Q&A: Giun kim-Sự lan truyền, biện pháp phòng bệnh và điều trị
Phùng Thị Kim Ly-Phungthikimlylqd@....-Đại lộc - Quảng Nam:Xin bác sỹ cho em hỏi: con em 4 tuổi bị giun kim chui ra hậu môn gây khó chịu, nhờ các bác sỹ tư vấn dùm nên dùng thuốc gì cho hiệu quả, vì em mới cho con uống thuốc Zada hôm 2/10 đây nhưng vẫn không hết. Nếu như em muốn vào Quy Nhơn điều trị thì thủ tục như thế nào. Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn cùng với nhiều phụ huynh và cô giáo trừng mầm non và bán trú tiểu học, chúng tôi xin đưa ra các thông tin có giá trị để chị điều trị giun kim cho cháu mà không nhất thiết phải vào Quy Nhơn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) cho biết khoảng 1/4 dân số thế giới bị nhiễm giun, tùy thuộc từng vùng, từng khu vực và giai đoạn thời gian mà tỷ lệ nhiễm các loại giun dao động, hơn nữa tỷ lệ đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vùng địa lý, khí hậu, tập quán vệ sinh, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế-xã hội. Không những tại các quốc gia đang phát triển, có vệ sinh thấp thì các quốc gia phát triển trên thế giới, giun kim vẫn là loại ký sinh trùng phổ biến và vẫn là vấn đề đáng quan tâm. Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, cùng với ý thức vệ sinh của người dân chưa cao, nên đây là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh giun sán nói chung phát triển quanh năm. Các bệnh ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là bệnh giun kim đã và đang gây ra nhiều tác hại trong cộng đồng dân cư một cách thầm lặng và lâu dài, bệnh xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi. Song, thường gặp ở trẻ em trong lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, khu tỵ nạn, đông dân cư. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm giun giun kim tại một số khu vực từ 18,5-47%, có vùng lên đến 73,45% và tập trung chủ yếu ở lứa tuổi dưới 5. Hình 1
Người là vật chủ duy nhất đối với Enterobius vermicularis. Các con tinh tinh là vật chủ của giun kim Enterobius anthropopitheci, có hình thái có thể phân biệt rõ ràng với loài giun kim ở người. Hugot (1983) khẳng định có một loài khác cũng ảnh hưởng trên người, đó là Enterobius gregorii, đây được xem là loài “chị em” với loài E. vermicularis và có gai ở phần thân mình hơi nhỏ hơn (ví dụ cơ quan sinh dục). Tuy nhiên, sự tồn tại của nó vẫn còn đang tranh luận. Totkova và cộng sự (2003) cân nhắc vấn đề này vì chưa có đủ bằng chứng và tác giả Hasegawa (2006) cho rằng loài E. gregorii là một giai đoạn còn non của E. vermicularis. Bất luận về sự phân biệt như một loài khác, E. gregorii về mặt lâm sàng được coi giống như E. vermicularis. Hình 2
Các vấn đề thứ phát khi nhiễm trùng giun kim cần được quan tâm, vì khi trứng định vị ở vùng quanh hố chậu, quanh rìa hậu môn và kích thích ngứa vùng âm đạo. Bệnh nhân thường ngứa và cố gắng làm giảm ngứa (gãi, cào xước) có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ và nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn. Hiếm khi bệnh diễn biến trầm trọng, gây sụt cân, nhiễm trùng đưòng tiết niệu và viêm ruột thừa. Nhiễm giun kim nên được đặt ra và chẩn đoán nghĩ đến khi một trẻ em biểu hiện ngứa vùng quanh hậu môn và không yên giấc vào bao đêm. Có thể nhìn thấy trực tiếp giun kim trưởng thành hoặc soi dưới kính hiển vi phát hiện trứng, nhưng chỉ có 5% số ca nhiễm có trứng trong phân. Áp dụng test “cellophane tape test” có thể là hướng tiếp cận tốt nhất và nhanh nhất xác định chẩn đoán xác định. Tỷ lệ nhiễm chung trên thế giới khoảng < 5%, chẳng hạn ở Mỹ tỷ lệ nhiễm khoảng 5-15% quần thể dân số chung; tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm rõ trong những năm gần đây do chương trình phòng bệnh tốt ở hầu hết các quốc gia. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm lại có khả năng tăng cao hơn ở những cá nhân cùng một cơ sở làm việc, trong khu nhà trẻ, nội trú. Về giới tính và chủng tộc, tỷ lệ nhiễm giữa hai giới nam và nữ không có gì khác biệt. Tất cả lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm, nhưng lứa yuổi hay gặp nhất là 5-9 tuổi; Trứng và ấu trùng giun kim có thể khuyếch tán ở mọi nơi (chăn, chiếu, ghế ngồi, móng tay, đủng quần, khăn tay,…). Hình 3
Trên thế giới: Bệnh giun kim có ở phần lớn các nước trên thế giới, số liệu cụ thể nhiễm giun kim cho từng khu vực, quốc gia không có sẵn.Ký sinh trùng Enterobius vermicularis, một loại giun tròn kích thước nhỏ và thường gây bệnh các nước nhiệt đới, nóng ẩm và ngay cả quốc gia tiến tiến như Mỹ cũng có tỷ lệ mắc tương đối. Tất cả những điều kiện kinh tế xã hội đều bị ảnh hưởng và nhiễm bệnh thường xảy ra trong những nhóm gia đình. Sự nhiễm giun kim không liên quan tương thuận với điều kiện vệ sinh kém, đây chính là điểm quan trọng khi chúng ta bàn luận về biện pháp điều trị. Giun kim là một loại ký sinh trùng (KST) có mặt trên khắp thế giới với tỷ lệ nhiễm tại một số quốc gia có khí hậu ôn đới cao. Theo thống kê về tình hình nhiễm giun kim trên thế giới cho thấy tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em cao hơn người lớn, mức độ nhiễm có thể thay đổi tùy theo các điều kiện vệ sinh ở các địa phương, các nước nhiệt đới có tình hình nhiễm KST chung. Theo thống kê của TCYTTG 2002, có đến 230 triệu trẻ em từ 0-4 tuổi bị nhiễm giun kim. Khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, hay các quốc gia châu Á là những khu vực có tỷ lệ nhiễm cao nhất, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ. Chúng phân bố rộng nhất so với bất kỳ loại KST nào với ước tính khoảng 200 triệu người nhiễm trên toàn cầu. Nhiễm trùng phổ biến nhất tại Mỹ và Tây Âu, đồng thời cũng là loài giun đường ruột phổ biến nhất tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), bất luận các yếu tố chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội và văn hóa. Như thế giun kim đóng vai trò như một ngoại lệ của quy luật chung của các KST đường ruột là không hoặc ít xảy ra tại các quần thể dân có mức thu nhập cao. Chỉ tính riêng tại Mỹ, ước tính khoảng 20-40 triệu người và nghiên cứu giám sát của Trung tâm CDC được tiến hành vào năm 1992 tại 35 bang tìm thấy 11,4% trong số 9.597 mẫu xét nghiệm tìm giun kim dương tính. Trong khi các báo cáo cho thấy tỷ lệ nhiễm giun kim chính là trên trẻ em thì báo cáo này cho thấy có cả người lớn cũng nhiễm, đặc biệt trên các hộ gia đình có trẻ em nhiễm lây truyền sang cho các thành viên còn lại trong gia đình. Giun kim có sự phân bố trên phạm vi toàn cầu và là loại giun nhiễm trùng phổ biến nhất tại Mỹ, Tây Âu và châu Đại Dương. Tại Mỹ, một nghiên cứu bởi Trung tâm CDC báo cáo tỷ lệ nhiễm mới là 11,4% ở tất cả mọi nhóm tuổi. Giun kim đặc biệt hay gặp ở trên trẻ em và tỷ lệ nhiễm ở nhóm tuổi này cao có khi lên đến 61% ở Ấn Độ,50% ở Anh, 39% ở Thái Lan, 37% ở Thụy Điển và 29% ở Đan Mạch. Tật mút ngón tay đã cho thấy có liên quan đến làm tăng tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ tái phát nhiễm giun kim và cắn móng tay cũng có mối liên quan như vậy. Vì chúng lây nhiễm từ người này qua người khác rất dễ dàng, nên chúng nhanh chóng lan rộng trên các nhóm người sống chật chội và tiếp xúc gần, có xu hướng xảy ra ở tất cả mọi gia đình. Tỷ lệ lưu hành giun kim không liên quan ưu thế giới tính nào, cũng như không liên đới đến các tầng lớp xã hội, chủng tộc, văn hóa. Giun kim là một ngoại lệ đối với một nguyên lý vì thông thường xu hướng nhiễm trên cộng đồng như các giun truyền qua đất khác. Trường hợp được biết sớm nhất nhiễm trùng trên người có bằng chứng nhiễm qua phát hiện trứng ở trong khối phân hóa thạch với sự can thiệp nghiên cứu khảo cổ học xác định niên đại vào năm 7837 BC tại phía tây Utah của Mỹ. Tuy nhiên, cách nay 240 triệu năm, giun kim là loại giun tròn nhiễm trên loài tổ tiên của các động vật có vú với bằng chứng trứng hóa thạch được phát hiện trong các xỉ phân hóa thạch. Bệnh do giun kim Enterobius vermicularis gây ra khá phổ biến và gây tác hại tương đối nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời; thực tế rất bệnh dễ phát hiện nhưng không dễ chữa chút nào, nếu không thận trọng trong điều trị và phòng bệnh tái phát và phải lưu ý rằng người chính là vật chủ duy nhất được biết đến hiện nay. Trên thế giới, bệnh giun kim có ở phần lớn các nước trên thế giới, số liệu cụ thể nhiễm giun kim cho từng khu vực, quốc gia không có sẵn vì so với các bệnh giun sán khác nó không phải là phổ biến. Giun kim có tên khoa học là Enterobius vermicularis, một loại giun tròn kích thước nhỏ và thường gây bệnh các nước nhiệt đới, nóng ẩm và ngay cả quốc gia tiến tiến như Mỹ cũng có tỷ lệ mắc tương đối. Tất cả những điều kiện kinh tế xã hội đều bị ảnh hưởng và nhiễm bệnh thường xảy ra trong những nhóm gia đình. Sự nhiễm giun kim không liên quan tương thuận với điều kiện vệ sinh kém, đây chính là điểm quan trọng khi chúng ta bàn luận về biện pháp điều trị. Hình 4
Việt Nam: ViệtNam nằm ở khu vực Đông Nam Á,có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh giun đường ruột phát triển.Mặt khác nềnkinh tế chưa phát triển,trình độ dân trí còn hạn chế, tình trạng vệ sinh môi trường chưa tốt, tập quán sinh hoạt, canh tác còn lạc hậu... Tất cả những yếu tố trên đã làm cho tình trạng bệnh giun đường ruột ở nước ta là một bệnh phổ biến, mang tính chất cộng đồng. Các bệnh giun đường ruột đã và đang gây ra tác hại rộng lớn trong cộng đồng một cách thầm lặng và lâu dài. Bệnh có tác hại đến mọi lứa tuổi, song quan trọng nhất vẫn là tác hại ở lứa tuổi trẻ em. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun kim chung từ 18,5-47%. Tỷ lệ trẻ em ở thành phố nhiễm cao hơn ở nông thôn, nữ cao hơn nam (nam 40,89%, nữ 45,48%). Mật độ nhiễm tăng nhanh từ 1-5 tuổi và sau đó giảm dần theo tuổi lớn hơn (trẻ em dưới 1 tuổi: 1,88%, từ 1-5 tuổi: 51,16%). Trẻ em sống tập thể có tỷ lệ nhiễm cao hơn trẻ em sống ở gia đình. Kết quả điều tra của bộ môn ký sinh trùng Đại học Y Hà Nội tại một nhà trẻ thấy 42% móng tay trẻ em có trứng giun kim, 12% sách vở có trứng giun kim. Số lượng trứng phát tán rất cao, ở một chiếc chiếu đã tìm thấy được tới 257 trứng giun kim. Theo số liệu thống kê của Viện Sốt rét-KST-CT TƯ, tỷ lệ nhiễm giun kim ở miền Bắc từ 29-43%, miền Trung là 7,5%, khu vực Tây Nguyên là 50% và vùng đồng bằng Nam bộ là 16-47%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là đối tượng trẻ em, ở thành phố mắc cao hơn nông thôn, nữ mắc hơn nam giới. bệnh thường xảy ra ở môi trường nhà trẻ và mẫu giáo, trường mầm non; trẻ từ 1-5 tuổi nhiễm với tỷ lệ cao nhất (51,2%), trẻ từ 11 tuổi trở lên thì tỷ lệ nhiễm giảm dần. Do bệnh dễ lây lan nên có thể gặp ở những gia đình có nhiều người mắc hoặc trong cả khu nhà trẻ. Hình 5
Các yếu tố liên quan gây nhiễm giun kim E. vermicularis Môi trường có trứng giun kim Sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi, chăn chiếu trong gia đình, trong tập thể có trẻ nhiễm giun kim đều có thể có trứng giun kim. Một nghiên cứu ở bộ môn KST trường ĐH Y Thái Nguyên đã nghiên cứu mức độ ô nhiễm trứng giun kim ở ngoại cảnh tại trường mầm non, thu được kết quả là mẫu sàn nhà có (20%) số mẫu có nhiễm trứng giun kim, như bàn ghế (17,5%), đồ chơi (17,5%), móng tay trẻ (29,91%). Điều này chứng tỏ mức độ phát tán đáng kể của trứng giun ra ngoại cảnh. Theo kết quả nghiên cứu Nguyễn Văn Dũng (1996), trẻ học ở các nhà trẻ nhiễm cao hơn trẻ đang ở nhà. Lý giải sự khác biệt này là do môi trường nhà trẻ, mẫu giáo có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun kim do sự phát tán trứng giun kim ra ngoại cảnh trong môi trường nhà trẻ rất cao, trẻ thường được cô giáo cho ngồi sinh hoạt dưới sàn lớp học, trứng giun từ rìa hậu môn sẽ có cơ hội phát tán ra môi trường, lớp mẫu giáo thường có nhiều đồ chơi, đây chính là nơi trứng giun sẽ bám vào. Sàn nhà và đồ chơi đã nhiễm trứng trở thành nguồn nhiễm chủ yếu tử trẻ này sang trẻ khác. Tập quán sinh hoạt vệ sinh kém Cho trẻ mặc quần hở đũng/ đáy quần sẽ là điều kiện để trứng giun ở hậu môn trẻ rơi vãi ra giường chiếu. Để trẻ mút ngón tay, cắn móng tay sẽ thành thói quen xấu, mất vệ sinh. Sự hiểu biết về bệnh giun kim và cách phòng tránh còn hạn chế trong nhân dân. Do những người chăm sóc trẻ có những suy nghĩ chưa đúng về vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ như: cho trẻ mặc quần áo ngủ đi học, không rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày vào buổi sáng sớm bằng nước xà phòng.... đó cũng là những điều kiện thuận lợi làm lây lan bệnh giun kim trong các tập thể nhỏ, nhà trẻ, mẫu giáo. Hình 6
Ổ chứa của giun kimNgười là vật chủ tự nhiên duy nhất của giun kim và cho đến gần đây cũng không có một ổ chứa nào xác nhận là ổ chứa của chúng. Tuy nhiên, vào năm 2004, Chan và cộng sự trình bày sự tồn tại giun kim và giun xoắn Trichinella spiralis trên các con gián ở các bệnh viện và trường học ở Hawaii. Trong khi biết gián là các con vật mang vi khuẩn và nấm sinh bệnh ở người, thì mối liên kết giữa gián với các giun sán gây bệnh vẫn chưa được minh chứng làm rõ và đây là báo cáo đầu tiên về nhiễm giun kim xảy ra tự nhiễm trên các con gián. Năm 2005, Tatfeng và cộng sự đã phân lập được trứng giun kim trên các con gián (Diploptera punctata), cũng như trứng, bào nang, nang trứng và giun trưởng thành của một số ký sinh trùng khác đồng thời. Nhóm tác giả này bắt được 234 con gián từ các vùng quanh nhà ở Ekpoma, châu Phi. Các con gián sau khi bắt được đem để vào trong các hộp chứa dung dịch formol saline, rồi tiếp đó rung mạnh để tách ký sinh trùng ra khỏi côn trùng gián này. Dung dịch sau đó mang đily tâm và soi dưới kính hiển vi. Các thử nghiệm từ cả hai nghiên cứu đã có giá trị rất lớn về mặt y tế công cộng. Gián thì có khắp mọi nơi và cả hai nghiên cứu đã phát hiện giun kim trên gián là một khía cạnh có giá trị trong nghiên cứu về ổ chứa. Nếu đây là một ổ chứa bổ sung ngoài con người, thì việc phòng chống quần thể gián cũng như hạn chế về mặt phơi nhiễm của gián có thể làm giảm thiểu tối đa không chỉ cho quá trình lan rộng của giun kim mà còn nhiều bẹnh nhiễm trùng khác nữa. Tỷ lệ mắc bệnh, với tỷ lệ nhiễm chung trên thế giới khoảng < 5%, chẳng hạn ở Mỹ tỷ lệ này nhiễm khoảng 5-15% quần thể dân số chung; tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm rõ trong những năm gần đây do chương trình phòng bệnh tốt ở hầu hết các quốc gia. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm lại có khả năng tăng cao hơn ở những cá nhân cùng một cơ sở làm việc, trong khu nhà trẻ, nội trú. Gần đây, người ta cũng suy xét chính bản thân giun kim có thể đóng vài trò như một vật chủ trung gian đối với tác nhân Dientamoeba fragilis, một loại đơn bào “bí ẩn” mà vẫn sống chật vật để được công nhận như một tác nhân sinh bệnh ở người tại một số quốc gia. Tuy nhiên, một sự gia tăng các nghiên cứu đang quy trách nhiệm nó như một tác nhân đường ruột chính thông và nó có liên quan đến các hội chứng lâm sàng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn và suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, những điều cần biết về loại tác nhân này hiện vẫn còn đang nghiên cứu, kể cả sự lan truyền bệnh. Hầu hết các đơn bào đường ruột lây truyền qua con đường phân miệng thông qua thể nang, thì loài D. fragilis nhìn chung được chấp nhận là không có thể nang này. Sự lan truyền bệnh giun kimGiun kim lây truyền từ người sang người do ăn phải hoặc nuốt phải trứng giun gia đoạn nhiễm và/ hoặc đi vào con đường hậu môn. Trứng giun có thể chịu đựng và còn sống và gây nhiễm được đến 3 tuần trong môi trường ẩm. Chúng không chịu nhiệt nóng nhưng có thể sống trong nhiệt độ thấp, 2/3 số trứng giun có thể sống sau 18 giờ ở điều kiện nhiệt độ -8°C. Tất cả các trứng đầu tiên đều đào thải ra (hoặc theo phân) và dính lại vùng gần hậu môn, chúng sẵn sàng lây nhiễm sàng bề mặt khác nếu tiếp xúc với chúng còn có khả năng nhiễm. Bề mặt trứng của chúng dễ dính khi mới đẻ ra, nên dễ dính và gây nhiễm từ vùng quanh hậu môn sang móng tay, bàn tay, quần áo và chăm nệm vào ban đêm. Từ đây, các trứng sẽ tiếp tục lây truyền sang các nguồn khác như thức ăn, thực phẩm, nước, đồ gỗ, đồ chơi trẻ, vật dụng nhà tắm và các vật dụng sinh họat khác. Các vật cưng trong nhà thường mang trứng dính vào trong các lông thú cưng, trong khi đó chúng không thực sự nhiễm. Các đám rác mang trứng có thể lây truyền qua môi trường không khí và có thể phân tán lan rộng khi chúng được đổ ra khỏi bề mặt, ví dụ như khi giũ các quần áo ngủ hoặc mềm màng. Hình 7
Do vậy, trứng có thể đi vào miệng, mũi thông qua con đường hít và nuốt sau đó. Mặc dù giun kim không thật sự nhân lên trong cơ thể vật chủ người, song một số ấu trùng giun kim có thể đẻ ra ở vùng niêm mạc của hậu môn và di chuyển lên đến ruột và đi vào đường tiêu hóa của vật chủ ban đầu theo một chu trình, gọi là nhiễm trùng ngược dòng. Khi nhiễm trùng ngược dòng xảy ra, nó có thể dẫn đến một tải lượng giun lớn nhiễm nặng và đảm bảo cho quá trình nhiễm giun kim xảy ra tiếp tục hoặc không gây nên bất kỳ triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa nào. Mặc dù có giới hạn, tuổi thọ giun kim trung bình là 13 tuần, chu trình tự nhiễm hay nhiễm thông qua con đường hậu môn - miệng hoặc thông qua nhiễm trùng ngược dòng, nên thường là phải điều trị lặp lại với khoảng cách mỗi 2 tuần để loại bỏ nhiễm trùng hoàn toàn. Trứng và ấu trùng giun kim có thể khuyếch tán ở mọi nơi (chăn, chiếu, ghế ngồi, móng tay, đủng quần, khăn tay). Loài ký sinh trùng giun kim có tên khoa học là E. vermicularis hoặc thường gọi theo một từ đồng nghĩa thường gọi là pinworm ký sinh trong cơ thể người gây nên. Về sinh lý bệnh và chu kỳ sinh bệnh diễn ra như sau: E. vermicularis là một ký sinh trùng bắt buộc, người là vật chủ tự nhiên duy nhất, đường lây truyền là phân - miệng, thông qua các vật dụng quần áo, đồ chơi và đó cũng chính là các phương thức lây truyền thông thường nhất. Sau khi nuốt phải, trứng thường đẻ trứng trong tá tràng trong vòng 6 giờ. Giun trưởng thành sau đó khoảng chừng 2 tuần và có tuổi thọ khoảng 2 tháng. Giun trưởng thành thường ký sinh ở đoạn cuối của hổng tràng, hồi tràng, túi ruột thừa và đoạn đầu của đại tràng lên. Những con giun sống tự do trong thành ruột non và hiện nay có rất ít bằng chứng chứng minh có sự xâm nhập của của giun này vào các mô bình thường hoặc mô lành của cơ thể dưới những điều kiện bình thường. Giun cái di chuyển đến trực tràng, sau khi giao phối và nếu không bị tống ra theo phân thì sẽ tiếp tục di chuyển đến vùng đáy chậu (thường vào ban đêm), nơi đó chúng có thể đào thải ra khoảng 11.000-16.000 trứng. Trứng trưởng thành có khả năng gây nhiễm trong vòng 6-8 giờ và dưới điều kiện thuận lợi, tối ưu, khả năng gây nhiễm vẫn duy trì trong môi trường kéo dài đến 3 tuần.Vì thời gian ủ bệnh ngắn cho đến khi trứng gây nhiễm, các trứng này đào thải và nếu vô ý bằng cách nào đó chúng di chuyển và nằm dưới kẻ móng tay, từ đó dễ dàng đưa vào miệng hình thành phương thức lan truyền bệnh. Bệnh giun kim là bệnh giun đường ruột dễ lây, có chu kỳ phát triển không cần qua môi trường đất, không phụ thuộc vào yếu tố địa lý, khí hậu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hậu môn - tay - miệng. Bệnh phổ biến ở lứa tuổi nhà trẻ, trường mầm non trong điều kiện sống tập thể với môi trường kém vệ sinh. Giun kim thuộc ngành giun tròn, sống ký sinh chủ yếu ở manh tràng, đại tràng của người, với tính chất sinh học đặc thù, nhiễm giun kim lây lan trong cộng đồng mạnh hơn các loại giun khác ký sinh đường ruột. Nhiễm giun kim thường gặp ở trẻ em, với tỷ lệ nhiễm cao ở trẻ em độ tuổi đi học, đặc biệt rất cao ở tuổi nhà trẻ mẫu giáo, sống trong môi trường tập thể. Trẻ nhiễm giun kim kéo dài có thể chậm phát triển thể chất và trí tuệ, giảm khả năng học tập, bệnh có thể gây suy dinh dưỡng và nguy hiểm hơn khi giun kim di chuyển lạc chỗ có thể gây ra viêm ruột thừa, viêm cơ quan sinh dục và nhiều biến chứng khác. Hình 7
Câu hỏi của chị như nhiều vấn đề mà các phụ huynh khác khi dẫn con đến khám tại Viện đã quan tâm tại sao thường mắc lại, chị nên theo dõi chu trình sau đây sẽ thấy và có biên pháp phòng ngừa thích hợp hơn. Giun kim là một ký sinh trùng bắt buộc, người là vật chủ tự nhiên duy nhất. Đường lây truyền là hậu môn - tay - miệng, thông qua các vật dụng quần áo, đồ chơi và đó cũng chính là các phương thức lây truyền phổ biến nhất. Sau khi nuốt phải, trứng, trứng đi tới ruột non nở thành ấu trùng, rồi di chuyển xuống manh tràng. Giun trưởng thành sau đó khoảng chừng hai tuần kể từ khi xâm nhập và có tuổi thọ khoảng hai tháng. Giun trưởng thành thường ký sinh ở đoạn cuối hổng tràng, hồi tràng, túi ruột thừa và đoạn đầu của đại tràng lên. Đầu chúng bám vào màng nhày ruột. Giun đực sau khi giao phối sẽ chết và bị tống ra ngoài theo phân. Giun cái sau khi giao phối, với tử cung đầy trứng, di chuyển về phía trực tràng, tới hậu môn, rồi ra vùng quanh hậu môn, đẻ trứng ở các nếp nhăn hậu môn. Thường đẻ trứng vào buổi tối. Một giun cái mỗi tối đẻ 5.000-17.000 trứng, trong khoảng thời gian từ 15-45 phút. Sau khi đẻ giun cái teo lại và chết đi. Trứng sinh ra có phôi ngay, sau vài giờ có khả năng gây nhiễm và dưới điều kiện thuận lợi, tối ưu, khả năng gây nhiễm vẫn duy trì trong môi trường kéo dài đến ba tuần. Thường không thấy trứng giun kim trong phân, hoặc chỉ thấy ở đầu bãi phân. Người nuốt phải trứng thường qua tay bẩn hoặc đồ vật có nhiễm trứng giun, đưa lên miệng. Trứng qua miệng xuống ruột nở ra ấu trùng, ấu trùng xuống manh tràng, đại tràng, phát triển thành giun trưởng thành. Giai đoạn ở ngoại cảnh: Trứng giun kim từ hậu môn rơi vãi ra giường chiếu, sàn nhà, gặp nhiệt độ thích hợp (khoảng 300C) sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng sau 6 giờ. Vì vậy, người nhiễm giun kim dễ tự tái nhiễm nếu bệnh nhi dùng tay gãi hậu môn, sau đó tay cầm vào những vật dụng hoặc thức ăn, uống. Trứng không phát triển được ở trên 400C hoặc dưới 200C. Trứng bị diệt ở nhiệt độ trên 600C. Các hóa chất diệt được trứng là nước xà phòng nồng độ trên 2%, cồn 900 và dung dịch cresyl 10%. Người nuốt phải trứng giun kim có ấu trùng sẽ bị nhiễm giun. Vào tới ruột non trứng nở thành ấu trùng rồi di chyển xuống manh tràng để ký sinh. Ấu trùng giun kim không có giai đoạn chu du trong cơ thể. Thời gian hoàn thành chu kỳ là 28 ngày, đời sống của giun kim là 2 tháng. - Lây truyền trực tiếp:Đường lây truyền chủ yếu của giun kim là từ hậu môn - tay - miệng. Khi trẻ bị nhiễm giun kim, giun cái đẻ trứng tại các nếp nhăn hậu môn vào buổi tối, trứng phát triển thành ấu trùng ngay tại hậu môn của trẻ. Khi đó trẻ có cảm giác ngứa ngáy, ngọ nguậy, rối loạn giấc ngủ. Nếu không được rửa hậu môn cho trẻ thì theo phản xạ trẻ gãi hậu môn, trứng có ấu trùng bám vào tay trẻ. Khi trẻ đưa tay vào miệng hay cầm thức ăn đưa vào miệng, ấu trùng sẽ theo vào đường tiêu hóa và phát triển thành giun trưởng thành. Hình 8
- Lây truyền gián tiếp:Đây là con đường lây truyền trứng giun kim qua tay bẩn từ người này sang người khác. Khi trẻ có phản xạ gãi hậu môn, trứng có ấu trùng giun kim được phân tán khắp nơi (chăn, chiếu, mền, đồ chơi của trẻ). Trẻ cầm nắm các vật dụng, đồ chơi, trứng có ấu trùng bám vào tay trẻ. Nếu trẻ không được rửa tay ngay sau khi cầm đồ chơi, mà đưa tay vào miệng hay cầm nắm thức ăn đưa vào miệng, ấu trùng theo vào đường tiêu hóa và phát triển thành giun trưởng thành. Hoặc ở một môi trường bị nhiễm, bụi lơ lửng trong không khí cũng có thể chứa trứng giun kim và người ta có thể bị nhiễm khi hít phải những phần bụi đó. Thường gặp đường lây truyền này trong các nhà trẻ, trường mầm non. Thái độ xử trí và Điều trịNhiều gia đình có bệnh nhân gặp phải các lời khuyên đôi khi chưa hợp lý từ thấy thuốcnhi khoa và cấp cứu hồi sức về vấn đề giun kim. Trong quá trình kê đơn thuốc, đưa ra lời khuyên và hướng dẫn điều trị là khâu rất quan trọng. Ngoài ra, hướng dẫn chăm sóc, rửa tay thường xuyên cho tất cả mọi người là biện pháp hiệu uqả ngăn ngừa lan truyền bệnh; Vì nhiễm ký sinh trùng không triệu chứng của một số thành viên khác trong gia đình thường xảy ra, nên chúng ta phải điều trị đồng thời tất cả thành viên đó là một cách phòng và điều trị hợp lý nhất. Gia đình cũng nên thông báo cho các thành viên đó điều trị lặp lại vì khả năng tái nhiễm là có thể. Xử lý giảm triệu chứng ngứa có thể dùng một số kem thoa chống ngứa tại vùng nhiễm. Nguyên tắc điều trị Điều trị phải kết hợp chặt chẽ với phòng bệnh để tránh tái nhiễm. Với các tập thể nhiễm giun kim cao cần điều trị hàng loạt và điều trị lại để tránh tái nhiễm. Một số tác giả có ý kiến cho rằng vì giun kim có tuổi thọ ngắn so với một số giun khác (1,5-2 tháng trong ruột) nên nếu kiểm soát và chống lại bệnh tự nhiễm tốt, một cách tích cực thì có thể không cần dùng thuốc, bệnh cũng tự khỏi. Hình 9
Thuốc điều trị giun kimTên thuốc | Mebendazole (biệt dược Vermox) | Mô tả | Thuốc gây chết giun nhờ vào cơ chế block đảo ngược khâu tiêu thụ glucose và vi chất khác. | Liều người lớn | 100 mg đường uống, liều suy nhất, liều lặp lại trong vòng 2 tuần | Liều trẻ em | Chỉ định như liều ngưới lớn | Chống chỉ định | Mẩn cảm với thuốc, bệnh gan | Tương tác thuốc | Thuốc carbamazepine và phenytoin có thể giảm hiệu lực thuốc mebendazole; cimetidine có thể làm tăng nồng độ mebendazole. | Phụ nữ có thai | Nguy cơ phôi thai được đánh giá trong vài nghiên cứu động vật, chưa thấy biểu hiện trên người, có thể dùng nếu xét hiệu quả cao hơn nguy cơ. | Thận trọng | Điều chỉnh liều khi bệnh nhân suy gan | Tên thuốc | Albendazole (Biệt dược Unaben®, X-worm®, Albenca®, Unaben®) | Mô tả và cơ chế | - Albendazole làm giảm sinh năng lượng ATP trong cơ thể giun, gây nên giáng hóa năng lượng, bất động và cuối cùng chết giun. Để tránh đáp ứng viêm trong hệ thần kinh trung ương, các bệnh nhân cũng phải bắt đầu với các thuốc chống co giật và thuốc glucocorticoids liều cao. - Về cơ chế tác dụng, thuốc gây giáng hóa tổ chức vi ống-bào tương và tế bào vỏ của giun đường ruột. - Về dược động học: thuốc hấp thu < 5% và có thể tăng lên gấp 4-5 lần nếu dùng thuốc cùng với bữa ăn có nhiều chất béo. Thuốc phân bố tốt vào trong các nang sán và cơ quan thần kinh trung ương. Tỷ lệ gắn protein là 70%. Thuốc chuyển hóa ở gan, hiệu ứng pha đầu kéo dài, thời gian bán hủy từ 8-12 giờ, thời gian để thuốc đạt đỉnh 2-5 giờ. Đào thải thuốc qua nước tiểu (< 1% dưới dạng chất chuyển hóa) hoặc qua phân. | Liều người lớn | Albendazole viên nén 400 mg đường uống, liều lặp lại trong vòng hai tuần, khi uống thuốc nên uống sau bữa ăn. Nếu có vấn đề gì xảy ra cần giám sát chỉ số công thức máu toàn phần và xét nghiệm chức năng gan. | Liều trẻ em | Độ an toàn của albendazole trên trẻ em < 6 tuổi vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu sử dụng albendazole trên các trẻ em 1 năm tuổi vẫn cho thấy dùng an toàn. Theo Hướng dẫn của TCYTTG trong chiến dịch phòng bệnh hàng loạt, albendazole có thể sử dụng trên các trẻ em 1 tuổi. Nhiều trẻ < 6 tuổi đã được điều trị trong các chiến dịch này với thuốc albendazole, mặc dù có giảm liều. | Chống chỉ định | Đối với cơ địa mẩn cảm với thuốc albendazole hoặc nhóm benzimidazoles | Tương tác thuốc | Một số thuốc có tương tác với albendazole như fosphenytoin, phenytoin hoặcdexamethasone, praziquantel | Phụ nữ có thai | - Albendazole dùng trên phụ nữ mang thai được xếp vào phân loại C. Các dữ liệu về sử dụng albendazole trên phụ nữ mang thai vẫn còn hạn chế, mặc dù các bằng chứng sẵn có cho thấy không có sự khác biệt bất thường trên các trẻ sinh ra từ các bà mẹ được điều trị tình cờ bằng albendazole trong suốt quá trình chiến dịch dự phòng hàng loạt so với các nhóm phụ nữ không dùng. - Trong chiến dịch dự phòng hàng loạt mà trong đó TCYTTG đã xác định lợi ích của điều trị lớn hơn nguy cơ, TCYTTG cho phép sử dụng albendazole trên phụ nữ mang thai ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên, nguy cơ điều trị trên các phụ nữ mang thai có nhiễm cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc điều trị trước khi quyết định; - Phân loại C của thuốc trên phụ nữ mang thai, nghĩa là các nghiên cứu trên động vật biểu hiện các tác dụng ngoại ý đối với phôi thai (quái thai hoặc gây chết phôi thai) và không có các nghiên cứu đối chứng trên các phụ nữ cũng như trên động vật. Thuốc nên cho chỉ khi nhận thấy lợi ích lớn hơn nguy cơ phôi thai trên các phụ nữ đang mang thai. | Phụ nữ đang cho con bú | - Vẫn chưa rõ ràng với các dữ liệu liệu thuốc albendazole có bài tiết qua sữa mẹ hay không; - Albendazole nên sử dụng với sự thận trọng trên các phụ nữ đang cho con bú. | Thận trọng | - Giám sát nồng độ thuốc theophylline nếu đang sử dụng thuốc đồng thời; - Có nguy cơ tiềm tàng ức chế tuỷ xương, thiếu máu bất sản và mất bạch cầu hạt; giám sát công thức máu chung trên các bệnh nhân có liệu trình điều trị kéo dài 28 ngày và theo dõi mỗi hai tuần khi điều trị, cần ngưng điều trị nếu có những thay đổi trên lâm sàng đáng kể ở công thức máu xảy ra; - Các bệnh lý ấu trùng sán dây lợn thể thần kinh tồn tại có thể không được bảo vệ trên các bệnh nhân điều trị theo liều cân nặng như các bệnh khác, có thể biểu kiến các triệu chứng thần kinh (động kinh, co giật, tăng áp lực sọ não, dấu thần kinh khu trú) nên điều trị kịp thời bằng corticosteroid và thuốc chống co giật; - Cần thử xem có thai không trước khi tiến hành điều trị và nên tránh dùng thuốc khi mang thai, trừ khi các triệu chứng không thay đổi cần phải quản lý thích hợp; cần thiết gián đoạn liệu trình điều trị nếu mang thai xảy ra và thông tin coh bệnh nhân biết các nguy hại tiềm tàng có thể xảy ra cho phôi thai; - Nguy cơ tổn thương võng mạc trên các bệnh nhân ấu trùng sán dây lợn; các ca bệnh võng mạc như thế đã được báo cáo, nên khám bệnh nhân xem các thương tổn ở võng mạc trước khi điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn thể thần kinh. - Tăng nhẹ men gan cũng có thể xảy ra, cần giám sát các men gan trước khi bắt đầu liệu trình điều trị từng đợt và ít nhất mỗi hai tuần trong suốt quá trình điều trị. Nếu cần có thể gián đoạn khi có vấn đề tăng men gan quan trọng xảy ra. | Tên thuốc | Pyrantel (biệt dược Antiminth, Pin-Rid, Pin-X) | Mô tả | Qua cơ chế khử cực thần kinh cơ và ức chế men cholinesterases, dẫn đến liệt hoạt động cơ giun, dùng thuốc kèm với sữa hoặc nước trái cây. | Liều người lớn | 11 mg/kg đường uống, một lần duy nhất, không được vượt liều 1 g; điều trị lặp lại trong vòng 2 tuần. | Liều trẻ em | Chỉ định như liều ngưới lớn | Chống chỉ định | Mẩn cảm với thuốc, bệnh gan | Tương tác thuốc | Nồng độ theophylline trong máu có thể tăng trên những bệnh nhi, theo dõi chỉ định pyrantel pamoate thêm. | Phụ nữ có thai | Nguy cơ thai nhi được đánh giá trong vài nghiên cứu ở động vật, chưa thấy biểu hiện trên người, có thể dùng nếu xét hiệu quả cao hơn nguy cơ. | Thận trọng | Thận trọng trên những bênh nhân suy gan, thiếu máu, suy dưỡng. |
- Con đường tác động về mặt sinh hóa học khác nhau trong cơ thể con người, do đó độc tính trực tiếp lên ký sinh trùng, giai đoạn trứng, ấu trùng cũng khác nhau tùy mức độ. Cơ chế tác động khác nhau theo loại thuốc. Mebendazole hoặc albendazole được xem là thuốc lựa chọn khuyên dùng điều trị cho bệnh giun kim. Liều thứ 2 được chỉ định sau liều đầu khoảng 2 tuần giúp ngăn ngừa tái nhiễm giun kim; - Điều trị giun kim chui vào âm đạo âm hộ hiện vẫn còn đang tranh luận. Vấn đề này rất quan trọng và được xem là bệnh giun kim lạc chỗ vì nếu có sự tái hiện của giun kim nằm trong âm đạo âm hộ của những đứa trẻ em gái coi như là một ổ chứa tiềm tàng để giun kim không bao giờ chấm dứt. Có những trường hợp phải dùng đến nhiều liều mebendazole vẫn thất bại vì ổ chứa không bị điều trị triệt căn. Biện pháp phòng bệnh Phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Rửa hậu môn cho trẻ vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm. Không nên để trẻ mặc quần thủng đáy (hở đủng) hoặc không mặc quần, không để trẻ chơi lê la ở nền đất bẩn; giữ tay sạch, cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Tất cả các vật dụng như giường, chiếu, áo gối thường xuyên đưa đi phơi nắng (nếu có thể). Cải tạo tập quán vệ sinh tốt tại nhà, vườn trẻ, trường mẫu giáo, mầm non và nơi sống tập thể (công nông lâm trường, xí nghiệp có khu nội trú). Hy vọng với phần trả lời chi tiết ở trên, các chị và phụ huynh sẽ có cái nhìn tốt hơn về phòng bệnh giun kim cho trẻ em rất hiệu quả và chống tái nhiễm cho các cháu trở lại.
|