Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 27/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 8 6 8 9 6
Số người đang truy cập
3 3 1
 Tin tức - Sự kiện
Sáng kiến của WHO nhằm ngăn chặn sự lây lan của muỗi Anopheles stephensi tại châu Phi

Tổng quan về muỗi Anopheles stephensi

Anopheles stephensi là loài muỗi có khả năng truyền cả ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum P.vivax. Nó có nguồn gốc từ Nam Á và các quốc gia của Bán đảo Ả Rập nhưng đã mở rộng phạm vi trong thập kỷ qua với các phát hiện được báo cáo ở Djibouti (2012), Ethiopia và Sudan (2016), Somalia (2019) và Nigeria (2020). Mặc dù muỗi An.stephensi có khả nănglây lan sang các nước châu Phi khác, nhưng nó chưa được phát hiện vì việc giám sát véc-tơcó hệ thống, quy mô lớn vẫn còn sơ khai.

MuỗiAnopheles stephensi có khả năng phát triển mạnh ở môi trường thành thị, khác với các loài véc-tơ SR chính khác chủ yếu sinh sản tại các khu vực nông thôn. Ở những nơi mà An.stephensi được báo cáo tại châu Phi, nó được phát hiện kháng với nhiều loại hóa chất diệt côn trùng được sử dụng trong y tế công cộng, điều này đặt ra thêm thách thứcchocông tác phòng chống loài muỗi này.

Sự xâm nhập của muỗiAn.stephensi tại khu vực châu Phi hạ Saharavốncó gánh nặng sốt rét cao nhất và hơn 40% dân số sống tại các môi trường thành thị làđặc biệt đáng lo ngại. Từ năm 2012, An.stephensi được cho là góp phần vào sự quay trở lại của bệnh sốt rét tại thành phố Djibouti vàít nhất một đợt bùng phát dịch bệnh tại Ethiopia. Trong khi vai trò củaAn. Stephensiđối với việc lan truyền sốt rét trong khu vực nhìn chung chưa rõ ràng, thì tình trạng phát triển nhanh của nhiều thành phố tại châu Phi cùng với sự xâm nhập và lây lan của véc-tơ sốt rét dễ thích ứng và phát tán này (this highly efficient and adaptable malaria vector) có thể làm suy yếu những thành quả đã đạt được trong việc giảm gánh nặng sốt rét.


Số ca sốt rét được báo cáo tại Djibouti, 2010-2020

Trong một cảnh báo véc-tơ năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định sự lây lan của muỗiAn.stephensi như là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét – đặc biệt tại châu Phi. Sáng kiến mới của WHO đưa ra vào tháng 9 năm 2022 có mục đích ngăn chặn tình trạng muỗi An. Stephensilây lan rộng hơn trong khu vực và nhằm xác định liệu bệnh sốt rét có thể được loại trừ khỏi các khu vực mà loài muỗi này đã phát triển tràn lan hay không.

Mô hình tác động tiềm tàng của muỗiAnopheles stephensi

Các nghiên cứu mô hình toán học gần đây cố gắng cho thấy muỗiAn.stephensi có thể lây lan ở đâu và như thế nào, và những tác động tiềm tàng đối với lan truyền và phòng chống sốt rét tại châu Phi. Một nghiên cứu dự báo rằng An.stephensi có thể làm cho 126 triệu người ở châu Phi có nguy cơ mắc sốt rét nếu véc-tơ này lây lan không được kiểm soát. Một nghiên cứu khác ước tính rằng số ca mắc sốt rét tại Ethiopia có thể tăng lên 50% nếu muỗi An.stephensi lan rộng đến tất cả các khu vực cảm nhiễm (receptive areas). Tuy nhiên, các mô hình này được dựa trên các giả định vốn chưa được xác thực đầy đủ tại bối cảnh châu Phi, và bất cứ kết quả nào cũng nên được giải thích thận trọng.

Sốt rét ảnh hưởng nặng nề nhất tại khu vực Châu Phi

Trong năm 2020, phần lớn các ca mắc (95%) và tử vong (96%) sốt rét được phát hiện tại khu vực châu Phi của WHO. Trẻ em châu Phi phải gánh chịu hậu quả của căn bệnh này: ước tính 80% tử vong sốt rét trong khu vực là trẻ em dưới 5 tuổi.

Gánh nặng sốt rét giảm đáng kể từ năm 2000 đến 2015 ở nhiều quốc gia châu Phi có lan truyền sốt rét từ mức độ vừa đến cao. Tuy nhiên, tiến độ đã chững lại trong những năm gần đây và tình trạng gián đoạn các dịch vụ sốt rét trong suốt đại dịch COVID-19 gây thêm khó khăn cho các nỗ lực phòng chống sốt rét trong khu vực.

SÁNG KIẾN MỚI CỦA WHO

Để hỗ trợ đáp ứng hiệu quả đối với muỗi An. stephensi tại châu Phi, WHO đang phát động sáng kiến mới này nhằm mục đích:

Tăng cường HỢP TÁC

Các chương trình phòng chống sốt rét quốc gia, các nhà nghiên cứu, các nhà tài trợ và các cơ quan khác thực hiện giám sát, nghiên cứu và phòng chống muỗi An.stephensi phải hợp tác một cách hiệu quả để đảm bảo rằng kiến thức được chia sẻ, các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu, và các hoạt động then chốt được ưu tiên. Bởi vì muỗi An.stephensi có khả năng lây lan nhanh cho nêncần phải hợp tác xuyên biên giới và các quốc gia nên làm việc cùng với nhau để đảm bảo có được một biện pháp tiếp cận khu vực hiệu quả.

Tăng cường GIÁM SÁT

Giám sát côn trùng có thể xác định phạm vi lây lan của muỗi An.stephensi và vai trò truyền bệnh của nó; điều cần thiết là thắt chặt các biện pháp phòng chống cụ thể và đánh giá tác động của chúng. Nên thực hiện giám sát ca mắc sốt rét ở người để điều tra tác động tiềm tàng của sự hiện diện của véc-tơ đối với sốt rét, đặc biệt khu vực thành thị. Việc giám sát như vậy có thểchỉ ra sự có mặt của muỗi An.stephensi tại các khu vực mà nó chưa được phát hiện.

Tăng cường Trao Đổi Thông Tin

Thông tin về sự hiện diện của của muỗi An.stephensicũng như những thành công và thất bại trong nỗ lực phòng chống véc-tơ cần được dẫn chứng và chia sẻ rộng rãi và nhanh chóng - ở cả cấp quốc gia và quốc tế - để xác định các thực hành tốt nhất và thông báo biện pháp đáp ứng tại các khu vực có véc-tơ.

Xây dựng HƯỚNG DẪN

Chương trình phòng chống sốt rét quốc gia cần có hướng dẫn dựa trên bằng chứng về các biện pháp thích hợp để thực hiện giám sát, tiến hành các biện pháp phòng chống, xây dựng quy chế vàdành nguồn lực để đối phó với muỗiAn. Stephensi. WHO đã đưa ra một loạt khuyến nghị ban đầu trong cảnh báo véc-tơ năm 2019 của mình. Hướng dẫn này sẽ được xem xét, và cập nhật khi thích hợp dựa trên các biện pháp thực hành tốt nhất và bằng chứng khác được xác địnhlà một phần của sáng kiến khu vực.

Ưu tiên NGHIÊN CỨU

Đánh giá tác động của các biện pháp can thiệp phòng chống véc-tơ là điều quan trọng, và đặc biệt là các công cụ mới để chống lại An. Stephensi. Thực hiện nghiên cứutập trung vào muỗi An.stephensi sẽ cho phép các chương trình tìm ra các cách tốt nhất để đối phó loài véc-tơ xâm nhập này và lồng ghép với các biện pháp phòng chống nhắm đến các loài véc-tơ khác.

Các chiến lược phòng chống véc-tơ xâm nhập

Nhìn chung, để đối phó với các loài véc-tơ xâm nhập này, ba chiến lược chính có thể được xem xét gồm:


Hình 2

1.Phòng chống: chấp nhận rằng loài muỗi đã xâm nhập vào các khu vực nhất định, vàkiểm soát nó để giảm nhẹ gánh nặng sốt rét có thể gia tăng ở nơi loài này hiện diện.

2.Khống chế: Cho phép loài muỗi này tồn tại ở một khu vực nhất định nhưng thực hiện giám sát và phòng chống tăng cường, đặc biệt tại các vùng ven, để ngăn chặn tiếp tục lây lan

3.Loại trừ: Loại trừ loài muỗi này khỏi khu vực bị xâm nhập từ thành công của các nỗ lực thực hiệncác chiến lược 1 và 2

Trong khi vẫn chưa rõ tính khả thi của các chiến lược này đối với muỗi An.stephensi tại châu Phi, cần hành động để xây dựng cơ sở bằng chứng để đánh giá hiệu lực của chúng trong khi đáp ứng với nhiệm vụ trước mắt là ngăn chặn sự lây lan của loài véc-tơ xâm nhập này trên khắp châu Phi.

Xây dựng và duy trì biện pháp đáp ứng lồng ghép

Các ứng phó quốc gia đối với muỗiAn. stephensi nên là một phần của đáp ứng toàn diện đối với các véc-tơ sốt rét, được hướng dẫn theo chiến lược kỹ thuật Toàn cầu của WHO đối với sốt rét 2016 – 2030. Nếu khả thi, cần tìm cáchlồng ghép với các nỗ lực phòng chống các bệnh do véc-tơ truyền khác, chẳng hạn như trong lĩnh vực giám sát nơi sinh sản của muỗi ở các khu vực đô thị và ven đô.Đáp ứng Phòng chống Véc-tơ Toàn cầu của WHO 2017-2030 (WHO Global Vector Control Response 2017–2030)cung cấp một chương trình khung để điều tra và thực hiện biện pháp lồng ghép như vậy đối với các bệnh do véc-tơ truyền.


Hình 3

Bốn trụ cột hành động là:

1.Tăng cường hành động và hợp tác liên ngành và trong ngành

2.Cam kết và vận động cộng đồng

3.Tăng cường giám sát véc-tơ và theo dõi đánh giá các biện pháp can thiệp

4.Mở rộng quy mô và lồng ghép các biện pháp và các cách tiếp cận

Theo dõi sự lây lan của muỗiAnopheles stephensi

Bản đồ các mối đe dọa sốt rét của WHO (WHO Malaria Threats Map)có một phần dành riêng cho các véc-tơ xâm nhập, bao gồm cảmuỗiAn.stephensi. Tất cả các báo cáo ghi nhận về sự hiện diện của An.stephensi nên được báo cáo cho WHO để có thể chia sẻ dữ liệu và cập nhật hiểu biết về sự phân bố và lây lan của loài véc-tơ này. Thông tin này sẽ cung cấp cơ sở để đánh giá hiệu quả của bất kỳ nỗ lực nào nhằm kiểm soát và loại trừ muỗiAn.stephensi.

 

Ngày 10/01/2023
PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, An Khang, Như Quỳnh
Nguồn: https://www.who.int/publications/i/item/WHO-UCN-GMP-2022.06
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích