Trang website Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn kỷ niệm 17 năm với vai trò sứ mệnh trong lĩnh vực y tế dự phòng và khoa học y sinh lâm sàng
Là một trong những thành viên và thực hiện vai trò trong Ban Biên tập trang Website của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, tham gia vào viết bài cho trang Website từ những bước đi đầu tiên và theo dõi trang Web từng bước trưởng thành suốt 17 năm qua, trang Website đã làm tốt sứ mệnh của mình và là một trong những cầu nối khoa học chuyên môn lĩnh vực sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng y học cũng như một số lĩnh vực nội khoa, da liễu và bệnh truyền nhiễm, nhiệt đới liên quan khác, đồng thời là cầu nối giao lưu khoa học giữa Việt Nam và Thế giới bởi trang Website luôn luôn có hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Xuất phát từ ý tưởng và tâm huyết với trách nhiệm chuyên môn cao về một trang Website của PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Nguyên Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn Trùng Quy Nhơn và hiện đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển giáo dục Tây Nguyên đã quyết tâm dựng xây và tiếp sau đó, Nguyên Viện trưởng PGS.TS. Nguyễn Văn Chương và hiện nay Viện trưởng PGS.TS. Hồ Văn Hoàng kế thừa và tiếp tục phát triển trang website http://www.impe-qn.org.vnvới mong muốn hiện thực hóa, phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin, chuyển tải và chia sẻ các kiến thức chuyên môn về lĩnh vựcsốt rét, ký sinh trùng và côn trùng y học cũng như một số lĩnh vực nội khoa và bệnh truyền nhiễm knhiệt đới khác đến các nhà khoa học trong và ngoài nước, các bạn bè đồng nghiệp và là nguồn tài liệu tham khảo luôn luôn cập nhật cho bao thế hệ sinh viên y dược, học viên cao học và nghiên cứu sinh về các lĩnh vực trên. Một trang website ra đời như thế với tên miền vừa thể hiện tên Viện, vừa thể hiện chủ thể “Một trang Web mang thương hiệu Việt”.
Trang Website ra đời với sự nổ lực và tham gia bài viết từ Ban Biên tập, lãnh đạo và nghiên cứu viên của các khoa chuyên môn (Dịch tễ, Nghiên cứu Lâm sàng-Điều trị, Côn trùng, Sinh học phân tử, ký sinh trùng và Phòng khám chuyên khoa) cùng các nhà khoa học từ các Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng/ Trung tâm Y tế Dự phòng (nay là các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) đóng góp bài từ các vấn đề y tế công cộng, khía cạnh y tế thực tế tại địa phương của các tỉnh trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên suy nghĩ và viết nên với đa dạng chuyên mục từ Dịch tễ học về các bệnh sốt rét và ký sinh trùng và truyền nhiễm nhiệt đới nói chung, dịch tễ học lâm sàng, nâng cao kỹ thuật tiên tiến về chẩn đoán bên cạnh “chuẩn vàng” kính hiển vi chẩn đoán sốt rét, nghiên cứu lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và quản lý ca bệnh ký sinh trùng nói chung, Ký sinh trùng đường ruột, Côn trùng y học, ứng dụng miễn dịch, sinh học phân tử trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, huyết thanh miễn dịch chẩn đoán, nuôi cấy ký sinh trùng, đánh giá tính nhạy-kháng thuốc chống ký sinh trùng trên các mô hình in vivo, in vitro, ex vivo và trên hệ thống tế bào dòng chảy (cytoflowmetry system), Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ký sinh truyền thường gặp ở người, kể cả các bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người,…
Chuyên mục Phòng khám bệnh chuyên khoa và Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật với vai trò phục vụ và dich vụ trong công tác khám chữa bệnh, tư vấn và phòng chống vector cho một số bệnh do vector truyền. Bên cạnh đó, chuyên mục danh nhân, thầy thuốc trên thế giới và Việt Nam liên đới đến nghiên cứu chuyên ngành cũng được các nhà nghiên cứu trong Viện tham khảo, tra cứu và tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân, để đưa lên thành một “Góc danh nhân y - sinh học” trang trọng trên trang Website. Ngoài ra, các hình ảnh các cán bộ chuyên môn đi thực địa trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, nhiều cán bộ không quản ngại đường xa hay thực địa vô cùng nguy hiểm để tiếp cận cộng đồng, xét nghiệm phát hiện bệnh nhân bị sốt rét để điều trị kịp thời giảm biến chứng và tử vong, hay những cán bộ làm công tác phòng chống côn trùng thường xuyên “lấy thân mình làm mồi cho muỗi đốt máu” vì sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Chuyên mục điểm tin y tế trong nước và quốc tế luôn cập nhật chính sách, văn bản từ Bộ Y tế và Các Cục, Vụ, Viện liên quan trong Bộ cũng như từ Chính Phủ. Đặc biệt, vào các thời điểm dịch bệnh truyền nhiễm, hay đại dịch bệnh truyền nhiễm thì bảng tin trong Website luôn luôn cập nhật về tình hình và các phương pháp chẩn đoán và điều trị mới cũng như các biện pháp phòng bệnh trong nước và quốc tế đề xuất có hiệu quả.
Điều quan trọng là sự yêu nghề và tâm huyết của nhiều cán bộ y tế và các nhà nghiên cứu, nhàlâm sàng, nhà sinh học hay sinh học phân tử,…đã luôn luôn quan tâm, đóng góp bài thường xuyên cho trang Website luôn luôn “Sống” và từ “Sống” ở đây có hai nghĩa: Một là trang web không để “chết” như một số trang Website khác chỉ hoạt động ban đầu, sau đó mang tính cầm chừng và dừng hoạt động; Hai là trang Website này luôn “sống động” và luôn “cập nhật” bài với nội dung đa dạng chuyên môn lẫn hình thức trong giao diện thay đổi, nhất là vào các ngày lễ của Ngành, lễ lớn Quốc gia và Quốc tế.
Chuyên mục hỏi đáp bệnh chuyên ngành chiếm một tỷ trọng lớn trong trang Website và luôn hướng đến sự hài lòng của đọc giả và bệnh nhân, thân nhan người bệnh cũng như tham khảo chia sẻ chuyên môn từ quý đồng nghiệp. Cảm nhận các nội dung trong trang Website vừa hoàn thành sứ mệnh đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng và y học lâm sàng của mình, vừa tiếp cận và chia sẻ các dữ liệu khoa học và hình ảnh minh họa thực địa khi đi thực tế và truy cập từ internet toàn cầu của các trang khoa học uy tín, thông tin khoa học đa chiều và có chiều sâu và chuyển tải thường xuyên.
Trang Website đã có đường link đến một số Cơ quan, Viện, Bộ, Ngành, Tổ chức Y tế trên toàn cầu và có cả chuyên mục Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và Phòng chống dịch bệnh và coi như đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm của một Viện thuộc hệ Y học Dự phòng, đang nhận nhiệm vụ tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Nhằm tiếp tục phát triển và mở rộng một số hoạt động chuyên môn chuyên sâu trong lĩnh vực y tế dự phòng và các dịch vụ y tế dự phòng trong phạm vi Bộ Y tế cho phép và nâng cao vai trò sứ mệnh của trang Website của Viện. Trong thời gian đến, một mặt Ban Biên tập Website tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả của thế hệ tiền nhiệm đã dày công xây dựng và phát triển, một mặt khuyến khích các cán bộ tham gia chuyển tải các thông điệp khoa học cập nhật, nắm bắt nhanh chóng sự quan tâm của đọc giả trước các vấn đề y tế sức khỏe trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt hướng đến các hoạt động liên quan đến thúc đẩy lộ trình loại trừ sốt rét và một số bệnh do ký sinh trùng. Mặt khác, các giá trị nội dung của trang Website luôn giữ được tôn chỉ về phản ánh sâu sắc các vấn đề của bệnh chuyên ngành và các chuyên ngành gần.
Trang Websitehttp://www.impe-qn.org.vn, xét về mặt năm sinh thì đến nay Website không còn trẻ so với một số trang Website khác trong ngành y tế Việt Nam và xét về mặt số bài đăng tải, tin tức cập nhật và tiến độ cập nhật thông tin thì có vẻ đã và đang làm tốt sứ mệnh, trọng trách của mình, với hàng triệu lượt truy cập liên tục để tham khảo tài liệu từ Quý thầy cô, đồng nghiệp và đọc giả, Chúng tôi hy vọng trong nhiều năm tếp theo sẽ luôn luôn vững bước và duy trì tính bền vững của trang Website chuyên môn này với sự cổ vũ nhiệt tình của Quý bạn đọc và đồng nghiệp gần xa trong nước và Quốc tế.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích