Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 4 5 4 3
Số người đang truy cập
3 5 5
 Tin tức - Sự kiện Tin hoạt động của Viện
Cán bộ nữ Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn đam mê trong nghiên cứu khoa học

            Nghiên cứu khoa học là lĩnh vực đòi hỏi nhiều tố chất và nhọc nhằn ngay cả với những người có nhiều đam mê và kiên trì.Với câu nói của Giáo sư Albert P. Pisano (Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Chủ nhiệm khoa Trường Kỹ thuật Jacobs thuộc Đại học California, San Diego, Mỹ): Hãy loại bỏ nỗi sợ bạn là phụ nữ, đó sẽ là nội lực mạnh mẽ tạo ra sự khác biệt trong các tổ chức nghiên cứu khoa học đã khuyến khích các cán bộ nữ kiên định với con đường nghiên cứu khoa học.

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay, các nhà khoa học nữ là nguồn nhân lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học, khẳng định được tài năng, sức sáng tạo và trí tuệ trên con đường chinh phục nhiều đỉnh cao khoa học.Tại Việt Nam, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của các chị với những phát minh, sáng kiến, cải tiến ứng dụng thành công trong lĩnh vực y tế cũng như trong các hoạt động nghiên cứu khoa học khác góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nâng cao năng suất lao động và tạo dựng được một hình ảnh mới về người phụ nữ Việt Nam Giỏi việc nước, đảm việc nhà đã được trao nhiều giải thưởng lớn như: Giải thưởng Kovalevskaia dành cho các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (bắt đầu triển khai ở Việt Nam năm 1985); giải thưởng Nhà Khoa học nữ xuất sắc”, ...Chính những đóng góp tích cực và cụ thể của phụ nữ vào thành quả của công cuộc đổi mới đất nước đã đang làm thay đổi dần những định kiến về vai trò của phụ nữ trong xã hội và được xã hội đã thừa nhận phụ nữ có khả năng tham gia công việc, khả năng nghiên cứu khoa học không thua kém nam giới.

Tuy nhiên, với phụ nữ, để thành công trong lĩnh vực đặc thù này còn phải nỗ lực hơn rất nhiều bởi ngoài công việc họ còn có vai trò làm vợ, thiên chức làm mẹ thiêng liêng. Thật vậy, là cán bộ đam mê với nghiên cứu khoa học rất vất vã, là cán bộ nữ tham gia nghiên cứu khoa học lại càng khó hơn, khi vừa phải chu toàn việc gia đình, vừa phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa, phòng giao và hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Vì thế, việc sắp xếp hài hòa giữa học tập, công tác chuyên môn và công việc gia đình là một bài toán khó.

Vì lẽ đó, với đặc thù là cán bộ hiện đang công tác tại Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn với lĩnh vực nghiên cứu các bệnh về sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền, nên phần lớn công tác chuyên môn của các khoa/phòng/trung tâm thuộc Viện là phải gắn liền với labo và thực địa, đặc biệt là phải đi công tác dài ngày và xa gia đình tại các thôn bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Các cán bộ nữ tổ Côn trùng thực nghiệm, Khoa Côn trùng-Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn với phương châm Sống, làm việc và cống hiếncho khoa học bằng tất cả đam mê cũng như vậy. Hiện tại, tổ Côn trùng thực nghiệm đang nuôi giữ và duy trì 5 chủng muỗi-là loài có vai trò chính trong truyền các mầm bệnh truyền nhiễm cho người, trong đó 3 véc tơ chính gây bệnh sốt rét là Anopheles dirus, Anopheles minimus và Anopheles epiroticusvà 2 véc tơ Aedes aegypti và Aedes albopictuslà các véc tơ trung gian truyền các virus sốt xuất huyết dengue, Zika, và chikungunya.

Công việc hàng ngày tại Labo của các chị trong Khoa là việc duy trì các chủng muỗi khỏe mạnhvà đạt tiêu chuẩntrong phòng thí nghiệm đòi hỏi phải thực hiện đúng theo quy trình và cần sự cẩn thận và tỉ mỉ đến từng chi tiết, chẳng hạn như theo dõi nhiệt độ, ẩm độ, chất lượng dinh dưỡng, mật độ, hút máu, tập tính giao cấu, nhu cầu đẻ trứng…nhằm đảm bảo mỗi loài hoàn thành vòng đời phát triển của nó một cáchđồng đều mà không bị gián đoạn.


Các cán bộ nữ đang thu nhặt quăng, và thay nước sạch cho bọ gậy
-Ảnh: Việt Hùng

ThS.Nguyễn Hồng Sang,PhóTrưởng Khoa Côn trùng cho biết: “Muỗi là véc tơ trung gian hay còn gọi là vật chủ trung gian truyền các mầm bệnh truyền nhiễm, gây ra các bệnh phổ biến và mới nổi, đặc biệt là sốt rét, sốt xuất huyết, Zika, chikungunya và viêm não Nhật Bản, giữa người với người hoặc từ sinh vật khác đến người.Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới ở khu vực Đông Nam Á, nơi người dân có nguy cơ cao mắc các bệnh do muỗi truyền. Mặc dù, gần đây các bệnh này đã giảm đáng kể sau những nỗ lực kiểm soát véc tơ của chính phủ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức khi các bệnh do véc tơ truyền vẫn tiếp tục tồn tại như một mối đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng. Vì vậy, việc nuôi giữ các chủng muỗi là rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu phòng chống véc tơ trong phòng thí nghiệm.”

Các chị em trong Tổ đã không kể ngày thường, mưa, bão hay các dịp lễ, tết, đều có mặttại phòng thí nghiệm để nuôi giữ và duy trì các chủng muỗi. Cử nhân Cao Thị Hồng Toại, một cán bộ nữ có thâm niên công tác hơn 20 năm tại tổ Côn trùng thực nghiệm cho biết: “Hàng ngày các chị em chúng tôi phải thực hiện các công đoạn như nhặt các con quăng sắp nở thành muỗi cho vào lồng, thay nước sạch và duy trì mật độ bọ gậy thích hợp. Mật độ thích hợp của bọ gậy và quăng là điều rất cần thiết, vì mật độ đông sẽ làm chậm quá trình phát triển, ngăn không cho quăng phát triển thành con trưởng thành và/hoặc làm giảm khả năng sinh sản của con trưởng thành, thay đổi tỷ lệ giới tính. Ngoài ra, nước nuôi bọ gậy phải thường xuyên được thay mới, lượng thức ăn phải vừa đủ, tránh cho ăn quá nhiều làm nước nhanh bẩn, nhưng cũng phải đảm bảo bọ gậy đều có đủ dinh dưỡng để có thể sinh ra số lượng con tối đa.”

Song song với việc duy trì các chủng muỗi trong phòng thí nghiệm, các chị cùng lúc nuôi giữ từ 350 đến 400 con chuột bạch thí nghiệm nhằm cung cấp nguồn “thức ăn chính” để nuôi dưỡng muỗi cái trưởng thành. Chị Toạicho biết thêm, chuột cũng cần có các bữa ăn giàu dinh dưỡng để tăng cường và sản sinh ra nguồnmáu chất lượng, khẩu phần ăn một ngày của chuột bao gồm: thịt, sữa, cơm, đậu, rau, củ, và cám thực phẩm, đều đặn 2 bữa/ngày.

Mặc khác, các chị cũng áp dụng phương pháp cho muỗi đốt máu nhân tạo bằng máu heo đã tách fibrin với 2 loại màng (màng ruột heo và Hemotek) trên hệ thống máy Hemotex, để giảm hoặc dần thay thế việc đốt máu trực tiếp trên chuột bạch thí nghiệm. Cho ăn nhân tạo trên hệ thống máy Hemotex, là một phương pháp tiên tiến, nhanh và đơn giản, nhằm giảm thiểu sự đau đớn và khó chịu cho chuột bạch, cũng như giảm công chăm sóc và chi phí đầu tư khi phải duy trì số lượng lớn chuột bạch thí nghiệm.


Khẩu phần ăn của chuột bạch thí nghiệm
(Trong ảnh: Các cán bộ đang chuẩn bị cho bữa ăn nhân tạo trên hệ thống máy Hemotex-Ảnh: Việt Hùng)

Đối với các loài muỗi được thuần chủng trong phòng thí nghiệm qua nhiều thế hệ (F: filial generation), chúng đều tự giao phối trong lòng hẹp. Tuy nhiên,với một số loài muỗi hoang dã được thu thập ngoài thực địa vì không đủ số lượng để cung cấp cho thử nghiệm, các chị phải thực hiện kỹ thuật giao cấu nhân tạo.

Đặc biệt hơn, với chủng muỗi An. dirus, khi nuôi giữ thuần chủng và cho đốt máu chuột bạch lâu ngày, qua hàng trăm thế hệ trong phòng thí nghiệm, chúng rất yếu và nhạy cảm trước một tác nhân hay yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, không khí, nguồn nước, thức ăn … thay đổi, bọ gậy sẽ không lột xác, quăng không nở thành muỗi trưởng thành, hay muỗi không đốt máu, hoặc đốt máu nhưng không đẻ trứng,Các chị phải đưa tay vào lồng cho muỗi đốt trực tiếp bằng máu của chính mình.

Kể lại những lần cho muỗi đốt người như thế, chị Toại không khỏi xúc động nói, có những lúc hàng trăm con muỗi đậu kín tay hoặc chân, châm chích, khó chịu và đau đớn cũng có, nhưng các chị vẫn phải ngồi im cho muỗi đốt, nếu vì đau, vì ngứa mà rút tay ra, thì những con muỗi đang đốt bị kích thích đột ngột sẽ dễ bị gãy vòi của chúng. Cho nên, trước khi cho muỗi đốt máu mình, chị em chúng tôi thường bảo nhau hãy gãi tay hoặc chân, tại những vị trí sẽ cho muỗi đốt trước, đến khi muỗi đốt thì cảm giác bị châm chích sẽ giảm đi đáng kể. Các chị hay nói đùa với nhau, cứ mỗi lần cho muỗi đốt xong, cảm giác sung sướng nhất là được rút tay hoặc chân ra khỏi lồng và gãi.


Hình ảnh các cán bộ
Khoa Côn trùng của Viện đưa tay vào lồng cho muỗi đốt máu trực tiếp
và những nốt dị ứng sau mỗi lần cho muỗi đốt máu người
-Ảnh: Việt Hùng

Không chỉ các chị làm việc hết mình trong phòng thí nghiệm, các chị còn đi công tác dài ngày tại các vùng trọng điểm lưu hành các bệnh do véc tơ truyềnvới mục đích đánh giá mật độ muỗi truyền bệnh sốt rét, mổ muỗi để xác định thoa trùng và nang trùng trong cơ thể muỗi để phục vụ công tác điều trị và tìm ra các biện pháp phòng chống các bệnh do véc tơ truyền hiệu quả. Nói một cách lý thuyết là thế, còn công việc thực tế là đi… bắt muỗi. Một nửa thời gian trong năm của các chị là những chuyến công tác dài ngày, những chuyến đi mà các chị bảo đó là những chuyến du lịch “bụi”. Nhưng khổ nỗi, những chuyến du lịch này chỉ diễn ra trong rừng sâu, núi cao, nhiều nơi chẳng có đường đi. Các chị vác ba lô đi khắp 15 tỉnh, thành trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Lắm khi đi bộ từ nóc nhà này sang nóc nhà khác trong cùng một thôn mà phải mất cả ngày đi bộ. Công việc chính cho những chuyến đi là điều tra côn trùng hay nói thực tế hơn là bắt muỗi. Có nhiều phương pháp để bắt muỗi, nhưng phương pháp được sử dụng nhiều nhất vẫn là mồi người.Người ta ngủ mùng thấy muỗi bay vào sợ, còn mình lại lấy thân mình cho muỗi đốt.

Trước đây, các đợt công tác từng kéo dài hàng tháng liền, có khi 2-3 tháng trời mới về nhà, tuy nhiên trong những năm gần đây, đợt công tác thường kéo dài tầm 10-15 ngày. Nhiều đợt đi lâu như vậy, mang lương thực theo không đủ, các chị em trong Khoa cùng anh em phải nấu cơm ở bìa rừng, tối chỉ cần chiếc võng mắc vào 2 gốc cây là xong. Trong những năm gần đây, sốt rét thường chỉ xảy ra ở vùng núi cao, rừng sâu. Nơi càng xa, càng khó khăn càng có nhiều muỗi truyền bệnh sốt rét. Trèo đèo, lội suối, điều kiện sống khó khăn, thiếu thốn và gần như thành viên lâu năm trong Khoa cũng đã bị “dính” sốt rét, thậm chí đã có người ở Viện chết vì làm bạn với muỗi truyền bệnh sốt rét. Mừng rơn khi tối hôm đó bắt được con muỗi, sáng hôm sau mổ ra thấy muỗi có ký sinh trùng sốt rét là lập tức phải lo uống thuốc dự phòng. Nhưng, uống thuốc cũng chỉ là ngăn chặn bệnh tái phát mạnh, chứ ký sinh trùng sốt rét đã vào cơ thể thì vẫn phát bệnh như thường. Ngoại trừ bệnh nghề nghiệp, chuyện đi bắt muỗi như bị rắn rít, thú dữ cắn, . … Nhưng “ám ảnh” nhất đối với các tay săn bắt muỗi là đang ở vùng núi cao chẳng may mắc bệnh nặng hoặc té ngã… Nhiều chị đã lấy thân mình làm mồi cho muỗi đốt, nuôi giữ chủng ký sinh trùng để phục vụ công tác nghiên cứu côn trùng.



Hình ảnh các cán bộ nữ tổ Côn trùng thực nghiệm đang
phân tích hình dạng cánh của loài phức hợp-Ảnh: Việt Hùng

Tuy công việc ở thực địa gian khổ và vất vả là vậy, tại labo, công việc hàng ngày đã chiếm gần hết thời giannhưng các chị vẫn không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn.Các chị luôn đoàn kết, gắn bó, yêu ngành yêu nghề, công hiến hết sức mình vì sự nghiệp khoa học.Điều này thể hiện rõ qua các đề tài, sáng kiến khoa học mà các chị chủ trì hoặc cùng tham gia ngày một tăng, trong đó có các đề tài, dự án được viết thành báo và đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế có uy tín.

Có được những thành quả trên là nhờ nhận được sự quan tâm chu đáo, chăm lo công tác đời sống của Đảng ủy, Ban giám đốc và Công đoàn cơ sở cũng như sự yêu thương, ủng hộ từ gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi để các chị yên tâm với nghề và đam mê với khoa học, là những yếu tố thuận lợi để tập thể nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, trong những năm qua, cán bộ viên chức nữ của Viện vẫn đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ và có nhiều thành công có nhiều đóng góp to lớn vào thành tựu được áp dụng trong nhiều lĩnh vực y học như sốt rét- ký sinh trùng và côn trùng y họcđể trở thành cán bộ khoa học giỏi, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà vẫn đảm đương được thiên chức của mình góp phần xây dựng công tác xã hội cũng như gia đình ngày càng vững mạnh.

Ngày 24/10/2023
Huỳnh Ly Na, Minh Hiền  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích