|
(ảnh sưu tầm chỉ mang tính minh họa) |
Thông tin mới nhất về chứng mất trí nhớ
Chứng mất trí nhớ là một hội chứng, thường có tính chất mãn tính hoặc tiến triển, trong đó có sự suy giảm chức năng nhận thức (tức là khả năng xử lý suy nghĩ) vượt quá những gì có thể mong đợi từ sự lão hóa thông thường. Nó ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, định hướng, hiểu biết, tính toán, năng lực học tập, ngôn ngữ và phán đoán. Ý thức không bị ảnh hưởng. Sự suy giảm trong chức năng nhận thức thường đi kèm và đôi khi xảy ra trước đó, do sự suy giảm trong kiểm soát cảm xúc, hành vi xã hội hoặc động lực. Chứng mất trí nhớ là kết quả của một loạt các bệnh và chấn thương chủ yếu hoặc thứ yếu ảnh hưởng đến não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer hoặc đột quỵ. Chứng mất trí nhớ là một trong những nguyên nhân chính gây ra khuyết tật và sự phụ thuộc ở những người lớn tuổi trên toàn thế giới. Nó có thể là quá sức, không chỉ cho những người bị bệnh mà còn cho người chăm sóc và gia đình của họ. Thường không có nhận thức và hiểu biết về chứng mất trí nhớ, dẫn đến sự kỳ thị và rào cản trong chẩn đoán và chăm sóc. Tác động của chứng mất trí nhớ đối với người chăm sóc, gia đình và xã hội nói chung có thể là về thể chất, tâm lý, xã hội và kinh tế. Thông tin chính ·Chứng mất trí nhớ là một hội chứng có sự rối loạn về suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày; ·Mặc dù chứng mất trí nhớ chủ yếu ảnh hưởng đến người già, nhưng đó không phải là một phần bình thường của lão hóa; ·Trên toàn thế giới, khoảng 50 triệu người mắc chứng mất trí nhớ và có gần 10 triệu trường hợp mới mỗi năm; ·Bệnh Alzheimer là thể mất trí nhớ phổ biến nhất và có thể đóng góp tới 60% 70% số trường hợp; ·Chứng mất trí nhớ là một trong những nguyên nhân chính gây ra khuyết tật và lệ thuộc ở những người lớn tuổi trên toàn thế giới. ·Chứng mất trí nhớ có tác động về thể chất, tâm lý, xã hội và kinh tế, không chỉ đối với những người mắc chứng mất trí nhớ mà còn đối với người chăm sóc, gia đình và xã hội nói chung. Dấu hiệu và triệu chứng Chứng mất trí nhớ ảnh hưởng đến mỗi người theo một cách khác nhau, tùy thuộc vào tác động của bệnh và tính cách của con người trước khi bị bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến chứng mất trí nhớ có thể được hiểu theo ba giai đoạn. Giai đoạn đầu: giai đoạn đầu của chứng mất trí nhớ thường bị bỏ qua, vì khởi phát là dần dần. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: ·Hay quên ·Quên mất dấu thời gian ·Bị lạc ở những nơi quen thuộc. Giai đoạn giữa: khi chứng mất trí nhớ tiến triển đến giai đoạn giữa, các dấu hiệu và triệu chứng trở nên rõ ràng và hạn chế hơn. Chúng bao gồm: ·Trở nên quên đi các sự kiện gần đây và tên của mọi người ·Lạc lối về nhà ·Gặp khó khăn trong giao tiếp ·Cần giúp đỡ về chăm sóc cá nhân ·Có những thay đổi hành vi, bao gồm cả việc đi lang thang và đặt câu hỏi lặp đi lặp lại. Giai đoạn cuối: giai đoạn cuối của chứng mất trí nhớ là một trong những sự phụ thuộc gần như hoàn toàn và không hoạt động. Rối loạn trí nhớ là nghiêm trọng và các dấu hiệu và triệu chứng thực thể trở nên rõ ràng hơn. Các triệu chứng bao gồm: ·Không biết về thời gian và địa điểm ·Gặp khó khăn trong việc nhận ra người thân và bạn bè ·Có nhu cầu tự chăm sóc được hỗ trợ ngày càng tăng ·Đi lại khó khăn ·Có những thay đổi hành vi có thể leo thang và bao gồm sự gây hấn. Các thể mất trí nhớ thường gặp Có nhiều thể mất trí nhớ khác nhau. Bệnh Alzheimer là thể phổ biến nhất và có thể đóng góp tới 60-70% số trường hợp. Các thể chủ yếu khác bao gồm chứng suy giảm trí nhớ mạch máu, chứng mất trí nhớ với cơ thể Lewy (tập hợp protein bất thường phát triển bên trong tế bào thần kinh) và một nhóm bệnh góp phần vào chứng mất trí nhớ tiền đình thái dương (thoái hóa thùy trán của não). Ranh giới giữa các thể mất trí nhớ khác nhau là các thể không rõ ràng và thể hỗn hợp thường cùng tồn tại. Tỷ lệ mắc bệnh Trên toàn thế giới, khoảng 50 triệu người mắc chứng mất trí nhớ, với gần 60% sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Mỗi năm, có gần 10 triệu trường hợp mới. Tỷ lệ ước tính của dân số từ 60 tuổi trở lên mắc chứng mất trí nhớ tại một thời điểm nhất định là từ 5-8%. Tổng số người mắc chứng mất trí nhớ được dự kiến sẽ đạt 82 triệu người vào năm 2030 và 152 triệu người vào năm 2050. Phần lớn sự gia tăng này là do số người mắc chứng mất trí nhớ sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình tăng. Điều trị và chăm sóc Hiện tại không có thuốc điều trị nào để chữa chứng mất trí nhớ hoặc thay đổi tiến trình tiến triển của bệnh. Nhiều thuốc điều trị mới đang được nghiên cứu đang trong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều điều có thể được cung cấp để hỗ trợ và cải thiện cuộc sống của những người mắc chứng mất trí nhớ và người chăm sóc và gia đình của họ. Các mục tiêu chủ yếu dành cho chăm sóc chứng mất trí nhớ: ·Chẩn đoán sớm nhằm thúc đẩy xử lý sớm và tối ưu ·Tối ưu hóa sức khỏe thể chất, nhận thức, hoạt động và hạnh phúc ·Xác định và điều trị bệnh thể chất đi kèm ·Phát hiện và điều trị các triệu chứng hành vi và tâm lý đầy thách thức ·Cung cấp thông tin và hỗ trợ lâu dài cho người chăm sóc. Yếu tố nguy cơ và phòng ngừa Mặc dù tuổi tác là yếu tố nguy cơ mạnh nhất được biết đến đối với chứng mất trí nhớ nhưng đó không phải là hậu quả tất yếu của lão hóa. Hơn nữa, chứng mất trí nhớ không chỉ ảnh hưởng đến người già – vì chứng mất trí nhớ khởi phát ở người trẻ (được định nghĩa là khởi phát các triệu chứng trước 65 tuổi) chiếm tới 9% các trường hợp. Các nghiên cứu cho thấy mọi người có thể giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ bằng cách tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, tránh sử dụng rượu bia có hại, kiểm soát cân nặng, ăn một chế độ ăn lành mạnh và duy trì huyết áp, cholesterol và đường huyết khỏe mạnh, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm trầm cảm , trình độ học vấn thấp, sự cách ly xã hội và tình trạng bất hoạt về nhận thức. Tác động kinh tế -xã hội Chứng mất trí nhớ tác động đáng kể về kinh tế và xã hội quan trọng trong chi phí chăm sóc y tế và xã hội trực tiếp, và chi phí chăm sóc không chính thức. Năm 2015, tổng chi phí xã hội toàn cầu dành cho chứng mất trí nhớ được ước tính là 818 tỷ USD, tương đương 1,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Tổng chi phí tính theo tỷ lệ GDP dao động từ 0,2% ở các nước thu nhập thấp và trung bình, và đạt đến 1. 4% ở các nước thu nhập cao. Tác động với gia đình và người chăm sóc Chứng mất trí nhớ có thể là quá sức đối với gia đình của những người bị ảnh hưởng và người chăm sóc họ. Áp lực về thể chất, tình cảm và tài chính có thể gây ra căng thẳng lớn cho gia đình và người chăm sóc, và cần có sự hỗ trợ từ các hệ thống y tế, xã hội, tài chính và pháp lý. Những người mắc chứng mất trí nhớ thường xuyên bị từ chối các quyền và tự do cơ bản có sẵn với người khác. Ở nhiều quốc gia, các biện pháp hạn chế về thể chất và hóa học được sử dụng rộng rãi trong các nhà chăm sóc cho người già và ở các cơ sở chăm sóc cấp tính, ngay cả khi các quy định được đưa ra để bảo vệ quyền tự do và quyền lựa chọn của con người. Một môi trường pháp lý phù hợp và hỗ trợ dựa trên các tiêu chuẩn nhân quyền được quốc tế chấp nhận là cần thiết để đảm bảo chất lượng chăm sóc cao nhất cho những người mắc chứng mất trí nhớ và người chăm sóc họ. Đáp ứng của TCYTTG TCYTTG công nhận chứng mất trí nhớ là vấn đề y tế công cộng ưu tiên. Vào tháng 5 năm 2017, Đại Hội đồng Y tế thế giới đã thông qua kế hoạch hành động toàn cầu về đáp ứng sức khỏe công cộng đối với chứng mất trí nhớ giai đoạn 2017-2025. Kế hoạch cung cấp một kế hoạch chi tiết cho hành động – từ các nhà hoạch định chính sách, các đối tác quốc tế, khu vực và quốc gia và TCYTTG trong các lĩnh vực sau: giải quyết chứng mất trínhớ là một vấn đề y tế công cộng ưu tiên; tăng nhận thức về chứng mất trí nhớ và thiết lập các sáng kiến thân thiện với chứng mất trí nhớ; giảm nguy cơ mất trí nhớ; chẩn đoán, điều trị và chăm sóc; hệ thống thông tin cho chứng mất trí nhớ; hỗ trợ người chăm sóc chứng mất trí nhớ; và, nghiên cứu và đổi mới. Một nền tảng giám sát quốc tế, Đài quan sát chứng mất trí nhớ toàn cầu, đã được thành lập dành cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho việc giám sát và chia sẻ thông tin về các chính sách dành cho chứng mất trí nhớ, cung cấp dịch vụ, dịch tễ học và nghiên cứu. TCYTTG đã phát triển Hướng tới một kế hoạch dành cho chứng mất trí nhớ: một hướng dẫn của TCYTTG, cung cấp hướng dẫn cho các quốc gia thành viên trong việc tạo ra và vận hành một kế hoạch dành cho chứng mất trí nhớ. Hướng dẫn được liên kết chặt chẽ với GDO của TCYTTG và bao gồm các công cụ liên quan như danh sách kiểm tra để hướng dẫn sự chuẩn bị, phát triển và thực hiện kế hoạch dành cho chứng mất trí nhớ. Nó cũng có thể được sử dụng để lập bản đồ các bên liên quan và các vị trí ưu tiên. Hướng dẫn của TCYTTG về giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và chứng mất trí nhớ cung cấp các khuyến nghị dựa trên bằng chứng về các biện pháp can thiệp để giảm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đối với chứng mất trí nhớ, chẳng hạn như bất hoạt thể lực và chế độ ăn uống không lành mạnh, cũng như kiểm soát các bệnh liên quan đến chứng mất trí nhớ, bao gồm tăng huyết áp và tiểu đường. Chứng mất trí nhớ cũng là một trong những bệnh lý ưu tiên trong Chương trình Hành động về Sức khỏe tâm thần của TCYTTG (mhGAP), là nguồn lực cho các bác sĩ đa khoa, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình, để giúp họ cung cấp sự chăm sóc đầu tiên về tâm thần, thần kinh và các rối loạn sử dụng chất. TCYTTG đã phát triển iSupport, một giải pháp y tế điện tử cung cấp thông tin và đào tạo kỹ năng cho những người chăm sóc những người mắc chứng suy giảm trí nhớ. iSupport đã được sử dụng ở một số quốc gia.
|