Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 28/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 8 9 4 3 5
Số người đang truy cập
2 4 6
 Tin tức - Sự kiện
Cập nhật thông tin về tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 với biến thể Omicron tăng và những hậu quả có thể xãy ra!

Biến thể Omicron bắt đầu xuất hiện từ giữa tháng 10/2021 đến nay đã chiếm ưu thế và tưng mạnh trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam đang đối mặt với số mắc COVID-19 tăng mạnh và là điều chưa thấy trước đó đối với các biến thể khác của SARS-CoV-2.

- Có lẽ nhiễm trùng tự nhiên với SARS-CoV-2 đã biểu hiện bảo vệ mạnh tránh sự tái nhiễm trùng với các biến thể B.1.1.7 (Alpha), B.1.351 (Beta),B.1.617.2 (Delta). Tuy nhiên, với biế thể mới B.1.1.529 (Omicron) dường như do có nhiều đột biến trên protein gai đã giúp chúng trốn tránh hệ miễn dịch và biến thể Omicron có khả năng tấn công hàng rào miễn dịch của cơ thể? Đây cũng có thể là bằng chứng khiến ca mắc tăng cao trong thời gian từ đầu tháng 2 đến nay khi biến thể này chiếm đa số;

- Theo kết quả công bố từ US.CDC và Nam Phi chỉ ra khi bị tái nhiễm COVID-19 với các biến thể khác thì tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện hoặc tử vong thấp hơn 90% so với mắc COVID-19 lần đầu, tuy nhiên với biến thể Omicron thì chưa có công bố đầy đủ;

- Biến thể Omicron đang khiến :làn sóng” tái nhiễm COVID-19 tăng vì miễn dịch từ lần mắc Omicron trước đó kém hiệu quả hơn so với các biến thể khác trong việc bảo vệ chống nhiễm virus;

- Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, Dù miễn dịch đạt được từ lần mắc trước đó có hiệu quả bảo vệ chống tái nhiễm khoảng 90% trước các biến thể Alpha, Beta hay Delta, nhưng hiệu quả này đối với biến thể Omicron chỉ đạt 56% (The New England Journal of Medicine, Feb.2022).

- Omicron có thể vượt qua hàng rào miễn dịch tạo ra bởi vaccine đã tiêm chủng trước đó và Omicron có thể tấn công các kháng thể (Ab) sản sinh từ các lần nhiễm virus SARS-CoV-2 trước đó;

- Hiểu biết về số lượng và tỷ lệ tái nhiễm là rất quan trọng để đánh giá thực tế về làn sóng lây nhiễm, tiên lượng khả năng ứng phó của các CSYT hiện nay vì qua một thời gian gần 3 năm đối mặt với COVID-19 thì hệ thống y tế phần nào suy giảm cả nhân lực và vật lực, kể cả tâm lý của CBYT;

- Hiện tại, rất rất nhiều ca nhiễm SARS-CoV-2 (tất cả biến thể) không triệu chứng và cả bệnh nhân có triệu chứng không được ghi nhận nên con số thực tế của biến thể Omicron có thể cao rất nhiều;

- Trước tháng 10/2021, tỷ lệ tái nhiễm chung 10 nước có số mắc và tử vong cao nhất thế giới chỉ có 1-2%, nhưng từ tháng 11/2021 đến nay thì tỷ lệ tái nhiễm tăng lên từ 10-15% và trong đó biến thể Omicron chiếm vai trò chính;

- Nhiều nhà chính sách đang sai lầm khi cho rằng vì biến thể Omicron chỉ tăng tốc lây nhiễm cho cộng đồng, nhưng triệu chứng do biến thể này gây ra chủ yếu là nhẹ và vừa, Ít nhập viện và tử vong, vả lại cộng đồng đã bao phủ vaccine đầy đủ. Tuy nhiên, nhận định này dễ dẫn đến hệ lụy chủ quan vì khi số ca tăng thì vượt quá khả năng của nguồn lực y tế phục vụ, thuốc men, hóa chất và quản lý bệnh nhân cũng bị quá tải tiếp nhận thông tin và phản hồi thông tin, không còn hướng dẫn cụ thể như đầu dịch và dỉnh dịch năm 2021, thậm chí hiện nay điện thoại tiếp nhận không còn nghe máy, nhiều ca khi đó không được chăm sóc đầy đủ, nhất là trên bệnh nền mạn tính có từ lâu sẽ góp phần tử vongtaij nhà cho bệnh nhân và không được thống kê;

- Về mặt định nghĩa ca tái nhiễm theo Cơ quan An ninh Y tế Anh và Viện Sức khỏe Mỹ .

Thiết nghĩ, trước khi quá muộn cho một chiến lược bền vững và lâu dài chống lại đại dịch COVID-19 mà khi đại dịch đi qua không có nghĩa là không còn virus SARS-CoV-2 và biến thể Omicron không phải là loại biến thể cuối cùng, cần có những bước tiếp cận phòng chống mới hơn, khác hơn và phù hợp hơn để giảm gánh nặng cho y tế và toàn cộng đồng, đặc biệt nhóm trẻ em chưa tiêm vaccine cũng là một khía cạnh quan tâm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMc2200133

2.https://www.nature.com/articles/d41586-022-00438-3/COVID reinfections surge during Omicron o­nslaught

3.https://www.straitstimes.com/singapore/health/reinfection-in-omicron-patients-unlikely-for-now-experts

4.https://www.reuters.com/business/healthcare-pharmaceuticals/reinfections-with-omicron-subvariants-are-rare-danish-study-finds-2022-02-22/

5.https://www.cnbc.com/2022/02/25/covid-transmissibility-severity-reinfection-of-omicron-bapoint2-subvariant.html

6.https://www.imperial.ac.uk/news/232698/omicron-largely-evades-immunity-from-past/

7.https://www.verywellhealth.com/omicron-reinfection-risk-5216498

8.https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-02-01/fast-spreading-omicron-variant-less-likely-to-stop-reinfection

9.https://www.ctvnews.ca/health/coronavirus/is-it-possible-to-get-reinfected-with-omicron-1.5780170

10.https://www.devon.gov.uk/news/omicron-variant-has-significantly-increased-reinfection-rates/

 

Ngày 11/03/2022
TS.BS.Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích