Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 26/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 8 2 5 1 7
Số người đang truy cập
3 4
 Tin tức - Sự kiện
Một số điểm chính trong Báo cáo sốt rét thế giới 2022 (Phần 3)

Đu tư vào các chương trình và nghiên cu st rét; Phân b và phm vi phòng chng st rét; phân bvà đ bao ph chn đoán và điu tr st rét; Tiến trình hưng đến các ct mc GTS ca năm 2020,...

ĐẦU TƯ VÀO CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGHIÊN CỨU SỐT RÉT

              ■GTS đưa ra các ước tính về kinh phí cần thiết để đạt được các mốc quan trọng cho năm 2025 và 2030. Tổng nguồn lực hàng năm cần thiết ước tính là 6,8 tỷ USD vào năm 2020, tăng lên 9,3 tỷ USD vào năm 2025 và 10,3 tỷ USD vào năm 2030. Ước tính cần phải bổ sung kinh phí hàng năm cho nghiên cứu và phát triển sốt rét toàn cầu (R&D) là 0,85 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 2021–2030.

Tổng kinh phí dành cho phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2021 ước tính là 3,5 tỷ USD, so với 3,3 tỷ USD vào năm 2020 và 3,0 tỷ USD vào năm 2019. Khoản đầu tư vào năm 2021 đã giảm so với số tiền ước tính 7,3 tỷ USD cần thiết trên toàn cầu để đạt tới các mốc quan trọng của Chiến lược kỹ thuật toàn cầu (GTS).

Khoảng chênh lệch giữa khoản đầu tư và nguồn lực cần thiết tiếp tục gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, tăng từ 2,6 tỷ USD năm 2019 lên 3,5 tỷ USD năm 2020 và 3,8 tỷ USD năm 2021.

Trong giai đoạn 2010–2021, 67% tổng kinh phí (gần 2,4 tỷ USD) cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đến từ các nguồn quốc tế. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (USA) đã đóng góp hơn 1,3 tỷ đô la Mỹ thông qua tài trợ song phương theo kế hoạch cũng như phần đóng góp điều chỉnh cho sốt rét của các cơ quan đa phương. Tiếp theo là các khoản giải ngân song phương và đa phương từ Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Anh) và Đức khoảng 0,2 tỷ USD; Canada, Pháp và Nhật Bản đóng góp khoảng 0,1 tỷ USD; và tổng cộng 0,4 tỷ USD từ các quốc gia khác là thành viên của Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance Committee) và từ các nhà đóng góp thuộc khu vực tư nhân.

Chính phủ của các quốc gia lưu hành bệnh sốt rét đã đóng góp hơn một phần ba tổng kinh phí vào năm 2021, với khoản đầu tư hơn 1,1 tỷ USD, trong đó hơn 0,3 tỷ USD được chi cho quản lý ca bệnh sốt rét trong khu vực công và 0,8 tỷ USD cho các hoạt động phòng chống sốt rét khác, tăng 0,1 tỷ đô la Mỹ từ năm 2020.

Trong số 3,5 tỷ đô la Mỹ được đầu tư vào năm 2020, hơn 1,5 tỷ đô la Mỹ (44%) được chuyển qua Quỹ toàn cầu. So với những năm trước, khoản giải ngân của Quỹ Toàn cầu cho các quốc gia lưu hành sốt rét đã tăng khoảng 0,1 tỷ USD kể từ năm 2020 và 0,3 tỷ USD kể từ năm 2019.

Sự phân loại của Ngân hàng Thế giới theo nhóm thu nhập thay đổi theo từng năm. Vào năm 2021, 27 quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp chiếm 47% tổng số tiền tài trợ, kinh phítài trợ cho các nước này giatăng hơn 50% kể từ năm 2010 và đây cũng là các quốc gia chiếm hơn 90% các trường hợp mắc và tử vong do sốt rét toàn cầu. 39 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (low- and middle-income countries _LMIC) chiếm 41% tổng kinh phí vào năm 2021, trong khi các quốc gia còn lại và các khu vực không xác định nơi không có thông tin địa lý về người tiếp nhận chiếm 12% kinh phí sốt rét.

Việc đánh giá kinh phí sốt rét bình quân đầu người có nguy cơ làm nổi bật sự khác biệt về tài trợ trong nước và quốc tế giữa các khu vực của WHO và đã cho thấy những thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua. Hầu hết ở các khu vực của WHO, tài trợ sốt rét cho mỗi người dân có nguy cơ giảm xuống thấp hơn mức của năm 2010, ngoại trừ Khu vực Châu Phi của WHO, trong đó tài trợ tăng gấp đôi vào năm 2021 so với năm 2010.

Trong số 3,5 tỷ đô la Mỹ được đầu tư vào năm 2021, hơn ba phần tư (78%) dành cho khu vực Châu Phi của WHO, 5% cho mỗi khu vực khu vực Đông Nam Á và Đông Địa Trung Hải, 4% dành cho khu vực Châu Mỹ và 3% cho khu vực Tây Thái Bình Dương. 5% còn lại trong tổng kinh phí năm 2021 được phân bổ cho các khu vực không xác định.

Do đại dịch COVID-19 và các cuộc khủng hoảng khác, nhiều quốc gia đã có những thay đổi về tổng sản phẩm quốc nội thực (real GDP)làm chonền kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng theo như tăng trưởng 5,5% vào năm 2021 sau khi giảm 3,4% vào năm 2020. Năm 2021, các quốc gia có thu nhập thấp hơn và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình(LMIC) có mức tăng trưởng đáng kể, chỉ 11% trong số các quốc gia này chịu cú sốc tiêu cực đối với tăng trưởng GDP thực của họ so với mức 70% vào năm 2020. Mặc dù nguồn tài trợ cho bệnh sốt rét tiếp tục tăng nhưng tác động thực sự của đại dịch COVID-19, khủng hoảng kinh tế liên quan, các yếu tố toàn cầu khác và sự gia tăng dân số có nguy cơ sẽ tiếp tục bộc lộ trong những năm tới.

Tổng kinh phí R&D về sốt rét là 626 triệu đô la Mỹ vào năm 2021.

Đây là năm thứ ba tài trợ giảm liên tiếp kể từ mức cao nhất năm 2018, trong đó tài trợ cho R&D về sốt rét giảm ở hầu hết các danh mục sản phẩm. Đặc biệt, Quỹ Bill & Melinda Gates đã giảm đầu tư; tuy nhiên, quỹ này vẫn là nhà tài trợ tổng thể lớn thứ ba về nghiên cứu và phát triển (R&D) vắc-xin sốt rét, chỉ sau Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) và ngành y tế.

Tài trợ cho nghiên cứu cơ bản dường như giảm tuyệt đối lớn nhất vào năm 2021 (–12%) và sản xuất sản phẩmphòng chống véc tơ giảm gần 20% kể từ năm 2020. Tài trợ cho chẩn đoán chiếm 2,5% tổng tài trợ sốt rét vào năm 2021, tỷ lệ thấp nhất kể từ 2013. Chỉ có R&D cho các phương pháp điều trịđã vượt qua xu hướng giảm chung, với R&D thuốc tăng 2,3% và sinh học tăng 7,0%.

NIH Hoa Kỳ vẫn là nhà tài trợ hàng đầu cho R&D bệnh sốt rét vào năm 2021, với nguồn tài trợ duy trì ổn định ở mức 189 triệu đô la Mỹ, tiếp theo là ngành y tế và Quỹ Bill & Melinda Gates.

PHÂN BỐ VÀ PHẠM VI PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT

Dữ liệu phân phối của các nhà sản xuất trong giai đoạn 2004–2021 cho thấy gần 2,5 tỷ màn ITNs đã được cung cấp trên toàn cầu, trong đó 2,2 tỷ (87%) được cung cấp cho châu Phi hạ Sahara.

Các nhà sản xuất đã cung cấp khoảng 220 triệu màn ITNs cho các quốc gia lưu hành sốt rét vào năm 2021. Trong số này, 46% là màn pyrethroid–piperonyl butoxide (PBO) và 9% là màn ITNs hoạt chất kép.

Đến năm 2021, 68% hộ gia đình ở châu Phi hạ Sahara có ít nhất một màn ITN, tăng từ khoảng 5% vào năm 2000. Tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ít nhất một màn ITN cho mỗi hai người tăng từ 1% năm 2000 lên 38% vào năm 2021. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ dân số có sử dụngmàn ITN trong hộ gia đình của họ đã tăng từ 3% lên 54%.

Tỷ lệ dân số ngủ màn ITN cũng tăng đáng kể từ năm 2000 đến năm 2021, đối với toàn bộ dân số (từ 2% lên 47%), đối với trẻ em dưới 5 tuổi (từ 3% lên 53%) và đối với phụ nữ mang thai ( từ 3% đến 53%).

Nhìn chung, việc tiếp cận và sử dụng màn ITNs vẫn ở dưới mức quan sát được trong năm 2017.

Trên toàn cầu, tỷ lệ dân số nguy cơ được bảo vệ bằng phun tồn lưu trong nhà (IRS) ở các quốc gia lưu hành sốt rét đã giảm từ 5,5% năm 2010 xuống 2,4% vào năm 2021. Tỷ lệ dân số được bảo vệ bằng IRS vẫn ổn định kể từ năm 2016, với tỷ lệ ít hơn hơn 6% dân số được bảo vệ ở mỗi khu vực của WHO.

Số người dân đượcbảo vệ bằng IRS trên toàn cầu đã giảm từ 153 triệu vào năm 2010 xuống còn 112 triệu vào năm 2015 và tiếp tục giảm xuống còn 80 triệu vào năm 2021.

Số trẻ em trung bình được điều trị trong mỗi chu kỳ SMC tăng từ khoảng 0,2 triệu vào năm 2012 lên gần 45 triệu vào năm 2021.

Tổng số liều điều trị được cung cấp tại 15 quốc gia triển khai SMC vào năm 2021 là khoảng 180 triệu liều.

Bằng dữ liệu từ 33 quốc gia trong Khu vực Châu Phi của WHO, người ta đãtính được tỷ lệ sử dụng IPTp theo liều. Năm 2021, có 72% phụ nữ mang thai sử dụng dịch vụ CSSKBĐ ít nhất một lần trong thai kỳ. Khoảng 55% phụ nữ mang thai nhận được một liều IPTp, 45% nhận được tiêm hai liều và 35% nhận được ba liều.

PHÂN BỐ VÀ ĐỘ BAO PHỦ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT

Trên toàn cầu, 3,5 tỷ xét nghiệm chẩn đoán nhanh sốt rét (RDT) đã được các nhà sản xuất bán ra trong giai đoạn 2010-2021, với gần 82% doanh số này là ở các quốc gia châu Phi hạ Sahara. Trongthời gian cùng kỳ, các chương trình sốt rét quốc gia (NMP) đã phân phối 2,4 tỷ RDTs – 88% ở vùng châu Phi hạ Sahara.

Vào năm 2021, 413 triệu RDTđã được các nhà sản xuất bán ra và 262 triệu RDT được các chương trình NMP phân phối.

Gần 3,8 tỷ liệu trình điều trị ACT đã được các nhà sản xuất cung cấp trên toàn cầu trong giai đoạn 2010–2021. Khoảng 2,6 tỷ trong số này được cung cấp cho khu vực công ở các quốc gia lưu hành bệnh sốt rét; phần còn lại là các cơ chế đồng thanh toán của Cơ sở Thuốc Giá cả phải chăng (Affordable Medicines Facility–malaria_AMFm) hoặc của Quỹ Toàn cầu chokhu vực công hoặc tư nhân hoặc đây là cung cấp cho khu vực tư nhân bên ngoài cơ chế đồng thanh toán của Quỹ Toàn cầu trong những năm liên quan.

Dữ liệu quốc gia do các NMP báo cáo trong giai đoạn 2010–2021 cho thấy 2,4 tỷ ACT đã được chuyển đến các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế để điều trị bệnh nhân sốt rét trong khu vực y tế công cộng.

Vào năm 2021, khoảng 225 triệu ACT đã được các nhà sản xuất cung cấp cho ngành y tế công cộng; trong cùng năm đó, 242 triệu ACT đã được các NMP phân phối cho ngành này, 97% số thuốc này cung cấp cho vùng châu Phi hạ Sahara.

Dữ liệu tổng hợp từ các cuộc điều tra hộ gia đình được thực hiện ở châu Phi hạ Sahara từ năm 2005 đến 2021 ở 20 quốc gia với ít nhất hai cuộc điều tra (điều tra cơ sở 2005–2011 và gần đây nhất là 2015–2021) được sử dụng để phân tích độ bao phủ của việc tìm đến cơ sở điều trị, chẩn đoán và sử dụng ACT ở trẻ em dưới 5 tuổi.

So sánh các cuộc điều tra ban đầu và cuộc điều tra mới nhất cho thấy có rất ít thay đổi về tỷ lệ bị sốt trong 2 tuần trước cuộc điều tra (trung bình 25% so với 20%) hoặc trong tìm kiếm điều trị khi sốt (trung bình 65% so với 67%).

So sánh nguồn điều trị giữa điều tra ban đầu và điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ người được chăm sóc y tế từ các cơ sở công tăng từ mức trung bình là 58% lên 69%, tỷ lệ người được chăm sóc từ khu vực tư nhân giảm từ mức trung bình là 40% đến 28% và tỉ lệ sử dụng nhân viên y tế cộng đồng vẫn ở mức thấp, với mức trung bình lần lượt là 2% và 1%.

Tỷ lệ chẩn đoán ở trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt và ở những người tìm kiếm chăm sóc y tế tăng lên đáng kể, từ mức trung bình 30% lúc ban đầu lên 57% trong các cuộc khảo sát hộ gia đình mới nhất.

Việc sử dụng ACT ở những người tìm đến cơ sở y tế cũng tăng lên, từ 14% lúc ban đầu lên 24% trong các cuộc khảo sát mới nhất.

Trong số những người tìm đến cơ sở y tế và những người được chích máu ngón tay hoặc gót chân, tỷ lệ sử dụng ACT là 29% trong cuộc khảo sát gần đây nhất, so với 21% lúc ban đầu.

TIẾN TRÌNH HƯỚNG ĐẾN CÁC CỘT MỐC GTS CỦA NĂM 2020

Mục tiêu của GTS là giảm tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét ít nhất 75% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030 so với mức cơ sở năm 2015. Năm 2020, mục tiêu GTS là giảm 40% vào năm 2020.

Số quốc gia đạt được các mục tiêu GTS cho năm 2021 được lấy từ các ước tính gánh nặng chính thức, thay vì từ các dự báo (như đã được thực hiện trong Báo cáo sốt rét thế giới 2020).

Vào năm 2020 và 2021, các ước tính bao gồm tác động của việc gián đoạn các dịch vụ sốt rét trong đại dịch và dựa trên một phương pháp mới để xác định tỷ lệ nguyên nhân tử vong (cause of death_CoD) sốt rét.

Cho dù những tiến bộ đáng kể đã đạt được kể từ năm 2000, các mốc quan trọng về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của GTS 2020 đã không đạt được trên toàn cầu. Nếu tiếp tục xu hướng như hiện tại, các mục tiêu GTS 2025 sẽ không đạt được trên toàn cầu.

Tỷ lệ mắc mới sốt rét trong năm 2021 là 59 ca trên 1000 dân số có nguy cơ thay vì 31 ca trên 1000 như mong đợi nếu thế giới đi đúng hướng đối với cột mốc tỷ lệ mắc bệnh GTS vào năm 2021, điều nàycó nghĩa là trên toàn cầu, chúng ta đang đi chệch hướng 48%.

Mặc dù tỷ lệ tử vong đạt được tiến bộ tương đối lớn hơn so với tỷ lệ mắc mới, nhưng mục tiêu GTS là 7,8 ca tử vong do sốt rét trên 100.000 dân có nguy cơ vào năm 2021 lại thấp hơn 48% so với tỷ lệ tử vong 14,8 được ghi nhận trong năm đó.

Trong số 93 quốc gia lưu hành sốt rét (bao gồm cả lãnh thổ Guiana thuộc Pháp) trên toàn cầu vào năm 2015, 39 (42%) đã đạt mốc GTS về tỷ lệ mắc bệnh cho năm 2021, số ca mắc mới đã giảm 40% hoặc hơn hoặc báo cáo không có ca sốt rét.

19 quốc gia (20%) đã đạt được tiến bộ trong việc giảm tỷ lệ mắc mới sốt rét nhưng thấp hơn mục tiêu dự kiến.

27 quốc gia (29%) có tỷ lệ mắc mới sốt rét tăng và 14 quốc gia (15%) có tỷ lệ mắc mới sốt rét tăng từ 40% trở lên trong năm 2021 so với năm 2015.

Ở tám quốc gia (8,6%), tỷ lệ mắc mới sốt rét năm 2021 tương tự như năm 2015.

43 quốc gia (46%) lưu hành sốt rét năm 2015 đã đạt được mốc GTS về tử vong sốt rét vào năm 2021, với 28 quốc gia trong số đó báo cáo không có ca tử vong do sốt rét.

22 quốc gia (24%) đã giảm được tỷ lệ tử vong do sốt rét nhưng thấp hơn mục tiêu 40%.

Tỷ lệ tử vong do sốt rét vẫn ở mức tương tự vào năm 2021 như năm 2015 ở 9 quốc gia (9,7%), trong khi tỷ lệ tử vong tăng ở 19 quốc gia (20%), 11 trong số đó có mức tăng từ 40% trở lên.

Khu vực Đông Nam Á của WHO đã đạt được các mốc GTS 2020 về cả tỷ lệ mắc và tử vong sốt rét. Tất cả các quốc gia trong khu vực ngoại trừ Indonesia đều giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong từ 40% trở lên.

(còn tiếp phần 4) 

Ngày 26/04/2023
PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, An Khang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích