|
Nhân viên y tế xã Thanh- huyện Hướng Hóa lấy máu xét nghiệm cho bênh nhân bị sốt rét |
Quảng Trị: Chủ động triển khai và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè thu
Mặc dầu gặp rất nhiều khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết như mưa nắng thất thường tạo môi trường cho các trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi phát triển mạnh, thêm vào đó Quảng Trị nằm trên trục quốc 1 và tuyến đường xuyên Á cùng với biên giới dài hàng trăm km nên có đông đối tượng giao lưu lớn do buôn bán làm ăn thăm thân, du lịch tại các khu vực trên địa bàn từ nông thôn đến miền núi, hải đảo, đồng bằng, đô thị gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, nhờ tích cực chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch nên đã khống chế được số lượng mắc và không để tử vong xảy ra, và tính đến cuối tháng 3 năm 2018 toàn tỉnh ghi nhận được một số bệnh gây dịch như sau: Lỵ trực trùng (146 ca), lỵ amip (59 ca), tiêu chảy (410 ca), thủy đậu (182 ca), quai bị (70 ca), sốt xuất huyết (11 ca)…, nhìn chung tất cả các bệnh truyền nhiễm gây dịch giảm so với cùng kỳ năm trước và không ghi nhận được ca nhiễm bệnh nguy hiểm nhóm A. Hiện nay, bên cạnh thời tiết đã vào hè thu, hạn hán diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh, làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước dễ phát sinh và phát triển các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh mới nổi như cúm A (H7N9), H5N1, H5N6 thì Quảng Trị vẫn là một tỉnh xuất phát điểm còn thấp, đời sống nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí chưa đồng đều, nhiều nơi tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số việc tiếp cận với các dịch vụ còn khó khăn. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và coi đây là trách nhiệm của ngành y tế. Ý thức tự phòng bệnh của người dân chưa cao cùng với môi trường sống nghèo nàn, các tập quán, thói quen lạc hậu như ăn tiết canh lợn, không ngủ màn, không diệt bọ gậy nguồn….là những yếu tố thuận lợi giúp cho mầm bệnh phát tán, phát triển mạnh làm lây lan các bệnh truyền nhiếm ra cộng đồng. Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo- nơi có đông số lượng người và phương tiện qua lại (ảnh sưu tầm)
Để chủ động và kịp thời ngăn chặn các bệnh dịch mùa hè thu, hạn chế tối đa những thiệt hại xảy ra đối với tính mạng và sức khỏe nhân dân, ngay từ bây giờ cần chủ động triển khai và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Trước mắt tập trung giám sát bệnh tại các tuyến xã phường, các cửa khẩu, các ổ dịch cũ, các khu vực đông dân cư và tại cộng đồng thông qua báo cáo và thực địa sớm phát hiện ca bệnh đầu tiên để cách ly, thu dung và xử trí kịp thời. Thực hiện các cuộc điều tra dịch tể học và thu thập thông tin về các bệnh thường diễn ra trong hè thu như tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét, qua đó dự báo chính xác và chủ động nắm bắt tình hình diễn biến bệnh tât.Thường xuyên cập nhật thông tin và kiến thức cũng như kỹ năng phát hiện và xử lý các loại dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh mới nổi, nguy cơ tử vong và lây lan cao. Đảy mạnh diện bao phủ các loại vaccine tiêm chủng thường xuyên cho cộng đồng và vận động người dân hưởng ứng việc tiêm chủng các loại vaccine dịch vụ. Các cơ sở y tế cần phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể tổ chức tốt công tác xử lý môi trường, làm sạch và khử khuẩn nguồn nước uống, nước sinh hoạt trong vùng hạn hán; tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch có hiệu quả. Chú ý phối hợp chặt chẽ với ngành thú y chia sẻ thông tin và tổ chức các hoạt động phòng chống dịch, tăng cường giám sát các bệnh lây truyền từ động vật sang người như cúm A H5N1, H5N6, H7N9, liên cầu khuẩn lợn, bệnh dại, tổ chức các biện pháp nhằm phát hiện sớm, xử lý các ổ dịch bệnh ở gia súc, gia cầm để sớm áp dụng các biện pháp phòng chống lây truyền bệnh sang người.
Nhân viên y tế xã Thanh- huyện Hướng Hóa lấy máu xét nghiệm cho bênh nhân bị sốt rét
Đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng vaccine.Chủ động và thường xuyên cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác về dịch bệnh; đồng thời phối hợp tốt với các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, các khuyến cáo về phòng chống bệnh tật.Thực hiện và hưởng ứng các phong trào vệ sinh yêu nước, chiến dịch như rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn chín uống sôi, ngủ màn, xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong một thế giới giao lưu đầy sôi động, mầm bệnh theo đó không có biên giới nên có thể xâm nhập và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nhà. Vì vây, chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nói riêng cần lắm sự vào cuộc của chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội; sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân.
|