ăn, chậm lớn, hoặc giun chui vào các bộ phận của cơ thể gây tắc ruột, viêm túi mật, viêm âm hộ, âm đạo. 1. Lê Ngọc Bửu -lnbuu2005@gmail.com-Nha trang, Khánh Hoà Hỏi: Thưa bác sĩ, vào ngày 11/7/2017, tôi có đi xét nghiệm máu và kí sinh trùng ở Viện Pasteur Nha Trang và có kết quả như sau:Eos: 11,4% và Toxocara canis là 57.51 đơn vị NTU. Tôi được các BS ở đó kê đơn thuốc trị giun sán chó, sau đó 15 ngày tôi đi xét nghiệm lại, eosin còn 4.3% , Toxocara canis còn 44.02 NTU nhưng thấy men gan tăng quá cao (SGOT:140 UI/L, SGPT: 293 UI/L, gama GT: 415 UI/L) nên đã được kê đơn thuốc hạ men gan và không sử dụng thuốc trị giun sán nữa khoảng 3 tuần. Ngày 23/8/2017,tôi lại xét nghiệm máu,men gan, và kí sinh trùng, có kết quả là men gan hạ nhưng vẫn còn cao(SGOT: 59.7 UI/L, SGPT: 51.1 UI/L, GGT: 153 UI/L), bạch cầu ái toan: 2.9% , Toxocara canis: 61.79 NTU. Vấn đề tôi muốn hỏi bác sĩ đó là tại sao so với lần thứ 2 tôi đi xét nghiệm thì lần thứ 3 chỉ số eos giảm, mà Toxocara canis lại tăng, liệu có còn vấn đề gì không thưa BS? Như vậy tôi có còn bị sán chó hay không?Có nên sử dụng thuốc trị giun sán hay không?Xin BS cho tôi hướng điều trị. Tôi có kết quả siêu âm gan thì đc thông báo rằng có vùng echo hỗn hợp 12 mm, kết luận có tổn thương gan. Tuy nhiên tôi không hề nổi mày đay, mẩn ngứa gì cả. Tôi hi vọng sớm nhận đc thư hồi đáp của bs. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hình 1
Trả lời:Chân thành cảm ơn câu hỏi thú vị và rất chuyên môn của bạn. Dựa trên các dẫn liệu về kết quả xét nghiệm của bạn, chúng tôi có thể giải thích và chia sẻ thông tin với bạn như sau: Thứ nhất, Phòng xét nghiệm và khám chữa bệnh của Viện Pasteur Nha Trang là một trong những nơi đáng tin cậy về xét nghiệm và chủng ngùa vaccine với quy trình chuẩn trong xét nghiệm và đã hợp tác với nhiều viện trường trên thế giới, đặc biệt Viên Pasteur Paris (Pháp) để chuẩn hóa kết quả xét nghiệm hàng năm tốt nhất, đòng thời có kiểm chuẩn cũng như đạt tiêu chuẩn chất lượng xét nghiệm. Do vậy, chúng tôi và bạn sẽ tin tưởng về kết quả đó. Sau khi chúng ta tin tưởng về kết quả thì các vấn đề trái ngược bạn hỏi sẽ được lý giải: Thứ hai, Trong xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán, nhất là xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể kháng các loại ký sinh trùng nói chung và kháng Toxocara canis nói riêng có thể có thể thay đổi tình trạng miễn dịch dựa vào bệnh lý cũng như theo tình trạng (nặng, nhẹ, vừa) của bệnh nhân đó, hoặc tùy thuộc vào giai đoạn đáp ứng miễn dịch trên từng bệnh nhân, nên chỉ số này có thể thay đổi theo từng thời kỳ của bệnh; Hình 2
Thứ ba, xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán ELISA Toxocara canis là một loài giun tròn nên có thể phản ứng chéo, dẫn đến dương tính chéo với một số bệnh do giun tròn khác gây nên vì độ đặc hiệu vừa phải do trích xuất kháng nguyên từ các nhà sản xuất khác nhau; Thứ tư, xét nghiệm này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại bệnh lý, thậm chí trên lâm sàng, trên siêu âm, trên huyết học và sinh hóa đều đầy đủ chẩn đoán cho một ca bệnh nhưng riêng xét nghiệm ELISA có thể âm tính vì cơ địa người đó bị suy giảm miễn dịch nên phức hợp kháng nguyên kháng thể (antigen-antibody complex) không hình thành. Hoặc có hiện tượng lượng kháng thể quá cao có thể làm ức chế quá trình hình thành phản ứng miễn dịch dẫn đến kết quả cung có thể âm tính; Thứ năm, một số bệnh lý nhiếm ký sinh trùng khác dẫn đến cho ra kết quả sai lệch hoặc giảm đi hoặc tăng lên mặc dù bệnh nhân đó không còn tái nhiễm hay nhiễm mới lại. Chúng tôi thấy có kết quả lần thứ hai của bạn đã giảm nhưng sau đó lại tăng, hơn nữa bạn có cho biết: “Tôi có kết quả siêu âm gan thì được thông báo rằng có vùng echo hỗn hợp 12 mm, kết luận có tổn thương gan” nên có thể hoặc là bạn xuất hiện khối thương tổn do Toxocara canis thể phủ tạng (visceral larva migrans) hoặc có thể kèm thêm thương tổn do sán lá gan Fasciola gigantica hay sán dải chó Ecchinococcus granulosus đi kèm trong nhu mô gan mật cũng có thể làm thay đổi tình trạng miễn dịch như kết quả xét nghiệm của bạn đã cho chúng tôi thấy. Do vậy, bạn cần làm thêm siêu âm lại hoặc CT-scan hay MRI với xét nghiệm ELISA Fasciola spp. và sán dải chó Ecchinococcus granulosus để xác định thương tổn thêm và điều trị cũng như quản lý ca bệnh sao cho hiệu quả. Thân chúc bạn khỏe! 2. Tho Tran
Hỏi: Kính chào bác sỹ, em xin được phép hỏi anh một câu chuyên ngành như sau ạ: bệnh nhân 34 tuổi, nặng 75 kg bị chẩn đoán nhiễm sán lá gan lớn, được kê đơn Triclabendazol 250 mg x 2 viên, sau 12 giờ nhắc lại 1 viên, sau 24 giờ nhắc lại 1 viên. Điều này khác với các phác đồ em tìm đọc được. Các hướng dẫn điều trị của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (US.CDC), Dược thư Quốc gia Việt Nam khuyến cáo là: - Liều đơn: 10mg/kg - Liều đôi: tính tổng liều 20mg/kg, chia đôi, sau liều đầu tiên 12-24 giờ nhắc liều thứ 2. Như vậy, việc dùng liều trên chưa đảm bảo chế độ liều phù hợp cân nặng của bệnh nhân, sau khi em check lại bác sĩ và được trả lời theo kinh nghiệm điều trị mới nhất của ảnh. Với thắc mắc không hiểu lý do vì sao em xin phép được phiền anh xác nhận thông tin và giải thích mục đích nếu việc chỉnh liều như bác sỹ đã chỉ định là hợp lý? Em xin cảm ơn! Hình 3
Trả lời: Trước hết chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm của bạn đến với Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn để đặt câu hỏi nhờ tư vấn và xác định lại liều lượng dùng thuốc triclabendazole (TCBZ) trong điều trị bệnh nhân sán lá gan lớn (SLGL). Liên quan đến liều thuốc triclabendazole (TCBZ) dùng để điều trị bệnh nhân sán lá gan lớn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2007) cũng như Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan lớn ở người của Bộ Y tế (Bộ Y tế, 2006) với liều như sau: -Thông thường chúng ta chỉ dùng liều 10 mg/kg cân nặng cho bệnh nhân (ví dụ bệnh nhân nặng 50 kg thì dùng 2 viên thuốc TCBZ 250 mg, vị chi là 500mg). Thuốc có thể uống cùng một lầnhoặc chia 2 lần trong ngày để uống. Cả hai cách dùng như trên đều cho hiệu lực điều trị như nhau; -Trong trường hợp thất bại điều trị sau khi đánh giá sau điều trị TCBZ liều đầu tiên thì dùng liều 20 mg/kg cũng theo cách như trên; -Lưu ý là thuốc được uống sau khi ăn no 15-30 phút và nên uống sau bữa ăn có chất béo để tăng tác dụng trị liệu. Như vậy, liều trình dùng như trên chưa phù hợp và có thể vì một lý do nào đó mà bác sỹ điều trị chia liều còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, bạn nên xem xét cẩn thận vì chúng ta đang điều trị người bệnh chứ không phải điều trị bệnh bạn nhé. Hình 4
Như vậy, bệnh nhân ở trên nặng 75 kg thì nên dùng liều đầu tiên là 3 viên TCBZ 250 mg có thể uống 1 lần hoặc chia hai lần. Hiện nay, tháng 7- 2017, Tổ chức Y tế thế giới có họp tại thủ đô Seoul dự kiến liều TCBZ là 20 mg/kg trong một số trường hợp. Bạn có thể xem chi tiết trong bản nội dung của WHO với 2 tài liệu: 1.WHO-Expert Consultation to Accelerate Control of Foodborne Trematode Infections, Taeniasis and Cysticercosis (2017); 2.WHO-Report of the WHO Informal Meeting on use of triclabendazole in fascioliasis control (2016) Hy vọng với các thông tin trong hai tài liệu của WHO ở trên bạn sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm về điều trị bệnh sán lá nói chung và sán lá gan lớn nói riêng bạn nhé. 3. pham van long - phamngoclong009@gmail.com-dong nai (22/8/2017)
Hỏi: Chao bac sy, em moi di kham va xet nghiem ky sinh trung bang xet nghiem mau, ket qua 2.254 positive bs noi em bi nhiem kst giun luon va ke cho em thuoc zentel 200g uong 3 buoi sang.Cho em hoi neu uong voi phac do tren co hieu qua hay không ah, Con neu uong thuoc dac tri ivermectin thi uong voi lieu luong nhu nao va so ngay uong la bao nhieu thi khoi trieu chung cua em bay gio la hoi ngua o dui va ben hong nhung ko nhieu. Xin bs tra loi dum em, em tran thanh cam on bs! Hình 6
Hình 7
Trả lời:Rất cảm ơn câu hỏi của bạn, rất tiếc trong thư bạn không nói đến liều thuốc của Zentel 200mg là bao nhiêu mỗi buổi sáng, nên chúng tôi rất khó nói được liệu trình như vậy có khỏi không? Do vậy, thật khó trả lời cho bạn đầy đủ. Nếu muốn uống liều thuốc Ivermectin (hiện nay có rất nhiều biệt dược trên thị trường gồm Pizar 3 mg và 6 mg, Ivermectine NIC, Opelamin 6mg, Stroseca 6mg, Stromectrol 6mg và Mectizan 6 mg) để điều trị giun lươn thì bạn có thể dùng liều duy nhất và theo bảng dưới đây: Cân nặng (kg) | Ngày 1 lần, liều duy nhất | Một số lưu ý | Giờ 0 | Theo viên 3mg | Theo viên 6mg | 15 - 24 25 - 35 36 - 50 51 - 65 66 - 79 80+ | 3 mg 6 mg 9 mg 12 mg 15 mg 0,2 mg/kg | 1 viên 2 viên 3 viên 4 viên 5 viên + | 0,5 viên 1 viên 1,5 viên 2 viên 2,5 viên + | -Thuốc điều trị cả ấu trùng gây hội chứng thể da-niêm mạc và đường ruột; -Uống thuốc lúc đói hoặc cách xa 2 giờ so với bữa ăn; |
Thân chúc bạn khỏe! 4. Vũ Thị Như Quỳnh-Nhuquynh.....@.............-Hà Nội
Hỏi: Bệnh viện cho e hỏi ở đây bv có chữa bệnh viêm loét miệng aptơ không ạ. Mẹ em bị 6-7 năm nay rồi, thường xuyên bị lên rất nhiều mụn trong miệng mụn này chưa khỏi đã lên tiếp mụn khác rất đau đớn. Đi khám ở nhiều viện thì họ bảo bị viêm loét miệng áp tơ. Đã khám chữa ở rất nhiều viện rồi nhưng không khỏi ạ. Em cảm ơn! Trả lời:Chúng tôi rất chia sẻ câu hỏi của bạn cũng như lo lắng về bệnh tình của mẹ. Vì viêm loét miệng áp tơ như vậy liên tục nên chúng ta cần tìm các bệnh lý đi kèm có hay không? Vì các viêm loét như vậy thường xảy ra trên các cơ địa suy giảm miễn dịch, sức khỏe suy yếu, hay đang có bệnh lý nền như ung thư, đái tháo đường, suy thận mạn, HIVAIDS,…hoặc có thể đang có bệnh lý trong khaong miệng ở mẹ bạn như chấn thươn khaong miệng, rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu hoặc sang chấn tâm lý, tác dụng một số loại thuốc đang dùng như thuốc kháng viêm , thuốc chogns thải ghép trên người ghép tạng, hay thuốc chống ung thư ….là các vấn đề chúng ta nên tìm. Hình 8
Theo thạc sỹ bác sỹ Nguyễn Hoàng Lan cho biết loét aphthe (áp-tơ) miệng là tổn thương loét đau ở miệng với vết loét nhỏ dưới 1cm, hình bầu dục hoặc tròn có bờ màu đỏ. Vị trí thường thấy ở phần niêm mạc phía trong của miệng. Khoảng 20-40% dân số bị loét áp-tơ ít nhất một lần trong đời, nhiều người có thể bị tái phát rất nhiều đợt. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở tuổi thanh thiếu niên và ít gặp hơn ở người lớn tuổi. Người da trắng, người có điều kiện kinh tế xã hội cao dễ mắc bệnh hơn. Bệnh không lây truyền. Các yếu tố liên quan gây loét miệng này gồm có: -Hiện nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây khởi phát bệnh loét áp-tơ, nhưng người ta biết đến nhiều yếu tố gây khởi phát loét miệng: chấn thương miệng, rối loạn nội tiết do chu kỳ kinh nguyệt ở nữ, rối loạn lo âu hoặc stress, di truyền, do tác dụng của một số loại thuốc như thuốc kháng viêm ibuprofen, atenolol. Do dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm như chocolate, cà chua, dứa và các chất bảo quản thực phẩm như benzoic acid, cinnamaldehyde, kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate; -Do thiếu sắt, folic acid hoặc vitamin B12. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc điều trị triệt để Helicobacter pylori có thể làm giảm triệu chứng hoặc chấm dứt hoàn toàn các đợt tái phát loét áp-tơ ở một số bệnh nhân. Loét áp-tơ miệng tái diễn có thể kết hợp với bệnh viêm đại tràng, bệnh Crohn, bệnh viêm loét đại tràng, sự xuất hiện của loét áp-tơ là dấu hiệu cảnh báo cho một đợt viêm loét đại tràng mới. Biểu hiện loét áp-tơ miệng, tổn thương loét áp-tơ có nhiều dạng, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong miệng, nhưng không thấy ở mặt trên lưỡi, môi và vòm khẩu cứng. Những vết loét áp-tơ nhẹ có hình tròn với đường kính nhỏ hơn 10mm. Hầu hết vết loét có đường kính từ 2-3mm, trung tâm màu trắng. Các vết loét này thường gây đau và tự biến mất sau 3 - 14 ngày, không để lại sẹo. Những vết loét áp-tơ nặng thường tổn thương sâu hơn và có đường kính trên 1cm trở lên. Vết loét sâu thường rất đau, có bờ không đều, chỉ khỏi sau từ3-6 tuần, khi lành để lại sẹo. Hình 9
Dạng loét áp-tơ gọi là “dạng herpes” vì giống nhiễm herpes gồm nhiều vết loét nhỏ và nông, có đường kính bằng đầu kim từ 1 - 3mm, từng cụm vết loét nhỏ này có thể kết hợp với nhau để hình thành vết loét lớn có bờ không đều, kéo dài từ 7 - 10 ngày. Loét áp-tơ miệng thường hay tái phát, có người bị vài lần trong năm, nhưng một số bệnh nhân lại bị loét thường xuyên. Loét áp-tơ miệng cần phân biệt với loét do herpes hoặc nhiễm nấm, loét do chấn thương. Với vết loét lâu lành có thể là dấu hiệu của một bệnh ác tính. Loét áp-tơ “dạng herpes” được phân biệt với loét do herpes thật sự là không xuất hiện các mụn nước nhỏ trước khi loét xảy ra. Tuy không thể chữa khỏi hẳn và có thể tái phát nhiều đợt, nhưng điều trị có thể giúp giảm bớt triệu chứng, giảm khả năng tái phát và kéo dài thời gian không bị bệnh. Thuốc có thể dùng là: -Nitrate bạc bôi lên tổn thương, giúp bớt đau ngay sau khi bôi và lành vết loét trong vòng 3-5 ngày; --Kem triamcinolone acetonide: bôi lên tổn thương ngày 3 lần, tốt nhất là sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ; -Amlexanox: bôi ngày 4 lần, sau khi ăn và trước lúc ngủ; -Dung dịch tetracycline dùng súc miệng có thể giúp giảm đau và lành loét nhanh chóng. Không nên dùng quá 5 ngày vì thuốc có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển; -Gel 2% lidocaine bôi vết loét ngày 4 lần… -Có thể bổ sung folic acid, sắt hoặc vitamin B 12 . Chlorhexidine: dung dịch súc miệng sát khuẩn giúp mau lành loét. Đối với người bị loét lần đầu, nên đi khám để xác định chẩn đoán, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác có triệu chứng giống loét áp-tơ. Những bệnh nhân tái phát nhiều lần, cần trao đổi với bác sĩ. Hình 10
Để phòng tránh loét miệng, bệnh nhân cần tránh chấn thương dù rất nhẹ ở miệng như cẩn thận khi dùng bàn chải đánh răng, khi ăn các loại thức ăn cứng. Nhiều bệnh nhân có thể tái phát loét áp-tơ sau khi gặp stress nên cần giảm thiểu gặp stress. Không dùng các loại kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate nếu thường xuyên bị loét áp-tơ. Khám và điều trị chỉnh hình các bề mặt răng không đều. Bổ sung các chất sắt, folic acid hoặc vitamin B12 nếu bị thiếu. Muốn phòng tránh bệnh nặng, bệnh nhân cần đi bệnh viện khám bệnh khi thấy các dấu hiệu sau đây: bị viêm loét miệng lần đầu tiên; đau ngày càng nhiều; bệnh nhân có tiêu chảy vì có thể bị mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; có những ổ loét ở vị trí khác ngoài miệng; vết loét kéo dài trên 3 tuần… Hy vọng với các thông tin ở trên có thể giúp bạn khắc phục hoặc giảm số lần, thậm chí chữa khỏi bệnh loét áp tơ đó cho mẹ. Tại Viện vẫn thường điều trị các bệnh lý như thế. Thân chúc gia đình khỏe! 5. Nguyễn Việt Hoàng- nguyenviethoang82@gmail.com-Tuy Hòa, Phu Yên
Hỏi: K/g: Quý đơn vị! Viêm da gây ngứa và dị ứng do một loài ký sinh trùng nhỏ thuộc nhóm chân khớp Demodex spp. lây truyền từ động vật sang người. Tôi có đi xét nghiệm và có kết quả là mình bị nhiễm KST trên, Vậy xin hỏi quý Đơn Vị có điều trị bênh này không?Trân trọng! Chờ hôi âm. Trả lời:Đây là một loại bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng bao lông hay ngoại ký sinh trùng (ectoparasite) loài Demodex canis hay loài Demodex spp. khác. Các ký sinh trùng này thường ký sinh và gây ra các triệu chứng ngứa và có dấu hiệu như có vật gì đó bò trên da và gây viêm da nếu có kèm theo bội nhiễm vi khuẩn đi kèm. Hình 11
Đây là một trong những lĩnh vực bệnh thuộc Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đang phụ trách và nghiên cứu phác đồ điều trị nhiều năm nay và đã chữa khỏi cho nhiều người bệnh nhân. 6. phương thục uyên-diachinh....@..............-Trần Đại Nghĩa - Đà Lạt
Hỏi: Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn đến Viện. Trong thời gian qua em có điều trị bệnh tại Viện cũng đã hết. Tuy nhiên, em cũng có vài điều thắc mắc nhờ các bác sĩ tại Viện tư vấn giúp. Trước đây, em xét nghiệm tại viện Pasteur Đà Lạt thì được thông báo là nhiễm sán mèo. khi xét nghiệm tại Viện thì được thông báo là nhiễm vi khuẩn H. pylori và được chữa trị. vừa rồi đi tái khám lại thì đã hết. Tuy nhiên, em vẫn bị mẫn ngứa ở dưới da đầu và xung quanh khớp tay. Nếu đã hết thì phải hết ngứa trước đây ngứa 10 phần thì nay còn khoảng 2 phần, em lo sợ bị ảnh hưởng tới não hoặc mắt. Kính mong bác sĩ tư vấn dùm em nên uống thuốc nào trong bao lâu thì hết hắn hay phải tái khám lại. Em xin cảm ơn và mong nhận được tư vấn của Viện Trả lời: Ngứa là một dấu chứng hay triệu chứng có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý nội khoa, truyền nhiễm, da liễu hoặc ký sinh trùng hoặc nấm khác nhau. Đôi khi có thể tiếp xúc hoặc phơi nhiễm với nhiều loại dị nguyên khác nhau cũng dẫn đến gây ngứa và mày đay. Do vậy, khi bạn đã điều trị sạch vi khuẩn H. pylori hưng sau đó lại bị ngứa, có thể nhiễm mới hoặc nhiễm một tác nhân nào khác cũng có thể gây ngứa hoặc dẫn đến mày đay trở lại. Tuy nhiên, mỗi tác nhân gây bệnh có thể biểu hiện ngứa khác nhau và vị trí ngứa cũng khác nhau. Hình 12
Do đó, chúng tôi khuyên bạn có thể đi khám và xét nghiệm lại máu và da xem có thể nhiễm tác nhân khác để điều trị kịp thời bạn nhé! 7. Nguyễn Thị H...D....-nguyenngoc.........@gmail.com-Tam Kỳ -Quảng Nam
Hỏi: Tôi năm nay 65 tuổi, bị bệnh viêm da cơ địa ở trên bàn chân hơn 20 năm nay (bệnh viện khám và đã kết luận). Đã khám và chữa trị nhiều nhưng bệnh ngày càng nặng gây ngứa, đau nhức và bong tróc. Xin cho tôi hỏi ở viện có xét nghiệm và chữa trị bệnh này không? Nếu có thì tôi phải đến địa chỉ và làm thủ tục như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng, viêm da cơ địa trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa-Gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao. Hình 12 Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20%. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám. Tuổi phát bệnh: thường vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành. Về giới tính, không khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, có một vài báo cáo nam mắc nhiều hơn nữ và yếu tố di truyền, gia đình cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh. Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm: các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ... Ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng (Staphylococus aureus) đóng vai trò siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa T limphô và đại thực bào. Dị ứng nguyên nội sinh: trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm. Thức ăn: Một số thức ăn cũng có thể làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ. Các yếu tố khác làm phát bệnh hoặc bệnh nặng lên, đó là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Đồ len dạ của trẻ, của bố mẹ và thậm chí đồ này của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên. Về biểu hiện lâm sàng, giai đoạn cấp tính biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khư trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. Biểu hiện bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch. Giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân. Triệu chứng bệnh: khô da, ban đỏ- ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa-gãi-ban đỏ-ngứa... Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen.Các biểu hiện bệnh lý như chứng vẽ nổi, bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông có thể gặp trên bệnh nhân viêm da cơ địa. Vị trí hay gặp mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân. Không điều trị bệnh tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác. Về chẩn đoán, hiện nay có một số tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da cơ địa được đưa ra, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka (1980). Để chẩn đoán viêm da cơ địa cần có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính + ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ. 4 tiêu chuẩn chính: 1. Ngứa (Itching). 2. Viêm da mạn tính và tái phát (Chronic or chronically relapsing dermatitis). 3. Hình thái và vị trí thương tổn điển hình (Typical distribution and morphology of AD rash). - Trẻ em: Chàm khu trú ở mặt, vùng duỗi. - Trẻ lớn và người lớn: Dày da, Lichen vùng nếp gấp. 4. Tiền sử cá nhân hay gia đình có bệnh cơ địa dị ứng (Personal or family history of atopic diseases) như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. Các tiêu chuẩn phụ: 1. Khô da (Dry skin). 2. Viêm môi (cheilitis). 3. Đục thủy tinh thể ( Anterior subcapsular cataract). 4. Viêm kết mạc mắt và kích thích ở mắt tái phát. 5. Mặt: Đỏ, tái. 6. Dị ứng thức ăn (Food intolerance). 7. Chàm ở bàn tay (Hand eczema). 8. IgE tăng (Elevated IgE levels). 9. Phản ứng da tức thì týp 1 dương tính (Immediate skin test type 1 reactivity). 10. Dễ bị nhiễm trùng da và hay tái phát. 11. Ngứa khi ra mồ hôi (Itching on sweating). 12. Vẩy phấn trắng (Pityriasis alba). 13. Chứng vẽ nổi (Dermographism). 14. Giác mạc hình chóp (Keratoconus). 15. Các thương tổn khác giống dày sừng nang lông (Other like Keratosis Pilaris), 16. Tuổi phát bệnh sớm 17. Chàm núm vú 18. Nếp dưới mắt Dennie- Morgan 19. Quầng thâm quanh mắt Về điều trị, tư vấn cho người bệnh tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng. Đồng thời cho các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng như đề cập ở trên. Tư vấn cho bố mẹ bệnh nhân không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ. Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thày thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp. - Viêm da cơ địa cấp tính: cần đắp ẩm thương tổn và bôi kem corticoit+ kháng sinh. Cho kháng sinh uống để chống tụ cầu trùng vàng trong trường hợp bội nhiễm. Kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa. - Viêm da cơ địa bán cấp và mạn tính được điều trị bằng các thuốc sau: + Làm ẩm da bằng kem bôi hoặc sữa tắm có kem. + Thuốc corticosteroid: rất có hiệu quả đối với viêm da cơ địa nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài, do vậy cần có chỉ định chặt chẽ. + Các thuốc chống viêm khác không phải corticosteroid như tacrolimus có thể thay thế corticosteroid mà không gây các tác dụng phụ như thuốc này và có thể dùng lâu dài, thuốc có thể chống viêm và chống ngứa. + Uống kháng histamin chống ngứa. + Một số ca nặng có thể uống corticoid, nhưng cần có chỉ định chặt chẽ của thày thuốc. + Các phương pháp điều trị khác: UVA, UVB, các thuốc như cyclosporin... Phác đồ điều trị một bệnh nhân viêm da cơ địa: - Chống khô da bằng các thuốc dưỡng ẩm. - Điều trị bằng bôi corticosteroid trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi tacrolimus + dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát bệnh. - Chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống. - Kháng histamin chống ngứa. Nhìn chung, viêm da cơ địa thường chỉ điều trị triệu chứng, tránh các yếu tố nguy cơ và yếu tố làm dễ dẫn đến bệnh việm da cơ địa chứ không điều trị khỏi hoàn toàn, nếu vẫn còn phơi nhiễm các yếu tố. Anh chị có thể đến các Trung tâm, hay bệnh viện da liễu để được tư vấn và điều trị cụ thể. Thân chúc anh chị khỏe! 8. Trần Th....-thuphong.......@gmail.com-Hà Tĩnh
Hỏi: Dạ xin các bác sĩ cho em hỏi, em đi xét nghiệm giun sán thì được kết quả là nhiễm Cysticercose, Positive 15.02 NTU, kết luận là bị sán lợn gạo, hiện em đang uống thuốc Albendazole, cho em hỏi tình trạng em đang mắc phải có quá nghiêm trọng không ạ? Trả lời:Rất tiếc bạn không cung cấp cho chúng tôi các thông tin cần thiết về các triệu chứng trên lâm sàng mà bạn đang có, nếu chỉ có xét nghiệm không và không có xét nghiệm nào khác về máu, về chẩn đoán hình ảnh,…nên rất khó đánh giá bạn đang nhiễm nặng hay nhẹ.Nhìn chung, nếu bệnh ấu trùng sán lợn nếu không điều trị có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như động kinh, thẩm mỹ trên da,… Hình 1
9. Trần Tùng Q., 41 tuổi, TP. Ninh Bình, 0912….
Hỏi: Tôi là một nhân viên kinh doanh, trước đây cũng thường xuyên tiếp khác ăn nhiều món ăn khác nhau từ các vùng miền nhưng không có vấn đề gì, Tuy nhiên, gần đây khi đi làm việc và ăn uống, cứ mỗi lần ăn hải sản là bị ngứa và nổi mẩn. Bác sỹ ơi coh em hỏi có phải em dị ứng hải sản không và cách nào chữa trị dứt điểm? Trân trọng cảm ơn!Trả lời: Nhân câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tổng hợp các ý kiến của chuyên gia, bác sỹ chuyên về dị ứng để chia sẻ với bạn như sau: Dị ứng khi ăn hải sản, gọi tắt là dị ứng hải sản (DUHS) là một tình trạng khá thường gặp, tuy nhiên không phải người nào cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng của nó, dẫn đến tâm lý chủ quan. Mùa hè là mùa để mọi người mọi nhà đi du lịch, về với biển xanh. Hải sản là thực phẩm chính trong các bữa ăn khi chơi ở biển, đồng thời cũng là sở thích của nhiều người. Đi kèm với sở thích này đó là nguy cơ DƯHS luôn kề cận. Vì vậy, kiến thức dùng thuốc và xử trí khi bị DƯHS là rất quan trọng. Người bệnh khi bị dị ứng hải sản sẽ có biểu hiện khó chịu trong người như nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, sưng mắt, sổ mũi, hắt xì liên tục đó là những trường hợp nhẹ. Những trường hợp bị phản ứng nặng hơn sẽ làm cho người bệnh bị viêm mũi dị ứng (VMDU), viêm phế quản dạng hen gây khó thở. Một số trường hợp lại bị đi ngoài, nôn mửa, mệt mỏi, bơ phờ, thậm chí đi ngoài ra máu. Tình trạng dị ứng hải sản (DUHS) còn có thể nguy hiểm hơn nếu xảy ra ở trẻ em hay người cao tuổi có bệnh lý nền. Do vậy, với trẻ nhỏ, các bà mẹ nên cẩn thận tập cho con ăn từng chút một để thử phản ứng của cơ thể con trước. Nếu thấy trẻ bình thường thì mới tiếp tục cho ăn tăng lượng dần lên để cơ thể con có thời gian thích nghi. Hình 13
Ngộ độc hải sản có thể gây ngừng thởMùa hè đi biển, món hải sản luôn hấp dẫn. Tuy nhiên, đã có nhiều người bị dị ứng, ngộ độc hải sản (NĐHS). Vì vậy, cần phải hiểu rõ các biểu hiện của dị ứng, NĐHS để biết cách xử lý. Biểu hiện phổ biến của DUHS là nổi mề đay trên da, nóng da, chân tay sưng phù, mí mắt sụp. Một số người có thể gặp tình trạng sổ mũi, hắt xì liên tục, ngứa ngáy toàn cơ thể. Nặng hơn, hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng lâu dài, gây viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen, phù nề thanh quản gây khó thở. Trong một số trường hợp, ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu. Ngộ độc hải sản còn có thể chuyển biến rất nặng với một số đối tượng, gây sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và tử vong nhanh chóng. Khi người thân có biểu hiện bị DUHS, cách tốt nhất là kích thích gây nôn để loại phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Những trường hợp nặng, cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Một số thực phẩm ăn cùng hải sản cũng dễ gây nguy cơ ngộ độc, nên hạn chế tuyệt đối. Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn, nhưng trên thực tế, nếu sau khi ăn hải sản mà lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản, mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và can xi này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí sẽ gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Hình 14
Những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng và tươi ngon. Tuy nhiên, nó lại chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường, những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm tính mạng. Không nên uống trà sau khi ăn hải sản. Bởi trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy, hải sản để tạo thành canxi không hòa tan. Hải sản vốn dĩ đã sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh...) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu. Cách xử trí khi bị ngộ độc hải sản: Khi thấy biểu hiện dị ứng hải sản, bạn có thể pha một chút mật ong với nước ấm để uống. Trong mật ong có một số vitamin làm giảm ngứa ngáy do dị ứng hải sản gây ra. Hoặc khi bị dị ứng tôm, bạn chỉ cần pha một cốc nước chanh ấm để uống là tình trạng dị ứng sẽ giảm dần. Nếu thấy trên da có biểu hiện nổi ban đỏ hoặc đầy bụng, đau bụng do dị ứng hải sản, bạn chỉ cần đập dập 1 nhánh gừng nhỏ để pha với nước nóng, chờ nước nguội bớt và uống là bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Lời khuyên, nếu bạn phát hiện bản thân hoặc người thân bị dị ứng hải sản, việc đầu tiên nên làm là kích thích gây nôn để đẩy phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Những trường hợp nặng hơn cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ cứu chữa kịp thời. Việc đầu tiên cần làm khi bị DƯHS là gây nôn, để loại bỏ các chất dị ứng trong thức ăn không phóng thích vào cơ thể thêm nữa. Việc dùng thuốc khi bị DƯHS nhằm giảm nhẹ hoặc mất các triệu chứng dị ứng, quan trọng nhất là chống sốc phản vệ. Đối với một phản ứng dị ứng nhẹ (mày đay cấp, ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi), chỉ cần dùng thuốc kháng histamin như phenergan, cetirizin, chlopheniramin, loratadin để giảm triệu chứng. Hình 15
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc hải sảnKhi người thân có biểu hiện bị dị ứng hải sản, cách tốt nhất là kích thích gây nôn để loại phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Những trường hợp nặng, cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu ngộ độc nhẹ, bạn có thể tham khảo thêm một số cách sau: Chanh: Chanh là loại quả được sử dụng hữu ích trong hầu hết các trường hợp dị ứng. Và hiệu quả nhất là khi bạn bị dị ứng tôm. Khi có triệu chứng phát bạn bạn nên uống ngay một cốc nước ấm với nước cốt chanh tươi. Mật ong: Mật ong được sử dụng thông dụng nhất mỗi khi bị dị ứng hải sản. Nếu bị dị ứng sau khi ăn hải sản, bạn hãy uống một ly nước ấm pha với muỗng canh mật ong. Trong mật ong chứa một số loại vitamin có thể giảm bớt ngứa. Gừng: Nên dùng một tách trà gừng nóng nếu bị dị ứng hải sản. Gừng giúp giảm đỏ ngứa trên da. Một số món ăn không nên ăn cùng hải sản- Trái cây: Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, calci trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và calci này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, theo Đẹp Plus. - Thực phẩm giàu vitamin C: Những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng và tươi ngon. Tuy nhiên nó lại chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. - Trà: Tương tự như lý do không ăn trái cây sau khi ăn hải sản. Bởi vì trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với calci trong thủy, hải sản để tạo thành calci không hòa tan. - Thực phẩm tính hàn: Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu. Về ngoài da có thể bôi kem dịu da, chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm, nhưng bệnh nhân không được gãi vì càng gãi càng tăng ngứa, tăng sẩn nề. Với các biểu hiện DƯHS nặng hơn thì cần phối hợp thuốc kháng histamin như trên để loại bỏ nhanh các triệu chứng dị ứng kết hợp vài loại thuốc uống hoặc tiêm, truyền: Epinephrin có vai trò nâng huyết áp, chống suy tim, trụy mạch cấp. Phải dùng sớm, tiêm nhanh trong vòng ít phút sau khi phản ứng dị ứng xảy ra. Dùng muộn dễ dẫn đến gia tăng dạng phản ứng phản vệ 2 pha, tăng tỷ lệ tử vong. Thuốc chống co thắt phế quản trong trường hợp DƯHS có phù thanh quản, đặc biệt ở người có bệnh hen thường bị cơn hen cấp nên thường phải dùng thuốc kích thích thụ thể beta-2 dạng hít (salbutamol, salmeterol), có kết hợp với corticoid hít (beclomethazon, fluticazon) hoặc có thể dùng loại ống hít phối hợp hai chất này. Hình 16
Coticoid (methyprednisolon, prednisone...) đường uống hoặc tiêm truyền đường tĩnh mạch: nhằm giảm cơn co thắt hoặc đề phòng phản ứng phản vệ muộn. Trường hợp DƯHS có các biểu hiện về tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy...), cần cho người bệnh dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Không vội cho họ dùng thuốc cầm tiêu chảy (smectite intergrade, berberin, loperamid...) vì cơ thể cần thải trừ hết độc tố. Các thuốc cầm tiêu chảy có tác dụng làm giảm nhu động ruột nên giảm số lần đi ngoài. Khi đó người bệnh vẫn bị tiêu chảy nhưng các tác nhân gây bệnh lại bị thải hồi rất chậm, làm cho tiêu chảy càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn. Phân không được tống xuất ra ngoài, ứ lại trong ruột sinh đầy hơi, trướng bụng, nôn nhiều... Khi thấy người bệnh có các biểu hiện DƯHS rầm rộ cần gây nôn và đưa họ tới bệnh viện ngay. Không tự ý dùng thuốc sẽ càng thêm nguy hiểm cho bệnh nhân, nhất là người cao tuổi và trẻ em. Khi dùng thuốc cần lưu ý, các thuốc kháng histamin và corticoid tuy có tác dụng đặc hiệu trong dị ứng nhưng đều có thể gây tác dụng phụ và tai biến đôi khi nghiêm trọng. Thuốc kháng histamin thường gây ù tai, chóng mặt, nặng đầu, choáng váng, buồn ngủ. Đối với corticoid dùng liều cao, lâu ngày có thể dẫn tới phù nặng mặt, teo da, xốp xương, rối loạn chuyển hóa nhẹ hoặc nặng... Cách xử trí khi bị ngộ độc hải sản:Khi thấy biểu hiện dị ứng, ngộ độc hải sản, bạn có thể pha một chút mật ong với nước ấm để uống. Trong mật ong có một số vitamin làm giảm ngứa ngáy do dị ứng hải sản gây ra. Hoặc khi bị dị ứng tôm, bạn chỉ cần pha một cốc nước chanh ấm để uống là tình trạng dị ứng sẽ giảm dần. Nếu thấy trên da có biểu hiện nổi ban đỏ hoặc triệu chứng đầy bụng, đau bụng do dị ứng hải sản, bạn chỉ cần đập dập 1 nhánh gừng nhỏ để pha với nước nóng, chờ nước nguội bớt và uống là bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Lời khuyên, nếu bạn phát hiện bản thân hoặc người thân bị dị ứng, ngộ độc hải sản, việc đầu tiên nên làm là kích thích gây nôn để đẩy phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Những trường hợp nặng hơn cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ cứu chữa kịp thời. Nhận biết và xử trí ngộ độc do hải sản chứa độc tốNgộ độc do ăn hải sản chứa độc tố là một vấn đề không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ bởi gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ ngộ độc liên quan đến hải sản. Nhất là trong mùa du lịch, người dân đi biển và ăn các món hải sản. Đáng lo ngại hơn, nhiều loại hải sản lâu nay vẫn luôn là loại thực phẩm phổ biến nhưng trong một số trường hợp lại trở thành độc tố gây ngộ độc. Những loài hải sản độc này có thể gây ngộ độc và nặng hơn là tử vong cho con người theo hai cách: qua đường tiêu hoá do các món ăn chế biến từ cá và hải sản hoặc qua phản ứng tự vệ của con vật khi vô tình chạm vào chúng, bị cắn, chích hoặc phóng tên độc. Những biểu hiện của ngộ độc hải sản thường là: tê ở môi, lưỡi, lan dần xuống chân tay hoặc nôn, đau bụng đi ngoài, lơ mơ, khó thở, tiểu ra máu. Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu bị ngộ độc, cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, trong đó nôn là biện pháp hiệu quả nhất. Để tạo cảm giác buồn nôn, người bị ngộ độc có thể dùng than hoạt tính hoặc lông gà đã rửa sạch bằng nước muối, đưa vào gần cuống họng, cũng có thể gây nôn bằng cách dùng ngón tay ngoáy họng. Sau khi nôn, người bệnh cần uống nước trà đường nóng, nước sắc lá sim, lá ổi… để bù nước, cầm đi lỏng, phân giải hòa loãng chất độc rồi đưa đến viện cấp cứu. Hình 19
Dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị ngộ độcKhi trẻ em bị ngộ độc nếu không xử lý nhanh và kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Dưới dây là một số dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Hiện nay thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường thực phẩm bẩn. Nếu vô tình ăn phải những loại thực phẩm bẩn thì có khả năng bị ngộ độc, nhất là với trẻ em vì sức đề kháng còn yếu. Theo BS. Hồ Minh Thắng, khi phát hiện bé bị ngộ độc thì nên ngưng ngay các thực phẩm nghi ngờ làm trẻ bị ngộ độc. Thực phẩm tác nhân đó có thể là độc chất ta đã biết như cá nóc, hoặc thực phẩm quá hạn sử dụng, ôi thiu môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh, tiết độc tố. Và đôi khi là thực phẩm mới, lạ với cơ thể bé được hấp thu với số lượng lớn. Sau khi ngừng thực phẩm đó ta nên tiếp tục theo dõi, bé sẽ có thể có các triệu chứng sau đây: sốt, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng,… Hình 20
Với từng trường hợp cụ thể có các bước xử trí tương ứng: sốt ta có thể cho thuốc hạ sốt bằng đường uống hoặc nhét hậu môn nếu bé nôn, trong thời gian chờ đợi hạ sốt ta có thể lau mát bé thêm. Nôn ói ta có thể cho bé ngồi ói hoặc nằm nghiêng đầu để tránh hít sặc lên mũi gây cảm giác khó chịu hoặc xuống phổi gây viêm phổi, có thể kèm theo tiêu chảy hoặc đau bụng, trong thời gian này nên hạn chế ngăn cản bé nôn thức ăn không phù hợp ra ngoài cũng như đào thải phân. Nhưng đây cũng là giai đoạn bé có thể mất nước và rối loạn điện giải do nôn ói và tiêu chảy nhiều nên cần phải bồi hoàn nhiều nhất có thể để tránh các biến chứng có thể xảy ra như sốc giảm thể tích, co giật. Đa phần ngộ độc thực phẩm nhẹ bé sẽ tự cầm sớm sau khi được bồi hoàn đầy đủ, nhưng với những trường hợp ngộ độc nặng hoặc có những triệu chứng nặng như mất nước, mắt trũng, nôn ói nhiều, mệt mỏi, lừ đừ, vật vã nên đưa bé đến cơ quan y tế gần nhất để có phương pháp xử trí kịp thời. Với các thông tin ở trên mà chúng tôi tổng hợp, hy vọng bạn đã có kinh nghiệm trong dị ứng hải sải hoặc ngộ độc hải sản. 10. Lê Quang Định, 58 tuổi, An Nhơn , Bình Định, hoathai@....
Hỏi: Các bác sỹ cho tôi biết triệu chứng ngộ độc nước như thế nào và xử trí ra sao? Chân thành cảm ơn các bác sỹ! Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp rằng: Ngộ độc nước là một trong những triệu chứng hiếm gặp, nhưng đây lại là một trong những triệu chứng ngộ độc nguy hiểm nhất và có khả năng gây tử vong cao. Hầu hết các ca ngộ độc nước thường xuất hiện từ các cá nhân trong các cuộc thi uống nước, do nạp liên tục một lượng nước vượt quá mức cho phép gây mất cân bằng điện giải trầm trọng ở cơ thể. Ngộ độc nước hay nhiễm độc nước là một triệu chứng ngộ độc do hấp thu lượng nước vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể. Từ đó làm hạ natri máu và gây ra những xáo trộn điện giải do tăng lượng hydrat trong cơ thể đột ngột, khiến chức năng não bộ con người bị tác động và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Những biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và nôn mửa thường khiến nhiều người không nhận ra được tình trạng ngộ độc nước, dẫn đến tình trạng điều trị muộn và tử vong. Hình 21
Về nguyên nhân gây ngộ độc nước, có thể thấy, việc hấp thu một lượng nước ổn định mỗi ngày là rất tốt khi giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Tuy vậy việc uống quá nhiều nước cho phép liều lượng, vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể sẽ gây ra tình trạng sốc, rối loạn điện giải và hạ natri máu đột ngột. Natri là chất điện phân chính trong cơ thể, khi cơ thể bị mất điện giải natri bị hạ nhanh chóng. Nếu tiếp tục uống thêm nước sẽ khiến phần chất lỏng này tích tụ trong não, tim và phổi gây rối loạn chức năng hoạt động của các bộ phận, gây sốc phản vệ và tử vong đột ngột. Được biết, ngộ độc nước thường diễn ra nếu cơ thể hấp thu lượng nước quá 5 lít trong cùng một khoảng thời gian trong vài giờ. Ngộ độc nước hiếm khi xảy ra bởi khả năng uống một lượng lớn nước như vậy là rất khó khăn. Tuy vậy tình trạng này vẫn có thể diễn ra ở những người tham gia các cuộc thi uống nhiều nước, hay những lần tập thể dục cường độ cao và muốn nạp một lượng lớn nước vì quá khát. Đối với thời chiến tranh, việc tra tấn tội phạm bằng cách tạt nước liên tục làm ngạt thở và hít nước vào phổi cũng là lý do gây ngộ độc nước. Hấp thu quá nhiều nước sẽ gây ngộ độc, do nước không phải là một chất dinh dưỡng và việc uống quá nhiều sẽ biến nước trở thành một chất độc. Bên cạnh đó, những tác nhân sau đây cũng thúc đẩy con người uống nước nhiều hơn, vượt quá mức cho phép: -Trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp, khiến việc chỉ cần hấp thu quá lượng nước trẻ có thể chịu đựng sẽ khiến mức natri bị hạ mạnh, gây ngộ độc; -Luyện tập thể dục cường độ cao, ra nhiều mồ hôi gây mất nước. Đặc biệt việc uống quá nhiều và liên tục trong khi vận động, chạy bộ sẽ khiến hạ natri máu, gây ngộ độc; -Cơ thể làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, thúc đẩy hấp thu nhiều nước hơn. Đặc biệt ở người làm việc trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao. -Dùng chất kích thích, dùng MDMA (thuốc lắc) khiến cơ thể và trí óc bị kích động, đổ mồ hôi. -Người bị rối loạn tâm thần, luôn muốn uống nước liên tục khiến cơ thể có nguy cơ bị ngộ độc nước mà không hay biết. Về triệu chứng ngộ độc nước, có thể thấy:-Sau khi hấp thu một lượng lớn nước, dạ dày thường có cảm giác khó chịu do vượt quá sức chứa, gây căng trướng, khó thở. -Hạ natri dẫn đến các tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, đầu óc không được minh mẫn, cơ bắp đau nhức, khó cử động và co giật liên tục. -Khi những tình trạng này xuất hiện sau vài giờ nhưng không được chữa trị kịp thời, sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hôn mê, chết não và tử vong. Điều trị ngộ độc nước là giải pháp cấp cứu kịp thời khi điều trị ngộ độc nước là cân bằng lại điện giải, làm ổn định natri trong máu. Bác sĩ cũng cần giám sát lượng nước thải ra của bệnh nhân trong khoảng thời gian sau khi cấp cứu. Nồng độ natri cũng sẽ được kiểm tra gắt gao trước khi quay về mức ổn định. Nên đến bệnh viện ngay lập tức để ngăn chặn nguy cơ tử vong cao, bởi tình trạng ngộ độc thường diễn ra rất nhanh chóng.Không nên uống quá nhiều nước mỗi ngày bởi tin rằng hấp thu càng nhiều nước, cơ thể sẽ càng khỏe mạnh và có làn da tươi sáng. Việc hấp thu lượng nước ổn định, vừa phải sẽ giúp cơ thể được thanh lọc và hấp thu tốt hơn. Tuyệt đối không nên uống quá 3L nước mỗi ngày đến hạn chế nguy cơ ngộ độc nước ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Nhận thấy người thân có những biểu hiện bất thường sau khi uống nhiều nước, cần đến ngay bác sĩ để được sơ cứu kịp thời.
|