Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 7 0 1 2
Số người đang truy cập
1 7 8
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
Q&A: Một số thông tin cần biết về da và dị ứng da (Phần 1)

Tô Thanh Th, 26 tuổi, TP. Cam Ranh, 0906….

Hỏi:Da mặt tôi thường xuyên bị bong tróc ra và trở nên sần sùi khó chịu rất nhiều, có cách nào điều trị không bác sỹ? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Quả thật chúng tôi đang hình dung ra bạn là ai và đang hỏi ai mà câu không có chủ ngữ, cũng không có vị ngữ, danh xưng và hỏi han gì cả, nên chúng tôi khó trả lời lắm!

Tuy nhiên, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp như sau về 10 cách trị da mặt khô bong tróc tại nhà cho làn da đẹp mịn màng của một tác giả mà chúng tôi cho rằng đúng cách và phù hợp khoa học. Chúng ta thường lo ngại và mất tự tin khi nhìn thấy lớp da tay bong tróc, khiến làn da trở nên sần sùi, thô ráp gây không ít khó khăn trong cuộc sống mỗi ngày. Cùng tìm hiểu vì sao hiện tượng này xảy ra và những phương pháp điều trị đơn giản tại nhà. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân:

- Da bong tróc do phản ứng với các tác nhân hóa chất: Biểu hiện khi da tay các bạn tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa như bột giặt quần áo, nước rửa chén, dung dịch cọ rửa vệ sinh. Những chất này trực tiếp làm tổn hại các tế bào, biểu bì da tay.

Lớp tế bào sừng bên ngoài da do ngâm phải chất tẩy rửa hoặc ngâm nước quá lâu sẽ bong tróc, trong khi lớp da non bên trong chưa kịp phát triển thì lại tiếp xúc chất hóa học lần thứ 2. Điều này khiến cho lòng bàn tay cứ bong tróc lần này đến lần khác, lâu ngày càng trở nặng gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát cực kì khó chịu.


Hình 1

- Do viêm da cơ địa, thường xảy ra đối với người hay dị ứng từ trong cơ thể: Viêm da khiến bàn tay chịu tác động của nhiều yếu tố như sự thay đổi thời tiết làm lượng nhiệt cơ thể biến chuyển. Một số bạn trẻ dị ứng các loại thức ăn chứa protein có lượng phân tử cao như thịt bò, hải sản. Bên cạnh đó, yếu tố khiến da dễ bong tróc như rối loạn thần kinh thực vật, bệnh vảy á sừng, đổ mồi hôi tay. Đặc biệt, dinh dưỡng kém hay thiếu các loại vitamin nhóm A, B, PP cũng là một phần nguyên nhân khiến bàn tay bong tróc da.

Phương pháp khắc phục tình trạng bong tróc da tay

Có một vài phương pháp đơn giản có thể thực hiện mỗi ngày để cải thiện tình trạng bong tróc da tay:

- Tránh tiếp xúc với loại hóa chất có nồng độ tẩy rửa cao, hạn chế ngâm nước quá lâu. Sử dụng bao tay khi rửa chén, cọ nhà. Giữ gìn vệ sinh bàn tay, có thể dùng các loại thuốc đặc trị tạo độ ẩm cho da;

- Ăn uống các loại thực phẩm, rau củ chứa nhiều vitamin C, B và PP. Uống đủ nước trong ngày để cung cấp độ ẩm tốt cho da. Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm da theo hướng dẫn bác sĩ da liễu một cách điều độ;
 

- Hạn chế tắm và thời gian tắm không quá 10 phút, không nên tắm nước quá nóng sẽ làm giảm lớp dầu trên da, khiến da mất độ ẩm và dễ bong tróc;

Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn chưa chấm dứt hoặc tình trạng bong tróc da tay quá nặng, bạn nên đến bác sĩ khám để có phương án điều trị hợp lý.

Thân chúc bạn khỏe!

Thẩm Thùy D. 48 tuổi, TP. Hà Nội, hoahuongd….@gmail.com

Hỏi:Thưa các bác sỹ cho tôi hỏi, da của tôi thường xuyên bị khô là do nguyên nhân như thế nào? Tôi điều trị khắp nơi ,kể cả ở Thái Lan nhưng không khỏi. Xin các bác sỹ mách cho cách điều trị. Cảm ơn các bác!

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của chị, chúng tôi xin phúc đáp các vấn đề liên quan đến câu hỏi. Về nguyên nhân thì da khô và bong tróc có rất nhiều tác nhân và yếu tố tác động hay nguyên nhân sau: (i) Viêm da cơ địa: thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng; (ii) Viêm do tiếp xúc: da bị bong tróc do phản ứng với các tác nhân như nước tẩy rửa, hóa chất, găng cao su, kim loại nặng. Ngoài da có nhiều nguyên nhân trong sinh hoạt khiến da khô và bong tróc như: Thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất hay thậm chí là nước cũng khiến da khô nhanh chóng. Tắm nước quá nóng cũng huỷ hoại độ ẩm dự nhiên của da. Không chăm sóc da đúng cách, chế độ ăn uống không lành mạnh kết hợp với yếu tố thời tiết cũng có thể khiến da trở nên khô, dễ bong tróc.


Hình 2

Mặt khác, các yếu tố khác khiến da dễ bị bong tróc như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP. Nhưng đại đa số trường hợp, các hiện tượng bong tróc da thường không tìm được nguyên nhân.

Điều trị da khô và bong tróc bao gồm:

- Chế độ sinh hoạt: Giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô như: Aderma-Exomega cream (chiết xuất từ yến mạch, acid béo omega, vitamin E, glycerine). Bạn thoa ngày 2 lần sau khi đã rửa sạch da;

- Vệ sinh chân tay khô: Nên rửa chân /tay bằng nước mát hoặc nước lạnh, tránh sử dụng nước ấm để rửa tay. Nếu da bị ngứa có thể uống thuốc kháng histamine như Loratadine 10mg 1 viên/ngày. Không lột da, hãy để nó tự tróc. Nếu bạn cố gắng bóc lớp da chết có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn;

- Cố gắng tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp: Khi tình trạng bong tróc da của bạn đang lành. Tắm nước ấm là một cách thuận lợi hơn để chữa lành da bị bong. Uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Tránh sử dụng xà phòng khi tình trạng bong tróc da đang lành.

Tình trạng da bị bong tróc như bạn mô tả cũng có thể là kết quả của những nguyên nhân sau: Viêm da cơ địa, thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng; viêm do tiếp xúc: da bị bong tróc do phản ứng với các tác nhân như nước tẩy rửa, hoá chất, găng cao su, kim loại nặng. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác khiến da khô và bong tróc như: thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, thậm chí là nước cũng khiến da khô nhanh chóng. Tắm nước quá nóng cũng huỷ hoại độ ẩm dự nhiên của da. Hoặc do không chăm sóc da đúng cách; chế độ ăn uống không lành mạnh kết hợp với yếu tố thời tiết cũng có thể khiến da trở nên khô, dễ bong tróc.


Hình 3

Mặt khác, còn có các yếu tố khiến da dễ bị bong tróc như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP. Nhưng đại đa số trường hợp, các hiện tượng bong tróc da thường không tìm được nguyên nhân.

Ðắp dưa chuột trên mặt từ 15 - 20 phút sau đó rửa sạch với nước mát. Dưa chuột sẽ làm dịu da bị kích thích và ngăn ngừa khô da. Bạc hà là một thực phẩm tuyệt vời giúp chữa bệnh bong tróc da. Ép lấy nước lá bạc hà và thoa lên mặt, để qua đêm.

Dầu ô liu cũng là một biện pháp khắc phục bong tróc da đơn giản. Chỉ cần xoa bóp vào các vùng da bị bong tróc khoảng 15 phút và rửa sạch. Cũng có thể dùng mật o­ng nguyên chất thoa lên khu vực bị bong tróc và rửa sạch sau 40 phút.

Có thể ngâm mình trong bồn có nước trộn với bột yến mạch, hoặc hoà bột yến mạch với nước đắp lên chỗ bị bong tróc. Cá và trứng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất béo tốt có lợi cho làn da của bạn. Nên ăn các loại rau lá xanh, đậu Hà Lan, đậu, quả hạnh, bông cải xanh, nho khô, hay ngũ cốc chứa rất nhiều chất sắt.

Ðể phòng, chống bong tróc da cần thoa kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài. Không mặc loại vải gây kích ứng da. Nếu bạn đang sống trong khí hậu lạnh, khô, hãy sử dụng loại kem dưỡng ẩm cho da.

Trên đây là một số kinh nghiệm và phương thức điều trị của một số đồng nghiệp đã thực hiện xin chia sẻ với bạn!

Nguyen Thi L, 31 tuổi, Nghệ An, 091320…

Hỏi:Kính thưa bác sỹ, cháu năm nay 31 tuổi, bị bệnh viêm da tiết bã (được chẩn đoán ở chuyên khoa da liễu) thường xuyên gây ngứa, bong tró vảy da nhiều. Da mặt thỉnh thoảng có nhiều đốm đỏ dọc theo hai bên cánh mũi, trán giữa hai lông mày và gò má. Rất khó chịu và thường xuyên bị e ngại giao tiếp vì chứng bệnh này. Xin bác sỹ cho cháu cáchnào chữa trị viêm da tiết bã nhờn hiệu quả. Cháu cảm ơn rất nhiều ah!

Trả lời:

Chúng tôi rất cảm thông với tình trạng bệnh của bạn và thường các tình trạng như thế chỉ có điều trị triệu chứng và giảm nhẹ Viêm da tiết bã nhờn là bệnh mạn tính không rõ căn nguyên. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng da như mặt, đầu, ngực, lưng.

- Bệnh viêm da tiết bã nhờn là một dạng viêm da mạn tính không rõ căn nguyên. Bệnh hay ở các vùng da có nhiều tuyến bã hoạt động mạnh là mặt, đầu, ngực, lưng và các nếp gấp lớn. Trên đầu bong vảy nhiều mà ta gọi là gầu da đầu.


Hình 4

Mặt thường có các thương tổn hai má hình cánh bướm, rìa trán, kẽ mũi, giữa hai lông mày, da màu đỏ, có vảy da. Những người bị bệnh thường hay có cơ địa tiết bã nhờn. Viêm da tiết bã nhờn là bệnh xảy ra từ từ, không diễn biến đột ngột. Thông thường bệnh nhân không ngứa, nhưng cũng có một số người bị ngứa ngáy, khó chịu mức độ nhẹ hoặc vừa. Khi nóng, ra mồ hôi ngứa có thể tăng lên. Trong những trường hợp nặng, vảy da có thể xuất hiện ở sau tai, trong ống tai, cung lông mày, sống mũi, quanh mũi, ngực hoặc vai.

              Hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể điều trị viêm da tiết bã nhờn đặc hiệu mà chỉ có những thuốc có thể kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Đối với viêm da tiết bã nhờn trên đầu dùng các dầu gội chống nấm như selenium sulfide, zinc pyrithione, ketoconazol shampoo 2% gội 2-3 lần/tuần, có thể dùng duy trì lâu dài.Nếu nặng, có thể bôi dd dưỡng ẩm hoặc gel corticoides nhẹ trong 1-2 tuần. Việc điều trị thường phải kéo dài nhiều tuần, nếu sau khi ngừng điều trị mà bệnh tái phát thì việc điều trị có thể lặp lại từ đầu. Tổn thương do viêm da tiết bã nhờn trên mặt thì dùng thuốc bôi corticoid dạng kem hay lotion bôi trong 1-2 tuần. Các thuốc corticoid dạng bôi được sử dụng nhiều và có hiệu quả trong điều trị. 


Hình 4. Lưu ý khi dùng kem chứa corticoid cho tổn thương ở da mặt

Lưu ý khi dùng kem chứa corticoid cho tổn thương ở da mặt hoặc cho trẻ em, nên ưu tiên sử dụng những loại có tác dụng nhẹ như hydrocortison, dexamethason. Những loại corticoid có tác dụng mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng da dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.

Cần xem xét các tác dụng phụ của corticoid bôi tại chỗ thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da. Trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ có thể dùng một đợt corticoid đường uống ngắn ngày nhưng cần đề phòng bệnh thường tái phát mạnh hơn sau khi ngưng thuốc.

Cuối cùng, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để bác sĩ có chỉ định điều trị cụ thể, tránh các hậu quả nghiêm trọng khi dùng thuốc không đúng.

Lê Thị Kim Th., 29 tuổi, Phan Rang Tháp Chàm, hoapham23@...

Hỏi:Cháu có bệnh mày đay mạn tính không biết do bệnh gì mà thỉnh thoảng bị lại, đã đi khám nhiều nơi nhưng không khỏi. Cháu cũng thường ăn uống kiêng khém dữ lắm nhưng không giảm. Các bác có thể cho em biết ăn uống như thế nào hợp lý khi bị dị ứng, nổi mày đay. Chau thân thành cảm ơn!

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp như sau:

Mày đay xuất hiện có thể do yếu tố cơ địa dị ứng hoặc do ăn phải, nuốt phải hoặc tiếp xúc với một số loại thức ăn, hóa chất dạng lỏng, bột, đặc,..dễ gây dị ứng. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà các chất dị ứng có thể khác nhau, ví dụ tôi ăn thịt gà bị dị ứng, nhưng bạn thì không, ngược lại tôi ăn thịt bò không bị dị ứng nhưng bạn lại bị dị ứng,…Đó chính là cơ địa dị ứng với một số chất nào đó.

Trong thực tế có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng với cơ thể chúng ta, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa khác nhau của mỗi người. Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong điều trị mày đay cũng như ngăn ngừa tái phát. Đa số người bệnh nổi mày đay là do dị ứng với thực phẩm, hoặc các chế phẩm trong sinh hoạt hàng ngày như bột màu, sơn tường, các con mạt (dust/ house mite) nhà khi chúng ta dọn vệ sinh các phòng từ lâu có ẩm mốc, chính vì vậy mà khi mắc bệnh cần chú ý tìm hiểu xem mình nên và không nên ăn gì để tránh tình trạng thêm nặng. Những thực phẩm có thể gây dị ứng thường gặp trong quá trình ăn uống như sau:

- Lạc: Các ptotein dự trữ có trong củ lạc là thủ phạm có thể gây dị ứng, nguồn dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của cây sau này. Vicilin và albumin là hai protein gây dị ứng mạnh nhất và vẫn bền vững ở nhiệt độ cao, 1mg là ngưỡng gây dị ứng lạc được ghi nhận (một hạt lạc có khối lượng trung bình 500 mg - 1.000 mg). Điều này có nghĩa rằng 1/1.000 hạt lạc cũng có thể làm khởi phát phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân.

- Thịt bò, sữa bò: Casein và protein huyết thanh là loại protein trong thịt bò và sữa bò dễ gây phản ứng dị ứng. Do vậy, không ít người, nhất là trẻ nhỏ sau khi ăn uống nhóm thực phẩm này đã bị dị ứng. Protein này cũng có ở trong các loại động vật có vú khác, tuy nhiên không nhiều như ở thịt bò và sữa bò nên bạn có thể cân nhắc hạn chế đối với trẻ thường xuyên gặp phải bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng.

- Hải sản: Hải sản là nhóm thực phẩm khiến nhiều người gặp phải tình trạng dị ứng mẫn cảm nhất, một số loại thực phẩm như: tôm, các loại cá, cua, ghẹ, mực...Do trong nhóm thực phẩm này có thành phần chủ yếu là các loại protein parvalbumin có thể gây phản ứng với những người nhạy cảm và xuất hiện tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa. Nhiều người nghĩ rằng ở nhiệt độ cao thì nó sẽ không còn gây ra tình trạng dị ứng nữa nhưng hoàn toàn không phải vậy. Ở nhiệt độ cao cũng không thể chuyển hóa parvalbumin nên phản ứng dị ứng vẫn xảy ra. Vì vậy nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này để tránh tình trạng sốc phản vệ. Khi bị dị ứng hải sản không chỉ biểu hiện nổi mề đay ngứa ra bên ngoài cơ thể mà chúng còn gây dị ứng bên trong đường tiêu hóa, gây phản ứng toàn thân có thể gây sốc phản vệ và vô cùng nguy hiểm.

- Rượu, bia, nước có ga: Rượu bia cũng là một trong những thành phần dễ gây mề đay mẩn ngứa, khi mà vitamin nhóm B có trong rượu bia, nước có ga dễ gây kích ứng tới các tế bào thần kinh từ đó dẫn tới mẩn ngứa da, nổi đỏ. Tuy nhiên, hầu hết người bị ứng bia rượu thường nhẹ, không gây nên tình trạng sốc phản vệ.

- Nước mắm: Nước mắm thường có đậm độ protein động vật, nên một số người sau khi ăn xong cảm giác ngứa xung quanh môi, miệng sưng phù và có cảm giác ngứa. Nếu nặng hơn có thể dẫn đến ngứa từng vùng ở mặt, cổ, thân mình và tay chân.

Về giải pháp để làm thế nào tránh các thức ăn gây dị ứng cho bạn là bạn thử các thức ăn, nếu loại thức ăn đó gây mày đay sau mỗi lần ăn vào thì bạn phải ngưng không ăn loại thức ăn đó nữa. Hiện nay, không có thuốc nào chữa dị ứng do thực phẩm. Do đó, bạn tuyệt đối không ăn các thực phẩm tạo dị ứng là cách duy nhất hiệu quả. Sau đây là phương thức tìm và tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

Nếu biết dị ứng thực phẩm, mỗi khi ăn phải coi kỹ trong thực phẩm có chất nào làm cho mình bị dị ứng không. Nhớ lại những món ăn mình sử dụng trong thời gian gần nhất để tìm xem nguyên nhân gây mày đay xuất phát từ đâu để loại bỏ thức ăn đó ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Sau khi điều trị khỏi, nếu bạn vẫn chưa rõ dị ứng với loại thức ăn nào, cần ăn thử từng món để xem có dị ứng hay không (ví dụ, một ngày ăn toàn thịt gà (không ăn món nào khác), nếu bị dị ứng thì xác định nguyên nhân do thịt gà gây nên). Không nên ăn các loại thực phẩm tạo nhiều dị ứng liệt kê dưới đây trong 4 ngày. Đến ngày thứ 5 thì nên ăn lại từng loại một để xem phản ứng. Nếu không có phản ứng, ăn kế tiếp loại khác vào ngày sau:

-Trứng các loại thực phẩm có pha trứng.

-Đồ uống màu đậm: như trà, cà phê, coca.

-Lúa mì.

-Cholesterol: các loại có socola.

-Sữa: Các sản phẩm làm bằng sữa, như bơ, phômai, kem, sữa chua...

-Cà chua: cà chua và các sản phẩm có cà chua.

-Trái cây chua: chanh, bưởi, cam, các loại nước làm bằng trái cây chua.

Nếu thấy bị phản ứng phải đi bác sĩ ngay, ngay cả trường hợp thấy mình bị nhẹ hoặc sắp hết. Triệu chứng bị nhẹ có thể khởi đầu cho triệu chứng bị nặng kế tiếp ngay sau đó.

Với các thôn tin mà chúng tôi chia sẻ trích từ các thông tin y học thường thức mà các thầy thuốc đã chia sẻ trong thời gian qua, hy vọng rằng bạn có thể ngăn ngừa bệnh mày đay do dị ứng với thực phẩm.

Thân chúc bạn khỏe!

 

Ngày 25/01/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích