|
Nguồn: http://www.baoxaydung.com.vn |
Thông tin mới về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease –COPD) là một bệnh về phổi được đặc trưng bởi sự suy giảm thông khí mạn tính. Các triệu chứng COPD dần dần trở nên tồi tệ hơn và khó thở liên tục khi gắng sức, cuối cùng dẫn đến khó thở khi nghỉ ngơi.
Bệnh có xu hướng bị chẩn đoán nhầm và có thể gây chết người. Các thuật ngữ quen thuộc hơn là "viêm phế quản mãn tính" và "khí phế thũng" thường được sử dụng cho tên gọi với tình trạng bệnh lý này.. Các yếu tố nguy cơ Nguyên nhân tiên phát của COPD là khói thuốc lá (bao gồm tiếp xúc thụ động hoặc phơi nhiễm thụ động). Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: - Ô nhiễm không khí trong nhà (như nhiên liệu rắn dùng để đun nấu và sưởi ấm); - Ô nhiễm không khí ngoài trời; - Bụi nghề nghiệp và hóa chất lao động (như hơi, chất kích thích và khói); - Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới trong thời thơ ấu. Nhiều trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn có thể phòng ngừa. Triển khai toàn diện công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO Framework Convention on Tobacco Control -WHO-FCTC) sẽ làm giảm tỉ lệ hút thuốc và gánh nặng của COPD trên toàn cầu. Ai là đối tượng có nguy cơ? Trước đây, COPD phổ biến ở nam giới, nhưng do tỷ lệ hút thuốc lá cao ở phụ nữ tại các quốc gia có thu nhập cao, và nguy cơ cao đối với ô nhiễm không khí trong nhà (như nhiên liệu rắn dùng để nấu ăn và sưởi ấm) đối với phụ nữ ở các quốc gia có thu nhập thấp nên căn bệnh hiện nay ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ gần như bằng nhau. Hơn 90% ca tử vong do COPD xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những nơi mà các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả không phải lúc nào cũng được thực hiện hoặc tiếp cận được. Các triệu chứng Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phát triển chậm và thường sau 40 hoặc 50 tuổi. Các triệu chứng phổ biến nhất của COPD là khó thở (hoặc "cần không khí"), ho dai dẳng, và khạc đờm (nhầy). Các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ ngắn trên cầu thang hoặc mang một va li, và thậm chí các hoạt động thường xuyên hàng ngày cũng có thể rất khó khăn vì tình trạng bệnh lý ngày càng tồi tệ hơn. Những người bị bệnh cũng có nhiều đợt trầm trọng, đó là những giai đoạn khó thở trầm trọng, ho và đờm kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Những đợt này có thể gây tàn phá nghiêm trọng và cần sự chăm sóc y tế khẩn cấp (bao gồm cả nằm viện) và đôi khi tử vong. Chẩn đoán và điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường được nghi ngờ ở những người gặp các triệu chứng nêu trên và có thể được xác định bởi một xét nghiệm hơi thở gọi là "đo phế dung" đo lường ở một người có thể thở ra bao nhiêu và nhanh như thế nào. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc có sẵn và thể chất có thể giúp làm giảm các triệu chứng, cải thiện khả năng rèn luyện và chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ tử vong. Cách điều trị hiệu quả nhất và chi phí- hiệu quả về COPD ở những người tiếp tục hút thuốc là ngừng hút thuốc lá. Ngưng hút thuốc có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh ở người hút thuốc và giảm tử vong do COPD. Ở một số người bị COPD, điều trị bằng thuốc corticosteroid dạng hít có một tác dụng có lợi. Đáp ứng của TCYTTG - Nâng cao nhận thức về dịch bệnh không lây nhiễm trên toàn cầu; - Tạo ra môi trường lành mạnh hơn, đặc biệt là đối với người nghèo và người có hoàn c cảnh khó khăn; - Giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây truyền, như ngừng hút thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc thụ động, ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời, chế độ ăn uống không lành mạnh và không hoạt động thể chất; - Cải thiện khả năng tiếp cận các liệu pháp hiệu quả cho người bị COPD; và - Ngăn ngừa tử vong sớm và khuyết tật có thể tránh được từ các bệnh không lây nhiễm chủ yếu. Công ước khung của TCYTTG về kiểm soát thuốc lá đã được xây dựng để đối phó với toàn cầu hóa của đại dịch thuốc lá để bảo vệ hàng tỷ người khỏi bị phơi nhiễm co hại với thuốc lá. Đây là hiệp ước y tế toàn cầu đầu tiên được thương lượng bởi TCYTTG và đã được 180 quốc gia phê chuẩn. TCYTTG cũng lãnh đạo Liên minh toàn cầu chống lại các bệnh hô hấp mãn tính (Chronic Respiratory Diseases -GARD), một liên minh tự nguyện của các tổ chức quốc gia và quốc tế, các viện học thuật và các cơ quan làm việc hướng tới mục tiêu chung làm giảm gánh nặng toàn cầu về các bệnh đường hô hấp mãn tính. Tầm nhìn của nó là một thế giới mà mọi người hít thở tự do. GARD tập trung đặc biệt vào nhu cầu của các nước có thu nhập thấp và trung bình và các nhóm dễ bị tổn thương. Tài liệu tham khảo:Projections of Global Mortality and Burden of Disease from 2002 to 2030.Mathers CD, Loncar D. PLoS Medicine. 2006 Nov 28; 209–224.
|