Một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng đau bụng, đầy hơi và rối loại tiêu hóa
Lê Đình Ch…, 66 tuổi, TP. Pleiku, Gia Lai, 0905…..Hỏi: Kính thưa quý bác sỹ, tôi có cháu bé 12 tuổi thường xuyên đau bụng và rối loạn tiêu hóa đã được đi khám nhiều nơi, kể cả bệnh viện lớn, và cuối cùng bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh đã chẩn đoán xác định là lao ruột, cần phải điều trị đầy đủ. Vậy, bệnh lao ruột là gì, cách điều trị ra sao, mong các bác cho lời khuyên. Chân thành cảm ơn!Trả lời: Chúng tôi xin chia sẻ về trường hợp của con bạn, lao ruột là một loại lao đường tiêu hóa, có những triệu chứng dễ nhầm với bệnh khác. Bệnh lao ruột thường xuất hiện ở người trong độ tuổi lao động, nhất là lứa tuổi 30-55. Những người bị lao ruột thường cũng có các bộ phận khác bị nhiễm lao chẳng hạn như trong phổi, hiếm hơn là lao đường tiết niệu và hay gặp nhất là lao thận (xin xem câu hỏi ở phần trả lời chuyên mục trước-Phần 1). Lao ruột có thể xảy ra nguyên phát hoặc thứ phát sau lao từ cơ quan khác như lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu, lao màng bụng. Vi khuẩn lao đến ruột chủ yếu bằng đường tiêu hóa được khu trú ngay ở ruột, rồi sau đó mới đến các đường khác như đường máu. Tác nhân gây bệnh gồm vi khuẩn lao ở người và các vi khuẩn lao ở động vật (trâu, bò, lợn). Vi khuẩn thường xâm nhập trực tiếp qua đường ăn uống, chủ yếu do dùng sữa bò tươi, nước uống bị ô nhiễm nguồn vi khuẩn ở gần vùng chăn nuôi gia súc, hoặc các sản phẩm sữa có chứa trực khuẩn lao. Hình 1
Vi khuẩn lao được bảo vệ khỏi dịch tiêu hóa trong dạ dày bằng lớp áo chất béo và do đó có thể đi vào ruột non và gây nhiễm hồi tràng, hỗng tràng và tá tràng. Tình trạng vi khuẩn lây lan qua đường máu đến ruột xảy ra trong lao kê và lao ruột cũng có thể là kết quả của việc lây lan từ cơ quan lân cận. Triệu chứng lao ruột nếu không để ý thì dễ bỏ soát và chẩn đoán chậm, các triệu chứng toàn thân của lao ruột cũng giống như các bệnh lao nói chung như sút cân và mệt mỏi, có thể vẫn có sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi đêm, suy nhược. Các triệu chứng lao ruột thường là cơ năng, chủ yếu là các biểu hiện bệnh lí đường ruột (buồn nôn, đau bụng toàn bộ hay khu trú, thường đau nhiều hơn ở hố chậu phải, đau quặn bụng với chứng sôi bụng xảy ra do tắc nghẽn đường ruột, rối loạn đại tiện thông thường là tiêu chảy kéo dài, có thể kèm theo phân có máu, một số ca bị táo bón hoặc xen lẫn tiêu chảy-táo bón. Tiêu chảy xuất hiện phổ biến hơn khi bị loét, đầy hơi và hơi sôi bụng khu trú ở vùng hố chậu phải). Lao ruột có thể ảnh hưởng đến bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao ruột như suy giảm miễn dịch, cơ thể suy nhược, sử dụng corticosteroid hoặc một số loại thuốc điều trị các bệnh tự miễn, gây ức chế hệ miễn dịch, ung thư. Những người có tiền sử lao hoặc chăm sóc bệnh nhân lao, người sống trong môi trường bị ô nhiễm cũng là đối tượng đễ bị lao ruột xâm nhập. Quá trình chẩn đoán lao không khó, nhưng người bệnh thường chỉ đến khám khi bệnh đã nặng. Vậy nên ngay khi xuất hiện triệu chứng khả nghi, khuyến cáo rằng nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám ngay, tránh để bệnh kéo dài. Hình 2
Lao ruột được điều trị nội khoa theo phác đồ cụ thể của Quốc gia nhằm mục tiêu tiêu diệt hết vi khuẩn lao ở tổn thương để khỏi bệnh và tránh tái phát, hạn chế các biến chứng và tử vong. Người bệnh lao ruột phải dùng thuốc đúng liều và đều đặn và phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì. Những người mắc bệnh lao nên nghỉ ngơi ở nhà cho đến khi bác sĩ đồng ý cho quay lại cuộc sống bình thường để tránh lây nhiễm cho người khác, có thể là vài tuần. Việc điều trị sẽ tiếp tục trong vài tháng. Nếu bác sĩ xác nhận bệnh không còn lây nhiễm, bạn có thể trở lại hoạt động bình thường. Nếu người bệnh đang được điều trị tại nhà khi bắt đầu điều trị bệnh lao, trong khi vẫn còn có thể lây nhiễm, thì nên cẩn thận để tránh lây cho các thành viên trong gia đình. Vi khuẩn gây bệnh lao lây lan qua không khí. Bệnh nhân có thể đeo khẩu trang để che mũi, miệng và che miệng bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi, sau đó gói khăn giấy lại, cho vào trong một túi rồi vứt nó đi. Hãy chắc chắn rằng bạn đang ở trong phòng có thông gió đầy đủ để bất kỳ vi khuẩn nào bạn thở ra đều được mang đi. Bệnh có thể đặt quạt gió hướng ra cửa sổ để thổi vi khuẩn trong không khí ra khỏi phòng. Điểm quan trọng nhất là bệnh nhân lao ruột phải uống thuốc đúng giờ. Nếu người bệnh ngừng dùng một số loại thuốc hoặc bỏ qua một số liều thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lao kháng thuốc khó điều trị. Thân chúc khỏe cả gia đình! Hình 3
Huỳnh Thanh Nh., 45 tuổi, Cầu Giấy, TP. Hà NộiHỏi:Thưa các bác sỹ, em thường xuyên bị đầy bụng sau khi ăn bất cứ loại thức ăn nào nhiều dầu mỡ một tý hay uống một chút rượu, bia là cảm giác đầy bụng và khó chịu cả đêm. Kèm theo rối loạn tiêu hóa có lúc đại tiện phân đặc, có lúc phân lỏng, có lúc này lúc khác khó chịu lắm. Không biết có loại thuốc cổ phương hay thảo dược nào điều trị được chứng này không. Mong các bác cho em lời khuyên! Trả lời: Khó tiêu đầy bụng là một trong các triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh tiêu hóa, dạ dày-ruột và các bệnh suy nhược toàn thân, do vậy việc thăm khám tìm ra nguyên nhân dẫn đến khó tiêu đầy hơi là rất cần thiết để điều trị phù hợp nhất. Do vậy, bạn có thể đi thăm khám ở các khoa chuyên khoa để điều trị kịp thời. Việc sử dụng một số loại thuốc cổ phương, hay đông y hay thảo dược từ cây cỏ và thuốc anm sẵn có là cần thiết sẽ hỗ trợ phần nào trong điều trị cho bạn. Sau đây là một số bài thuốc dựa trên các thảo dược trong dân gian hay dùng. Hình 4
1. Lá cây húng quế. Tính chất làm dịu và chống đầy hơi của lá húng quế có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu ở dạ dày. Chỉ cần ăn một ít lá húng quế hoặc đun sôi 3-4 lá húng quế trong vài phút và nhâm nhi dung dịch này thường xuyên trong ngày là khỏe bụng. 2. Hạt tiểu hồi (một thứ hạt chủ yếu nhập từ Trung Quốc). Sau khi ăn xong mỗi bữa, chỉ cần nhai 1 nhúm hạt tiểu hồi và nuốt nước sẽ rất tốt. Hạt tiểu hồi có rất nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa, pha chế thành trà uống mỗi ngày chắc chắn bạn sẽ làm chủ được một bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh và hạnh phúc. 3. Quế. Một nhúm bột quế pha trong nước sôi và uống từng ngụm nhiều lần trong ngày sẽ giúp làm mạnh dạ dày, tăng cường tiêu hóa và hấp thu. 4. Đinh hương. Qua nhiều năm, nụ đinh hương vẫn nắm giữ một vai trò nổi bật trong y học cổ truyền để điều trị rối loạn tiêu hóa. Đinh hương có tính chống đầy hơi, do đó ngăn ngừa sự hình thành khí trong đường tiêu hóa. Khi nấu những món ăn có nhiều đậu như đậu đen, đậu trắng nên thêm vài nụ đinh hương hoặc đinh hương và thảo quả để chống đầy hơi gây khó chịu cho đường tiêu hóa. 5. Hạt ngò. Hạt ngò tác dụng trung hòa acid, giúp dễ tiêu hóa thức ăn và giảm đau dạ dày. Một nhúm hạt ngò rang vàng, nghiền nhỏ pha trong một ấm nước sôi và uống đều đặn sau mỗi bữa ăn là cách tốt nhất để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 6. Gừng. Củ gừng có rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Gừng có tính ấm, vị cay hỗ trợ bộ máy tiêu hóa và chống viêm rất tốt. Chỉ cần nhai một miếng gừng tươi, hoặc uống một muỗng nước gừng nóng hai ba lần một ngày sẽ thấy ăn uống ngon miệng hơn và chống đầy hơi, đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. 7. Nước dừa. Nước dừa có chứa acid lauric khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin - một chất giúp kháng virút, kháng khuẩn, đồng thời cũng giúp chống lại các chứng rối loạn đường tiêu hóa và làm giảm tính acid của dạ dày. 8. Chuối. Chuối có chứa chất kháng acid tự nhiên có thể hoạt động như một chất chống trào ngược dạ dày. Ở những người hay bị hội chứng này nên ăn một quả chuối mỗi ngày để tránh sự khó chịu ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, có một số cách chữa đầy bụng khó tiêu không dùng thuốc. Hầu như ai cũng từng gặp phải tình trạng sau khi ăn bị đầy bụng, khó tiêu. Khi gặp trường hợp này, với 9 mẹo nhỏ dưới đây, bạn sẽ không phải sử dụng đến thuốc.Đầy bụng, khó tiêu là nhóm triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn uống, thức đêm kéo dài hoặc các rối loạn tiêu hóa khác. Tùy theo đối tượng, nguyên nhân mắc phải mà các biểu hiện có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hình 5
Dưới đây là 9 cách giúp bạn khắc phục tình trạng này mà không cần dùng thuốc. Hãy tham khảo nhé!1. Nước chanh, gừng và mật ong Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Hãy pha chúng vào một cốc nước ấm và uống sau mỗi bữa ăn “quá đà” có quá nhiều chất bổ để hỗ trợ tiêu hóa. 2. Dấm táo Sử dụng dấm táo là một cách đơn giản, hữu hiệu để khắc phục chứng đầy bụng khó tiêu. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng 2 – 3 thìa dấm táo hòa với 1 cốc nước ấm, khuấy đều và uống. Hình 6
3. Nước ép cà rốt Uống một cốc nước ép cà rốt vào thời điểm bị đầy bụng sẽ giúp bạn mau chóng vượt qua cảm giác khó chịu. 4. Ăn cam Ăn một quả cam là một cách đơn giản để giải quyết tình trạng khó tiêu sau bữa ăn. Theo các chuyên gia, cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà con cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bạn. Đây cũng là một món ăn tráng miệng được sử dụng nhiều sau các bữa tiệc thịnh soạn. 5. Nước chanh nóng Nếu bạn hay gặp phải triệu chứng khó tiêu, hãy pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn một lúc sẽ giúp ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn. 6. Ăn nho Nho có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có thể thay trái cây tráng miệng từ cam sang nho và ngược lại cũng mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho hệ tiêu hóa. 7. Uống sữa và trà Uống sữa tách bơ sau mỗi bữa ăn là một cách hiệu quả để ngăn chặn vấn đề khó tiêu vì nó giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh. Trà bạc hà và trà mâm xôi cũng có thể giúp đỡ giải quyết các vấn đề về bao tử. Hình 7
8. Dầu tỏi và dầu đậu nành Bất cứ khi nào bạn đau bụng, hãy trộn hỗn hợp dầu tỏi và dầu đậu nành để xoa lên bụng. Nhớ xoa kĩ để dầu hấp thụ qua da. 9. Nước đá Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để giúp dạ dày được thư giãn. Ngoài ra, bạn không ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Việc ăn quá no sẽ khiến cho tình trạng đầy bụng, khó tiêu của bạn trở nên tồi tệ hơn. Chính vì thế, lời khuyên dành cho bạn là nên chia thành nhiều các bữa nhỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý sau mỗi bữa ăn cần dành thời gian để nghỉ ngơi không nên vận động mạnh hoặc làm việc ngay sẽ khiến cho bạn dễ bị đầy bụng, khó tiêu.
|