Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 05/02/2025
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 9 2 4 8 5 1
Số người đang truy cập
4 1
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Thông tin cập nhật về vi khuẩn, vi nấm ký sinh và gây bệnh ở người

Với sự tiến bộ của khoa học gần đây, nhất là y học sinh học phân tử và miễn dịch tế bào hay hóa mô miễn dịch đã giúp các nhà khoa học ngày càng nhiều khía cạnh mới về cơ chế bệnh sinh, bệnh học và điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng do các tác nhân khác nhau từ ký sinh trùng, vi nấm, vi khuẩn và virus. Các khía cạnh đó có thể thay đổi hàng ngày, hàng giờ và đã giúp cho các nhà lâm sàng cơ hội chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời nhiều ca bệnh mà vốn dĩ trước đây thấy thường muộn và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây tập hợp một số kiến thức mới liên quan:

Những cách giúp phát hiện vi khuẩn H. pylori trong dạ dày gây bệnh

Bệnh nhân hay người thân của họ đều lo lắng và không biết làm cách nào để phát hiện vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Đây là một loại vi khuẩn gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí là gây nên bệnh ung thư dạ dày đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời thì sẽ tránh được hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bài viết sau đây sẽ giúp người đọc biết được cách phát hiện vi khuẩn hp trong dạ dày.

Vi khuẩn H. pylori trong dạ dày không chỉ gây nên các bệnh lý ở dạ dày mà còn liên quan đến các triệu chứng khó tiêu, xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch, thậm chí là liên quan đến bệnh mạch vành như nhồi máu cơ tim. Vậy vi khuẩn H. pylori trong dạ dày có nguy hiểm không?


Hình 1

Với những căn bệnh do vi khuẩn H. pylori trong dạ dày gây ra thì việc điều trị sớm là vô cùng cần thiết. Vì thế, mỗi người chúng ta phải nắm rõ về cách phát hiện sớm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày để giúp mình cũng như người thân của mình. Sau đây là các biện pháp giúp phát hiện vi khuẩn H. pylori trong dạ dày chính xác nhất.


Hình 2

1. Xét nghiêm thở:

Đây là một trong các biện pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao. Cách xét nghiệm này sẽ dựa vào cacbon đánh dấu đó là C13 và C14. Với hai loại cacbon này sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. C13 và C14 đã được Cục Quản lý thuốc và Dược phẩm Mỹ cấp giấy phép sử dụng để xét nghiệm trên con người. Tuy nhiên, C14 tuyệt đối không được dùng ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Đối với người bị nhiễm khuẩn H. pylori trong dạ dày thì loại vi khuẩn này sẽ tiết ra một chất đó là urease. Chất này sẽ phân hủy urê trong dạ dày của con người và tạo thành amoniac và CO2.

Do đó, khi người nhiễm vi khuẩn trong dạ dày uống C13 hoặc C14 thì sẽ thu được C02 có chứa các bon đánh dấu ở trong khí thở của người bệnh. Đồng thời, để tăng độ chính xác cho việc xét nghiệm đến mức tối đa thì người bệnh không được sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm tiết axit như omeprazole, cimetidine và thuốc có chứa bismuth trong vòng 1 tháng trước khi tiến hành làm xét nghiệm hơi thở này. Đây là một phương pháp xét nghiệm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày cực kỳ an toàn và chính xác, hoàn toàn không gây bất kì khó chịu hay đau đớn nào cho người bệnh và cách này đã được tiến hành thường quy tại Việt Nam.


Hình 3

2. Xét nghiệm thông qua việc nội soi dạ dày:

Với cách này người bị nhiễm khuẩn H. pylori trong dạ dày sẽ được các bác sĩ tiến hành việc nội soi và lấy mẫu bệnh phẩm từ niêm mạc dạ dày;

- Bác sĩ sẽ sử dụng clotest để phát hiện vi khuẩn H. pylori trong dạ dày, đây là một cách xét nghiệm được tiến hành ngay tại phòng nội soi.

- Sử dụng kính hiển vi để xác định vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Việc này sẽ giúp bác sĩ quan sát thấy được vi khuẩn trên mẫu bệnh phẩm sau khi nhuộm Giem sa hoặc nhuộm bạc. Người ta cũng có thể áp dụng việc nuôi cấy được vi khuẩn H. pylori bằng cách lấy bệnh phẩm qua nội soi dạ dày, kết hợp với việc làm kháng sinh đồ cho phép xác định chính xác mức độ nhạy cảm với kháng sinh và tính kháng thuốc của loại vi khuẩn này.

3. Xét nghiệm máu

Bằng việc tìm kiếm kháng thể chống lại vi khuẩn H. pylori trong máu, việc này sẽ xác định chính xác thời gian gần đây bệnh nhân có bị nhiễm khuẩn H. pylori trong dạ dày hay không. Bởi các kháng thể trong máu sẽ giảm rất chậm, cho nên sau khi điều trị hết vi khuẩn H. pylori trong dạ dày thì nồng độ kháng thể vẫn tiếp tục còn lại trong máu của bệnh nhân sau một thời gian dài. Do đó, phương pháp này khó có thể xác định hiện tại bệnh nhân vẫn còn nhiễm hay đã hết nhiễm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày.

Đó là 3 cách xét nghiệm giúp phát hiện vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Cả 3 phương pháp này thường được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu ít nhiều về các cách xét nghiệm này, giúp việc phát hiện và điều trị kịp thời, vì như vậy sẽ cho hiệu quả chữa trị tốt hơn.


Hình 4

Không thể quản lý toàn diện các trường hợp dị ứng vì nhiều nguyên nhân gây ra!

Hàng năm khi thời tiết mùa đông lạnh và sang xuân, nhiều người chẳng tiếc thương mà mắt đỏ, lệ nhòa, mũi nghẹt; dị ứng ngứa da, mẩn đỏ,.. Hàng năm khi thời tiết mùa đông lạnh và sang xuân, nhiều người chẳng tiếc thương mà mắt đỏ, lệ nhòa, mũi nghẹt; dị ứng ngứa da, mẩn đỏ,... khiến vui xuân, du ngoạn bị gián đoạn. Trị dứt điểm dị ứng là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng ngứa như: yếu tố vật lý nóng, lạnh, tiếp xúc với dị nguyên lạ: có người dị ứng nắng, nóng, lạnh, cây cỏ, ăn uống, thuốc, khói bụi bẩn... khiến làn da dễ ngứa, nổi mẩn đỏ. Nhiều người gãi có thể xây xát, nhiễm trùng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây dị ứng ngứa như: nhà không thông thoáng; không khí ẩm trong nhà cũng tạo điều kiện phát triển cho nấm mốc và mạt bụi; mùa đông xuân thường bật lò sưởi cuốn theo bụi bẩn, tạo điều kiện cho nấm mốc và mạt bụi phát triển.

Dị ứng phấn hoa qua đường hô hấp:Mùa xuân là điều kiện phát triển lý tưởng của hệ thực vật. Con người không chỉ bị dị ứng với côn trùng, phấn hoa qua tiếp xúc ngoài da mà còn qua đường hô hấp. Cơ thể con người có thể dị ứng với khói bụi, chất ô nhiễm, thức ăn, hóa chất, lông thú, bọ mạt, mùi, phấn hoa và thời tiết (gọi là dị nguyên)... Khi dị nguyên vào cơ thể bằng đường hô hấp, kháng nguyên và kháng thể gặp nhau tạo thành phức hợp kích hoạt cơ thể phóng thích ra chất có thể gây dị ứng. Có nhiều hóa chất được phóng thích gây nên dị ứng, tiêu biểu là histamin. Những chất này khiến cơ thể phản ứng, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, sổ mũi (nước trong), ngứa mũi, hắt xì hơi, thậm chí ngứa cả các vùng liên quan ở phần mặt như tai, mắt và họng, nặng thì nổi mề đay, có thể gây khó thở do niêm mạc đường hô hấp bị phù nề.


Hình 5

Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến khứu giác (giảm hoặc mất khả năng nhận biết mùi tạm thời) hoặc ngủ ngáy do viêm phù nề niêm mạc họng, thanh quản hoặc viêm amiđan quá phát. Khi bệnh viêm đường hô hấp, nhất là mũi dị ứng khởi phát, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa để được bác sĩ kê thuốc kháng dị ứng ngay, tránh tình trạng bệnh kéo dài, bội nhiễm, gây nguy hiểm.

Nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da: Tại các vùng da khô trên tứ chi bỗng xuất hiện các vùng đỏ, cảm giác ngứa ngáy, nóng, lúc có lúc không. Đó chủ yếu do cơ thể tiếp xúc với loại vật chất gây dị ứng nào đó. Thời tiết nóng lạnh thất thường cũng là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Ngoài ra, vùng da còn nổi mẩn, mụn ngoài da nguyên nhân là vào mùa xuân, cơ thể dễ dị ứng với tia tử ngoại hơn khiến các tế bào da dễ bị tổn thương, làm xuất hiện các nốt mẩn, mụn.

Viêm kết mạc mùa xuân là một bệnh do dị ứng ở mắt và hay tái phát, bệnh thường gặp chủ yếu ở nam giới, tuổi thanh thiếu niên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, khi lượng phấn hoa di chuyển nhiều hơn trong không khí bay vào mắt người có cơ địa dị ứng sẽ gây ra những triệu chứng trên nên được gọi là viêm kết mạc mùa xuân. Hiện bệnh có cơ chế dị ứng rõ ràng, tuy nhiên việc xác định dị nguyên là gì còn gặp nhiều khó khăn. Dị nguyên thường gặp: phấn hoa, bụi nhà... Bệnh có liên quan mật thiết với sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa (nhất là xuân hè), ánh nắng, thay đổi nội tiết và yếu tố di truyền. Bệnh thường có biểu hiện ngứa mắt là dấu hiệu điển hình của viêm mùa xuân, thường xuất hiện thành từng cơn vào những giờ nhất định (có thể vào buổi sáng khi mới ngủ dậy lúc tiếp xúc với ánh nắng hoặc buổi chiều tối). Bệnh nhân có cảm giác như có dị vật trong mắt, cộm, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, giảm thị lực. Dử mắt nhiều, có đặc điểm dính, dai và có thể kéo thành sợi.

Dị ứng thức ăn là một phản ứng miễn dịch của cơ thể khi ăn phải loại thức ăn gây dị ứng. Những phản ứng dị ứng thức ăn có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng như: viêm da dị ứng, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp, sốc phản vệ đe dọa tính mạng. Khi thực đơn nhiều món giàu đạm, đường bột và thường đa dạng các món ăn, các gia vị khiến những người có cơ địa dị ứng và hay kết hợp với các bệnh: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm và hen suyễn, di truyền... rất dễ bị dị ứng.


Hình 6

Nhiều người thường cho rằng thức ăn hay bị dị ứng nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, phomat. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, “lành nhất” cũng có thể gây bệnh. Các chất phụ gia cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.

Tùy mức độ nặng nhẹ của hiện tượng dị ứng mà chúng ta cần điều trị hay không. Đối với bệnh nhân biết rõ tác nhân gây dị ứng ngứa và cách ly với chúng ngay từ khi mới tiếp xúc thì ta không cần phải điều trị. Đối với trường hợp khác, để phòng dị ứng cần ngăn chặn tiếp xúc với các tác nhân đó, trong đó có phấn hoa trong không khí cao nhất từ nửa đêm tới 8 giờ sáng, đặc biệt vào những ngày nắng ấm và khô. Trong khoảng thời gian này nếu phải ra ngoài, cần mang khẩu trang, đeo kính mắt. Không nên phơi quần áo ngoài sân vườn, tránh vướng phấn hoa, mặc vào bị dị ứng.

Dọn nhà, phòng ngủ sạch tránh nấm mốc thường có ở phòng tắm, nhà vệ sinh, chăn đệm... giữ cho nhà ít bụi. Hạn chế tiếp xúc với chó mèo trong nhà.

Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần phải thật chú ý phát hiện ra dị nguyên gây dị ứng mới hy vọng giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để trị tận gốc. Khi có triệu chứng phù môi, sưng mặt hoặc khó thở phải đến cơ sở y tế sớm để được cấp cứu nếu cần. Đối với người bệnh dị ứng thức ăn, thực phẩm, cần thực hiện chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt bò, lợn, gà. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Ăn đến món nào thấy mề đay, mẩn ngứa thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục. Với những người bị bệnh do lạnh thì vào mùa đông cần giữ ấm, tránh tiếp xúc với lạnh. Chú ý đi ngoài đường mùa đông cần che chắn, khẩu trang, khăn quàng che cổ, găng tay, mũ, ấm toàn bộ, chân đi tất...

Nguy hiểm khi côn trùng chui tai, mũi

Các bác sĩ ở Chennai, Ấn Độ vừa công bố một trường hợp điều trị hiếm gặp: gián chui mũi đến sát xương sọ và vẫn còn sống khỏe khi bị lôi ra ngoài. Tờ New Indian Express vừa đưa tin về trường hợp bà Selvi (42 tuổi, sống ở Chennai, Ấn Độ) đột ngột thức giấc giữa đêm khi cảm thấy có cái gì đó đang bò trong đầu. Selvi kể: “Tôi không thể nào diễn tả được cảm giác đó, nhưng tôi chắc chắn rằng phải là một loại côn trùng nào đấy. Cái cảm giác ngứa ran, bò nhột nhạt. Mỗi khi nó di chuyển, tôi lại thấy xốn mắt”.


Hình 7

Bệnh nhân cũng bị đau đầu dữ dội và khó thở, theo Đài CNN. Bà đã đến nhiều phòng khám và bệnh viện khác nhau, và trong lần khám bệnh thứ 4, các bác sĩ ở Bệnh viện Đại học Y Stanley đã phát hiện được nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ M.N.Shankar cho hay đã tìm thấy một con gián còn sống đang chui rúc bên trong vòm mũi, gần sát đáy hộp sọ, tức điểm phân chia giữa não và mũi. “Con gián này đã trưởng thành, còn sống, và dường như chẳng muốn đi ra ngoài”, theo tờ Times of India dẫn lời bác sĩ Shankar. Ban đầu, họ thử dùng thiết bị hút để lôi con vật khỏi vòm mũi, nhưng nó cương quyết bấu chặt vào mô. Sau quá trình 45 phút, đội ngũ bác sĩ vừa hút vừa gắp được con vật đang quẫy mạnh ra ngoài. Tính toán thời gian, con gián đã cố thủ bên trong khoảng 12 giờ. “Nếu bị bỏ mặc bên trong, nó sẽ chết và bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng, từ đó lan đến não”, bác sĩ chủ trị nói.


Hình 8

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí đưa tin về vụ gián chui mũi người. Tờ The Washington Post vào năm 1994 đã mô tả về một trường hợp tương tự, với con gián dài cỡ 2,5 cm, bò vào tai của một sinh viên theo học thạc sĩ tại Đại học George Washington (Mỹ). Bản thân người viết bài này từng chứng kiến một vụ gắp gián đất khỏi tai người tại Q.8 (TP.HCM) vào cuối những năm 1980. Còn trang tin Live Science dẫn lời bác sĩ Richard Nelson của Đại học bang Ohio (Mỹ) cho hay từng chứng kiến ít nhất 12 trường hợp gián chui tai trong hơn 30 năm hành nghề. 

Nghiện món gỏi, thanh niên Hải Dương bị gần 1000 con sán chui trong ống mật

Sáng 26/4, trao đổi với phóng viên suckhoedoisong.vn, BS Trần Quốc Vĩ, Trưởng khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết, các bác sĩ của khoa vừa gắp, hút được khoảng gần 1 ngàn con sán lá gan trong ống mật của bệnh nhân. Bệnh nhân là T.N.T. , 36 tuổi, quê Hải Dương, tạm trú ở Đồng Nai, nhập viện với triệu chứng đau bụng vùng hạ sườn phải, sốt, vàng da do tắc mật. Sau khi được siêu âm, chụp CT, xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân T. bị viêm mủ đường mật, chỉ định phải mổ cấp cứu. Sau mổ, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng đường mật và tắc mật do sán lá gan. Các bác sĩ đã gắp, hút được khoảng 1 ngàn con sán lá gan lớn trong ống mật của bệnh nhân. Mỗi con sán có chiều dài khoảng 3cm, chiều ngang từ 1-1,5cm. Các bác sĩ khoa ngoại đã mời chuyên khoa Truyền nhiêm của bệnh viện phối hợp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân.


Hình 9

Theo lời kể của bệnh nhân T, trước đây  ở quê Hải Dương anh hay có thói quen ăn gỏi cá sống, tiết canh heo, vịt, rau sống. Vài năm gần đây, mỗi khi ăn các thức ăn nóng như: ớt, riềng sống, rượu bia thì anh cảm thấy đau bụng, ngứa từ vùng bụng xuống chân, người mệt mỏi, khó chịu. Do chủ quan, mỗi lần đau anh T. lại đi mua thuốc tây điều trị dạ dày để uống nhưng không thấy bớt.

Hiện, sức khỏe bệnh nhân T đã ổn định và ngày mai 27/4 được xuất viện (à Sán lá gan lớn được gắp trong ống mật của anh T). BS. Vĩ cũng cho biết thêm, tại Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện đa khoa Đồng Nai các bác sĩ cũng điều trị khá nhiều trường hợp bị áp xe gan do sán lá gan.

Cũng theo BS. Vĩ, ký sinh trùng sán lá gan ký sinh chính trong trâu, bò, cừu, dê. Phân của các động vật này sau khi xuống nước thì trứng của sán lá gan nở thành ấu trùng, ký sinh trong vật chủ thứ 2 như: ốc, cá hoặc phát tán trong nước, bám vào các cây rau sống dưới nước như: rau ngổ, rau nhút, cải xoong. Khi ăn sống những loại rau này hoặc ăn gỏi cá thì ký sinh trùng sẽ theo đó vào trong ruột người, xuyên qua ruột vào vào gan, mật. Nó có thể sống trong đường mật 10 năm.

Sán có thể ký sinh trong gan, mật, dưới da, trong các khớp, thậm chí trong não người. Triệu chứng thường gặp: sốt, đau hạ sườn phải có thể kèm theo vàng da, gan lớn.   Do đó, để phòng tránh bệnh này, các bác sĩ khuyên người dân nên uống nước sôi, không nên ăn sống các loại rau sống dưới nước như rau ngổ, cần nước, nhút; không nên ăn gỏi cá. Nếu có các triệu chứng kể trên thì nên đến bệnh viện có khả năng xét nghiệm được sán lá gan để điều trị dứt điểm.

Hiếm lạ món “Cá nhảy” của người Thái

Đối với đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La, cá là món ăn phổ biến và hiếm khi thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình. Chính vì vậy mà mỗi nhà đều có từ một đến vài ao cá riêng. Cá tự nuôi vừa đủ cung cấp cho gia đình, vừa đảm bảo vệ sinh. Ngoài cá ao, đồng bào còn đánh bắt thêm cá suối. Cá suối thường có hương vị thơm ngon hơn nên rất được đồng bào ưa chuộng. Từ cá có thể chế biến thành nhiều món: cá kho, rán, nướng, gỏi hoặc làm khô để dự trữ. Trong đó, độc đáo nhất phải kể đến món cá nhảy, một món ăn không phổ biến và khá lạ lẫm đối với nhiều người.

Món cá nhảy tuy chế biến khá đơn giản nhưng lại rất kén người ăn nên không được phổ biến. Món này có điểm tương đồng với món gỏi cá nhưng lại có điểm khác biệt là gỏi thì dùng thịt thái lát từ cá có kích thước lớn còn món cá nhảy thì chỉ dùng loại cá bé bằng ngón tay. Điểm khác biệt lớn nhất có lẽ là cách ăn lạ lùng của món ăn này. Nguyên liệu chính là cá nhưng loại cá dùng để chế biến món cá nhảy thì không phải dễ kiếm. Để làm món này, đồng bào phải dùng loại cá được nuôi ở ao tự nhiên hoặc bắt ở suối nguồn, cách xa khu dân cư. Cá ở những nơi đó mới sạch sẽ, thịt thơm ngon. Cá bắt về phải còn sống, chọn những con cá bé, có kích thước lớn nhất là bằng ngón tay cái của người lớn, thả vào chậu nước sạch, thấy cá còn bơi khoẻ là đạt yêu cầu.


Hình 10

Bước tiếp theo là chế biến món ăn kèm. Món này khá đơn giản nhưng yêu cầu phải đầy đủ nguyên liệu. Bao gồm lõi chuối tươi, rau thơm (mùi, húng, thì là, kinh giới…), các loại gia vị mắm, muối,mỳ chính, tỏi, ớt và đặc biệt là không thể thiếu hạt mắc khén (gia vị đặc biệt của người Thái). Lõi chuối thái mỏng, băm nhỏ, rau thơm, ớt tỏi băm nhỏ đem trộn đều với lõi chuối, nêm gia vị, cho nước măng chua ngập sâm sấp. Yêu cầu của hỗn hợp ăn kèm này là có độ chua vừa đủ nhưng phải cay, nồng và có mùi thơm đặc trưng.

Khi tất cả đã ngồi vào mâm, chủ nhà mới bắt từng con cá từ trong chậu, dùng dao nhỏ khía nhanh vào bụng cá, nặn ruột bỏ ra ngoài rồi thả nhanh vào hỗn hợp chuối vừa chuẩn bị. Người mổ cá phải nhanh, khéo sao cho khi mổ xong cá vẫn còn sống. Mỗi người ăn dùng một chiếc thìa nhỏ xúc cá kèm theo lõi chuối và nước chua đưa lên miệng thưởng thức. Cá mổ đến đâu thì ăn đến đó, ăn khi cá còn sống, thả ra còn có thể dẫy được, như vậy thịt mới giòn ngọt, không có mùi tanh.

Cá dùng làm món này được lựa chọn kỹ. Đó phải là loại cá sống ở môi trường hoàn toàn tự nhiên nên rất sạch sẽ. Còn khi ăn, cá đã được bỏ ruột, khi thả vào hỗn hợp lõi chuối khiến thịt cá săn lại ngay vì đồ ăn kèm đủ vị chua và đặc biệt là rất cay, món này không khác gì món gỏi cá.

 Nguyên liệu đảm bảo yêu cầu thì sẽ khiến người ăn cảm nhận được rất nhiều mùi vị khác nhau của món ăn này. Có vị giòn, ngọt của thịt cá và lõi chuối, vị chua của nước măng, vị cay của tỏi, ớt, vị tê tê nơi đầu lưỡi và mùi thơm nồng của hạt mắc khén. Với những người chưa từng biết món cá nhảy thì đây quả là món ăn lạ lùng, rất khó có thể thử ăn để cảm nhận hương vị. Còn đối với người Thái thì món ăn này rất đặc biệt, nó tô điểm cho ẩm thực Thái thêm phong phú và đa dạng.

Liệu chăng món cá nhảy như trên có an toàn về mặt an toàn thực phẩm hay không khi mà các mầm bệnh ký sinh trùng có thể vẫn tồn tại trong quá trình nuôi trồng trong cả môi trường sạch nhất?

Ngày 21/05/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích