Phần 1: Chuyên mục trả lời hỏi đáp về y học thường thức (tháng 01 + 02-2019)
Lê Thị Hồng T, 41 tuổi, TP. Quy Nhơn, tuoinhu090@.....Hỏi: Xin ban biên tập của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn cho em biết hiện nay có thiết bị chẩn đoán nhanh viêm gan C không triệu chứng rất hiện đại phải không? Nếu có xin quý ông bà cho tôi biết. Xin cảm ơn rất nhiều!Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trích dẫn một bài viết đề cập đến thiết bị này. Một trong những những thách thức chính được Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) xác định trong nỗ lực tiệt trừ virut viêm gan C (HCV) đó là việc chẩn đoán các ca bệnh mạn tính ở những bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng. Vấn đề cấp bách hiện tại là làm sao phát triển được những kỹ thuật chẩn đoán mới mà các vùng dân cư hoặc quốc gia có nguồn lực hạn chế dễ dàng tiếp cận được, độ bao phủ cao và tiếp cận điều trị sớm và hiệu quả thì tốt nhất. Viêm gan virut C là một bệnh lý ở gan do HCV gây ra. Loại virut này có thể lây nhiễm mạn tính dẫn đến những biến chứng nặng sau nhiều năm như xơ gan và ung thư gan. Hiện có khoảng 1% dân số trên thế giới (hơn 70 triệu người) bị nhiễm HCV mạn tính với số ca tử vong hàng năm gần 400.000 người khi bệnh phát triển sang giai đoạn nặng. Các thuốc kháng virut mới có tác động trực tiếp có thể điều trị thành công trên 95% bệnh nhân nhiễm HCV mạn tính nếu thuốc được sử dụng kịp thời. Chính vì vậy, TCYTTG đã đưa ra chương trình hành động đến năm 2030 sẽ loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh này đối với sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, thách thức chính để đạt được điều đó vẫn là làm sao chẩn đoán được bệnh ở những người không có triệu chứng, đặc biệt ở các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp với những hạn chế trong tiếp cận các thử nghiệm sàng lọc truyền thống. Phương pháp chẩn đoán viêm gan siêu vi HCV mới bao gồm 2 giai đoạn: Đầu tiên là giai đoạn sàng lọc các kháng thể đặc hiệu HCV, nhưng quá trình này không cho biết bệnh nhân đã từng nhiễm virut trước đó và đã tự động thanh thải virut khỏi cơ thể hay vẫn đang còn nhiễm virut mạn tính. Do đó, giai đoạn 2 cần đến một thử nghiệm PCR hay phản ứng chuỗi trùng hợp hay phản ứng khuếch đại gen) để phát hiện phân tử ARN của HCV trong máu nhằm xác nhận hoặc loại bỏ tình trạng nhiễm virut mạn tính. Hình 1
Thiết bị mới cho phép xác định nhanh chóng và chính xác virut viêm gan C. Có nhiều thử nghiệm huyết thanh học nhanh để xác định kháng thể HCV, nhưng sàng lọc bằng PCR cần đến trang thiết bị phức tạp và nhân viên được đào tạo bài bản. Ở những quốc gia hạn chế về nguồn lực thì chỉ những phòng thí nghiệm tuyến cao như tỉnh, trung ương mới có được loại thử nghiệm này. Điều này có nghĩa là chỉ dưới 1% đối tượng bị nhiễm bệnh trong những vùng đó mới thực sự biết được họ đang mắc bệnh. Sàng lọc bằng PCR cũng cần đến vài lần thăm khám và thời gian chờ giữa từng kết quả sẽ làm tăng nguy cơ mất bệnh nhân trước khi có được chẩn đoán sau cùng.
Hình 2-3
Để cải thiện quá trình chăm sóc bệnh nhân từ bước chẩn đoán đến điều trị thì một xét nghiệm sàng lọc ARN của HCV có thể được phân quyền về những cơ sở tuyến dưới và sử dụng được ở vùng nông thôn hay những khu vực có thu nhập thấp là rất cần thiết. Các nhà khoa học thuộc Viện Pasteur/Inserm đã hợp tác với hãng Genedrive phát triển được một thử nghiệm mới phát hiện phân tử ARN của HCV với độ tin cậy tương đương các thử nghiệm hiện có, nhưng cho kết quả nhanh hơn và có thể được sử dụng ngay tại thời điểm chăm sóc bệnh nhân. Thử nghiệm PCR có thể được thực hiện với loại thiết bị thu nhỏ cho phép tiến hành 40 vòng phản ứng nối tiếp cần thiết với tốc độ nhanh hơn so với thường quy. Thời gian cần thiết cho toàn bộ quá trình phân tích khoảng 1 giờ. Loại thiết bị mới này có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các thử nghiệm hiện tại phải cần đến nhiều trang thiết bị phức tạp để vận hành và bảo trì. Với loại xét nghiệm sàng lọc mới này bệnh nhân có thể được bắt đầu điều trị bệnh ngay khi được chẩn đoán. Các nhà khoa học đã bắt đầu thẩm định lâm sàng đối với thử nghiệm này trên một đoàn hệ từ Viện Pasteur (Pháp) và Cơ quan Quản lý Y tế quốc gia (Anh) tại thành phố Nottingham, sau đó kết hợp với dữ liệu từ các phòng thí nghiệm Lancet ở Johannesburg sử dụng mẫu lấy từ Nam Phi, Kenya, Ghana, Nigeria và Uganda. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thử nghiệm mới có độ đặc hiệu 100% và độ nhạy 98,6%, đáp ứng yêu cầu của TCYTTG đối với loại thử nghiệm này. Kit thử nghiệm đã được cấp chứng nhận CE để phân phối ở châu Âu và sắp tới hứa hẹn sẽ có mặt ở các thị trường Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á, Ấn Độ. Hy vọng với câu hỏi trên bạn đã hài lòng và tin tưởng vào các thiết bị sẽ ra thị trường vào đầu những năm đến. Nguyễn Đình Hiền Th, 39 tuổi, TT Ea Kar, Đăk LăkHỏi:Các bác sỹ ơi cho cháu hỏi khi bị acid uric trong máu thì nên ăn thức ăn gì để giảm acid uric và không bị bệnh gút nữa. Xin cảm ơn các bác!Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn chúng tôi xin chia sẻ như sau: Acid uric là một sản phẩm từ quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể. Đối với hầu hết mọi người, acid uric có lợi vì nó hoạt động như một chất chống ôxy hoá và duy trì sức khoẻ của mạch máu. Nhưng khi thận suy yếu, acid uric dư thừa có thể tồn tại trong cơ thể và lưu thông trong máu, mức acid uric trong máu tăng gây ra một dạng viêm khớp được gọi là bệnh gút. Để kiểm soát acid uric, dưới đây là một danh sách các thay đổi chế độ ăn uống khuyến cáo được thực hiện. Một số thực phẩm cần bổ sung trong quá trình để giảm acid uric máu: Hình 3
Tăng kali trong chế độ ăn uống: Kali có chứa citrate có khả năng vô hiệu hóa acid uric và cản trở sự hình thành tinh thể urate. Những tinh thể urate tập hợp xung quanh khớp có thể gây ra đau khớp dữ dội. Chuối được biết đến là một trong những nguồn kali tốt nhất. Bơ, cam và dưa hấu đều chứa lượng kali và có các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Cũng nên thêm nhiều rau quả vào chế độ ăn uống của bạn như đậu, bí, cà rốt, khoai tây và atisô. Khoai tây và cà rốt chứa nhiều kali, ăn nhiều rất có lợi cho người bị acid uric máu cao. Hình 4
Cần uống nhiều nước hơn: Nước rất cần thiết để giữ thận hoạt động tốt. Nước giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa nhanh hơn và làm giảm lượng acid uric sinh ra. Nước cũng giúp giải độc cho cơ thể. Để tránh lượng acid uric dư thừa, phải uống 10 đến 12 ly nước lọc mỗi ngày. Nếu không thích uống quá nhiều nước lọc, bạn có thể thay thế bằng vài ly nước quả ép bao gồm dưa chuột, dưa hấu, cam, dâu tây, xoài, kiwi nước cam, chanh. Thêm thực phẩm giàu quercetin: Chất quercetin chống ôxy hóa có tác dụng làm giảm viêm do nồng độ acid uric cao gây ra. Những người bị đau dạ dày hoặc có các triệu chứng khác do nồng độ acid cao có thể cân nhắc việc tăng các loại thực phẩm chứa quercetin. Quercetin dễ hấp thu vào cơ thể và có thể tìm thấy trong một số thực phẩm hàng ngày bao gồm táo, trà xanh và trà đen, hành, tỏi, cải bắp, bông cải xanh và rau lá xanh đậm. Ngoài ra, bạn có thể chọn dùng bổ sung quercetin với khuyến cáo là 250mg, tối đa bốn lần mỗi ngày. Một số thực phẩm nên tránh khi có acid uric tăng trong máuThực phẩm giàu purine: Purine nhiều trong cơ thể làm tăng sản xuất acid uric. Nếu nồng độ acid uric của bạn tăng lên, bạn cần phải tránh những thức ăn giàu chất purine. Chủ yếu bao gồm các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê và các loại lục phủ ngũ tạng của động vật. Một số loại rau cũng có nhiều chất purine như nấm, đậu Hà Lan, măng tây, súp lơ và rau bina. Cuối cùng, tránh các loại hải sản như sò điệp, cá mòi, cá hồi, trứng cá, cá thu và cá cơm. Rượu: Uống rượu sẽ góp phần làm mất nước, khiến cơ thể khó bài tiết acid uric. Đồ uống có cồn cũng là một nguồn purine khiến cơ thể sản sinh ra nhiều acid uric hơn và góp phần gây ra cơn gút cấp. Nước chứa fructose nhân tạo: Nước ép trái cây đóng sẵn, nước ngọt và nhiều đồ uống có hương vị khác sử dụng chất làm ngọt fructose nhân tạo. Cơ thể tăng cường phá vỡ và giảm mức fructose nhân tạo có thể dẫn đến sản xuất quá nhiều acid uric. Dùng nhiều muối: Quá nhiều natri từ muối không bao giờ tốt cho cơ thể, làm tăng huyết áp và mức acid uric. Tăng cường dùng các thực phẩm có natri thấp và tránh thêm natri dưới dạng muối ăn vào bữa ăn của bạn. Thực phẩm chiên xào: Dầu chiên xào bị ôxy hóa là không tốt đối với hệ thống tiêu hóa và có nhiều chất béo chuyển hóa trong thức ăn chiên của bạn. Cố gắng dùng thức ăn tươi tại nhà thay vì mua các món đồ làm sẵn mà thường đã được chiên. Carbohydrate tinh chế: Để kiểm soát acid uric, bạn cần giảm thực phẩm tinh bột tinh chế. Cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành đường để cung cấp năng lượng. Một số carbohydrate tinh chế có thể góp phần làm tăng acid uric, có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và kết quả làm tăng đường máu và béo phì. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, một số loại thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn để ngăn chặn sự sản xuất và đào thải acid uric. Tuy nhiên, tác dụng phụ đối với tất cả các thuốc điều trị giảm acid uric có thể bao gồm nguy cơ tạo sỏi thận, đau dạ dày, phát ban và buồn nôn. Thân chúc bạn khỏe! Vũ Thị Giang H., 56 tuổi, Bà Rịa Vũng Tàu, hoahuongduong@...
Hỏi:Xin bác sỹ cho tôi hỏi, trong điều trị các bệnh phải dùng thuốc dài ngày có nguy cơ gây mất trí nhớ không? Cảm ơn các bác sỹ rất nhiều! Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp rằng có một số thuốc có nguy cơ gây mất trí nhớ. Mất trí nhớ là một trong những chứng bệnh gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống thường nhật của bệnh nhân. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, trong đó không thể không kể đến những nhóm thuốc thường được kê đơn để điều trị những bệnh lý, nhất là bệnh lý mạn tính. Qua tổng hợp số liệu các nghiên cứu, người ta thấy rằng có khoảng 5-8% người trên 65 tuổi mắc phải một số dạng của chứng mất trí. Tỷ lệ này tăng gấp đôi cứ sau mỗi 5 năm ở độ tuổi từ 65 trở đi. Bên cạnh những nguyên nhân quen thuộc gây giảm trí nhớ như lạm dụng rượu, ma túy, thuốc lá, chấn thương đầu, đột quỵ, thiếu ngủ, stress, thiếu vitamin B12 và bệnh Alzheimer hay trầm cảm, nhiều nhóm thuốc được kê đơn cũng chính là thủ phạm gây mất trí nhớ. Chứng mất trí nhớ diễn biến âm thầm qua nhiều giai đoạn. Chứng mất trí là một tập hợp các triệu chứng xảy ra do những tổn thương thực thể, bệnh lý hoặc do thuốc dẫn tới suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, sự tập trung và lý luận của người bệnh. Tùy thuộc phần nào của não bị ảnh hưởng mà người mắc chứng mất trí nhớ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, thông thường chứng mất trí trải qua các giai đoạn giống nhau. Giai đoạn đầu, người mắc chưa có biểu hiện gì rõ rệt, chỉ có thể phát hiện thông qua các xét nghiệm. Giai đoạn hai, trí nhớ suy giảm rất nhẹ, có thể thấy những thay đổi nhỏ trong hành vi. Ở giai đoạn ba, sẽ có nhiều thay đổi hơn trong suy nghĩ và lý luận như việc gặp khó khăn khi lên kế hoạch, khó nhớ những sự kiện xảy ra gần hoặc lặp lại nhiều lần những việc đã từng làm. Ở giai đoạn trung gian: Người mắc có thể không nhớ số điện thoại của mình hoặc quên tên người thân, nhầm lẫn về thời gian trong ngày/trong tuần, thậm chí cần hỗ trợ trong một số việc hàng ngày như chọn quần áo để mặc. Hình 6
- Thuốc an thần, giải lo âu nhóm benzodiazepine: Các benzodiazepin (alprazolam, clonazepam, diazepam, flurazepam, lorazepam, midazolam, triazolam…) được sử dụng để điều trị các rối loạn lo âu, kích động, mê sảng, co thắt cơ bắp và để phòng co giật. Thuốc nhóm này ức chế hoạt động ở các thành phần quan trọng của não, bao gồm cả những chất tham gia vào việc chuyển các sự kiện từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn do đó có thể gây chứng mất trí nhớ đặc biệt là ở người lớn tuổi. Biểu hiện ở giai đoạn nặng, bệnh nhân cần sự giúp đỡ cả khi đi vệ sinh và ăn uống. Kèm theo đó là những thay đổi trong tính cách và cảm xúc. Cuối cùng, người bệnh không còn có thể diễn đạt những suy nghĩ của mình, không thể đi bộ và sẽ dành phần lớn thời gian ở trên giường. Một số loại thuốc gây mất trí nhớ. - Thuốc hạ cholesterol: Atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pravastatin, rosuvastatin và simvastatin là những đại diện của nhóm statin có tác dụng hạ cholesterol máu. Các statin làm giảm lượng cholesterol trong máu có thể làm giảm trí nhớ và các quá trình tâm thần kinh khác bởi làm suy giảm nồng độ cholesterol của não. Trong khi, các chất béo này rất quan trọng trong sự hình thành các kết nối giữa các tế bào thần kinh liên quan đến trí nhớ và học tập. - Thuốc chống co giật: Thuốc chống co giật được chỉ định trong điều trị co giật, đau thần kinh, rối loạn lưỡng cực, rối loạn tâm thần và hưng cảm bao gồm: acetazolamide, carbamazepin, gabapentin, lamotrigin, levetiracetam, oxcarbazepine, axit valproic, zonisamide… Cơ chế tác dụng của thuốc chống co giật là làm giảm dòng chảy của các tín hiệu trong hệ thống thần kinh trung ương do đó có thể gây mất trí nhớ. - Thuốc giảm đau opioid:Còn được gọi là thuốc giảm đau gây nghiện opioid (fentanyl, hydrocodone, hydromorphone, morphine và oxycodone). Những thuốc này được sử dụng để giảm đau mạn tính từ nặng đến trung bình. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách làm gián đoạn dòng chảy của các tín hiệu đau trong hệ thống thần kinh trung ương thông qua các chất truyền tin cũng tham gia vào nhiều khía cạnh của nhận thức. Vì vậy, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ dài hạn và ngắn hạn, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài. - Một số nhóm thuốc khác: Bên cạnh 4 nhóm thuốc kể trên, những nhóm thuốc sau cũng có thể là nguyên nhân gây mất trí nhớ. Đây đều là những nhóm thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh thông qua các chất truyền tin hóa học: Hình 8
Thuốc chủ vận dopamine điều trị Parkinson (apomorphine, pramipexole, ropinirole), thuốc điều trị tăng huyết áp nhóm beta-blockers, các thuốc an thần gây ngủ (eszopiclone, zaleplon, zolpidem), thuốc kháng cholinergic và thuốc chống trầm cảm ba vòng… Do vậy, các bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán khi có những biểu hiện ở giai đoạn sớm của bệnh góp phần làm chậm tiến triển bệnh thông qua loại bỏ những nguyên nhân gây mất trí nhớ có thể đảo ngược như: lạm dụng rượu hoặc ma túy, khối u, huyết khối dưới da, cục máu đông bên dưới lớp vỏ bên ngoài của não, tích tụ dịch trong não, rối loạn chuyển hóa như thiếu vitamin B12, thiểu năng giáp, đường huyết thấp, rối loạn thần kinh nhận thức liên quan đến HIV. Nếu bệnh nhân gặp những vấn đề liên quan đến khả năng ghi nhớ, lập kế hoạch hay diễn đạt nghi ngờ do một trong số các loại thuốc kể trên, cần liên lạc với bác sĩ điều trị để được tư vấn những cách điều trị giảm nhẹ không dùng thuốc thích hợp hoặc đổi sang loại thuốc khác không hoặc gây ít ảnh hưởng đến trí nhớ. Hy vong câu hỏi của bạn đã được phúc đáp đầy đủ!
Huỳnh Thị Ch., 29 tuổi, Ninh Thuận, oanhlinh@...
Hỏi:Làm thế nào để phòng ngừa sa sút trí tuệ như một số bệnh lý suy giảm trí tuệ người già hiện nay. Chân thành cảm ơn ban biên tập Viện nhé!Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ một số cách phòng ngừa sa sút trí tuệ như sau: Để đối phó tình trạng sa sút trí tuệ khi về già, các nhà nghiên cứu khuyến khích mọi người thay đổi lối sống ngay từ khi còn trẻ.Sau đây là những cách điều chỉnh có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh: Ngủ ngon: Ngủ không thẳng giấc và mất ngủ được xem là những tác nhân dẫn đến chứng sa sút trí tuệ. Bạn nên thường xuyên tập thể dục và ăn uống lành mạnh để có chất lượng giấc ngủ tốt. Nếu gặp khó khăn với việc ngủ nghỉ, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn chứ đừng tự dùng thuốc. Acid béo omega-3: Nghiên cứu cho thấy chất DHA trong a xít béo omega-3 giúp giảm rủi ro sa sút trí tuệ. Hãy bổ sung cá vào bữa ăn tối ít nhất 2 lần mỗi tuần. Các loại hạt và quả hạch cũng chứa nhiều omega-3, góp phần tăng thêm độ ngon và hấp dẫn cho món ngũ cốc mà bạn chọn làm điểm tâm. Ăn thêm trái cây: Một cuộc nghiên cứu được công bố năm 2014 cho thấy chất fisetin trong trái cây có tác dụng tốt cho trí não. Thường được tìm thấy trong dâu và xoài, fisetin có các đặc tính kháng viêm giúp ngăn chặn hiệu quả sự tấn công của bệnh Alzheimer, dạng phổ biến của chứng sa sút trí tuệ. Bổ sung vitamin K vào chế độ ăn uống: Được xem là một “sinh tố bị quên lãng”, vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc chống lão hóa và có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Bạn có thể hấp thu vitamin K từ các loại rau xanh nhiều lá hoặc dùng viên bổ sung. Hạn chế hấp thu đường: Bệnh tiểu đường có liên quan chặt chẽ đến bệnh Alzheimer, đến mức một số chuyên gia nghiên cứu gọi đây là tiểu đường loại 3. Hãy kiểm soát việc hấp thu đường và mức đường huyết để giữ cho bộ não luôn khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên: Vận động thường xuyên có thể giúp chữa trị nhiều bệnh, và khi bạn già đi thì điều đó càng nên làm. Tập thể dục ít nhất 3 - 4 lần mỗi tuần giúp giảm rủi ro mắc bệnh tim, được xem là một tác nhân góp phần dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ.Chay bộ có thể đây là một thử thách không nhỏ đối với bạn, nhưng chạy 25 km mỗi tuần đã được chứng minh có thể cắt giảm đến 40% rủi ro mắc bệnh Alzheimer, theo một nghiên cứu mới được công bố gần đây. Theo dõi trọng lượng: Huyết áp cao và bệnh tiểu đường loại 2 thường là hậu quả của tình trạng thừa cân và có liên quan đến việc gây ra tình trạng sa sút trí tuệ. Kiểm soát cân nặng cũng là một cách hiệu quả để bảo vệ trí não. Không hút thuốc: Nghiên cứu gần đây cho thấy những người hút thuốc trên 65 tuổi có rủi ro bị sa sút trí tuệ cao hơn 80% so với những người không hút. Ngừng hút thuốc không chỉ có lợi cho phổi. Một lối sống không khói thuốc giúp cải thiện sự lưu thông máu trong não khiến bạn có trí óc khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Có cuộc sống xã hội năng động: Tình trạng cô độc có liên quan đến việc sớm có những dấu hiệu sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức, đó là lý do tại sao phải tăng cường giao lưu xã hội. Dành thời gian tiếp xúc, trò chuyện với mọi người mang lại tác dụng tốt cho cơ thể và trí não. Kích thích trí não: Học một ngôn ngữ mới, một nhạc cụ hoặc một nghề thủ công là những hoạt động có tính chất kích thích trí tuệ và mang lại niềm vui, sẽ giúp bạn bảo toàn trí nhớ. Hãy xem điều này giống như đem bộ não đi... tập thể dục. Giảm stress: Stress kéo dài không có lợi cho não và có thể gây tình trạng sa sút trí tuệ sau này. Các hoạt động thư giãn như đọc sách, tập thể dục nhẹ, nghe nhạc hoặc thiền có thể giúp bạn rũ bỏ stress.
|