Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 7 8 4 2
Số người đang truy cập
4 8 7
 Tư vấn sức khỏe Y học thường thức
Phần 3. Chuyên mục trả lời hỏi đáp về y học thường thức (tháng 01 + 02-2019)

Trần Bình Đ. , 65 tuổi Quận thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Hỏi:Tôi tên là Trần Bình Đ, 65 tuổi là cán bộ hưu tríxin mạn phép hỏi các giáo sư, bác sỹ một việc là gia đình chúng tôi thường xuyên đi tám biển vào hai ngày cuối tuần, các cháu thích vui đùa với con còng, con cua nhỏ, con sứa trên các biển. Thỉnh thoảng các cháu bị sứa cắn.

Vậy khi sứa cắn có độc không và cách xử trí như thế nào khi bị sứa cắn. Xin cho biết phương pháp xử lý đúng, kịp thời khi bị sứa biển cắn. Rất cảm ơn!

Trả lời:Xin chân thành cảm ơn câu hỏi của bạn đọc, đây là câu hỏi hiếm khi gặp và ít khi được người dân quan tâm để ý, nhưng trên thực tế thì các gia đình khi đi du lịch hoặc gia đình đi du lịch biển rất có thể khiến bạn tiếp xúc với sứa biển và có nhiều nguy cơ nhiễm các độc tố và làm thế nào để xử lý đúng cách, tránh biến chứng và không ảnhhưởng sức khỏe trong kỳ nghỉ là quan trọng nhất? Hơn nữa, trên các cơ quan truyền thông báo chí cũng hiếm khi đề cập đến nhiễm độc nhiễm trùng do con sứa biển nên họ cũng rất ít có kinh nghiệm để đưa ra cách xử trí tôi ưu nhất khi cần thiết.


Hình 1

Đặc biệt, tại các tỉnh ven biển miền Trung vào dịp hè có rất nhiều gia đình đưa cả thành viên gia đình đi du lịch, thưởng ngoạn và tắm biển, nhiều người lớn và trẻ em vẫn còn nghịch cát và chơi với sứa coi như một con động vật cưng, không hề biết chúng nguy hại như thế nào! Do vậy qua câu hỏi này, chúng tôi có dip tiếp xúc và tìm kiếm thêm thông tin để đưa ra tốt nhất cho mọi người.

   

 Hình 2. Tổn thương do sứa cắn

 Hình 3. Con sứa

 Hình 4. Cách xử trí

Thường vào mùa hè là một mùa du lịch biển sôi động đối với nhiều gia đình, nhất là các gia đình ở xa biển, giai đoạn các trẻ nhỏ được nghỉ hè nên việc đi du lịch biển được các gia đình dãn đi. Trong đó, nhiều mối nguy hiểm đến từ các động vật biển có thể gây nguy hiểm cho các cá nhân cả người lớn và trẻ em. Nên việc đề phòng và hạn chế các rủi ro là cần thiết. Với câu hỏi của bạn, tình trạng sứa biển cắn khi đi du lịch biển vẫn rải rác xuất hiện, nhiều ca gặp biến chứng nguy hiểm do cắn vào chỗ hiểm hóc như vùng kín, khó phát hiện là nguy hiểm vì khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da, xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhẹ, nạn nhân chỉ bị rát, nổi mẩn đỏ và ngứa nhiều, cảm thấy khó chịu.

Ở thể nặng có thể xảy ra tai biến tức thì, nạn nhân rơi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể dẫn đến hôn mê. Trong trường hợp này cần đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu ngay.

Vết thương do sứa đốt thường mẩn đỏ, dạng thẳng hoặc xoắn, gây đau rát nhiều.

Độc tố của sứa biển, thường tập trung ở các xúc tu của chúng, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst rất nhỏ và có độc và đặc biệt một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ.


Hình 5

Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể, nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều.

Ở thể nặng có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt cần đưa ngay vào bệnh viện để chống sốc phản vệ.

Ở thể cấp hay bán cấp, sau chừng 15 phút chạm phải sứa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè. Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi thì phải đến viện ngay để được hồi sức và chống sốc. Việc xử lý kịp thời khi bị sứa biển cắn là cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sau:

Với trẻ nhỏ: Bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, trấn an để trẻ bớt lo lắng, sợ hãi, hạn chế vận động vùng bị thương. Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt. Không rửa bằng nước thường vì làm tổn thương nặng hơn. Có thể dùng dấm, ammoniac, cồn hoặc soda cũng phát huy tác dụng tốt. Dùng vật có cạnh như que kem, thìa, vỏ sò, dao, hoặc bìa cứng cạo hay chà xát nhẹ lên vết đốt để đẩy các tế bào phóng độc ra khỏi vết thương, có thể chườm đá để giảm đau. Trong trường hợp trẻ bị sốc phản vệ sau khi bị sứa đốt với các biểu hiện như ớn lạnh, lo sợ, hoảng hốt, xuất hiện các triệu chứng nóng bừng, nổi ban đỏ ngứa trên da, phù mắt, phù môi, ngạt mũi, cảm thấy khó thở, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt cần nhanh chóng đưa đến viện ngay.


Hình 6

Ngoài ra, dù đảm bảo sơ cứu nhưng vẫn cần theo dõi kỹ trong 8 giờ. Nếu trẻ còn đau hoặc xuất hiện bất cứ triệu chứng nào cần đến cơ sở y tế ngay.

Với người lớn:Người sơ cứu cần đeo găng hoặc quấn khăn, túi nilon lấy các xúc tu hoặc tay sứa còn bám trên người ra khỏi nạn nhân. Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn). Loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn còn bám lại trên da. Dùng vật có cạnh như que kem, thìa, vỏ sò, dao, hoặc bìa cứng cạo hay chà xát nhẹ lên vết đốt để đẩy các tế bào phóng độc ra khỏi vết thương.

Pha dung dịch gồm 10 phần nước với một phần amoniac, dấm, soda hoặc mì chính sau đó bôi vào vùng bị thương (nếu không có sẵn những hóa chất trên có thể dùng chanh chà vào vết thương), dùng dao hoặc các vật có cạnh (thìa, que kem) để cạo nhẹ nhàng quanh vùng bị đốt, tránh làm mạnh tay kẻo gây ra những tổn thương trên da. Vết thương do sứa đốt thường mẩn đỏ, có dạng thẳng hoặc xoắn, gây đau rát dữ dội. Khi gặp phải vết thương này, cần hạn chế cử động, tránh chạm vào vùng bị thương, chườm lạnh lên vết thương trong vòng 1 tiếng đầu sẽ giảm được đau.


Hình 7

Tại chỗ bị chích có thể dùng một loại histamin bôi hoặc kem hydrocortison nhằm làm giảm ngứa, giảm sưng. Khi nạn nhân bị sứa đốt tình hình trở nên trầm trọng đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Chuyên gia khuyến cáo, vào mùa du lịch biển nên phòng sẵn một số thuốc giảm ngứa, thuốc kháng sinh, thuốc chữa tiêu chảy và một chai dấm để chủ động xử lý khi bị sứa cắn. Khi xuống tắm, nếu cơ thể bị ngứa cần lên bờ ngay để kiểm tra xem có phải sứa cắn không, từ đó điều trị kịp thời.

Nhìn chung, khi cảm thấy nghiêm trọng cần goij ngay cấp cứu khi biểu hiện các triệu chứng phản ứng nặng, vết chích do sứa phù nề, lan rộng hơn ½ cánh tay hay cả chân. Rửa vùng sứa cắn trong vòng ít nhất 30 giây, loại bỏ xúc tu của sứa bằng cái kẹp hay cái nhíp, sau khi loai bỏ xong, rửa bằng nước ấm trên vùng bị thương tổn 40-45C ít nhất 20 phút, không được cào xước. Các xử trí này dựa trên nghiên cứu tiến hành tại khu vực Indo-Pacific và không áp dụng cho tất cả các vết đốt khác.

Xử trí các khó chịu bằng cách dùng thuốc kem hydrocortisone hay dạng thuốc kháng histamine đường uống để làm giảm ngứa và sưng phồng vết thương. Nếu để vết thương ít nghiêm trọng, chúng ta dùng túi đá hay thuốc giảm đau hay dạng thuốc kháng histamin. Lau các vết thương hở 3 lần mỗi ngày và dùng kháng sinh thoa, có thể băng lại (nếu cần).


Hình 8

Đối với các bệnh nhân có phản ứng nặng, bạn có thể nhập viện vài ngày để theo dõi và xử trí thích hợp. Trong trường hợp bệnh viện có sẵn thuốc kháng độc tố do sứanhư trong các hộp cấp cứu của Úc (Australian box jellyfish) thì lấy ra và dugnf càng sớm càng tốt.

Nếu sứa chích gần mắt, rửa mắt sạch bằng nước biển và dùng thuốc giảm đau. Nếu cần có thể chuyển đến bác sỹ chuyên khoa mắt để có hướng xử trí tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm trên WebMD Medical Reference Reviewed (2018).


Hình 9

Lê Thị Hướng D., 38 tuổi, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

Hỏi:Xin các bác sỹ cho tôi biết các loại dung dịch rửa tay hiện nay quảng cáo trên thị trường như nước rửa tay, cồn rửa tay khô có an toàn không và mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào để người dân an tâm sử dụng. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:Quả thật, chúng tôi đang công tác trong một viện chuyên ngành sốt rét, ký sinh tùng và côn trùng truyền bệnh nên không thể chuyên môn sâu về câu hỏi của bạn đang quan tâm. Do vậy, chúng tôi mạn phép chia sẻ một phần lý giải chuyên môn từ thông tin người tiêu dùng và ý kiến chuyên gia như sau: Nước rửa tay khô gần như trở thành một phụ kiện ưa thích trong ví của nhiều người. Doanh số bán loại nước này đã tăng tới 37% trong năm 2017 với hàng triệu người sử dụng nhiều lần trong ngày. Nhưng thực tế nó không an toàn như bạn tưởng.

Nước khử trùng vốn chỉ đặt ở các bệnh viện, nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng giữa các bệnh nhân, giữa bệnh nhân với nhân viên tế nhưng nay nó được thiết kế dưới dạng tiện lợi, dễ dàng cất trong túi xách, nên có mặt ở khắp mọi nơi. Vậy nó có xứng đáng là một phụ kiện quan trọng trong túi xách?


Hình 10

TS. Suraj Saggar, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Y tế Holy Name, cho biết nước rửa tay khô sẽ lấy đi toàn bộ lớp dầu trên tay của bạn, mang theo các vi khuẩn và vi rút gây cảm lạnh, viêm họng và cúm.

Do đó, nếu tay bạn bẩn, nước rửa tay khô sẽ không thể làm sạch và có 1 số loại vi trùng không thể ngăn ngừa. Nước rửa tay khô hoàn toàn không có tác dụng với các loại norovirus như E. coli, C. Difficile. Cơ quan FDA Hoa Kỳ hiện đang xem xét các thành phần trong nước rửa tay khô và cho biết hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy loại nước này an toàn hơn so với xà phòng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo việc sử dụng quá mức nước rửa tay khô sẽ có thể làm giảm khả năng phòng vệ của da, góp phần gây kháng kháng sinh.


Hình 11

Do đó, nếu dự một bữa tiệc, thay vì dùng nước rửa tay khô, hãy vào phòng tắm rửa tay với xà phòng, vừa hiệu quả hơn, lại ít độc hơn. Viện Vệ sinh Hoa Kỳ cho biết vệ sinh bàn tay là một phần quan trọng trong vệ sinh sức khỏe, và CDC khuyến cáo chỉ dùng nước rửa tay khô trong trường hợp không có nước và xà bông.

Thân chúc bạn khỏe!

 

Ngày 11/03/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích