Thực trạng véc tơ tại các điểm gia tăng sốt rét huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa năm 2023_Phần 1
Trước bối cảnh số ca mắc sốt rét tăng so với cùng kỳ năm 2022 tại 3 xã (Xã Khánh Thượng, xã Khánh Thành và xã Sơn Thái) của huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa, để hỗ trợ các địa phương trong không chế gia tăng ca mắc cũng như có các biện pháp phù hợp trong tình hình hiện nay. Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tăng cường hỗ trợ, trong đó có giám sát véc tơ sốt rét tại các điểm có số ca mắc tăng với mục tiêu: Đánh giá tình hình sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa; Xác định thành phần, mật độ muỗi Anopheles tại các điểm điều tra; Đánh giá tình trạng kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét và thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu ngang mô tả và thử nghiệm sinh học. Các phương pháp điều tra muỗi sốt rét - Mồi người trong và ngoài nhà ban đêm; Bẫy đèn trong và ngoài nhà ban đêm; Soi muỗi trú đậu trong nhà ban ngày; Bẫy mồi gia súc ban đêm. - Quy trình thử sinh học véc tơ sốt rét với hóa chất diệt côn trùng. Kết quả thực hiện Thông tin về địa điểm điều tra Điều tra véc tơ sốt rét được thực hiện tại các xã Khánh Thành, xã Sơn Thái và xã Khánh Thượng huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa. Đây là ba xã nằm ở phía tây của huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa. Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2019 của Bộ Y tế thì các xã Khánh Thành, xã Sơn Thái và xã Khánh Thượng thuộc vùng lưu hành sốt rét nặng.
Ba xã điều tra có đặc điểm chung là sinh cảnh đan xen giữa rừng tự nhiên và rừng trồng. Hiện nay diện tích rừng trồng (chủ yếu trồng keo) có xu hướng gia tăng và sinh cảnh ở các xã này đều có suối và hầu như nước chảy quanh năm ở các suối lớn dẫn vào các thôn/buôn và nhà rẫy. Nhờ có nguồn nước thường xuyên nên các hộ gia đình ở đây trồng các cây ăn trái như bưởi, sầu riêng, cam và các loại cây ngắn ngày gồm cây mì, lúa, bắp, chuối và trồng các cây lâm nghiệp trồng keo trên các đồi dốc. Sinh cảnh và các nhà rẫy, lán trại tại huyện Khánh Vĩnh
Người dân thường xuyên làm việc và sinh hoạt tại các khu vực nhà rẫy khác nhau cách trung tâm các xã từ 3-15 km. Đường đi vào khu vực nhà rẫy này tương đối khó khăn và thường phải vượt quá các ngầm như xã Khánh Thành, xã Sơn Thái và các đồi núi cao như xã Khánh Thượng. Vào những ngày mưa thì đi bộ cũng khó vượt qua các ngầm, suối chảy xiết nên người dân thường ngủ lại qua đêm và ở lại nhiều ngày trong các nhà rẫy. Một số nhà rẫy của người dân địa phương nhỏ nhưng có nhiều thành viên sinh hoạt và ngủ lại qua đêm để làm rẫy và phát thực bì chuẩn bị trồng keo. Ngoài ra, hiện đang trong giai đoạn thu hoạch keo nhất là xã Khánh Thượng nên hình thành các cụm lán/trại đơn sơ, nhỏ với mái che bằng bạt và không có vách. Các cụm lán/trại đơn sơ tạm bợ này gồm cả người dân tại xã Khánh Thượng và người dân đến từ các xã lân cận tập trung về khai thác và lột vỏ keo. Nhiều hộ gia đình tại các xã này sống ngay bìa rừng và khu vực này thỉnh thoảng cũng thu thập được véc tơ chính An. dirus. Ngoài ra, còn có một số hộ quanh năm sống tại khu vực nhà rẫy nên có nuôi gia súc và gia cầm tại rẫy như nuôi bò, heo và gà. Đặc biệt, hiện nay đang là giai đoạn mùa hè, nên nhiều hộ gia đình đưa con nhỏ vào rẫy để tiện cho việc làm nương rẫy và trông con. Với các đặc điểm này thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt rét sinh sản và phát triển quanh năm. Đồng thời các hoạt động kinh tế, tập quán của người dân cũng thuận lợi cho quá trình lan truyền bệnh sốt rét tại cộng đồng nhất là các khu vực nhà rẫy, khu dân cư gần rừng. Tình hình sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh Tính đến hết ngày 25/7/2023, toàn huyện Khánh Vĩnh ghi nhận 57 trường hợp bệnh (THB) tại 10/14 xã, thị trấn và số THB tập trung chủ yếu tại xã Khánh Thượng với 36 THB chiếm 63,2% tổng số THB trên toàn huyện. Các xã ghi nhận số THB thấp gồm Sơn Thái (5 THB), Khánh Trung (4 THB), Khánh Thành (2 THB), Giang Ly (2 THB), Cầu Bà (2 THB), Khánh Hiệp (2 THB), thị trấn Khánh Vĩnh (1 THB) và Khánh Nam (2 THB), Khánh Bình (1 ca). (Hình 1). Hình 1. Phân bố THB sốt rét từ tháng 1-7/2023 huyện Khánh Vĩnh
Bảng 1. Phân bố ca bệnh sốt rét theo tháng tại xã Khánh Thượng, 2018-2023 Năm | T1 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | T8 | T9 | T10 | T11 | T12 | Tổng | 2018 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 6 | 2019 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 3 | 2020 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 1 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 6 | 2021 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 2022 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 2023 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 3 | 31 | (tính đến 25/7/2023) | 36 |
(Nguồn: Số liệu thống kê tại Trạm Y tế xã Khánh Thượng) Tại xã Khánh Thượng, giai đoạn 2018-2022 bệnh nhân sốt rét được ghi nhận với số lượng thấp và phân bố rải rác vào các tháng trong năm. Riêng trong năm 2021 và 2022 chỉ ghi nhận 01 trường hợp bệnh. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2023 đến ngày 25/7/2023 xã Khánh Thượng ghi nhận số lượng ca bệnh cao với 36 ca bệnh chẩn đoán xác định và trong cùng giai đoạn này năm 2022 không ghi nhận trường hợp bệnh. Xã Khánh Thành trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2022, không ghi nhận trường hợp bệnh. Tuy nhiên từ đầu năm đến ngày 25/7/2023, xã ghi nhận 2 trường hợp bệnh xác định. Xã Sơn Thái, từ đầu năm đến nay ghi nhận 03 trường hợp bệnh xác định tỉnh đến ngày 25/7/2023. Phòng chống véc tơ sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh Năm 2022, Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh đã thực hiện biện pháp tẩm màn với hóa chất diệt côn trùng cho các xã, kết quả thực hiện với 9.995 màn đôi với dân số bảo vệ là 19.989. Tỷ lệ dân số bảo vệ so với kế hoạch đạt 99,95%. Trong đó, xã Khánh Thượng thực hiện với 675 màn được tẩm bằng hóa chất, dân số bảo vệ là 1350 người, đạt 100% so với kế hoạch. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 đến nay chưa triển khai các biện pháp phòng chống véc tơ (bảng 2) Bảng 2. Kết quả phòng chống véc tơ tại huyện Khánh Vĩnh năm 2022 Tên xã | Kết quả thực hiện | Số hộ tẩm | Số màn tẩm | Dân số được bảo vệ | % dân số bảo vệ so với KH | Số lít hóa chất đã sử dụng | Màn đôi | Màn đơn | Quy ra màn đôi | Liên Sang | 222 | 510 | 0 | 510 | 1.020 | 100 | 2,14 | Sơn Thái | 349 | 630 | 0 | 630 | 1.260 | 100 | 2,65 | Khánh Thượng | 145 | 675 | 0 | 675 | 1.350 | 100 | 2,84 | Giang Ly | 217 | 459 | 0 | 459 | 918 | 102 | 1,89 | Cầu Bà | 296 | 680 | 14 | 687 | 1.374 | 99,57 | 2,90 | Thị Trấn | 347 | 840 | 0 | 840 | 1.680 | 100 | 3,53 | Khánh Thành | 262 | 529 | 0 | 529 | 1.058 | 99,81 | 2,22 | Sông Cầu | 155 | 310 | 0 | 310 | 620 | 100 | 1,30 | Khánh Phú | 340 | 935 | 0 | 935 | 1.870 | 100 | 3,93 | Khánh Nam | 272 | 550 | 0 | 550 | 1.100 | 100 | 2,31 | Khánh Trung | 390 | 803 | 0 | 803 | 1.606 | 100,38 | 3,36 | Khánh Bình | 618 | 1,216 | 13 | 1,223 | 2.445 | 99,8 | 5,15 | Khánh Hiệp | 464 | 976 | 8 | 980 | 1.960 | 100 | 4,12 | Khánh Đông | 446 | 855 | 18 | 864 | 1.728 | 98,74 | 3,68 | Tổng cộng | 4.523 | 9.968 | 53 | 9.995 | 19.989 | 99,95 | 42 |
Kết quả cấp màn, võng cho các xã thuộc huyện Khánh Vĩnh trong năm 2023 được trình bày tại bảng 3 như sau: huyện Khánh Vĩnh đã cấp 21.800 màn và 1.750 võng với tổng dân số được bảo vệ là 45.350 người. Trong đó, xã Khánh Thượng cấp 1400 màn đôi, 110 võng - màn với lượt dân số bảo vệ là 2910 người. Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Khánh Vĩnh chưa triển khai hoạt động phòng chống véc tơ. Bảng 3. Kết quả phân bổ màn, võng cho các xã huyện Khánh Vĩnh năm 2022 TT | Tên xã | Màn đôi | Võng - màn | Dân số bảo vệ | | RAI3E | TC | RAI3E | TC | | | 1 | Liên Sang | 1.100 | 1.100 | 90 | 90 | 2.290 | | 2 | Sơn Thái | 1.300 | 1.300 | 100 | 100 | 2.700 | | 3 | Khánh Thượng | 1.400 | 1.400 | 110 | 110 | 2.910 | | 4 | Giang Ly | 950 | 950 | 80 | 80 | 1.980 | | 5 | Cầu Bà | 1.450 | 1.450 | 110 | 110 | 3.010 | | 6 | Thị Trấn | 2.600 | 2.600 | 200 | 200 | 5.400 | | 7 | Khánh Thành | 1.100 | 1.100 | 100 | 100 | 2.300 | | 8 | Sông Cầu | 650 | 650 | 50 | 50 | 1.350 | | 9 | Khánh Phú | 1.950 | 1.950 | 150 | 150 | 4.050 | | 10 | Khánh Nam | 1.150 | 1.150 | 100 | 100 | 2.400 | | 11 | Khánh Trung | 1.700 | 1.700 | 140 | 140 | 3.540 | | 12 | Khánh Bình | 2.600 | 2.600 | 200 | 200 | 5.400 | | 13 | Khánh Hiệp | 2.050 | 2.050 | 170 | 170 | 4.270 | | 14 | Khánh Đông | 1.800 | 1.800 | 150 | 150 | 3.750 | | Tổng cộng | 21.800 | 21.800 | 1750 | 1750 | 45.350 | | | | | | | | | | | | |
Tiếp theo _Phần 2
|