Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 26/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 8 2 5 4 2
Số người đang truy cập
2 8
 Tin tức - Sự kiện
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị sử dụng loại màn ngủ chống muỗi mới dựa trên nghiên cứu của Trường y học nhiệt đới & vệ sinh dịch tễ London (LSHTM) và các đối tác

Các chuyên gia hoan nghênh cột mốc quan trọng trong công cuộc phòng chống sốt rétnày nhưng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý cẩn thận việc triển khai loại mànmới này để gặt hái được tác động ảnh hưởng lâu dài.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cập nhật chính sách của mình về loại thuốc diệt muỗi được sử dụng trên màn ngủ phòng chống sốt rét.

Trước tình hình muỗi Anopheles đang ngày càng kháng với pyrethroid, hoá chất hiện đang được sử dụng trên các loại màn ngủ tẩm hoá chất diệt muỗi (ITNs), WHO giờ đâykhuyến nghị rằng các khu vực có kháng thuốc diệt muỗi pyrethroid nên sử dụng màn ngủ tẩm pyrethroid-chlorfenapyr như là một lựa chọn thay thế.

Các khuyến nghị này được dựa trên quá trình hơn 15 năm nghiên cứu được thực hiện bởi Trường y học nhiệt đới & vệ sinh dịch tễ London (London School of Hygiene & Tropical Medicine - LSHTM) và các đối tác, đặc biệt là các kết quả từ hai thử nghiệm ngẫu nhiên quy mô lớn.

Kết quả nghiên cứu tại TanzaniaBenin, hai quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc pyrethroid rất cao, đã ủng hộ tiềm năng cứu mạng người của các màn ngủ được xử lý bằng chlorfenapyr –đây cũng là lần đầu tiên một loại thuốc diệt muỗi mới an toàn và hiệu quả được chứng minh trong suốt 40 năm qua.

Tiến sĩ Manfred Accrombessi, Giáo sư trợ giảngmôn Dịch tễ học tại LSHTM và là người điều hành thử nghiệm tại Benin, cho biết: "Các thử nghiệm tại Tanzania và Benin cung cấp đủ bằng chứng cho việc triển khai rộng rãi các màn ngủ được xử lý bằng thuốc diệt muỗi chlorfenapyr-pyrethroid. Tuy nhiên, các màn ngủ thế hệ mới này nên được triển khai bằng một kế hoạch quản lý kháng thuốc toàn diện, dài hạn để tránh tái diễn sai lầm của quá khứ."


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cập nhật
chính sách của mình về loại thuốc diệt muỗi được sử dụng trên màn ngủ phòng chống sốt rét.

Tiến sĩ Corine Ngufor, Giáo sư trợ giảng của môn Côn trùng Y học tại LSHTM, cho biết thêm: "khuyến nghị này của WHO này là một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại sốt rét, với gần hai thập kỷ đổi mới và nghiên cứu đã giúp chúng tôi gặt hái được thành tựu này. Trong vài năm tới, dự kiến sẽ triển khai quy mô lớn các loại màn ngủ này ở các quốc gia sốt rét lưu hành, điều này sẽ giúp thúc đẩy tiến trình chống lại sốt rét. Cần phải huy động mọi nỗ lực để bảo tồn hiệu lực của loại màn mới này và loại bỏ các rào cản cản trở sự đổi mới phòng chống véc-tơ không ngừng nghỉ."

ITNs hiện đang là một trong những chiến lược chính để phòng ngừa bệnh sốt rét. Những chiếc màn này được xử lý với thuốc diệt côn trùng trong quá trình sản xuất, hoạt động như một rào chắn vật lý có thể xua đuổi và tiêu diệt các con muỗi mang mầm bệnh.

Cho đến nay, ITNs chỉ chứa pyrethroid, một loại thuốc diệt côn trùng giết muỗi bằng cách tác động lên hệ thần kinh của chúng, đã được WHO khuyến nghị là biện pháp can thiệp tối ưu tại tất cả các khu vực mà bệnh sốt rét lưu hành, đặc biệt là ở vùng châu Phi cận sa mạc Sahara.

Tuy nhiên, khi muỗi trở nên kháng pyrethroid, hiệu lực của những chiếc màn này sẽ giảm. Hậu quả là, số ca sốt rét đang tăng lên, với 627.000 trường hợp tử vong được ghi nhận vào năm 2020, chủ yếu tại châu Phi và phần lớn số này là trẻ em.

Trước tình hình phải có một giải pháp cấp thiết, các nhà khoa học của LSHTM đã giúp phát triển một loại màn mới, Interceptor® G2 (IG2) (được sản xuất bởi BASF), kết hợp pyrethroid với một loại thuốc diệt côn trùng khác có tên chlorfenapyr. Khác với pyrethroid, chlorfenapyr gây chuột rút ở cánh khiến muỗi không thểdi chuyển hoặc bay. Phương pháp mới, độc đáo này có cơ chế hoạt động là tiêu diệt những con muỗi kháng pyrethroid sau khi chúng tiếp xúc với thuốc.

Các kết quả từ một thử nghiệm kéo dài hai năm với hơn 39.000 hộ gia đình có hơn 4.500 trẻ em từ 6 tháng đến 14 tuổi ở Tanzania đã cung cấp bằng chứng quy mô lớn đầu tiên về hiệu lực của màn IG2. Được công bố trên tạp chí The Lancet vào tháng Ba năm 2022 và được dẫn dắt bởi các nhà nghiên cứu từ LSHTM, thử nghiệm này đã phát hiện ra rằng các màn IG2 gần như giảm một nửa các trường hợp mắc sốt rét so với các màn ITN chỉ chứa pyrethroid.

Trong một thử nghiệm dịch tễ học tương tự ở Benin với gần 54.000 hộ gia đình, kết quả cũng tương tự so với nghiên cứu ở Tanzania. Các màn IG2 đã giảm 46% số ca nhiễm sốt rét ở trẻ em từ 6 tháng đến 10 tuổi trong vòng hai năm so với các màn chỉ chứa pyrethroid. Kết quả được công bố trên tạp chí The Lancet vào tháng 1 năm nay và cung cấp mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh dẫn đến sự cập nhật hướng dẫn chính sách của Tổ chức Y tế Thế giới.

Các đơn vị cộng tác tham gia các thử nghiệm ở Tanzania và Benin bao gồm Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng Cotonou, Trường Đại học Y học Kitô Giáo Kilimanjaro, Viện Nghiên cứu Y học Quốc gia MwanzaHiệp hộiPhòng chống Vector Sáng tạo.

Sau thông báo này của WHO, hy vọng sẽ có cuộc triển khai rộng lớn các màn IG2 tại các nước bệnh sốt rét lưu hành, với tiềm năng cứu sống nhiều trẻ em trên toàn thế giới.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tham gia vào các thử nghiệm này nhấn mạnh sự cần thiết của các chiến lược quản lý kháng hoá chất đúng đắn và sự kết hợp các công cụ khác ngoài màn để ngăn chặn việc tái diễn trình trạng kháng hoá chất đã ghi nhận đối với pyrethroid.

TS. Natacha Protopopoff, Giáo sư trợ giảng môn Côn trùng học tại LSHTM và chủ nhiệm chính cho cả hai thử nghiệm, nói: “Việc khuyến nghị sử dụng IG2 là một tin vui đối với tất cả những người làm việc trong lĩnh vực phòng chống sốt rét và đó là một công cụ bổ sung để giúp chống lại bệnh sốt rét.

“Đây là kết quả của hơn một thập kỷ phát triển và đánh giá và đã được hiện thực hoá nhờ vào sự hợp tác mạnh mẽ giữa các ngành công nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan tài trợ. Tuy nhiên, các chương trình sử dụng màn nên cân nhắc các chiến lược thay thế thích hợp và kế hoạch quản lý kháng hoá chất để gặt hái được tác động ảnh hưởng lâu dài của các công cụ mới này.”

Tiến sĩ Jackie Mosha, Viện Nghiên cứu Y học Quốc gia, Tanzania, cho biết: “Tôi rất tự hào vì đã đóng góp vào thử nghiệmđưa ra bằng chứng cần thiết cho việc khuyến nghị sử dụng IG2 của WHO. Việc triển khai công cụ mới hiệu quả này sẽ giúp các nỗ lực phòng chống sốt rét trở lại đúng lộ trình và bảo vệ cộng đồng khỏi căn bệnh chết người này ở Tanzania và các nước châu Phi cận hoang mạc Sahara khác.”

Tiến sĩ Astrid Bonfield, Giám đốc điều hành của tổ chức Malaria No More UK, cho biết: "Tin tức hôm nay là một cột mốc đáng chú ý và hứa hẹn trong cuộc đua chống lại tình trạng kháng hoá chất của côn trùng, với các tổ chức LSHTM và IVCC đóng vai trò dẫn đầu trong việc bổ sung một công cụ mới hiệu quả vào kho vũ khí chống sốt rét của chúng ta.

Đây là một thành tựu đáng nể trong lĩnh vực đổi mới khoa học được hỗ trợ bởi Anh, nhưng nếu không có sự tài trợ mạnh mẽ cho các chương trình như Dự án Màn mới do IVCC dẫn đầu để thử nghiệm và cung cấp các công nghệ mới nhất, những chiếc màn thế hệ mới này và những ý tưởng sáng tạo cứu mạng người khác sẽ không đến được nhóm dân số nguy cơ cao nhất cần chúng nhất."

Các nhà tài trợ bao gồm Quỹ Bill và Melinda Gates, Chương trình Thử nghiệm Sức khỏe Toàn cầu chung của Vương quốc Anh (được hỗ trợ bởi Hội nghiên cứu Y khoa, Quỹ Wellcome TrustVăn phòng Phát triển và Hợp tác Quốc tế), UNITAIDQuỹ Toàn cầu.

 

Ngày 04/04/2023
PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Nguồn: WHO recommends new malaria nets based on research by LSHTM and partners | LSHTM)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích