Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 27/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 8 6 6 8 5
Số người đang truy cập
4 7 8
 Tin tức - Sự kiện
Công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại tỉnh Thừa Thiên Huế : Mong ước trở thành hiện thực

                Sau nhiều thập kỷ tiến hành các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét, nước ta đã có những chuyển biến tích cực theo lộ trình kế hoạch loại trừ sốt rét được xây dựng. Hiện nay trong 63 tỉnh, thành trên cả nước có 42 tỉnh, thành được kiểm tra đánh giá công nhận địa phương đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Riêng khu vực miền Trung-Tây Nguyên là trọng điểm sốt rét của cả nước có 2/15 tỉnh, thành đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét được công bố.

Trước năm 1975, cùng với chiến lược tiêu diệt sốt rét ở miền bắc thì ở miền nam cũng tiến hành công tác diệt trừ sốt rét. Sau khi đất nước thống nhất, chiến lược thanh toán sốt rét được triển khai ở phạm vi toàn quốc với quy mô rộng lớn nhưng quá trình thực hiện gặp phải những vấn đề khá phức tạp như sự di biến động dân, xây dựng các vùng kinh tế mới trong vùng sốt rét lưu hành nặng, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc điều trị, muỗi truyền bệnh sốt rét kháng hóa chất diệt; người dân đi rừng, ngủ rẫy, đào đãi vàng, tìm trầm, rà kiếm phế liệu chiến tranh, khai thác lâm thổ sản ở rừng núi… bị nhiễm bệnh sốt rét nhiều nên công tác thanh toán sốt rét toàn quốc đã thất bại. Nhìn lại năm 1991, bệnh sốt rét bùng phát mạnh khắp cả nước với 144 vụ dịch làm cho 1.091.201 người mắc bệnh, trong đó có 31.741 trường hợp sốt rét ác tính gây tử vong 4.646 bệnh nhân. Đặc biệt tỉnh Nghệ An là trọng điểm bệnh sốt rét nổi trội trong thời gian này với 68 vụ dịch sốt rét tập trung ở ba huyện Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp làm cho hơn 108.000 người bị mắc bệnh, trong đó có 824 trường hợp bệnh nhân tử vong. Cũng trong thời điểm năm 1991, tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên vào giữa năm 1989 mặc dù không có dịch xảy ra nhưng ghi nhận có 14.245 người mắc bệnh sốt rét, trong đó 275 bệnh nhân sốt rét ác tính gây 66 trường hợp bị tử vong.


TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh cấp màn ngủ tẩm hóa chất diệt muỗi sốt ré
tở thôn bản tại huyện A Lưới.

Đứng trước tình hình nguy biến và cấp bách ở thời điểm này, một hội nghị toàn quốc được tổ chức vào ngày chủ nhật ngay tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là địa phương có tình hình sốt rét gia tăng đáng kể dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh và Bộ trưởng Bộ Y tế, Giáo sư Phạm Song để kiểm điểm nghiêm túc, đánh giá cụ thể thực trạng tình hình bệnh sốt rét của cả nước. Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng mang tính chủ quan và khách quan, có thể nói chiến lược thanh toán bệnh sốt rét trên phạm vi cả nước được hoạch định có thời hạn và triển khai trong gần 15 năm đã bị thất bại. Sau hội nghị tổng kết đánh giá, chiến lược thanh toán bệnh sốt rét bị thất bại tại nước ta được chuyển lại thành chiến lược phòng chống bệnh sốt rét và chính phủ đã chỉ đạo xây dựng chiến lược này thành một chương trình y tế quốc gia để tập trung nguồn lực giải quyết vấn đề khẩn trương một cách có hiệu quả. Mục tiêu phòng chống bệnh sốt rét thực hiện cụ thể là phải làm giảm mắc bệnh, giảm tử vong và giảm dịch; trên cơ sở này, nơi nào đạt được kết quả tốt sẽ vẫn phải duy trì giảm mắc bệnh, giảm tử vong, không để dịch; rồi tiếp tục làm giảm mắc bệnh, không tử vong, không để dịch; tiến tới khống chế loại trừ bệnh sốt rét.Qua quá trình thực hiện, với diễn biến tình hình bệnh sốt rét có kết quả tốt và thuận lợi, chiến lược phòng chống sốt rét đã được điều chỉnh thành chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.


Xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét để hỗ trợ công tác điều trị hiệu quả

Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế, để được công nhận địa phương đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh sốt rét thì địa phương đó phải thực hiện được 8 tiêu chí và điều kiện cần thiết, trong đó có tiêu chí bắt buộc là ít nhất 3 năm liên tục không có trường hợp mắc bệnh sốt rét nội địa trên địa bàn và bảo đảm các điều kiện loại trừ để duy trì thường xuyên 3 năm liên tục không có bệnh nhân sốt rét nội địavới các điều kiện cụ thể như: phân công người chuyên trách về công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét; 100% các trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai phải được báo cáo trong vòng 48 giờ kể từ khi phát hiện; 100% các trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai phải được điều tra tình hình cụ thể trong thời gian 3 ngày kể từ khi phát hiện; có đơn vị có khả năng xét nghiệm xác định các trường hợp mắc bệnh sốt rét… Nếu địa phương đạt được các tiêu chí và điều kiện quy định;Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và Khu vực sẽ tổ chức hội đồng thẩm định kết quả, đánh giá tình hình cụ thể để có quyết định công nhận.

Từ ngày tốt nghiệp ra trường ở Trường Đại học Y khoa Huế, tôi được vinh dự phục vụ chuyên ngành phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh của khu vực miền Trung-Tây Nguyên tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn; sau đó do hoàn cảnh gia đình được chuyển về công tác tại Trạm Sốt rét tỉnh Bình Trị Thiên, rồi Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh Thừa Thiên Huế cho đến khi nghỉ hưu. Sau 34 năm thực hiện nhiệm vụ, trước khi nghỉ công tác tôi đã tâm sự với các đồng nghiệp và đồng đội là thời gian tiếp theo không biết tôi có còn đủ sức khỏe, có còn hiện diện trên cõi đời này để thấy được quê hương mình được công nhận loại trừ bệnh sốt rét. Thực tế với sự nỗ lực cố gắng phấn đấu thực hiện nhiệm vụ theo chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét của nhiều địa phương; đến năm 2021 đã có 36 tỉnh, thành phố đạt các tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét theo quy định; qua năm 2022 có thêm 6 địa phương nữa được công nhận. Như vậy đến nay cả nước có 42 tỉnh, thành phố đã tổ chức lễ công bố loại trừ bệnh sốt rét; trong đó khu vực 15 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên là trọng điểm sốt rét của toàn quốc có 2 địa phương là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế được công nhận.


Quân Dân Y kết hợp trong phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại Thừa Thiên Huế

Vui mừng khi tiếp nhận thành quả này và rất vinh dự được Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy nhơn, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế mời tham dự hội nghị tổng kết công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2022 và công bố quyết định công nhận tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét tổ chức ngày 20/12/2022 vừa qua. Năm 2018 Thừa Thiên Huế có 15 bệnh nhân sốt rét chủ yếu là sốt rét ngoại lai, năm 2019 chỉ còn 4 bệnh nhân sốt rét ngoại lai và trong 3 năm liền từ năm 2020-2022 không có trường hợp nào bị mắc bệnh sốt rét.


Lễ Công bố quyết định công nhận tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét

Lễ Công bố quyết định công nhận tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét có sự hiện diện của đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam,đại diện lãnh đạo Bộ Y tế; Viện trưởng ba Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Quy Nhơn và Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện các tổ chức, dự án quốc tế hỗ trợ, giúp đỡ công tác loại trừ sốt rét; lãnh đạo Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật của 15 tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Với vị trí nguyên Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng; tôi được mời tham dự và tiếp nhận quyết định công nhận địa phương loại trừ bệnh sốt rét cùng với PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế và ThS.BS. Nguyễn Lê Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế. Mong ước đã trở thành hiện thực,tuy vậy tỉnh cũng phải tiếp tục nỗ lực cố gắng để duy trì thành quả lâu dài, không tự mãn với chiến thắng,cần thực hiện các biện pháp loại trừ bền vững, chủ động ngăn chặn khả năng nguy cơ sốt rét quay trở lại từ mầm bệnh ngoại lai và ngoại nhập xâm nhập vào nội địa.

Ngày 03/01/2023
TTƯT.BS.Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích