Hội thảo đánh giá chất lượng hoạt động các điểm kính hiển vi và điểm sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2021
Ngày 22/4/2021, sau Lễ phát động truyền thông Phòng chống sốt rét 25/4, Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tiếp tục tổ chức Hội thảo đánh giá chất lượng hoạt động các điểm kính hiển vi và điểm sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2021 nhằm đánh giá hoạt động hệ thống điểm kính hiển vi và đề xuất nâng cao chất lượng các điểm kính hiển vi. Về dự Hội thảo, về phía Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn có PGS.TS Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng, TS. Huỳnh Hồng Quang, Phó Viện trưởng cùng toàn thể các Trưởng, Phó Khoa/Phòng/Trung tâm và toàn thể nhân viên trong toàn Viện. Về phía Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có ThS.BS.Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm KSBT tỉnh Bình Định cùngLãnh đạo 15 tỉnh và các huyện trọng điểm sốt rét tại miền Trung-Tây Nguyên. Về phía Dự án có ông Ngô Đăng, Giám đốc văn phòng Dự án Chai tại Việt Nam. PGS.TS Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn nêu rỏ lý do mục đích của Hội thảo và đánh giá cao hệ thống điểm kính hiển vi thời gian qua trong việc phát hiện quản lý bệnh nhân sốt rét tại cộng đồng cũng như trong bệnh viện. Từ năm 1955-1956, Cố GS Đặng Văn Ngữ phát động chương trình tiêu diệt sốt sốt cùng toàn với toàn cầu .Ở Việt Nam xây dựng một mô hình rất đặt biệt là điểm kính hiển vi ở tuyến xã. Cho tới hiện nay, Việt Nam có hơn 200 điểm kính hiển vi tại khắp các vùng sốt rét lưu hành. Tại miền Trung-Tây Nguyên, có gần 1000 điểm kính hiển vi hoạt động ở tuyến xã. Trong Chiến lược Phòng chống và Loại trừ sốt rét, điểm kính hiển vi có vai trò quan trọng. Nhưng từ khi các TTYTDP và TTYT sáp nhập thành Trung tâm KSBT có những thay đổi lớn. Theo đó, một số hệ thống điểm kính hiển vi hoạt động hạn chế do nhân lực bị thay đổi và điều chuyển, labo sốt rét bị sáp nhập và hiệu quả hoạt động tại các trung tâm trong công tác PCSR hạn chế. Tại Hội thảo, các đại biểu và cán bộ chuyên môn lắng nghe 03 báo cáo “Vai trò của điểm kính hiển vi trong Chương trình Phòng chống sốt rét trên thế giới và ở Việt Nam”, “Đánh giá chất lượng hệ thống xét nghiệm chẩn đoán sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2001-2020” và “Đánh giá chất lượng và tăng cường năng lực cho các điểm kính hiển vi, điểm sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2021” với một số nội dung quan trọng về vai trò của điểm kính hiển vi trong Chương trình Phòng chống sốt rét trong việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh nhân sốt rét, quản lý BNSR, quản lý dân di biến động, đối tượng nguy cơ, dự báo dịch,...
Các báo cáo tham luận tại Hội thảo
Nhìn chung, các báo cáo viên đã đánh giá tổng thể về chất lượng hoạt động phòng xét nghiệm sốt rét và điểm kính hiển vi. Mặc khác, đã nêu lên một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của điểm kính hiển vi và điểm sốt rét như: trình độ chuyên môn của kỹ thuật viên, trang thiết bị và kỹ năng làm giêm sa và nhuộm,... Tại Hội thảo, các báo cáo viên Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã đưa ra một số kế hoạch nhằm tăng cường năng lực điểm kính hiển vi và điểm sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên: - Củng cố, hoàn thiện hệ thống quản lý, tổ chức mạng lưới điểm sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Ngyên; - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho các điểm sốt rét; - Tăng cường nâng cao năng lực hoạt động cho điểm sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Với những thành quả đạt được của hệ thống điểm kính hiển vi và điểm sốt rét trong thời gian qua, Hội thảo hi vọng sẽ tiếptục duy trìvà phát triển hoàn thiện hơn nữahệ thống điểm kính hiển vi và điểm sốt rét góp phần tạo hiệu quả hoạt động của điểm kính hiển vi cùng với các biện pháp khác của chương trình nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm sốt rét ác tính và giảm tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở cộng đồng tiến tới loại trừ sốt rét vào năm 2030.
|