Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác Đơn vị Nghiên cứu Y học Hải quân Mỹ (NAMRU-2)
Ngày 15/8/2022, Đoàn chuyên gia của Đơn vị Nghiên cứu Y học Hải quân Mỹ (NAMRU-2) đã đến thăm và làm việc tại Viện Sốt rét - KST- CT Quy Nhơn. Đây là chuyến công tác thứ hai của NAMRU-2 tại Viện kể từ đầu năm nay với mục đích trao đổi, chia sẻ và tiếp tục hợp tác trong tác nghiên cứu và điều trị sốt rét cũng như một số bệnh truyền nhiễm đang nổi và tái nổi, tác động quan trọng trên sức khỏe con người tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Đại diện phía Đoàn NAMRU-2 có Đại tá, Tư lệnh trưởng đoàn TS.Jonathan Stahl,Đại táTS. John Brooks-Giám đốc NAMRU-2 tại Việt Nam, Trung tá Andrew Letizia- Giám đốc Khoa học,Thiếu tá Nathaniel Christy-Chuyên gia Vi sinh học của NAMRU-2. Về phía Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn có PGS.TS. Hồ Văn Hoàng -Viện trưởng, TS.BS.Huỳnh Hồng Quang- Phó viện trưởng, Các lãnh đạo khoa phòng chuyên môn, cán bộ chuyên môn Khoa Dịch tễ, Khoa Nghiên cứu điều trị, Khoa Côn trùng, Khoa Xét nghiệm-Sinh học phân tử, Phòng khámchuyên khoa và Phòng Quản lý khoa học công nghệ. Tại buổi làm việc, PGS.TS.BS. Hồ Văn Hoàng - Viện trưởng đã đánh giá chuyến thăm và làm việc của Đoàn NAMRU-2 rất ý nghĩa và quan trọng trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện (đang nổi và tái nổi) trên thế giới và Việt Nam cũng như trong thời gian đang tiến tới Lộ trình Loại trừ sốt rét tại Việt Nam, đồng thời giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Viện, một số thành quả phòng chống sốt rét, bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền trong thời gian qua và các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, phát triển của Viện trong thời gian tới. Viện trưởng cho biết hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học là một trong những trọng tâm phát triển của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn trong giai đoạn mới của Lộ trình Loại trừ sốt rét và một số bệnh ký sinh trùng mới xuất hiện (đang nổi và tái nổi) ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Viện trưởng cảm ơn sự hợp tác của NAMRU-2 trong thời gian qua và hy vọng buổi làm việc sẽ củng cố tăng cường mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai bên cũng như phát triển các chương trình nghiên cứu mới trong tương lai, mang lại hiệu quả cao hơn nữa cho việc nghiên cứu và điều trị bệnh sốt rét cũng như một số bệnh truyền nhiễm khác, góp phần tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt tại các vùng sâu vùng xa và dân tộc thiểu số thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đón tiếp Đơn vị Nghiên cứu Y học Hải quân Mỹ (NAMRU-2) đến thăm và trao đổi hợp tác quốc tế
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, Phó Viện trưởng thay mặt Lãnh đạo Viện trình bày Báo cáo đánh giá một số kết quả đã thực hiện trong Dự án hợp tác với NAMRU-2 ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên giai đoạn 2018-2021 và khái quát các nghiên cứu đang triển khai năm 2022. Báo cáo bao gồm các tác động chính và kết quả quan trọng trong việc giảm gánh nặng bệnh tật do sốt rét, thúc đẩy Lộ trình Loại trừ sốt rét và cập nhật những thay đổi trong Hướng dẫn Quốc gia về điều trị sốt rét ở Việt Nam thông qua các nghiên cứu thuốc điều trị sốt rét dựa trên bằng chứng tại thực địa và phòng thí nghiệm. TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, Phó Viện trưởng thay mặt Ban Lãnh đạo báo cáo về một số kết quả dự án nghiên cứu đã và đang hợp tác với NAMRU-2
Bên cạnh đó, Phó Viện trưởng thay mặt Lãnh đạo Viện đề xuất các lĩnh vực hợp tác nghiên cứu mới trong giai đoạn tiếp theo 2023-2025 về tình trạng kháng hóa chất diệt côn trùng trong quần thể muỗi, quản lý vector lồng ghép/ tích hợp để phòng chống nhiều bệnh do vector truyền xảy ra đồng thời, Phòng chống và Loại trừ các bệnh ký sinh trùng đang nổi ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Đại tá TS. Jonathan Stahl, Tư lệnh NAMRU-2 chia sẻ NAMRU-2 đã hợp tác với Cục Quân Y và Viện Quân y 108 (Bộ Quốc phòng) và Bộ Y tế Việt Nam từ năm 2013 để triển khai hoạt động giám sát bệnh sốt rét và các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Tuy nhiên, ông đánh giá rất cao về kết quả đạt được và góp phần quan trọng từ các hoạt động hợp tác với Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Các báo cáo từ phía Viện đã giúp các thành viên trong đoàn hiểu được gánh nặng của các vấn đề sức khỏe trong khu vực miền Trung -Tây Nguyên, Việt Nam và Dự án hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn và Đơn vị Nghiên cứu Y học Hải quân Mỹ (NAMRU-2) đã có nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào chiến lược thay đổi chính sách thuốc sốt rét tại Việt Nam và thiết kế chiến lược mới cho chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sốt rét không có triệu chứng và có triệu chứng, thúc đẩy Lộ trình Loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam. Đại tá TS. Jonathan Stahl, Tư lệnh NAMRU-2 đánh giá cao về các hoạt động hợp tác với Viện tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Trong phần thảo luận, các chuyên gia và Viện đã cùng trao đổi về các gánh nặng bệnh tật khác ngoài sốt rét, chẳng hạn như sốt xuất huyết, sán lá gan lớn, sốt chưa rõ nguyên nhân (Fever of Unknown Origin-FUO), … Đồng thời, các cán bộ Viện đã đề xuất hỗ trợ cho các nghiên cứu mới về mảng áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử để phát hiện KSTSR mật độ thấp như một ổ chứa tiềm ẩn trong cộng đồng, định loại các vector truyền bệnh và tìm đa tác nhân gây nhiễm trùng gây sốt; hỗ trợ xây dựng năng lực cho các cán bộ Viện về xét nghiệm kính hiển vi chẩn đoán sốt rét, các kỹ thuật côn trùng học và thực hành lâm sàng tốt (Good Clinical Practices). Sau buổi làm việc, Đoàn chuyên gia NAMRU-1 cũng đã đi thăm và trao đổi chuyên môn với các nghiên cứu viên của Viện tại các Labo chuyên sâu về nuôi cấy KSTSR, thử thuốc in vitro, côn trùng và sinh học phân tử. Đoàn công tác NAMRU-2 thăm Labo sinh học phân tử của Viện
Hy vọng rằng sự giúp đỡ và đóng góp của NAMRU-2 và một số dự án khác sẽ góp phần lấp khoảng trống trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói riêng. PGS.TS.BS. Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng tặng quà lưu niệm cho Trưởng đoàn công tác NAMRU-2
|