Q&A: Một số câu hỏi liên quan đến da và dị ứng da (Phần 3)
Lê V., 35 tuổi, TT Tuy Phước, Bình Định, luly@Hỏi:Kính thưa các bác sỹ cho em hỏi, cứ mỗi khi trờ lạnh và khô da em cảm thấy lòng bàn tay của em càng nứt nẻ nhiều, da mặt khô, môi nứt rát đau lắm. Em không biết nên dùng các loại thuốc gì để tránh da khô khi thời tiết lạnh. Cảm ơn các bác!Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời rằng thông thường, đặc biệt tại các tỉnh phía bác khi thời tiết trở lạnh và khô dễ làm cho làn da bị mất nước, dẫn tới nứt nẻ, đỏ da, khô ráp, thậm chí một số người có thể nứt da, chảy máu, đồng thời khi trờ lạnh thì mọi người có xu hướng ít muốn uống nước, nên càn làm cho tình trạng da này càng trầm trọng. Vì thế, nếu dùng các sản phẩm dưỡng ẩm da, chống khô da sẽ giảm được tình trạng này phần nào. Hiện nay, trên thị trường dược phẩm có rất nhiều loại kem chống khô da, chống nẻ, giúp dưỡng ẩm da từ các nước tiên tiến Nhật Bản, Mỹ, Đức, Pháp, Nga với giá chấp nhận được, bán trên thị trường rất nhiều. Thành phần các loại kem này thường có vaselin, glycerol, paraffin dạng gel được pha chế với tỷ lệ cân đối giúp bảo vệ làn da trước khí hậu khô lạnh. Kem chống nẻ da của Pháp với các thành phần glycerol15%, vaseline8%, paraffine2% hay kem dưỡng da chống nẻ Pigeon của Nhật Bản có giá dao động từ 125.000 - 244.000 đồng/tuýp tùy theo sản phẩm. Hình 1
Với thị trường kem chống khô nẻ da, bạn nên mua tại các cửa hàng lớn, bán hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng. Cân nhắc chọn lựa sản phẩm phù hợp với làn da, tình trạng khô, nẻ cũng như khả năng kinh tế. Để phòng tránh dị ứng với các sản phẩm này, trước khi sử dụng, bạn nên bôi thử một lượng nhỏ vào da phía trong cẳng tay xem có bị dị ứng với các thành phần có trong kem không trước khi sử dụng ở những vị trí da bị khô, nẻ trên diện rộng hơn. Thân chúc bạn khỏe! Trần Tuấn L., 67 tuổi, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Hỏi: Tôi đang bị chẩn đoán bởi các bác sỹ da liễu là bị bệnh á sừng, mỗi khi tờ trở lạnh là tôi hay bị nặng hơn và nghiêm trọng hơn. Vậy, c ó cách nào để giảm tình trạng á sừng này không. Xin quý bác sỹ cho biết cách làm giảm tình trạng này!Trả lời: Bệnh á sừng là một trong các biểu hiện của bệnh lý viêm da cơ địa, gây thương tổn ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Không nghiêm trọng nhưng khá phổ biến, gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh, bởi những vùng da bị bệnh sẽ có triệu chứng khô ráp, thậm chí bong tróc, sau đó có thể nứt nẻ gây đau đớn hoặc chảy máu, mất thẩm mỹ. Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, giới tính nào. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, bệnh á sừng có điều kiện tái phát, phát triển diễn tiến nặng hơn. Về nguyên nhân gây bệnh vẫn còn chưa thấu hiểu. Tuy nhiên, Với các trường hợp viêm da cơ địa có thể có yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Các yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn là tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, loại hóa chất, đất, nước bẩn, khói thuốc. Nếu là biểu hiện viêm da cơ địa thì các yếu tố gây dị ứng hay kích ứng cũng thường là tác nhân gây khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh. Với các trường hợp viêm da tiếp xúc chủ yếu là viêm da trong phơi nhiễm, tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp. Bệnh thường gặp ở nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là phơi nhiễm, tiếp xúc, cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp. Hình 2
Viêm da do cơ địa, á sừng và một số bệnh ngoài da có vẩy khác có xu hướng tăng khi thời tiết giá lạnh. Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ cùng với mồ hôi để giữ cho da mềm mại, đàn hồi bền bỉ, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, bụi bẩn... Khi nhiệt độ, độ ẩm xuống thấp làm da mất nước, các axít hữu cơ để bảo vệ da dẫn đến da bị co rúm, khô, mất độ đàn hồi và nứt nẻ. Bệnh này có yếu tố di truyền. Những người hay mắc bệnh nhất là người có thành viên trong gia đình có cơ địa dễ dị ứng hoặc những người do nghề nghiệp, công việc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh. Những tác nhân này làm nặng thêm tình trạng bệnh. Hình 3
Á sừng là bệnh biểu hiện lâm sàng khô da, nứt da, bong da ở bàn tay, bàn chân tiến triển dai dẳng kéo dài. Đây là một bệnh da khá phổ biến, biểu hiện thương tổn ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể và ở một số người biểu hiện rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Biểu hiện với hình ảnh chàm ở da đầu ngón chân, tay, gót chân. Thương tổn khở phát là nền da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân ranh giới không rõ ràng. Các dát đỏ có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân. Tổn thương á sừng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bất kể vào mùa nào trong năm. Về mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. Mùa đông khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy rửa, các loại xăng dầu, hóa chất thì bệnh càng nặng thêm. Thương tổn cũng dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp. Hình 4
Tùy từng ca bệnh có thể chỉ gặp ở bàn tay hoặc bàn chân nhưng cũng có thể biểu hiện cùng lúc ở cả hai nơi. Bệnh tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong sinh hoạt. Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh sẽ dần dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát, bong tróc da ngày càng nặng. Khi mắc bệnh, bệnh nhan nên đến chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị, chỉ định chăm sóc da và dùng thuốc thích hợp, an toàn. Các thuốc điều trị chủ yếu là thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay chế phẩm có steroid để giảm viêm. Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì chà xát mạnh càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh hơn. Bệnh nhân không hoặc hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu. Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối. Nếu nhất thiết phải làm công việc này nên mang găng tay bảo vệ. Tuy nhiên, lưu ý găng tay bằng nhựa dẻo sẽ ít gây phản ứng dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian dài, nhất là khi ra mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng. Hình 5
Cần giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay. Thường xuyên cắt ngắn móng tay, chân và giữ vệ sinh sạch sẽ. Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích nổi nhiều thương tổn hơn, dễ gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất. Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà. Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... Thực tế cho thấy, đại đa số người bệnh đều là người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng. Trong những ngày có thời tiết lạnh, khô bệnh nhân cần phải uống đủ nước để chống khô tay, khô chân. Bên cạnh đó, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E nhằm cung cấp độ ẩm cho da. Người bị á sừng nên đeo găng tay, tất chân sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng có thể nứt nẻ. Điều quan trọng, dưỡng ẩm là chìa khóa để người bệnh điều trị á sừng. Có thể bôi các chế phẩm làm mềm da, ẩm da, dịu da ngày vài lần theo lời khuyên của bác sĩ, hoặc sử dụng dầu ôliu thoa lên tay, chân giúp cho da mềm mại. Các chuyên gia da liễu cũng khuyến cáo, để chăm sóc bệnh á sừng vào mùa đông, bạn nên tránh rửa tay khi không cần thiết. Khi rửa tay, không nên rửa nước quá nóng hay quá lạnh, bởi nước nóng sẽ làm bong tróc lớp dầu bảo vệ da, trong khi nước lạnh dễ gây cảm giác tê buốt trong mùa đông. Tốt nhất người bệnh nên rửa nước ấm. Hơn nữa, khi rửa tay, người bệnh tránh dùng xà phòng khử mùi, tạo bọt hoặc có mùi thơm, bởi các loại xà phòng đó đều chứa các chất phụ gia rửa mất lớp dầu bảo vệ da. Khi chế biến thức ăn nên đeo găng tay bảo vệ, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối. Điều quan trọng, dưỡng ẩm là chìa khóa để người bệnh điều trị á sừng. Có thể bôi các chế phẩm làm mềm da, ẩm da, dịu da ngày vài lần theo lời khuyên của bác sỹ. Hoặc sử dụng dầu ôliu thoa lên tay, chân để cho da mềm mại. Đồng thời lưu ý để bàn tay, bàn chân của mình không bị nứt nẻ trong mùa khô cần tẩy tế bào chết mỗi tuần giúp loại bỏ bụi bẩn, cải thiện lưu thông máu và giữ da khỏe. Đặc biệt, bạn không nên tự ý sử dụng các chế phẩm tự chế ra hay theo lời mách bảo của các đồng nghiệp thì rước họa vào thân. Thân chúc bạn khỏe! Huỳnh Thị Luyến Th, 38 tuổi, Châu Thành, hoangvu@...
Hỏi:Tôi bị nám da và da khô ráp nhiều năm nay, nhất là gò má, trán và cung mày, ngày càng lan rộng và không thấy có dấu hiệu tuyên giảm. Khi đi khám chuyên khoa da liễu thì các bác sỹ kết luận “Nám da do rối loạn nội tiết tố”, kê đơn thuốc về uống nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm. Kính mong các bác sỹ chỉ giúp cách điều trị và loại thực phẩm chức năng nào có thể hỗ trợ điều trị nám da có hiệu quả. Xin cám ơn bác sỹ rất nhiều!Trả lời: Thân chào bạn và xin chia sẻ với lô lắng của bạn về bệnh nám da do rối loạn nội tiết tố là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải chứ không chỉ riêng bạn, nhất là phụ nữ tuổi hoạt động tình dục với tình trạng nội tiết tố đôi khi mất cân đối và rối loạn kinh nguyệt kéo dài. Khi lượng hormone estrogen ở phụ nữ bắt đầu suy giảm, làm mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến kích thích tăng sản xuất hắc tố melanin, gây nám da. Hình 7
Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết tố còn vì các nguyên nhân như uống thuốc tránh thai, kinh nguyệt không đều, về tâm lý căng thẳng, lo âu, buồn phiền kéo dài, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thiếu hợp lý cũng có thể làm cho da nám. Thường thì nám da hình thành ở vùng da mỏng và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như hai bên má, mũi, cằm hoặc trán. Ban đầu khi mới xuất hiện, nám là những đốm nâu có kích thước nhỏ và màu nâu nhạt, lâu dần nám lan rộng ra vùng da xung quanh, sậm màu và chân nám bám sâu vào bên trong da. Như trên có đề cập các nguyên nhân có thể dẫn đến nám da như vậy, nên chúng ta khi điều trị thì cần cân bằng các vấn đề đó, thuốc hay thực phẩm chức năng có giá trị hỗ trợ với thành phần là các nguyên liệu thiên nhiên và vitamin, khoáng chất, bào chế theo công thức riêng biệt, cung cấp dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng da khỏe mạnh từ bên trong cơ thể, giúp điều hòa nội tiết tố, ngăn chặn nám da nhiều hơn. Hình 8
Đồng thời, kích thích tái tạo tế bào mới, từ đó giảm sự phát triển của nám da và mang lại làn da tươi trẻ, săn chắc. Nám da do nội tiết tố chỉ nhanh chóng loại bỏ, không tái phát trở lại khi và chỉ khi chúng ta kết hợp các biện pháp tác động từ trong ra ngoài cùng một lúc, theo nguyên lý trong uống-ngoài thoa. Do đó, bên cạnh việc sử dụng viên uống trị nám có chất lượng tốt, bạn đừng quên mua thêm một loại kem trị nám của các thương hiệu uy tín và dùng hàng ngày để sớm lấy lại làn da sạch nám. Nguyễn Thị Thúy K., 37 tuổi, Kiên Giang, ….
Hỏi:Thưa các bác sỹ làm thế nào để điều trị nấm ngứa bằng ánh sáng vì em nghe người ta nói có liệu pháp ánh sáng có thể điều trị chàm và nấm da mà không dùng thuốc. Xin cho em biết liệu pháp này, chân thành cảm ơn các bác sỹ! Trả lời: Đây quả là một câu hỏi thú vị vì nếu có liệu pháp này mà có hiệu quả thật sự thì các thuốc điều trị sẽ hạn chế sử dụng rất nhiều. Thực tế lâm sàng bệnh về da liễu, người ta thường sử dụng liệu pháp ánh sáng đi kèm với thoa thuốc trobng điều trị một số bệnh nhân mắc bệnh da liễu như vảy nến, chàm,…Tuy nhiên, để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn về nghiên cứu liên quan các nhà khoa học tại EMBL Rome - Phòng thí nghiệm sinh học phân tử châu Âu đã sử dụng một biện pháp điều trị mới đối với những bệnh nhân bị chàm, nấm ngứa, đó là dùng dạng thuốc kích hoạt bằng ánh sáng được tiêm vào da. Tác giả chính trong nghiên cứu này là TS. Paul Heppenstall và TS. Linda Nocchi cùng các đồng nghiệp đã phát triển một hóa chất điều trị các tế bào thần kinh chuyên biệt trên bề mặt da chịu trách nhiệm cho các cơn ngứa. Khi hóa chất đó tiếp xúc với ánh sáng cận hồng ngoại vô hại xuyên qua da, nó sẽ khiến các tế bào gây ngứa rút khỏi bề mặt da. Các tế bào thần kinh khác có chức năng cảm nhận nóng, lạnh, đau... không bị ảnh hưởng. Hình 8
Thí nghiệm trên chuột mắc bệnh chàm và bệnh da di truyền có tên amuloidosis khi được điều trị bằng hóa chất này cho thấy chúng đã không bị ngứa trong vài tháng sau đó. Đồng thời, chúng không cọ sát vào các vết ngứa khiến khu vực da này sẽ ít bị viêm hơn và lành lặn lại - thực tế ngứa chỉ trở nên tồi tệ hơn do tổn thương da do gãi. Các nhà khoa học hiện đang lên kế hoạch để tiến hành thử nghiệm trên mô người. “Chúng tôi hy vọng rằng phương pháp này sẽ giúp điều trị dứt điểm bệnh chàm, các bệnh gây ngứa mạn tính”. Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nature Biomedical Engineering. Các kết quả nghiên cứu này hiện vẫn đang tiếp tục chứ chưa đưa ra sử dụng và ứng dụng đại trà điều trị cho các bệnh nhân được.!
|