Viêm da do ngoại ký sinh trùng Demodex spp.
Viêm da do Demodex (skin demodicidosis) là bệnh da nhiễm trùng ngoại ký sinh Demodex spp., ảnh hưởng chính vùng mặt, gây nên bởi một loại côn trùng chân khớp ký sinh ở nang lông, tuyến bã ở người và súc vật. Bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, tỷ lệ bệnh khác nhau ở từng khu vực, tuy nhiên bệnh có xu hướng gặp nhiều ở các nước nhiệt đới. Trên thế giới, theo ước tính nhiễm trùng Demodexspp. ở người chiếm tỉ lệ cao từ 20-80% và 100% ở người già. Có 2 loài ngoại ký sinh Demodex spp. ở người quan trọng là D.folliculorum và D.brevis sống ở nang lông, tuyến bã, dùng chất béo làm nguồn dinh dưỡng. Loài D.folliculorum thường sống ở phần phễu của nang lông, trong khi đó loài D.brevis chui sâu hơn vào tuyến bã và ống bài xuất tuyến bã. Demodex spp. có thể tồn tại trên da người khoẻ mạnh mà không có biểu hiện lâm sàng. Tỉ lệ nhiễm Demodexspp. phát hiện trên da người khoẻ mạnh ở độ tuổi trung niên và người già khoảng gần 100% và có độ tập trung thấp. Hầu hết mọi người đều có thể nhiễm loại ký sinh trùng này, nhưng chỉ có một số lượng nhỏ phát triển thành bệnh.Demodex có thể tồn tại trên da người khoẻ mạnh mà không có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên sẽ gây bệnh khi chúng tập trung với số lượng lớn hoặc khi miễn suy giảm.Bệnh nhân viêm da thường đi khám với các triệu chứng ngứa kèm theo đỏ da, vẩy da, mụn mủ ở nang lông, sẩn đỏ mụn mủ ở da đầu kèm theo rụng tóc từng đám. Nhìn chung,bệnh có ba thể bệnh chính : - Viêm nang lông dạng vẩy phấn (Pityriasis folliculitis, pityriasis folliculorum) - Viêm da Demodex giống dạng trứng cá đỏ (Rosacea like demodicidosis) - Trứng cá đỏ thể u hạt (Granulomatous rosacea ). Hình 1
Viêm nang lông dạng vẩy phấn được mô tả đầu tiên bởi Aries năm 1930 xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trung niên hoặc già hơn, những người này ít rửa mặt, nhưng sử dụng nhiều kem trang điểm và kem tẩy.Biểu hiện bởi đỏ mặt lan toả và có vẩy ở nang lông hoặc da bị xậm màu, nút sừng nhỏ ở nang lông làm cho da mặt lấm tấm như giấy ráp. Cảm giác chủ quan ngứa và cảm giác nóng bỏng, có cảm giác như kiến bò. Cạo da chứa lượng lớn Demodex spp.Mô bệnh học cho thấy chúng xâm nhập viêm nhiều tế bào Lympho xung quanh các mạch máu ở trung bì, không hình thành u hạt. Hình 2
2. Viêm da Demodex giống dạng trứng cá đỏ: Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng như sẩn và sẩn mụn mủ, đỏ da, có vẩy giống như trứng cá nhưng có những đặc điểm riêng.Bắt đầu đột ngột, tiến triển nhanh với các triệu chứng ngứa, rát, cảm giác như kiến bò trong bóng tối, đỏ da dai dẳng, nhạy cảm với ánh nắng và có vẩy da ở nang lông. Hình 3
Tổn thương là những sẩn mụn nước, mụn nước mụn mủ, đặc biệt không có cồi hay nhân. Tổn thương không đối xứng, không có biểu hiện giãn mạch, thường có phối hợp viêm bờ mi. Tiền sử thường dùng thuốc bôi chứa corticosteroid, thường gặp trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch và về mặt mô bệnh học thấy bạch cầu đơn nhân thâm nhập viêm xung quanh nang lông, đôi khi hình thành u hạt. Hình 4
3. Viêm da do Demodex dạng trứng cá đỏ thể u hạt: Bệnh biểu hiện sẩn đỏ, mụn mủ, abces ăn sâu và ở một bên mặt, tồn tại dai dẳng, không đáp ứng với điều trị thông thường. Thể này thường phối với hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (có hay không có HIV). Mô bệnh học thấy tổ chức u hạt bao gồm tế bào khổng lồ chứa dấu vết của hiện tượng thực bào Demodex spp, có hoại tử ở trung tâm. Ngoài ra viêm da có thể kèm theo rụng tóc và viêm bờ mi, viêm bờ mi. Bệnh nhân có thể ngứa, nóng bỏng, đỏ bờ mi, lông mi rụng, dày mi mắt, nhiều vẩy. Thường viêm bờ mi do Demodex kết hợp với bệnh da ở xung quanh mi mắt. Có thể nhiều bệnh nhân rụng tóc từng mảng, trên vùng rụng tóc thấy có sẩn đỏ, mụn mủ. Để Xác định có nhiễm Demodex spp hay chẩn đoán VDDD có thể dùng một trong các phương pháp sau:Sinh thiết chuẩn trên bề mặt da; Kiểm tra trực tiếp dưới kính hiển vi; Tìm Demodex spp ở vẩy da, sinh thiết toàn bộ lớp da, xác định Demodex spp bằng DNA và xác định Demodex spp bằng máy soi da. Hình 5
Đáp ứng miễn dịch trong viêm da do Demodex spp.Viêm da do Demodex spp. có thể chịu tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài như rối loạn chức năng tuyến bã và đáp ứng miễn dịch.Đáp ứng miễn dịch trong viêm da do Demodex chủ yếu theo cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào. Miễn dịch qua trung gian tế bào: Akilov OE và cộng sự (2004) nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch cơ thể trên 29 bệnh nhân nhiễm Demodex thấy số lượng tuyệt đối của CD95+ ở người nhiễm Demodex tăng cao. Ngược lại, số lượng tuyệt đối của CD3+, CD4+, CD8+, CD16+ và tỷ số CD3+/ CD20+ cũng như chức năng hoạt hóa của các leucocyte lại thấp đi. Tác giả nhận thấy không có sự khác nhau giữa những người nhiễm Demodex với nhóm chứng về tỷ lệ % và số lượng tuyệt đối của CD20+, về tỷ số CD4+/ CD8+, về phức hợp miễn dịch tuần hoàn, mức độ hoạt hóa bổ thể (CD50), tính hoạt hóa và chỉ số của các đại thực bào. Trong một nghiên cứu khác về đáp ứng miễn dịch cơ thể với các chủng khác nhau của Demodex tác giả này cũng nhận thấy có sự giảm của CD5+ là 1,4 lần; CD3+ là 1,7 lần; CD4+ là 1,5 lần; CD8+ là 1,5 lần; CD25+ là 1,3 lần; CD7+ là 1,5 lần và CD20+ là 1, 2 lần.Trong khi một số chỉ số khác lại tăng, nhưng tăng khác nhau giữa các chủng Demodex. CD25+ của tế bào B tăng 1,5 lần trên người nhiễm D.brevis so với D.folliculorum. Hình 6
Miễn dịch dịch thể: Nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch dịch thể trên 29 bệnh nhân nhiễm Demodex Akilov OE thấykhông có sự khác nhau giữa những người nhiễm Demodex và nhóm chứng về nồng độ IgA, IgM, IgG, đồng thời đáp ứng miễn dịch dịch thể trên các chủng khác nhau của Demodex thấy có sự giảm của IgM là 1,2 lần; IgG là 1,1 lần, trong khi một số chỉ số lại tăng, nhưng tăng khác nhau giữa các chủng Demodex: IgA tăng 1,9 lần, phức hợp miễn dịch tuần hoàn tăng 1,4 lần trên người nhiễm D.brevis so với D.folliculorum. Ở người nhiễm D.folliculorum thì miễn dịch thể IgM tăng hơn, trong khi nhiễm D.brevis thì ức chế tế bào T nhiều hơn. Hình 7
Nghiên cứu về mối liên quan giữa Demodex với HLA trên 25 bệnh nhân VDDD là 150 người nhóm chứng cũng cho thấy: có sự xuất hiện thường xuyên của HLA-CW2 và CW4 ở người nhiễm Demodex. Ở người có loại hình HLA-CW2 thì nguy cơ phát triển thành triệu chứng lâm sàng cao gấp 5 lần trong khi người có loại hình HLA – CW4 thì nguy cơ là 3,1 lần. Nhiễm Demodex thì số lượng tế bào diệt tự nhiên (Natural killer cells-NK) giảm. Ngược lại, các cá thể có HLA – A2 thì lại có tính kháng lại Demodex gấp 2,9 lần. Một số yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm da do Demodex spp.Trong thực hành lâm sàng và y văn đúc kết cho thấy một số yếu tố làm thuận lợi cho nhiễm trùng da Demodex spp. như da tiết bã nhờn nhiều, da mặt bẩn do môi trường làm việc và phơi nhiễm các chất dơ bẩn như dầu nhớt, môi trường nóng, ấm, khói bụi nhiều, thương tích xây sát da sẵn có.Môi trường độ ẩm cao khi làm việc, căng thẳng, nhiễm trùng da hay bệnh lý nền kèm theo, khí hậu nóng, ẩm ướt, nắng và gió, uống rượu, cà phế và trà nhiều.Ăn thức ăn nóng và cay. Một số đang sử dụng mỹ phẩm kích ứng, ảnh hưởng của thuốc bôi tại chỗ và ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Hình 8
Điều trị và điều trị bổ sung- Điều trị toàn thân: +Liều thấp tetracyline và thuốc nhóm macrolid; + Metronidazol 250 mg x 2 viên /ngày; + Invermectin với liều 0,2 mg/kg cân nặng liều duy nhất, trường hợp lan toả toàn thân thì dùng với liều 0,3 - 0,6 mg/ kgcân nặng/ngày dùng 10-33 tuần; +Isotretinoin dùng cho trường hợp trứng cá đỏ; - Điều trị tại chỗ: Một số thuốc bôi tại chỗ Thuốc diệt Demodex spp: +Permethrin5% +Benzyl benzoate 10-25% +Cromaton 10% +Lindane 1% +Metronidazol 0,75% -2%. +Invermectin 1%. Thuốc bạt sừng: gồm có các chế phẩm salicylic, vitaminA acid, azelaic acid 15-20 %. Ngoài ra cần vệ sinh hằng ngày, rửa mặt ngày 2 lần không với xà phòng. Tránh các chất tẩy rửa dầu và trang điểm nhờn.
|