Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác và Hội thảo khoa học chia sẻ chuyên môn giữa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn và Đại học Y– Đại học Quốc gia Gyeongsang (Hàn Quốc)
Chiều ngày 07/12/2022, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (IMPE-QN) và Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực ngành Công nghệ Y sinh Brain Korea 21 (BK21FOUR, Trường Đại học Y - Đại học Quốc gia Gyeongsang (GNU), Hàn Quốc ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) trong lĩnh vực hợp tác nghiên cứu về các Bệnh Truyền nhiễm nhiệt đới, trong đó có bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng ở Việt Nam. Tham dự buổi lễ, Đại diện Đại học Quốc gia Gyeongsang(GNU) Hàn Quốc cóGS.TS. Byoung-Kuk Na–Giám đốc Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực Ngành Công nghệ Y sinh BK21FOUR và phía Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn có PGS.TS.BS. Hồ Văn Hoàng -Viện trưởng, TS.BS.Huỳnh Hồng Quang– Phó Viện trưởng, các lãnh đạo khoa phòng chuyên môn, các Khoa Dịch tễ, Khoa Nghiên cứu Điều trị, Khoa Côn trùng, Khoa Xét nghiệm-Sinh học phân tử, Khoa Ký sinh trùng, Phòng khámChuyên khoa và Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ. Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng - Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã phát biểu chào mừng GS.TS. Byoung Kuk-Na đã đến Việt Nam, đến Viện thăm và khởi đầu cho một sự hợp tác nghiên cứu khoa học trong thời gian đến. Đồng thời, hướng đến kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam -Hàn Quốc (22/12/1992-22/12/2022) năm nay, dù hai nước khác nhau về địa lý, ngôn ngữ, nhưng lại có rất nhiều nét tương đồng về con người, lịch sử và văn hóa. PGS.Ts. Hồ Văn Hoàng bày tỏ sự vui mừng và ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ mà đất nước Hàn Quốc xinh đẹp đã đạt được trong những năm qua, đưa Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á, đứng thứ 10 trên thế giới, vươn lên trở thành quốc gia phát triển, có vị thế cao của khu vực và trên thế giới, đặc biệt là một trong những nước đi đầu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có khoa học y sinh. Trên cơ sở tương đồng về văn hóa và hỗ trợ lẫn nhau về khoa học công nghệ, đặc biệt khoa học y học, cùng chia sẻ những lợi ích chung vì hòa bình, phát triển của mỗi nước, PGS.TS.BS. Hồ Văn Hoàng hy vọng trong thời gian đến GS.TS. Byoung Kuk-Na cùng các đồng nghiệp tại Đại học Y-Đại học Quốc gia Gyeongsang hợp tác và hỗ trợ nghiên cứu cùng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn trong Phòng chống và Loại trừ sốt rét và các bệnh truyền nhiễm nhiệt đới nói chung và sốt rét nói riêng. Ngoài ra, PGS.TS.BS. Hồ Văn Hoàngđã nhấn mạnh việc gắn kết, hợp tác quốc tếvới các viện/trườngtrong nghiên cứu khoa học (NCKH) luôn được Viện chú trọng quan tâm và tin tưởng rằng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ có những bước phát triển tốt đẹp, bền vững trong tương lai. Lễ ký kết đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hợp tác tốt đẹp giữa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơnvà Đại học Y – Đại học Quốc gia Gyeongsang (Hàn Quốc).Đây cũng là thời điểm ý nghĩakhi hai nước đang hướng đến kỷ niệm 30 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam- Hàn Quốc.
PGS.TS.BS. Hồ Văn Hoàng (bên phải) và GS.TS. Byoung-Kuk Na (bên trái) tại buổi ký kết.
Sau lễ ký biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding-MoU), PGS.TS. Hồ Văn Hoàng đã giới thiệutổng quát về chức năng, nhiệm vụ của Viện, một số thành tựu mà Viện đạt được kể từ khi đơn vị được thành lậpvà các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, phát triển của Viện trong thời gian tới, đặc biệttrong giai đoạn mới của Lộ trình loại trừ sốt rét và một số bệnh ký sinh trùng mới xuất hiện (đang nổi và tái nổi) ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên Việt Nam. Để các nội dung hợp tác giữa hai bên được triển khai sớm và có hiệu quả, Viện trưởngcũng đề nghị ngay sau Lễ ký hai bên tiến hành lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động mà hai bên đã thảo luận thực hiện trong năm 2022 và cùng thống nhất các hoạt động cho các năm tiếp theo. PGS.TS.BS. Hồ Văn Hoàng giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Viện, một số thành tựu mà Viện đạt được và các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, phát triển của Viện trong thời gian tới.
Về phía Đại học Y-Đại học Quốc gia Gyeongsang, GS.TS.Byoung-Kuk Nađã giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Đại học Quốc gia Gyeongsang(GNU) từ năm 1948 đến nay với mục tiêu và kết quả đạt được rất ấn tượng qua các giai đoạn. Đại học Gyeongsang là Đại học Quốc gia trọng điểm trực thuộc Bộ Giáo dục của Hàn Quốc và thuộc top 10 Đại học Quốc gia hàng đầu. Trong hơn 70 năm kể từ khi thành lập, ĐH Quốc gia Gyeongsang đã đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên ưu tú về khoa học và kinh tế phục vụ cho cộng đồng và sự thịnh vượng quốc gia. Trường được xem là nơi khởi điểm cho nền công nghiệp Hàn Quốc và là Đại học tiêu biểu cho khu vực Gyeong Nam của Hàn Quốc với hơn 760 giáo sư cùng với hơn 400 nhân viên, khoảng 25.000 sinh viên với cấu trúc 3 Campus Gajwa, Campus Chilam, Campus Tongyeong và rộng khoảng 1.678km2 bao gồm nhiều hạng mục, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc đào tạo và sinh hoạt cho học sinh, sinh viên. Khoa Ký sinh trùng phân tử và Y học Nhiệt đới của Đại học Y thuộc GNU đã có nhiều hợp tác nghiên cứu và đào tạo y học hiệu quả về di truyền ký sinh trùng sốt rét, kháng thuốc sốt rét dựa trên nền tảng phân tử, các bệnh ký sinh trùng ở người thông qua các tiếp cận mới những năm gần đây. Các kết quả của nghiên cứu này chỉ ra dịch tễ học phân tử đa kháng thuốc sốt rét đang nổi tại một số nước trong Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng (GMS), bao gồm Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, cung cấp các dữ liệu quan trọng nhằm hướng đến phát triển các chiến lược can thiệp trong lộ trình loại trừ sốt rét. GS. Byoung-Kuk Na giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Đại học Quốc gia Gyeongsang (GNU) từ năm 1948 đến nay.
Tiếp đó, là phần chia sẻ kiến thức chuyên môn giữa hai đơn vị thông quaHội thảovề các bệnh truyền nhiễm, bệnh do ký sinh trùng và bệnh do véc-tơ truyền.Các báo cáo tại Hội thảovề các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm của Viện nhưdịch tễ học sốt rét, sinh học phân tử, giun sán, phòng chống vector sốt rét, sốt xuất huyết và bệnh côn trùngtruyền đã giúp các thành viên của GNU hiểu thêm được gánh nặng của các vấn đề sức khỏe trong khu vực miền Trung -Tây Nguyên Việt Nam, đồng thời định hướngcho nội dung hợp tác nghiên cứu giữa hai bên trong tương lai đến. Một số hình ảnh trong phiên chia sẻ chuyên môn khoa học và thăm các La bô của các khoa/phòng chuyên môn của GS.TS. Byoung-Kuk Na, Đại học Y-ĐH Quốc gia Gyeongsang (GNU) tại ViệnSốt rét-KST-CT Quy Nhơn: Các đại biểu tham dự Lễ ký kết và Hội thảo chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện IMPE-QN và GNU
TS. Nguyễn Xuân Quang, Trưởng khoa Côn trùng trình bày về tình hình sốt rét, sốt xuất huyết và công tác phòng chống véc-tơsốt rét, sốt xuất huyết tại Việt Nam.
Đoàn GNU thăm La bô của Khoa Côn trùng
BS. Nguyễn Công Trung Dũng báo cáo về tình hình loại trừ sốt rét và xây dựng năng lực giám sát và ứng phó với sốt rét nhằm đẩy nhanh tốc độ loại trừ sốt rét ở khu vực miền Trung - Tây nguyên giai đoạn 2023-2027.
GS.TS. Byoung-Kuk Na thăm La bô kiểm tra kỹ thuật của Khoa Dịch tễ
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, Phó Viện trưởng báo cáo về tình hình kháng thuốc sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Đoàn GNU thăm la bô Nuối cấy KSTSR và thử thuốc in vitro
ThS. Nguyễn Thị Minh Trinh, Trưởng khoa Xét nghiệm-Sinh học phân tử báo cáo tổng quan về công tác nghiên cứu các khía cạnh sinh học phân tử tại Viện.
Đoàn GNU thăm la bô khoa Xét nghiệm-Sinh học phân tử
BS. Hồ Thị Thanh Thảo trình bày về một nét dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn ở người đang nổi và tái nổi:
Nhu cầu cấp thiết về Tiếp cận one Health tại Việt Nam Đoàn GNU thăm la bô và phòng trưng bày mẫu vật của Khoa Ký sinh trùng
La-bô xét nghiệm phục vụ khám chữa bệnh và nghiên cứu bệnh sán lá gan và các bệnh ký sinh trùng của Viện
GS.TS. Byoung-Kuk Na trao đổi chuyên môn trong phần thảo luận về các báo cáo khoa học
Chuyến thăm và ký kết biên bản ghi nhớ của GS. Byoung-Kuk Na, thuộc Đại học Quốc gia Gyeongsang Hàn Quốc với Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn cùng Hội thảo chia sẻ kiến thức chuyên mônđã mở ra cơ hội mới trong nghiên cứu phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung và loại trừ sốt rét, sinh học phân tử, kiểm soát bệnh do véc-tơ truyền ở miền Trung-Tây Nguyên, Việt Nam.Hy vọng sự hợp tác mang đến nhiều kết quả trong NCKH quan trọng cho cộng đồng. GS. Byoung-Kuk Na vàcác thành viên của GNU tham quan cơ sở và các labo chuyên môn, chụp ảnh lưu niệm dưới chân Tượng GS.BS.Đặng Văn Ngữ
|