Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 3 9 9 5
Số người đang truy cập
5 2 2
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
Phần 1: Chuyên mục hỏi đáp bệnh chuyên ngành ký sinh trùng và y học thường thức (Tháng 11 & 12 năm 2017)

Triệu Liên H., 37 tuổi, Nam Đàn, 0912…. : Hỏi: Xin thưa các bác sỹ ở Viện ký sinh trùng Quy Nhơn cho em hỏi dấu hiệu nào cho biết đó là dị ứng thực phẩm để em và gia đình em phòng ngừa an toàn. Chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chúng tôi xin cảm ơn câu hỏi của bạn, trong thực hành lâm sàng bệnh da liễu và các bệnh ký sinh trùng hiện nay trong thường ngày rất hay gặp bệnh nhân đến khám vì dị ứng thực phẩm, nhất là các chế phẩm hải sản. Biểu hiện triệu chứng có thể gặp ở mức độ từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây sốc phản vệ và tử vong. Nếu không được cấp cứu kịp thời, dị ứng thực phẩm cũng có thể gây khó thở, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Nhân câu hỏi của bạn, xin nêu ra những triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng thực phẩm gồm có như sau:

- Phát ban, đỏ da và giống mày đay cấp: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của dị ứng thực phẩm. Bạn sẽ cảm thấy da bị ngứa, phát ban, thậm chí là ngứa ngáy phát ban khắp người như khi bị eczema, khiến da trở nên đỏ, sưng tấy, phù, có thể méo lệch, dị dạng mọt phần nào đó trên cơ thể (môi, miệng, mắt), đặc biệt ở vùng bàn tay, cẳng tay, bàn chân. Vì vậy, nếu sau khi ăn bất cứ thực phẩm nào mà bạn thấy các triệu chứng này (có thể thời gian thay đổi dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào cơ địa bệnh nhân hay tùy thuộc vào chất gây dị ứng, thì rất có thể bạn đã bị dị ứng thực phẩm và cần đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt.

- Rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp: Trong một vài trường hợp dị ứng xảy ra nặng hơn có thể dẫn đến thay đổi huyết áp của bạn, tim đập chậm hơn hoặc nhịp tim yếu, cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là khó thở. Tuy nhiên, thường thì mọi người rất ít khi phát hiện ra nhịp tim thay đổi, trừ khi bạn có sử dụng máy đo tại nhà.

- Ho: Ho cũng có thể là một phản ứng khi bạn bị dị ứng thực phẩm. Điều này thường xảy ra với một số loại trái cây hoặc rau xanh có chứa các protein tương tự như phấn hoa.


Hình 1

- Đau nhói ở ngực: Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt hoặc có cảm giác đau thắt ở ngực sau khi ăn một số loại thực phẩm, thì có thể bạn đang gặp phải tình trạng viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan. Điều này có liên quan gì đến dị ứng thực phẩm? Nói một cách đơn giản là các chất gây dị ứng trong thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, dẫn đến số lượng lớn các tế bào bạch cầu ưa acid (eosin) tập trung tới thực quản, gây ra viêm và làm cho cổ họng bạn sưng lên.

- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn sau khi ăn cũng dễ được nghi ngờ là triệu chứng dị ứng thực phẩm. Những triệu chứng này cũng có thể là do tình trạng không dung nạp lactose. Chính vì vậy, điều quan trọng là cần xem xét thật kỹ, tốt hơn hết bạn nên tới gặp bác sỹ để được kiểm tra chính xác.


Hình 2

Nhân câu hỏi của bạn, chúng tôi cũng xin chia sẻ một số loại thực phẩm mà những người có cơ địa dị ứng hay quá nhạy cảm nên tránh. Trong đó, một số thực phẩm chứa histamin, bia, rượu sâm banh, hải sản, sữa, trứng có thể gây ngứa phát ban ở những người có cơ địa dị ứng. Hơn 50 triệu người Mỹ bị dị ứng của một số loại thực phẩm. Dị ứng thức ăn được ước tính ảnh hưởng đến 4-6% trẻ em và 4% người lớn, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ.

Các triệu chứng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nhưng chúng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bạn thậm chí có thể trở nên dị ứng với loại thực phẩm bạn đã ăn trong nhiều năm qua không có vấn đề gì. Thực phẩm gây ngứa phát ban và dị ứng da là một vấn đề khá phổ biến mà bạn có thể phải đối mặt trong cuộc sống. Có một số loại thực phẩm cụ thể là nguyên nhân chính gây phát ban ngứa, bạn cần phải có một kiến thức tốt về những gì để ăn và những gì để tránh nhằm giảm thiểu tình trạng dị ứng. Một số thực phẩm có thể gây dị ứng nên chú ý

- Thực phẩm chứa histamin: Tránh thức ăn chứa histamin, là một trong những chất dinh dưỡng có thể làm nặng thêm hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng dễ phát ban ngứa đã tiềm ẩn sẵn, thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng. Thực phẩm chứa histamine có thể gây mẩn ngứa, nổi phát ban ở người có cơ địa dị ứng. Chúng bao gồm cá đóng hộp, cá hun khói, nước tương, rượu sâm banh, bia, giấm, nước sốt, rượu vang, xúc xích và nhiều thực phẩm khác nữa. Đọc danh sách các thành phần của thực phẩm trước khi dùng. Tất cả loại thực phẩm lên men có lượng histamin cao.

- Hải sản: Tránh thực phẩm hải sản vì có thể làm tăng vấn đề về da (hàu, cá biển, cua, mực, tôm).

- Thực phẩm làm tăng cường bài tiết histamin: Tránh trái cây có xu hướng kích thích lượng histamine trong cơ thể bao gồm sôcôla, dâu tây, lòng trắng trứng, các loại hạt, sữa....

- Sản phẩm sữa: Khi bạn đang bị nổi mẩn ngứa trên da, bạn thực sự cần phải tránh những sản phẩm sữa hoàn toàn. Từ sữa chua và pho mát cho đến các loại kem, quên chúng trong một thời gian cho đến khi thành công trong việc chữa các bệnh da. Ở đây, sữa tách kem và các sản phẩm từ sữa ít chất béo cũng không được khuyến khích.

- Một số loại hạt: Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng, hạt dẻ hoặc bất kỳ hạt nào khác có thể làm trầm trọng thêm ngứa trên da. Hãy thử và tránh xa tất cả các mặt hàng thực phẩm có chứa hạt. Cũng bao gồm bất kỳ loại thực phẩm đóng gói được làm từ các loại hạt. Những người có cơ địa dị ứng và trẻ em nên quan tâm các thực phẩm nêu trên trước khi sử dụng. Nếu không có bất cứ vấn đề nào về dị ứng thực phẩm, bạn vẫn có thể dùng các thực phẩm nêu trên hàng ngày.


Hình 3

Hy vọng trên đây là một số thông tin chi tiết về các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng và các biểu hiện lâm sàng do dị ứng thực phẩm giúp cho bạn có thể pphongf ngừa và sớm nhận ra. Thân chúc bạn khỏe!


Lê Thị Th., 41 tuổi, Quận 2, TP. Hò Chí Minh, bacasa@....
Hỏi:Kính chào các bác sỹ, em là phụ nữ nhưng gần đây thấy tình hình phụ nữ có thể bị ung thư ở tất cả cơ quan khác nhau chứ không như trước đây chỉ bị ung thư vú và ung thư cổ tư cung, giờ đây nó có mặt hết như nam giới, vậy thì các triệu chứng gì để chúng mình có thể phát hiện được ung thư sớm hả bác sỹ. Kính mong các bác sỹ cho em lời khuyên. Chân thành cảm ơn rất nhiều!

Trả lời:

Chúng tôi rất cảm ơn câu hỏi thú vị và rất thực tế của bạn về các triệu chứng của một số bệnh ung thư ở phụ nữ. Chúng tôi xin chia sẻ một bài viết từ các đồng nghiệp đã viết tương đối dễ hiểu và đầy đủ rằng: Cơ thể phụ nữ dễ thay đổi. Đôi khi, sự thay đổi này là bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư mà mình không lường được. Vì vậy, điều cần thiết là chúng ta phải chú ý đến cơ thể mình để nhận biết kịp thời sự khác biệt của bản thân. Những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn định hướng được cách kiểm tra và nhận biết cơ thể.


Hình 4

1. Những thay đổi ở vùng ngực: Hầu hết các khối u vú đều lành tính, nhưng bạn nên đến bác sĩ kiểm tra thường xuyên các khối u này và nếu có hiện thượng như: da lõm hoặc nhăn; núm vú thụt vào bên trong; tiết dịch, tấy đỏ và đóng vẩy ở núm vú thì phải báo ngay cho bác sĩ để tìm nguyên nhân. Bạn cũng có thể làm các xét nghiệm như chụp X-quang tuyến vú hoặc sinh thiết.

2. Sưng, phù vùng kín: Theo TS. Marleen Meyers, nhà nghiên cứu ung thư Trung tâm Y tế NYU Langle, việc vùng kín thỉnh thoảng sưng phù là hết sức tự nhiên và có thể biến mất sau 1 hoặc 2 tuần. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện sau đó, kèm theo sụt cân hoặc chảy máu thì cần phải đi khám bác sĩ. Vùng kín sưng bất thường đôi khi có liên quan tới ung thư buồng trứng. Bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra khung xương chậu cũng như các xét nghiệm máu, siêu âm để tìm nguyên nhân của vấn đề.

3. Chảy máu giữa kỳ: Nếu bạn bị chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt, hãy hỏi bác sĩ. Chảy máu không theo chu kỳ thông thường hàng tháng có thể có nhiều nguyên nhân, đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung. Chảy máu sau mãn kinh là hiện tượng bất thường và nên được kiểm tra ngay.

4. Thay đổi trên bề mặt da: Sự thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc của nốt ruồi hoặc những vị trí khác trên da là dấu hiệu chung của ung thư da. Hãy đến gặp bác sĩ để được khám toàn diện và có thể phải làm sinh thiết.

5. Có máu khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện: Cần đi khám nếu bạn đang chảy máu bất thường từ một phần của cơ thể, đặc biệt nếu chảy máu kéo dài hơn vài ngày. Phân đẫm máu thường do bệnh trĩ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng. Nước tiểu có máu có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư bàng quang hoặc thận.

6. Những biến đổi trong các hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết là những tuyến nhỏ hình tròn (hay còn gọi là hạch) được hình thành từ các mô bạch huyết, là một phần hệ thống phòng thủ của cơ thể - hệ thống miễn dịch của bạn để loại bỏ vi khuẩn. Sưng hạch bạch huyết ở cổ, gáy, tay do nhiễm trùng, virut, vi khuẩn... là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên, ở một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu và lympho, cũng có thể gây hạch bạch huyết. Gặp bác sĩ ngay nếu bạn có một khối u hoặc sưng tấy bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn kéo dài một tháng trở lên.

7. Gặp rắc rối khi nuốt: Thỉnh thoảng khó nuốt không có gì phải lo lắng. Nhưng khi điều này xảy ra thường xuyên, đặc biệt là khi kèm theo nôn mửa hoặc giảm cân, bác sĩ có thể sẽ chỉ định kiểm tra ung thư họng hoặc ung thư dạ dày. Sau đó, căn cứ vào các triệu chứng thông qua khám cổ họng và chụp Xquang sẽ đưa ra hướng tư vấn và điều trị.

8. Giảm cân bất thường: Hầu hết phụ nữ đều muốn giảm cân. Nhưng mất 10kg hoặc nhiều hơn mà không có sự thay đổi trong chế độ ăn uống hay do thói quen tập thể thao có thể báo hiệu có vấn đề sức khỏe. Đa phần việc giảm cân không chủ đích như trên không phải là ung thư mà có thể do căng thẳng hoặc do tuyến giáp của bạn có vấn đề. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy, dạ dày và phổi.


Hình 5

9. Chứng ợ nóng: Ăn quá nhiều thực phẩm, rượu hoặc căng thẳng, hoặc do cả ba nguyên nhân có thể gây ra chứng ợ nóng nghiêm trọng. Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống trong một hoặc hai tuần để xem liệu các triệu chứng của bạn có tốt hơn hay không. Nếu không thuyên giảm, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Chứng ợ nóng không biến mất hoặc trầm trọng hơn có thể gây ung thư dạ dày, cổ họng, hoặc buồng trứng.

10. Thay đổi ở vùng miệng: Nếu bạn hút thuốc, hãy theo dõi các vết màu trắng hay đỏ lợt bên trong miệng hoặc trên môi. Cả hai đều có thể cảnh báo dấu hiệu của ung thư vùng miệng, họng.

11. Sốt: Sốt liên tục và không rõ nguyên nhân có thể là bệnh bạch cầu hoặc các dạng ung thư máu khác. Bác sĩ của bạn nên lấy thông tin chi tiết về lịch sử y khoa gia đình bạn và khám sức khỏe để tìm nguyên nhân.

12. Mệt mỏi: Rất nhiều phụ nữ mệt mỏi vì bận rộn. Nhưng mệt mỏi quá mức và không biến mất là điều không bình thường. Hỏi bác sĩ nếu bạn mệt mỏi kéo dài, đặc biệt có kèm các triệu chứng khác như có máu trong phân.

13. Ho: Hầu hết các cơn ho sẽ tự biến mất trong 3-4 tuần. Đừng bỏ qua khi ho kéo dài lâu hơn thế, đặc biệt nếu bạn hút thuốc hoặc hụt hơi. Nếu bạn ho ra máu, hãy đi khám bác sĩ. Ho là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư phổi.

14. Đau mỏi: Ung thư không phải là nguyên nhân gây đau nhức nhiều nhất. Nhưng cơn đau liên tục có thể báo hiệu bệnh ung thư xương, não hoặc các loại ung thư khác. Tư vấn bác sĩ về bất kỳ chứng đau không rõ nguyên nhân kéo dài một tháng hoặc lâu hơn.

15. Đau bụng và trầm cảm: Rất hiếm gặp, nhưng đau bụng cùng với trầm cảm có thể là một dấu hiệu của ung thư tuyến tụy. Bạn cũng đừng quá lo lắng trừ khi ung thư tuyến tụy có tiền sử trong gia đình bạn. Bạn cần đi đến bác sĩ và thăm khám để tìm nguyên nhân.

Thân chúc bạn khỏe!


Lê Thị Bạch C., 52 tuổi, TP. Quy Nhơn 0906….
Hỏi: Thưa các bác sỹ, gần một năm nay em thường có dấu hiệu đau bụng dưới rốn, đi siêu âm khám bệnh rất nhiều lần nhwung hoàn toàn không thuyên giảm và khỏi hẳn. Em có đi vào thành phố Hồ Chí Minh để chụp CT-scan và làm siêu âm tổng quát, kể cả xét nghiệm máu tổng quát nhưng mỗi bác sỹ cho một chẩn đoán riêng biệt và đến nay lại đâu vào đấy không thấy thuyên giảm nhiều hơn. Xin các bác sỹ cho biết nguyên nhân đau bụng dưới thường gặp là gì và cách chữa trị ra sao? Em làm việc văn phòng và thường ngồi máy tính nhiều có ảnh hưởng gì đến bệnh tình của em không? Chân thành cảm ơn quý bác sỹ!


Hình 6

Trả lời:

Chúng tôi cảm ơn câu hỏi của bạn và thông cảm về mối băn khoăn lo lắng của bạn về cơ đau ở vùng bụng dưới. Như bạn có thể biết vùng bụng dưới có rất nhiều cơ quan liên quan, đặc biệt ở phụ nữ - gồm có tử cung, buồn trứng, hệ niệu sinh dục, cơ xương khớp, cột sống cùng cụt, …nên có thể đau một đơn tạng nào đó hoặc đau phối hợp nhiều tạng cùng một lúc do nhiễm trùng chẳng hạn. Do đó rất có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau mạn tính như trường hợp của bạn trong một thời gian dài. Lý giải những nguyên nhân gây đau bụng dưới ở phụ nữ, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin từ các chuyên gia y tế đã tổng kết theo kinh nghiệm của họ trong thực hành lâm sàng đã gặp phải để bạn tham khảo!

Nhân một lần tra cứu thông tin thấy có một bài viết với các các ảnh minh hoạt của đồng nghiệp cho thấy rất rõ ràng vềnguyên nhân dẫn đến dau bụng dưới. Chúng tôi xin chia sẻ và có bổ sung một số ý kiến và các xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh cần làm như sau:

1. Đau bụng dưới hay đau vùng chậu là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây ra những cơn đau này do đâu? Đau bụng là nguyên nhân thường gặp không chỉ của nam giới, mà phụ nữ đều có thể gặp phải. Cấu tạo cơ thể của phụ nữ càng tạo điều kiện xuất hiện nhiều các triệu chứng đau bụng, bởi đây là nơi tập trung các cơ quan sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên nhiều người lầm tưởng rằng đau bụng dưới là đau phần phụ này, điều này hoàn toàn sai. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng, cần phân biệt rõ để loại trừ các loại bệnh tật có thể có với bất kỳ phụ nữ ở lứa tuổi nào.

  
Hình 7+8

Đau vùng chậu liên quan đến các cơn đau ở vùng bụng dưới rốn. Cơn đau này có thể báo hiệu về các bệnh liên quan đến sinh sản, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí có bệnh còn đe dọa đến tính mạng. Để tìm đúng nguyên nhân khiến phụ nữ đau vùng chậu hãy đến gặp bác sĩ để xác định đúng bệnh và điều trị đúng nguyên nhân.

2. Viêm ruột thừa : Các triệu chứng bao gồm đau nhói ở bụng dưới bên phải, nôn và sốt.Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đến ngay bác sĩ vì đây là trường hợp khẩn cấp. Nếu không phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa viêm này nó sẽ lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.


Hình 9

3. Hội chứng ruột kích thích (IBS): Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mạn tính gây ra các cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng xuất hiện khi thay đổi chế độ ăn uống, trong tình trạng căng thẳng...

4. Đau bụng do rụng trứng: Nếu bạn có những cơn đau nhói vào thời kỳ rụng trứng của phụ nữ, điều này xảy ra ở rất nhiều người. Khi rụng trứng, buồng trứng thường rụng một quả trứng cùng với một số chất dịch và máu, điều này gây kích ứng niêm mạc của bụng gây ra các chứng đau.

5. Hội chứng tiền kinh nguyệt: Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, nó làm người đó tính khí thất thường, nổi mụn trứng cá, nhức đầu, đau bụng, chuột rút. Thay đổi nội tiết (hormone) trong một chu kỳ kinh nguyệt ) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tăng cường vận động thể dục thể thao, bổ sung vitamin có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt này.




Hình 10

6. Mang thai ngoài tử cung: Đây là một tình trạng có thể đe dọa tính mạng. Nó xảy ra khi một phôi hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút (đặc biệt là ở một bên), chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt. Trường hợp này người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay.

7. Bệnh viêm vùng chậu: Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là bệnh viêm vùng chậu là vô sinh ở nữ giới. Bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục hoặc mót tiểu, trong trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.

8. U nang buồng trứng: Một u nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng nếu u nang này ngày càng to, nó gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. U nang buồng trứng có thể được phát hiện bằng khám phụ khoa hoặc siêu âm.

9. U xơ tử cung: U xơ tử cung thường phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ, nhưng đây không phải là ung thư.U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40 và thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, kinh nguyệt hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai. .. Bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

10. Lạc nội mạc tử cung: Ở một số phụ nữ, mô nội mạc tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung, nó có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau đớn và đây là căn nguyên không thể mang thai ở phụ nữ.

11. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu là vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công bất cứ nơi nào từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Nó gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Nhưng khi nó lây lan đến thận, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, và đau ở một bên ở vùng lưng dưới.


Hình 11
 

12. Sỏi thận: Sỏi thận là hỗn hợp gồm muối và khoáng chất có trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như những viên sỏi to. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang của bạn, nó gây ra những cơn đau ở bụng hoặc vùng xương chậu. Nước tiểu của bạn có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ như máu.


Hình 12

13. Viêm bàng quang kẽ: Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang. Những người bị viêm bàng quan dạng này nặng đi tiểu nhiều lần mỗi giờ. Các triệu chứng khác bao gồm áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 30-40.

14. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Đau vùng chậu là một dấu hiệu cảnh báo đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs/STIs). Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu. đây là 2 nhiễm khuẩn có thể gây đau vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình..

15. Đau do sa tạng: Ở những phụ nữ có tuổi, xuất hiện chứng sa tạng, điều này cũng gây chứng đau vùng chậu. Những bộ phận dễ bị sa nhất bao gồm bàng quang hay tử cung. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu. Các triệu chứng phổ biến nhất là tăng áp lực đối với các thành âm đạo, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn.


Hình 13

16. Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu: Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân (nhìn thấy ở đây trong bắp đùi), và đôi khi họ có thể phát triển ở khung chậu. Máu tràn trong các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho chúng trở nên sưng lên và đau. Đây được gọi là hội chứng sung huyết vùng chậu. Cơn đau có tăng lên khi bạn ngồi hoặc đứng.

17. Đau do sẹo: Nếu bạn đã từng trải qua các phẫu thuật ở vùng bụng, chậu hoặc thấp hơn, chẳng hạn như mổ ruột thừa, hoặc phẫu thuật do nhiễm trùng ở khu vực này, bạn có thể bị đau liên tục từ mô sẹo. Nhiều trường hợp là do dính ở bụng gây đau. Những cơn đau do sẹo thường gần thời điểm bạn vừa trải qua một đợt phẫu thuật nào đó ở ổ bụng, nếu không phải bạn vừa phẫu thuật ổ bụng, cần nói điều này cho bác sĩ biết để tìm nguyên nhân chính xác gây bệnh và điều trị hiệu quả.


Hình 14

18. Đau khi quan hệ tình dục: Đau khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân, điển hình nhất là do nhiễm trùng âm đạo, thiếu chất dịch tiết (khô âm đạo), hoặc nhiều chứng đau mà ngày nay y học vẫn chưa rõ nguyên nhân. Đau khi quan hệ tình dục là một chứng đau khó nói ra, khi gặp phải triệu chứng đó, bạn cần đến ngay bác sĩ sản  phụ khoa để tìm đúng nguyên nhân. Có rất nhiều loại bệnh tật khiến phụ nữ bị đau khi quan hệ tình dục. Nặng thì có thể còn xuất huyết khi quan hệ.

19. Đau vùng chậu mạn tính: Đau vùng chậu xảy ra bên dưới rốn và kéo dài ít nhất 6 tháng thường được chẩn đoán là chứng đau vùng chậu mạn tính, nhiều khi nó ảnh hưởng cả tới cuộc sống và giấc ngủ của bạn. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là tìm đến một bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là các nguyên nhân về đau liên đới đến nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt tại phần phụ, một số nguyên nhân khác có thể hiếm gặp hơn với abces cơ và áp xe viêm nhiễm màng xương hay khối ác tính hoặc di căn ung thư từ các cơ quan lân cận đến vùng này là các ca hiếm gặp hơn. Tất nhiều, không phải đau nào cũng có thể tìm ra được nguyên nhân nên chúng ta cũng khó có thể phát hiện nếu không thận trọng và tỷ mỷ ttrong thăm khám toàn diện.

Hy vọng với phần phúc đáp ở trên có thể giúp bạn phần nào nắm bắt được kiểu đau, vị trí đau và thái độ xủ trí khí cần thiết như thế nào


Phạm Minh H., 27 tuổi. Bến Tre., minhhuong19@....
Hỏi: Thưa các bác sỹ đã nhiều năm nay em (là bác sỹ vừa ra trường) và gia đình thường xem vào trang tin điện tử của phòng khám viện mình, em thấy rất nhiều thông tin bổ ích cho cả gia đình và trả lời các nội dung đầy đủ của y học và các vấn đề sức khỏe. Mẹ em lớn tuổi (67 tuổi) đang mắc nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có đái tháo đường, cáo huyết áp, mỡ máu, khớp nên dùng rất nhiều thuốc, em nghe bạn bè nói có thể tương tác thuốc gây hại cho sức khỏe người dùng nên viết mail này kính xin ban biên tập giúp em giải thích các tương tác thuốc thường gặp như thế, em rất cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào đồng nghiệp trẻ, liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ một số nội dung liên quan đến tương tác thuốc thường gặp để bạn và người thân có thể phòng tránh nhé.

Tương tác thuốc (drugs interaction) là tác động qua lại giữa các thuốc xảy ra trong cơ thể khi dùng đồng thời dẫn đến những thay đổi về tác dụng dược lý hoặc độc tính. Sự tương tác có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của nhau hoặc làm tăng độc tính, tác dụng của thuốc trong cơ thể. Ngay cả với các thuốc thông dụng, nếu không lưu ý cũng có thể xảy ra các tương tác bất lợi. Ngoài thuốc, trong cơ thể chúng ta còn có sự hiện diện của thức ăn và nước uống nên cũng có thể dẫn đến tương tác có lợi hoặc bất lợi giũa thuốc và thức ăn.


Hình 16

Một số dược sỹ đã cho biết về một số tương tác thuốc thường gặp như loại thuốc phổ biến nhất mà mọi người đều cần dùng đến đó là các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm: Paracetamol có tên gọi khác là acetaminophen. Trên thị trường, loại thuốc chứa hoạt chất này có nhiều tên thương mại khác nhau. Khi người bệnh bị sốt đã uống thuốc chứa acetaminophen, nhưng nghe ai đó nói dùng thêm viên sủi chứa paracetamol mới nhanh hết sốt, vậy là lại dùng thêm viên thuốc sủi nữa, mà không biết hai loại thuốc này là một, dễ dẫn đến quá liều. Paracetamol là một thuốc nói chung an toàn, nhưng khi dùng quá liều có thể gây ngộ độc, có thể gây hoại tử tế bào gan và độc với thận.

Người bệnh đang dùng thuốc chữa đau đầu chứa aspirin, lại dùng thêm biệt dược chữa thống kinh chứa diclofenac, hay đang dùng thuốc chứa hoạt chất ibuprofen chữa đau khớp, nghe mách thuốc diclofecnac tốt hơn lại dùng thêm. Các chất gốc có trong các biệt dược nói trên đều thuộc nhóm giảm đau, kháng viêm không steroid, có tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày. Khi dùng trùng lặp coi như đã dùng một liều kháng viêm không steroid gấp đôi, tác dụng phụ sẽ hợp sức tăng lên mạnh, có thể gây xuất huyết dạ dày. Việc dùng thuốc cùng nhóm gây các tương tác bất lợi cũng dễ xảy ra khi dùng các kháng sinh cùng nhóm: Khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng, người bệnh đã được tiêm gentamycin, người bệnh muốn khỏi nhanh, tự ý uống thêm kanamycin. Đây là hai loại thuốc kháng sinh cùng thuộc nhóm aminosid. Đúng ra, dùng gentamycin đúng liều đã đủ nồng độ cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn. Việc dùng thêm kanamycin là không cần thiết mà lại làm tăng tác dụng phụ gây độc đối với tai. Người bệnh có thể bị suy giảm thính lực, nếu nặng có thể gây điếc không hồi phục.


Hình 17

Đây là tình huống dễ xảy ra khi dùng thuốc chữa ho và dị ứng. Chẳng hạn như người bệnh bị ho có đờm, đang uống acetylcystein là thuốc có tác dụng làm giảm độ quánh của đờm và tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài khi ho khạc. Khi dùng thuốc, người bệnh sẽ ho tăng lên - đây là phản xạ tốt sau khi dùng acetylcystein vì đờm bị thuốc làm loãng ra sẽ được các cơn ho đánh bật ra khỏi đường hô hấp. Nếu không ho hoặc giảm khả năng ho thì đờm loãng ứ trong phế quản sẽ cản trở hô hấp, nhiều trường hợp phải hút đờm ra. Thế nhưng khi thấy ho tăng lên, người bệnh nghĩ là mình không hợp thuốc này, nên còn ho nặng hơn, vậy là tự ý dùng thêm thuốc giảm ho dextromethorphan. Khi dùng chung hai thuốc này với nhau, thì thuốc long đờm acetylcystein sẽ bị mất tác dụng. Trong khi đờm bị acetylcystein làm loãng ra đang cần ho để tống ra ngoài thì dextromethorphan lại kìm hãm phản xạ ho, khiến lượng đờm đọng lại trong các phế nang sẽ ảnh hưởng hô hấp và chứng ho sẽ càng nặng hơn. Sự phối hợp này có thể rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ vì các bé chưa biết khạc, đờm nhớt sẽ ứ lại không thoát ra được khỏi đường hô hấp, sẽ làm tắc và nhiễm khuẩn nặng hơn. Điều này cũng xảy ra tương tự khi dùng acetylcystein cùng chlorpheniramin. Chlorpheniramin là loại thuốc kháng histamin, chống dị ứng, đồng thời cũng được phối hợp với các thành phần khác trong viên thuốc trị triệu chứng ho và cảm lạnh. Trong thời gian điều trị bằng acetylcystein, người bệnh không được dùng đồng thời các thuốc giảm ho hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản. Vì dùng thuốc như vậy sẽ công nhau, hai tác dụng của thuốc đối kháng nhau và giảm tác dụng của nhau. Trong khi acetylcystein đang làm loãng đờm thì chlorpheniramin lại làm tác dụng ngược lại là giảm tiết dịch và quánh đờm lại. Như vậy, cùng là thuốc có công dụng giảm ho nhưng tác dụng trên phế quản lại đối kháng nhau, khiến thuốc sẽ mất tác dụng, không mang lại hiệu quả.


Hình 18

Dùng đồng thời các thuốc khác nhóm chữa bệnh nhưng cùng tác dụng: Thường gặp tương tác này khi người bệnh đang dùng thuốc chữa bệnh mạn tính lại dùng thêm thuốc chữa bệnh cấp tính khác. Điều này dễ xảy ra trong các trường hợp: (i) Người bệnh đang dùng thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển lisinopril, lúc bị bí tiểu lại dùng thêm thuốc lợi tiểu spironolacton. Hai thuốc này đều cùng giữ kali, chúng hiệp đồng với nhau làm tăng mức kali máu lên quá ngưỡng an toàn, gây bất lợi cho tim mạch; (ii) Người bệnh đang dùng chất ức chế đông máu dự phòng nghẽn mạch warparin, lúc bị đau khớp lại dùng thêm kháng viêm không steroid (aspirin) cũng có tác dụng ức chế đông máu. Dùng 2 loại thuốc này làm tăng việc chống đông máu, gây chảy máu.

Dùng các thuốc có tương tác về dược lý: (i) Tình huống khác, người bị tăng huyết áp đang dùng thuốc chứa nifedipin để kiểm soát huyết áp. Lúc bị ho lại dùng thêm biệt dược có chứa pseudoephedrin, phenylpropanolamin hay lúc bị hen lại dùng thêm thuốc giãn phế quản ephedrin. Pseudoephedrin, ephedrin, phenylpropanolamin là những thuốc cường giao cảm làm tăng huyết áp, đảo ngược tác dụng hạ huyết áp của adalat; (ii) Người bệnh Parkinson đang dùng levodopa, khi mất ngủ lại dùng thêm thuốc ngủ chlordiazepoxid thì thuốc ngủ này lại đối kháng lại làm giảm tác dụng của levodopa.

Ðể phòng tránh các tương tác thông thường của thuốc, mọi người không dùng quá nhiều thuốc, vì sự tương tác thuốc tăng lên khi tăng số lượng các loại thuốc dùng cùng... Khi đang dùng thuốc chữa bệnh này, nếu phải uống thuốc chữa một bệnh khác thì nhất thiết phải có ý kiến của thầy thuốc. Sự tương tác thuốc nói chung rất phức tạp. Nhưng trong điều trị vẫn phải cần đến phối hợp thuốc. Do đó, thầy thuốc sẽ cân nhắc liều dùng sao cho phối hợp thuốc là có lợi hay giảm thiểu tối đa tác dụng phụ. Ðặc biệt, mọi người không được tự ý dùng thuốc, không dùng thuốc theo mách bảo hoặc dùng đơn thuốc của người khác. Việc dùng thuốc bừa bãi là nguyên nhân chính gặp những tương tác bất lợi của thuốc.

Trên đây là một số ý kiến chuyên môn sâu của các chuyên gia về dược được chúng tôi tổng hợp để bạn nắm rõ hơn cùng với các hình ảnh trích từ mạng internet sẽ giúp bạn truye cập dễ dàng các thông tin cập nhật về tương tác thuốc, đặc biệt bạn có thể vào trang thông tin y học nổi tiếp có liên kết với FDA của Mỹ như sau website http://www.drugs.com à mục drug interaction sẽ có tất cả bạn cần loại tương tác và thuốc nào tương tác thuốc nào rất đầy đủ


Hồ Liên K, 65 tuổi, TP. Quy Nhơn, Bình Định
Hỏi:Tôi bị đau cột sống đã nhiều năm kể cả thoái hóa tạo gai xương và loãng xương, không biết ngoài thuốc bổ sung thì các thực phẩm thức ăn nào có thể dùng và tốt cho sức khỏe cho người bệnh có vấn đề về cột sống. Kính mong các bác sỹ coh lời khuyên!

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của anh, chúng tôi xin chia sẻ thông tin về các loài thực phẩm có thể giúp cho cột sống thêm khỏe mà TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam khuyến cáo, 7 nhóm thực phẩm cần thiết giúp bạn có cột sống luôn khỏe mạnh.


Hình 18

Ðau cột sống lưng là một bệnh lý thường gặp do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Bệnh gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống. Hầu như ai cũng ít nhất bị đau lưng một lần trong đời. Đau lưng thường gặp ở lứa tuổi trung niên, người già nhưng hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, mọi người lại chưa thực sự để ý đến vấn đề này.

1. Nhóm thực phẩm giàu Canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là 2 chất quan trọng trong việc hình thành và quyết định sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Canxi là một khoáng chất cần thiết được lưu trữ trong xương, cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi. Do đó hai chất này vô cùng cần thiết và quan trọng mà bạn cần bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống. Không hấp thụ đủ canxi có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, giòn xương, xương dễ gãy. Từ đó, khiến tình trạng thoái hóa cột sống trở nên càng nghiêm trọng hơn.

Hàu là thực phẩm rất ngon lại giàu chất dinh dưỡng, có chứa nhiều protein, kẽm, magie, glucid… Đặc biệt trong hàu rất giàu chất tăng cường canxi có tác dụng giúp cho xương chắc khỏe giảm những bệnh thoái hóa xương khi ăn. Những người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì nên ăn loại thực phẩm này hai lần một tuần nếu có thể và tối đa là năm con trong mỗi bữa. Nước hầm từ xương ống và các loại sườn được đánh giá cao trong việc bổ sung canxi cho cơ thể, đồng thời giúp xương luôn chắc khỏe. Chính vì thế, việc thường xuyên bổ sung những loại thịt khác nhau trong khẩu phần ăn hằng ngày có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi bệnh thoái hóa cột sống cổ.

2. Nhóm thực phẩm giàu Omega-3: Cá biển có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và một trong đó là Omega 3, thành phần chính tạo nên đĩa đệm cột sống, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Một số loại cá biển mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn như cá hồi, cá mòi, sò, cá thịt trắng, …


Hình 19

3. Trứng: Trong trứng có chứa vitamin D, song vitamin D chỉ được tìm thấy trong lòng đỏ trứng vì vậy nếu bạn có thói quen không thích ăn lòng đỏ trứng thì cũng cố thay đổi thói quen đó

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Một ly sữa có chứa khoảng 30% lượng canxi bạn cần bổ sung hàng ngày. Sữa chua có chứa nhiều canxi - là thành phần cấu tạo nên xương, vì vậy ăn sữa chua đều đặn sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe ngoài ra ăn sữa chua còn có tác dụng làm đẹp da, tốt cho đường tiêu hóa.

5. Các loại rau xanh có màu đậm: Súp lơ xanh cũng là một loại thực phẩm cực kì giàu canxi, nếu bạn thường xuyên bổ sung súp lơ xanh trong bữa ăn hằng ngày là một hành động giúp chống lại bệnh thoái hóa đốt sống cổ cực kì hiệu quả. Các loại rau màu xanh đậm khác như rau cải xoăn, rau bina, rau cải xoong có chứa lượng canxi tốt nhất mà người bệnh nên bổ sung.


Hình 20

6. Bông Atisô cung cấp chất xơ cho xương chắc hơn: Hoa atisô trong Đông y có rất nhiều tác dụng như trị đau dạ dày, đau gan, tiểu đường hay ăn uống không tiêu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng rất tốt trong việc trị thấp khớp, đau đốt sống cổ, đau lưng. Dùng Atisô mỗi ngày bạn sẽ phòng ngừa và chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có thoái hóa đốt sống cổ.

7. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn trái cây mỗi ngày: Không phải chỉ khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn mới phải cần bổ sung trái cây. Trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu cho tất cả mọi người, đối với người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì càng phải ăn nhiều hơn. Vậy thoái hóa đốt sống cổ nên ăn trái cây gì? Bạn có thể bổ sung thêm cam, bưởi, chanh chứa nhiều vitamin giúp ngăn chặn và giảm đau cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Theo như thống kê của các chuyên gia dinh dưỡng, sinh tố bơ và đậu nành là hai loại trái cây giúp giảm các cơn đau ở đốt sống cổ rất hiệu quả

Ngày 24/01/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích