Làm thế nào điều trị viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc cho bệnh nhân tại nhà_Phần 2
III. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ VÀ QUẢN LÝ CA BỆNH VDDU/VDTX (tiếp theo) 2. Hóa liệu pháp điều trị tại chỗ viêm da dị ứng/ Viêm da tiếp xúc Các nhóm thuốc điều trị VDDU dạng bôi và dạng uống thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong trường hợp có triệu chứng bệnh. Thuốc có hiệu quả cải thiện triệu chứng ngứa da, kiểm soát tổn thương lan rộng. Tuy nhiên, thuốc là con dao hai lưỡi nên cần dùng thận trọng, an toàn. VDDU là bệnh lý da khi làn da tiếp cận các tác nhân gây kích ứng từ môi trường. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ bệnh nhân nào, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Một số dị nguyên gây kích ứng như hóa chất, côn trùng, mủ nhựa thực vật, lông động vật, mỹ phẩm. Sau khi tiếp xúc với các dị nguyên, làn da sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như phát ban, mụn nước, phồng rộp, đau rát, ngứa, châm chích, lăn tăn, kiến bò, vết mày đay vẽ nổi hoặc dấu ấn tại vị trí tiếp xúc do đè nén (đeo đồng hồ, áp ngực, thắt lưng quần lót, khoen tai, mi giả, …). Thuốc thoa/bôi trị viêm da tiếp xúc là dạng thuốc dùng ngoài, da vùng tổn thương phơi nhiễm trực tiếp với thuốc bôi. Dạng thuốc thoa/bôi này có phần an toàn hơn các dạng thuốc uống vì chỉ tiếp xúc tới vùng cần điều trị, không ảnh hưởng đến phủ tạng bên trong. Một số loại thuốc bôi được bác sĩ chỉ định hiện nay phải kể đến: Hồ nước sát trùng Hình 13. Hồ nước sát trùng hỗ trợ chữa trị viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng
Hồ nước chỉ định cho các trường hợp VDDU mới khởi phát vì khi đó trên da xuất hiện một số triệu chứng điển hình như nổi mẩn đỏ, phát ban, phù nề ngoài da. Thành phần hồ nước chứa chất glycerine, kẽm oxit, bột talc dùng ngoài da có tác dụng làm dịu, sát trùng, cải thiện tình trạng ngứa. Người bệnh có thể sử dụng hồ nước đều đặn 2 lần mỗi ngày. Trước khi thoa lên vùng da tổn thương, cần làm sạch da với nước ấm và thấm sạch với khăn bông mềm. Khi thoa hồ nước có thể dùng bông gòn để giữ vệ sinh tối đa cho vùng da viêm.Tuyệt đối không sử dụng hồ nước cho vùng da có tổn thương sâu hoặc có nhiễm trùng. Thuốc tímThuốc tím là dạng thuốc trị VDDU khi xuất hiện bội nhiễm hoặc vùng da tổn thương có tiết dịch. Thành phần thuốc tím gồm chất oxy hóa, có khả năng diệt nấm, kháng khuẩn cho hiệu quả tốt. Loại thuốc này được sử dụng theo cách sau:Vệ sinh sạch vùng da xuất hiện tổn thươngàDùng tăm bông thoa thuốc tím lên vùng da điều trị 1 - 2 lần/ngày, nếu trường hợp VDDU lan rộng, người bệnh có thể hòa thuốc tím với nước sạch và rửa, giúp sát khuẩn và giảm ngứaàĐể da thông thoáng sau khi thoa thuốc, tránh che phủ hoặc băng bó kín. Dung dịch Jarish Dung dịch Jarish chứa lượng acid boric, thành phần này có tác dụng sát khuẩn, ức chế vi khuẩn gây viêm, kể cả quần thể nấm trên da nếu có.Thuốc được chỉ định trong trường hợp viêm da do côn trùng đốt, ảnh hưởng của mủ nhựa thực vật, hóa chất độc hại. Hình 14. Dung dịch Jarish sát trùng hỗ trợ chữa trị viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng
Dung dịch Jarish có tác dụng làm dịu da và được dùng cho nhiều bệnh ngoài da khác. Áp dụng dung dịch này từ 2 - 3 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ tùy mức độ tổn thương. Chú ý làm sạch vùng da tổn thương trước khi thoa thuốc và không băng bó vùng da sau khi bôi thuốc. Thuốc bôi chứa corticoidDạng thuốc chứa corticosteroid cũng được dùng như thuốc điều trị VDDU, các nhóm thuốc này dùng với mục đích giảm thương tổn ngoài da, đặc biệt với tình trạng viêm gây khô da, ngưng chảy dịch, da bong tróc, nứt nẻ nhiều. Tuyệt đối không dùng dạng thuốc này cho trường hợp da đang có mụn nước, rỉ dịch, phù nề vì có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Hình 15. Các thuốc kem có chứa corticoides hỗ trợ chữa trị viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng
Liệu trình mỗi lần điều trị kéo dài liên tục 7-10 ngày, không nên dùng kéo dài vì có thể gây ra các tác dụng phụ mỏng da, teo da, nổi mụn trứng cá.Tùy thuộc tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có chỉ định phù hợp, có thể kết hợp đồng thời với acid salicylic hoặc một số loại kháng sinh khác gia tăng hiệu quả điều trị. Lưu ý, không dùng lâu dài corticosteroid toàn thân để điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng có thể gây ra gây teo da tại chỗ và các tác dụng phụ toàn thân như THA, tim mạch, loãng xương, rối loạn chuyển hóa, suy tuyến thượng thận…. Thuốc bôi ức chế CalcineurinTrong trường hợp người bệnh có phản ứng dị ứng với nhóm thuốc chứa corticoid, có thể chỉ định thay thế với nhóm thuốc ức chế calcineurin. Hình 16. Cơ chế tác động của chất ức chế calcineurin trong viêm da cơ địa
Đây là nhóm thuốc có tác dụng ngăn chặn khả năng hoạt động của chất gây viêm, điều hòa hệ miễn dịch. Nhờ đó, triệu chứng ngứa, nóng rát do bệnh ngoài da này gây nên.Một số loại thuốc nhóm này thường sử dụng phải kể đến Pimecrolimus hoặc Tacrolimus. Người bệnh tránh tự ý dùng loại thuốc này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất. Thuốc kháng sinh bôi ngoài Trong trường hợp VDDU/VDTX có dấu hiệu bội nhiễm, người bệnh sẽ được chỉ định nhóm thuốc bôi có hoạt chất kháng sinh. Dạng thuốc này cần dùng theo đúng chỉ định, tránh tùy tiện sử dụng gây ra tình trạng kháng thuốc. Một số loại thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ được sử dụng với bệnh VDDU/VDTXgồm Bactroban, Fucicort, Tyrosur, Derimucin, Gentamicin 0,3%. Cần vệ sinh vùng da đang viêm sạch sẽ trước khi dùng thuốc. Đồng thời, tránh băng kín vùng da sau khi bôi thuốc trừ trường hợp bác sĩ chỉ định. Kem làm mềm daCác dạng kem làm mềm da được khuyêndùng khi da khô, ngứa, bong vảy sẽ giúp dưỡng ẩm, thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc da mới do VDDU/VDTX gây ra, hình thành hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài.Kem làm tăng hiệu quả điều trị VDDU/VDTX. Trong kem làm mềm da còn chứa một số hoạt chất như kẽm oxide, panthenol, glycerine, oat extract, BHA có tác dụng sát trùng, phục hồi da, giảm ngứa, dày sừng. Khi da có độ ẩm cần thiết sẽ có khả năng miễn dịch, ít hình thành thâm sẹo khi bị tổn thương. Hình 17. Các dạng kem làm mềm da và dưỡng ẩm da trong viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng
Người bệnh có thể tham khảo một số loại kem làm mềm da như sau: A-derma Exomega; Lacticare HC lotion;...Để đảm bảo an toàn, người bệnh tuyệt đối không dùng kem làm mềm cho vùng do rỉ dịch, có mụn mủ, mụn nước. Mặc dù kem làm ẩm da tương đối an toàn nhưng sử dụng nhiều có nguy cơ gây giãn mao mạch, phát sinh nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Đồng thời, nếu dùng kem làm ẩm không đúng thời điểm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, không mang lại hiệu quả điều trị. Vì thế, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng trước khi sử dụng. 3. Hóa liệu pháp điều trị toàn thân viêm da dị ứng/ Viêm da tiếp xúc Bên cạnh các dạng thuốc bôi ngoài da, nhiều trường hợp VDDU/VDTX vẫn được chỉ định thêm dạng thuốc uống đường toàn thân. Người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chỉ định dạng thuốc phù hợp nhất với thể trạng thực tế. Một số dạng thuốc uống chữa viêm da tiếp xúc thường gặp như sau: Thuốc kháng histaminBởi viêm da tiếp xúc hình thành sau khi làn da gặp phải nhóm dị nguyên gây kích ứng từ môi trường ngoài. Histamin là thành phần trung gian được tiết ra khi cơ thể gặp các dị nguyên dị ứng. Khi đó, người bệnh gặp các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu dữ dội. Vì thế, với bệnh lý này, bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định nhóm thuốc kháng histamin cho người bệnh nhằm cải thiện tình trạng ngứa ngáy ngoài da. Một số loại thuốc thường được dùng gồm chlorpheniramin, brompheniramin, fexofenadin, cetirizin hydroclorid, loratidine. Lưu ý, không sử dụng thuốc kháng histamine dạng kem vì có thể gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng. Một số tác dụng phụ của thuốc kháng dị ứng như mất tập trung, buồn ngủ, không dùng thuốc cho người phải lái xe, đang vận hành máy móc, thường xuyên di chuyển, làm việc ở những độ cao. Thuốc giảm đau, kháng viêm NSAIDs Trường hợp VDDU/VDTX khiến người bệnh đau, nhức, khó chịu, viêm nặng nổi hạch, sốt thì bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc giảm đau, kháng viêm. Trong đó, dạng thuốc kháng viêm không steroides (NSAIDs) thường được chỉ định đảm bảo hiệu quả mà ít gây tác dụng phụ cho bệnh nhân. Hình 18. Một số loại thuốc chống viêm NSAID phân loại theo cấu trúc hóa học Nguồn: https://www.uspharmacist.com/
Một số loại thuốc người bệnh thường dùng như Ibuprofen, acetaminophen, naproxen. Các thuốc này bào chế từ dạng viên nén đến dung dịch. Khi dùng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, yếu cơ, mệt mỏi, hoặc khó chịu dạ dày ruột. Do đó, trước khi dùng, bác sỹ cần hỏi các vấn đề có thể làm nặng hơn khi dùng thuốc. Đồng thời, cần theo dõi và báo ngay cho bác sĩ khi những dấu hiệu này ngày càng nghiêm trọng. Hình 19. Phân loại phản ứng quá mẫn di thuốc NSAID Nguồn: https://www.uspharmacist.com
Thuốc kháng sinhTrong trường hợp VDDU/VDTX có hiện tượng bội nhiễm, kháng sinh sẽ là giải pháp điều trị toàn thân mang lại hiệu quả, ngăn ngừa nhiễm trùng diện rộng.Nhóm thuốc điều trị VDDU/VDTX thường dùng là Cephalosporin và Penicilline. Người bệnh dùng theo đơn thuốc từ 7 - 10 ngày cho một đợt kháng sinh.. Đồng thời, sử dụng kháng sinh tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ nên người bệnh cũng cần chú ý. Vitamin, khoáng chất bổ sungBệnh nhân nên kết hợp thêm các vitamin, khoáng chất để bổ sung cho cơ thể. Nhờ đó, hệ miễn dịch tăng cường, khả năng tái tạo da cũng được nâng cao, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi trùng nói chung. Có nhiều dạng vitamin, khoáng chất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thay vì dùng viên uống vitamin tổng hợp, có thể hấp thu từ hoa quả, rau củ chế biến đa dạng. (còn nữa_Phần 3)
|