RAI2E: Hiệu quả mang lại từ một dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Là một trong số các tỉnh nằm ở miền Trung - Tây Nguyên, Quảng Trị bên cạnh sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên của Đảng bộ và chính quyền các cấp trong phòng chống và loại trừ sốt rét ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh vào năm 1989, thông qua việc thành lập và củng cố Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp, dành một nguồn lực kinh phí thích đáng cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị, chi trả kinh phí cho các hoạt động triển khai công tác sốt rét, ngoài ra còn chăm lo xây dựng mạng lưới y tế từ tỉnh đến tận thôn bản. Tuy nhiên, Quảng Trị có số dân sống trong vùng sốt rét chiếm khoảng 1/3 dân số cả tỉnh; vùng sốt rét thường xuyên gia tăng và không ổn định, chủ yếu nằm 02 huyện Hướng Hóa và Đakrông - nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới có dân di biến động, giao lưu lớn, tỷ lệ người dân ngủ màn thấp. Xác định là tỉnh trọng điểm sốt rét, nhưng nguồn lực đầu tư tuy có cải thiện dần qua từng năm nhưng chưa tương xứng với yêu cầu phòng chống và loại trừ sốt rét trên địa bàn trong thời gian tới theo Quyết định 1920/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét Việt nam từ 2011 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030” và Quyết định số 2657/QĐ-BYT ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Bộ Y tế về “Kế hoạch phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025”, Bộ Y tế đưa Quảng Trị nằm trong số 36 tỉnh, thành trong cả nước được thụ hưởng dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin trong giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là RAI2E) tại 6 huyện thị ở 52 xã, 474 thôn thuộc vùng sốt rét lưu hành, với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sốt rét và đạt những tiến bộ hướng tới mục tiêu phát triển bền vững về sức khỏe tại Việt Nam. Toàn cảnh Hội nghị tổng kết hoạt động dự án năm 2020 và định hướng giai đoạn 2021-2023
Nhằm đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và hiệu quả tại các cơ sở y tế tư nhân và nhà nước, dự án đã chú trọng đảm bảo về độ bao phủ cũng như chất lượng công việc trong công tác phát hiện, chẩn đoán và điều trị tại các trạm y tế xã, các bệnh viện và tại cộng đồng thông qua việc tổ chức tập huấn cho 70 cán bộ Y dược tư nhân trong toàn tỉnh. Tại các vùng có dân giao lưu, tổ chức xây dựng và chi trả kinh phí cho 10 nhân viên điểm sốt rét tại các xã có đông dân giao lưu vào rừng, ngũ rẫy qua lại biên giới tại Ba Tầng, Xy, Thanh, Thuận, Hướng Lộc (huyện Hướng Hóa), tại xã A Ngo, Ba Nang, Đakrông (huyện Đakrông), xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ), và xã Vĩnh Hà (huyện Vĩnh Linh) thông qua đội ngũ này hàng chục ngàn lượt người dân được tuyên truyền về bệnh sốt rét và các biện pháp phòng chống. Để nâng cao năng lực phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nhân sốt rét ngay từ tuyến đầu, dự án cũng đã tổ chức tập huấn hàng năm cho đội ngũ y tế các tuyến từ tỉnh, huyện, xã, thôn bản cập nhật phác đồ điều trị sốt rét, cùng với đó là hàng chục ngàn test chẩn đoán nhanh được phân phối về tận cơ sở, hàng chục kính hiển vi, thuốc sốt rét các loại. Nhờ đó mà đội ngũ y tế các tuyến được nâng cao, chất lượng điều trị được nâng lên, không có tử vong do sốt rét xảy ra trong nhiều năm liền, dịch bệnh sốt rét không xảy ra. Xác định nguy cơ mắc sốt rét cao cho các đối tượng giao lưu, dân nghèo thiếu màn ngủ,gần 100.000 màn tẩm hóa chất, võng màn tồn lưu lâu dài được phân bổ cho dân nghèo sống trong các vùng sốt rét lưu hành, dân giao lưu di biến động, đi rừng, ngũ rẫy, phụ nữ mang thai sống tại các ổ dịch sốt rét góp phần nâng độ bao phủ màn <1,8 người/màn đôi. Sự hỗ trợ này là cần thiết đảm bảo diện bao phủ các biện pháp phòng chống sốt rét thích hợp và có hiệu quả cho dân có nguy cơ mắc sốt rét bên cạnh biện pháp phun hóa chất tồn lưu trong nhà tại các vùng lưu hành. Nhân viên y tế điều tra ổ bệnh tại cộng đồng
Trong công tác phòng chống và loại trừ sốt rét, giám sát được coi là 1 trong 3 can thiệp chính nên dự án đầu tư một nguồn lực lớn cho vấn đề này bởi dịch bệnh luôn hiện hữu vì mầm bệnh tại chỗ, muỗi sốt rét tại chỗ, bên cạnh đó nguy cơ mang trùng từ nơi khác về.Để việc giám sát dịch tể và điều trị sốt rét đạt hiệu quả, ngay từ tuyến xã Dự án đã thiết lập 10 điểm theo dõi điều trị sốt rét tại 02 huyện Hướng Hóa và Đakrông, bên cạnh việc tập huấn cho đội ngũ y tế phần mềm thống kê báo cáo sốt rét (MMS-eCDS) , dự án còn hỗ trợ 45 bộ máy vi tính đi kèm với bộ tích điện cho các Trạm Y tế xã góp phần thúc đẩy việc báo cáo sốt rét kịp thời cho tuyến trên, cung cấp các loại thuốc sốt rét có chất lượng, bố trí một nguồn kinh phí giám sát tại các tuyến từ y tế thôn bản thông qua thăm hộ gia đình lồng ghép truyền thông, điều tra và xử lý các ổ bệnh tại cộng đồng nên việc điều trị được kịp thời, dịch bệnh được khống chế không để lây lan ra cộng đồng.Trong giai đoạn 2018-2020, dưới sự hỗ trợ nguồn lực dự án, đã có 53 ổ bệnh sốt rét được điều tra và can thiệp xử lý theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Phun hóa chất phòng chống sốt rét
Nhằm không ngừng nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi phòng chống sốt rét của cộng đồng, dự án xây dựng kế hoạch truyền thông và các thông điệp truyền thông giáo dục sức khỏe. Với phương châm phòng chống là trách nhiệm chung của toàn xã hội, đòi hỏi có sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, trong 3 năm từ 2018-2020, dự án đã tập huấn cho 90 lượt cán bộ làm công tác truyền thông với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Phòng Văn hóa - Thông tin- Thể thao - Du lịch và Đài phát thanh tuyến huyện, thị xã, thanh phố. Xây dựng 10 panno cắm tại các điểm sốt rét lưu hành nặng, có đông người qua lại. Ngoài ra, còn in ấn 28.600 poster phòng chống sốt rét để cấp phát cho các hộ gia đình. Nhờ đó mà nhận thức của người dân có chuyển biến đáng kể, ngày càng nâng cao góp phần vào thành tựu thu được trong thời gian qua. Diễn biến tình hình bệnh nhân sốt rét trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2018-2020
Sốt rét trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị nói chung và các huyện, xã trọng điểm sốt rét nói riêng trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể, thực hiện tốt mục tiêu 3 giảm (giảm mắc, giảm chết, không có tử vong xảy ra) từ 90 KST vào năm 2018 xuống còn 72KST vào năm 2019 và chỉ còn 6 KST vào năm 2020; 17xã /52 xã (chiếm tới 32,69%) hưởng lợi từ dự án giảm từ vùng sốt rét xuống vùng không còn sốt rét diễn ra tại Vĩnh Linh (7/7 xã), Triệu Phong (3/3 xã), Cam Lộ (3/4 xã), Gio Linh (2/3 xã) và Hướng Hóa (2/22 xã). Bên cạnh sự đầu tư của tỉnh nhà, sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ y tế các tuyến từ tỉnh đến thôn bản thì cũng có sự đóng góp không nhỏ và hiệu quả từ Dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin (RAI2E) giai đoạn 2018-2020.
|