Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 26/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 8 2 5 5 4
Số người đang truy cập
3 1
 Tin tức - Sự kiện
Thực trạng véc tơ tại các điểm gia tăng sốt rét huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa năm 2023_Phần 2

Theo theo_Phần 1. Thực trạng véc tơ tại các điểm gia tăng sốt rét huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa năm 2023

Kết quả điều tra
muỗi Anopheles

Thành phần, mật độ muỗi Anopheles tại các điểm điều tra

Tính chung cả ba xã điều tra thì loài An. maculatus chiếm ưu thế so với các loài còn lại (276 cá thể). Trong số 16 loài thu thập được thì bắt được 04 véc tơ sốt rét gồm véc tơ chính An. minimus, An. dirus và 02 véc tơ phụ gồm loài muỗi An. aconitus An. maculatus.


Hình 2. Số lượng muỗi bắt được theo loài tại các điểm nghiên cứu

Bảng 4.Thành phần loài và số lượng Anopheles bắt được tại huyện Khánh Vĩnh

TT

Thành phần loài

Xã Khánh Thượng

Xã Khánh Thành

Xã Sơn Thái

Tổng chung

Số cá thể

Tỷ lệ (%)

Số cá

thể

Tỷ lệ

(%)

Số cá

thể

Tỷ lệ

(%)

Số cá

thể

Tỷ lệ

(%)

1

An. dirus

21

5,65

48

12,63

58

25,44

127

13,0

2

An. minimus

7

1,88

0

0,00

4

1,75

11

1,1

3

An. aconitus

15

4,03

154

40,53

40

17,54

209

21,3

4

An. maculatus

228

61,29

28

7,37

20

8,77

276

28,2

5

An. barbirostris

20

5,38

4

1,05

38

16,67

62

6,3

6

An. crawfordi

4

1,08

0

0,00

0

0

4

0,4

7

An. jamesi

4

1,08

6

1,58

0

0

10

1,0

8

An. karwari

2

0,54

6

1,58

2

0,88

10

1,0

9

An. kochi

0

0,00

16

4,21

0

0

16

1,6

10

An. pampanai

10

2,69

0

0

0

0

10

1,0

11

An, peditaeniatus

9

2,42

49

12,89

12

5,26

70

7,1

12

An. philippinensis

3

0,81

2

0,53

3

1,32

8

0,8

13

An. sinensis

0

0,00

36

9,47

0

0,00

36

3,7

14

An. splendidus

3

0,81

0

0,00

2

0,88

5

0,5

15

An. vagus

44

11,83

31

8,16

49

21,49

124

12,7

16

An. varuna

2

0,54

0

0

0

0

2

0,2

Tổng cộng

372

100

380

100

228

100

980

100

Tổng cộng thu thập được 980 cá thể muỗi Anopheles cái trưởng thành tại ba điểm điều tra, trong đó muỗi Anopheles thu thập tại xã Khánh Thượng chiếm 38,0% (372 cá thể Anopheles), xã Khánh Thành chiếm 38,8% và xã Sơn Thái chiếm 23,3% (228 cá thể). Tại xã Khánh Thượng loài An. maculatus chiếm ưu thế so với các loài còn lại, thu thập 228 cá thể (61,3%) và loài thu thập ít cá thể nhất là loài An. varunaAn. karwari mỗi loài chỉ 02 cá thể (0,54%); Tương tự tại xã Khánh Thành, An. aconituschiếm ưu thế so với các loài khác với 154 cá thể (40,53%) và xã Sơn Thái loài An. dirus chiếm ưu thế so với các loài khác.


Hình 3. Số lượng muỗi Anopheles thu thập được theo các phương pháp điều tra

Phương pháp bẫy mồi gia súc thu thập được nhiều cá thể muỗi Anopheles nhất so với các phương pháp khác. Cụ thể số lượng muỗi thu thập theo phương pháp bẫy đèn, mồi người và bẫy gia súc lần lượt là 15, 51 và 314 cá thể muỗi Anopheles ở xã Khánh Thành; 37 cá thể, 28 cá thể và 307 cá thể muỗi ở xã Khánh Thượng; 19 cá thể, 40 cá thể và 169 cá thể Anopheles ở xã Sơn Thái.

Bảng 5. Mật độ muỗi theo các phương pháp điều tra tại xã Khánh Thượng

TT

Loài

BĐTN

c/đ/đ

MNTN

c/ng/đ)

MNNN

(c/ng/đ)

Bẫy gia súc (con/bẫy/đêm)

1

An. dirus

0,5

0,67

2,17

0,33

2

An. minimus

 

2,33

3

An. aconitus

1,0

 

0,33

2,33

4

An. maculatus

3,0

0.5

0,83

67,33

5

An. barbirostris

 

6,67

6

An. crawfordi 

0,3

 

0,67

7

An. jamesi

 

1,33

8

An. karwari

 

 

0,67

9

An. pampanai

 

 

3,33

10

An. peditaeniatus

0,7

 

1,67

11

An. philippinensis

 

 

1,0

12

An. splendidus

 

 

1,0

13

An. vagus

0,5

 

0,17

13,33

14

An. varuna

0,2

 

0,33

Xã Khánh Thượng thu thập được 14 loài Anopheles, trong số 14 loài thu thập được thì có cả hai véc tơ sốt rét chính An. dirus, An. minimus và hai véc tơ phụ An. aconitus,An. maculatus. Véc tơ chính An. dirus thu thập được ở cả 4 phương pháp điều tra, nhưng An. minimus chỉ thu thập được ở chuồng gia súc.

Bảng 6. Mật độ muỗi theo các phương pháp điều tra tại xã Khánh Thành

TT

Loài

BĐTN

c/đ/đ

MNTN

c/ng/đ)

MNNN

(c/ng/đ)

Bẫy gia súc (con/bẫy/đêm)

1

An. dirus

2

1,5

4,5

0

2

An. aconitus

0,17

 

 

38,25

3

An. maculatus

0,33

 

 

6,5

4

An. barbirostris

 

 

 

1

5

An. jamesi

 

 

 

1,5

6

An. karwari

 

 

 

1,5

7

An. kochi

 

 

 

4

8

An, peditaeniatus

 

 

1,0

10,75

9

An. philippinensis

 

 

 

0,5

10

An. sinensis

 

 

1,5

6,75

11

An. vagus

 

 

 

7,75

Xã Khánh Thành chỉ thu thập được véc tơ chính An. dirus và mật độ MNNN là 4,5 con/người/đêm cao gấp 3 lần so với trong nhà. Phương pháp bẫy đèn chỉ thu thập được trong nhà với mật độ 2 con/đèn/đêm.

Bảng 7. Mật độ muỗi theo các phương pháp điều tra tại xã Sơn Thái

TT

Loài

BĐTN

c/đ/đ

MNTN

c/ng/đ)

MNNN

(c/ng/đ)

Bẫy gia súc (con/bẫy/đêm)

1

An. dirus

2

2,33

4,33

1,5

2

An. minimus

0,17

 

 

0,75

3

An. aconitus

0,17

 

 

9,75

4

An. maculatus

0,5

 

 

4,25

5

An. barbirostris

0

 

 

9,5

6

An. karwari

0

 

 

0,5

7

An, peditaeniatus

0

 

 

3

8

An. philippinensis

0

 

 

0,75

9

An. splendidus

0

 

 

0,5

10

An. vagus

0,33

 

 

11,75

Xã Sơn Thái thu thập được 2 véc tơ chính, trong đó An. dirus thu thập được ở cả 4 phương pháp điều tra và mật độ MNNN là 4,33 con/người/đêm cao gần gấp đôi so với MNTN là 2,33 con/người/đêm.

Bảng 8. Kết quả mổ muỗi sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh

TT

Loài

Số muỗi mổ

Tuyến nước bọt

Dạ dày

Buồng trứng

Số mổ

Thoa trùng

Số mổ

Oocyste

Số muỗi đẻ

Tỷ lệ (%)

1

An. dirus

71

71

0

71

0

40

56

2

An. maculatus

36

36

0

36

0

18

50

3

An. aconitus

41

41

0

41

0

22

53,7

Tổng cộng

148

148

0

148

0

80

54,1

Ghi chú: Véc tơ sốt rét chỉ mổ được khi còn sống.

Kết quả mổ muỗi cho thấy: Tổng cộng có 148 cá thể muỗi sốt rét đủ tiêu chuẩn để mổ đó là còn sống, cơ thể chưa khô cứng và trong số 148 cá thể được mổ thì có 80 cá thể muỗi đẻ chiếm 54,1%. Trong đó, tỷ lệ đẻ cao nhất là véc tơ chính An. dirus với 56% (56/71) và thấp nhất là véc tơ phụ An. aconitus 53,7% (52/101). Khi soi dạ dày và tuyến nước bọt dưới kính hiển vi của cả ba véc tơ thì chưa phát hiện muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

Kết quả thử nhạy cảm muỗi Anopheles với hóa chất diệt côn trùng

Bảng 9. Mức độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất deltamethrin 0,05%

Loài

Hóa chất

Lô muỗi

Tỷ lệ muỗi chết (%)

Nhạy/

kháng

Sau 1 giờ tiếp xúc

Sau 24 giờ theo dõi

An. maculatus

Deltamethrin 0,05%

Đối chứng

(n=50)

0

2

Nhạy

Thử nghiệm

(n=100)

100

100

An. aconitus

Lambda-cyhalothrin 0,05%

Đối chứng

(n=50)

0

0

Nhạy

Thử nghiệm

(n=100)

100

100

Tiến hành thử nghiệm đánh giá mức độ nhạy cảm của muỗi sốt rét với các loại hóa chất diệt côn trùng nhóm pyrethroid gồm lambda-cyhalothrin 0,05% và deltamethrin 0,05%. Đây là những loại hóa chất đang được sử dụng phổ biến trong chương trình phòng chống véc tơ sốt rét hiện nay và nằm trong danh mục các hóa chất được phép sử dụng tại Việt Nam.

              Muỗi Anopheles sử dụng thử nhạy cảm là các cá thể muỗi còn sống và khỏe mạnh thu thập từ phương pháp bẫy mồi gia súc và mồi người tại thực địa. Thử nghiệm được thực hiện theo Quy trình thử nhạy cảm của tổ chức Y tế thế giới năm 2018.

Kết quả thử nghiệm cho thấy các loài muỗi An. maculatus An. aconitus vẫn còn nhạy (tỷ lệ muỗi chết khi tiếp xúc với hóa chất là 100%) với các giấy thử tẩm hóa chất tại huyện Khánh Vĩnh

Kết luận

- Về tình hình sốt rét năm 2023: huyện Khánh Vĩnh đang diễn biến phức tạp và tăng cao so với cùng kỳ năm 2022. Riêng xã Khánh Thượng, bệnh nhân sốt rét được phát hiện với số lượng thấp và phân bố rải rác vào các tháng trong giai đoạn 2018-2022. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 đến ngày 25/7/2023 xã Khánh Thượng ghi nhận số ca bệnh tăng cao với 36 THB chẩn đoán xác định;

- Về các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét: Mặc dù số ca mắc đang tăng cao và các trạm Y tế vẫn còn màn và võng nhưng hiện nay các biện pháp phòng chống véc tơ cho cộng đồng vẫn chưa triển khai kể cả phun tồn lưu.

- Về sinh cảnh và tập quán của người dân tại các xã điều tra: sinh cảnh các điểm điều tra các suối đều có nước chảy, trời thỉnh thoảng có mưa và người dân ngủ qua đêm tại các nhà rẫy. Hiện đang trong giai đoạn khai thác keo và phát thực bì nên người dân hình thành thêm các cụm lán/trại tạm thời để ở, điều này góp phần thuận lợi cho quá trình lan truyền bệnh sốt rét xảy ra trong cộng đồng;

- Về thành phần loài: tổng cộng 16 loài Anopheles thu thập được tại 3 xã với 02 véc tơ chính và 02 véc tơ phụ. Trong đó, xã Khánh Thượng thu thập được 14 loài với cả hai véc tơ chính vùng rừng núi là An. dirus, An. minimus và 02 véc tơ phụ gồm An. aconitus An. maculatus; tương tự xã Sơn Thái thu thập được 10 loài với 02 véc tơ chính và 02 véc tơ phụ; xã Khánh Thành thu thập được 11 loài và chỉ bắt được véc tơ chính An. dirus và hai véc tơ phụ. Như vậy, với sự có mặt của hai véc tơ chính làm gia tăng nguy cơ mắc sốt rét trong thời gian đến là rất cao khi mà số lượng bệnh nhân tăng cao trong nửa đầu tháng 7/2023.

- Về tập tính của véc tơ chính An. dirus tại các điểm điều tra: An. dirus thường xuyên thu thập được trong các đợt điều tra của khoa Côn trùng (Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn) và sinh cảnh ở huyện Khánh Vĩnh thuận lợi cho An. dirus phát triển quanh năm. Trong thời gian điều tra, An. dirus hoạt động chủ yếu là ngoài nhà và thời gian bắt được muỗi từ 20 giờ ở xã Sơn Thái và xã Khánh Thành, riêng xã Khánh Thượng bắt được muộn hơn từ 9h30. Kết quả mổ muỗi sốt rét: Tỷ lệ muỗi đẻ chung là 54,1% và chưa phát hiện véc tơ nhiễm thoa trùng.

- Đánh giá mức độ nhạy kháng với hóa chất diệt côn trùng của muỗi sốt rét: thử nhạy kháng được tiến hành ở loài An. aconitus An. maculatus thu thập tại thực địa với 02 hóa chất diệt côn trùng. Kết quả cho thấy muỗi An. aconitus An. maculatus vẫn còn nhạy với các hóa chất lambda-cyhalothrin 0,05% và deltamethrin 0,05%.

Khuyến nghị

             - Đối với các Trạm Y tế: Các trạm y tế hiện đang còn tồn màn, võng trong kho thì sớm cấp màn, võng bổ sung cho các hộ đi rừng/rẫy và vận động người dân tự giác ngủ màn kể cả khi đi rẫy. Bên cạnh đó, các xã nhất là xã Khánh Thượng đẩy mạnh truyền thông thông qua đài phát thanh của xã về tình hình sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh và của xã để người dân nắm rõ, chủ động phòng chống muỗi đốt và khi sốt cần đến trạm Y tế để xét nghiệm và điều trị.

- Đối với Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh: Tăng cường chỉ đạo các trạm Y tế chủ động giám sát phát hiện ca bệnh và sớm cung cấp màn, võng bổ sung cho các hộ đi rừng ngủ rẫy cũng như cung cấp các loại kem/hương xua muỗi cho các nhóm dân đi rẫy. Đối với các hộ sống gần rẫy, các nhà rẫy có vách cần triển khai phun tồn lưu hóa chất trên tường vách để bảo vệ người dân;

- Đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa: Ngoài cung cấp thuốc điều trị sốt rét cho các xã, nhất là các xã có số ca mắc tăng như xã Khánh Thượng thì Trung tâm cần chỉ đạo và tăng cường hỗ trợ các địa phương trong giám sát véc tơ sốt rét, màn và sớm triển khai các biện pháp phòng chống để bảo vệ người dân trong bối cảnh Đoàn điều tra phát hiện có mặt cả 2 véc tơ chính.

- Đối với Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn: Tăng cường hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật cho các điểm gia tăng sốt rét như khám sàng lọc và điều trị các ca bệnh, đánh giá nguy cơ tại các điểm gia tăng sốt rét ở tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó hỗ trợ các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa giám sát ký sinh trùng, véc tơ sốt rét và đưa ra các khuyến nghị cho địa phương về phòng chống sốt rét.

Ngày 11/08/2023
TS. Đỗ Văn Nguyên, TS. Nguyễn Xuân Quang
PGS.TS. Hồ Văn Hoàng
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích