Làm thế nào đề bổ sung chất kẽm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Huỳnh Đình Ph., 38 tuổi, TP.Quảng Ngãi, dinhphuc@: Thân chào các bác sỹ của Viện Ký sinh trùng Qui Nhon, cho em hỏi làm thế nào đề dùng kẽm chế phẩm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe vì em nghe nói đến kim loại dùng phải cẩn thận. Chân thành cảm ơn các bác!Trả lời: Việc điều chỉnh và bổ sung chất kẽm qua đường ăn uống và dùng thuốc hay các chế phẩm có thành phần kẽm cũng nên hỏi tư vấn ý kiến của các nhà dinh dưỡng và bác sỹ đang điều trị cho bạn. Tuy nhiên, với những người có chế độ ăn uống đa dạng, bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu kẽm còn với những người có chế độ ăn uống nghèo nàn thì lượng kẽm có được qua thực phẩm không thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đó là còn chưa kể với mỗi người, khả năng hấp thụ là không giống nhau, nên không thể nghĩ cứ ăn nhiều là hấp thụ được hết. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể trẻ nhỏ, điều này vô hình chung lại khiến nhiều người quan niệm rằng chỉ có trẻ nhỏ mới cần bổ sung kẽm. Trên thực tế thì nhu cầu kẽm sẽ tỉ lệ thuận với độ tuổi của cơ thể, chưa kể với đàn ông ở tuổi trưởng thành, kẽm liên quan mật thiết với quá trình sản xuất tinh dịch, thiếu kẽm có thể khiến họ sụt cân, giảm khả năng tình dục thậm chí mắc bệnh vô sinh. Ngoài những lầm tưởng về sự cần thiết phải bổ sung kẽm cho cơ thể thì có không ít người lại mắc lỗi nghiêm trọng trong quá trình bổ sung kẽm. Nhiều người thường bổ sung kẽm một cách tùy tiện, không đúng chỉ định về liều lượng cho phép. Một số khác thì lại uống kẽm cùng với các sản phẩm khác gây cản trở sự hấp thụ của kẽm, ví dụ như uống kẽm cùng sắt. Vậy với mỗi độ tuổi, cần bổ sung lượng kẽm như thế nào? Hình 1
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kẽm cần bổ sung hằng ngày cho các lứa tuổi như sau:-Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày; -Trẻ sơ sinh 7 - 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày -Trẻ em 1 - 3 tuổi: 3 mg/ngày; -Trẻ em 4 - 8 tuổi: 5 mg/ngày; -Trẻ em 9 - 13 tuổi: 8 mg/ngày; -Nam 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày; -Nữ 14 - 18 tuổi: 9 mg/ngày -Nữ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày; -Phụ nữ mang thai: 11- 12 mg/ngày; -Phụ nữ đang cho con bú: 12 - 13 mg/ngày Do cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh khoáng chất quan trọng này, vì vậy việc bổ sung kẽm cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Dù cơ thể bạn có thiếu kẽm hay không thì việc bổ sung kẽm hằng ngày cũng vô cùng cần thiết. Tùy theo mỗi độ tuổi mà cơ thể sẽ cần hàm lượng kẽm không giống nhau. Một số cách bổ sung kẽm hiệu quả và an toàn nhé! Hình 2
Bổ sung kẽm qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên cũng như người trưởng thành có thể bổ sung kẽm thông qua một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Một số thực phẩm được đánh giá chứa hàm lượng kẽm cao có thể kể đến như ngũ cốc, các loại hạt, hải sản, động vật có vỏ, các loại thịt, rau xanh, hoa quả… Bổ sung kẽm với VitaminC ZinCNgoài việc duy trì chế độ ăn đa dạng, phong phú thì để phòng ngừa thiếu kẽm, chúng ta cũng nên kết hợp sử dụng thực phẩm bổ sung Doppelherz VitaminC ZinC để đạt hiệu quả tối ưu. Đây là sản phẩm thuộc tập đoàn Queisser Pharma (Đức) hiện được đánh giá số 1 tại Đức. Với công thức gồm Vitamin C và kẽm hàm lượng cao, viên sủi Vitamin C ZinC của thương hiệu Doppelherz có tác dụng bổ sung vitamin C và kẽm cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, điều hòa các phản ứng oxi hóa khử, chống lại các gốc tự do. Hình 3
Sản phẩm thích hợp cho những người căng thẳng, mệt mỏi do gắng sức, cơ thể suy nhược, người đang dưỡng bệnh và đối tượng trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, dậy thì. Với những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng như nam giới thì việc bổ sung Vitamin C ZinC cũng sẽ bù đắp lượng kẽm bị mất đi thông qua mồ hôi cũng như quá trình xuất tinh.Việc bổ sung kẽm là cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên chúng ta cũng nên lưu ý một số yếu tố sau để đạt hiệu quả tốt nhất. Kẽm là một khoáng chất vi lượng không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nó có ích cho quá trình tổng hợp protein bằng cơ chế tạo ra enzyme. Do đó, bổ sung kẽm đồng nghĩa với việc thúc đẩy sự phát triển xương, cơ bắp và trí não. Bổ sung kẽm cho trẻ là con dao hai lưỡi bởi nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Rất nhiều phụ huynh đều cho rằng nguyên nhân trẻ còi xương là do thiếu canxi. Tuy nhiên thực tế cho thấy, thiếu kẽm cũng dẫn đến tình trạng này. Chưa kể, thiếu hụt kẽm làm hệ miễn dịch suy yếu, vị giác giảm khiến trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém do đó làm tăng khả năng nhiễm trùng và nguy cơ tiêu chảy. Vì thế, khi trẻ có các biểu hiện như biếng ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, sụt cân, rụng tóc, móng tay xuất hiện các đốm trắng, móng dễ gãy, rêu lưỡi trắng hay viêm loét miệng thì cần bổ sung ngay kẽm cho con. Hình 4
Nhu cầu Kẽm với cơ thể của trẻ theo từng độ tuổi Nhu cầu kẽm cho trẻ từ 0-4 tuổi nằm trong khoảng 3-10mg/ngày. Bổ sung quá nhiều chất kẽm sẽ gây ra tình trạng ngộ độc kẽm cấp tính với những biểu hiện như hệ miễn dịch suy giảm, đau vùng thượng vị dạ dày, chóng mặt, nôn ói khiến vị giác biến đổi, tiêu chảy và co rút cơ vùng bụng. Liều lượng bác sĩ khuyến cáo không dùng quá 150mg mỗi ngày. Nguyên tắc vàng cần nhớ khi bổ sung Kẽm với các vitamin, khoáng chất khác Nên kết hợp Kẽm + vitamin C: Mặc dù vitamin C và kẽm có thành phần, cấu tạo, chức năng riêng biệt nhưng khi được kết hợp với nhau sẽ nâng cao hiệu quả trong việc hấp thu dưỡng chất từ đó giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng cường sức đề kháng, điều hòa các phản ứng oxi hóa khử, chống lại các gốc tự do. Không nên bổ sung Kẽm + Canxi cùng một thời điểm: Canxi làm tăng bài tiết kẽm gây giảm tỉ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể. Tương tự, một số nghiên cứu cho thấy nếu bổ sung kẽm và sắt cùng lúc thì hấp thu kẽm có thể giảm khi hàm lượng sắt trên 25mg/ngày. Phụ huynh lưu ý hãy bổ sung sắt và kẽm cách xa nhau (Ít nhất 2 tiếng), dùng kẽm trước vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm. Hình 5
Nói chung, kẽm không phải là thuốc bổ sung tùy tiện, không nên tự ý bổ sung khi chưa có ý kiến bác sỹ. Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, sức đề kháng kém, mẹ nên bổ sung thêm kẽm cho con. Tổ chức Y tế thế giới đã đưa kẽm vào phác đồ điều trị tiêu chảy bên cạnh nước điện giải Oresol). Kẽm có tác dụng làm tăng nhanh sự tái tạo niêm mạc, tăng lượng enzym ở diềm bàn chải của tế bào ruột, tăng miễn dịch tế bào, tiết kháng thể giúp giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của các bệnh nhiễm trùng, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ. TCYTTG đã đưa Kẽm vào phác đồ điều trị tiêu chảy bên cạnh nước điện giải Oresol. Các trẻ bú mẹ hoàn toàn (chuẩn lượng sữa mỗi ngày) thì đã đủ lượng kẽm cần thiết trước 6 tháng tuổi. Các trẻ bú sữa công thức, mẹ đọc thành phần sữa, đa phần sữa đã bổ sung đủ kẽm. Sau 6 tháng- 3 tuổi, trẻ có thể lấy nguồn kẽm tự nhiên từ thực phẩm như tôm, cua, hàu, trái bơ, ngũ cốc, các loại đậu, hải sản (nhu cầu chỉ cần 3mg/ngày).
|