Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 21/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 2 6 9 5
Số người đang truy cập
5 0 8
 Tin tức - Sự kiện
Tổng giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus kêu gọi các nước chung tay ứng phó với nguy cơ có thể xảy ra "dịch bệnh X" (Ảnh: Times of India).
Nguy cơ xuất hiện “bệnh X” do biến đổi khí hậu toàn cầu nên có kế hoạch chuẩn bi kịch ban ứng phó toàn diện trước khi đại dịch truyền nhiễm tiếp theo xãy ra (Phần 1)

1. Biến đổi khí hậu và những tác động lên sức khỏe con người & môi trường sinh thái

Biến đổi khí hậu toàn cầu (Global Climate change)đặt ra một mói đe dọa nền tảng cho sức khỏe con người. Nó ảnh hưởng lên môi trường cũng như tất cả các khía cạnh hệ thống giao thoa giữa con người và tự nhiên (natural and human systems), bao gồm cả điều kiện kinh tế xã hội và chức năng của hệ thống y tế.Do đó, một mối đe dọa khó lường trước và có tiềm năng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho nhân loại cần lưu ý. Vì tình trạng khí hậu thay đổi, nên cả khí hậu và thời tiết có xu hướng cực đoan hơn sẽ xảy ra như bão, sốc nhiệt, lũ lụt, hạn hán và cháy rừng.Các nguy cơ nguy hiểm về thời tiết khí hậu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên gia tăng số ca tử vong, bệnh không lây nhiễm (NCD-Non Communicable Diseases), sự xuất hiện và lan rộng các bệnh nhiễm trùng và tình trạng khẩn cấp mới cho sức khỏe.

Biến đổi khí hậu cũng là một tác động lên nguồn nhân lực y tế (health workforce) và hệ thống cơ sở hạ tầng y tế, giảm khả năng cung cấp và độ bao phủ toàn cầu (universal health coverage-UHC). Về mặt cơ bản hơn, khí hậu biến đổi và gia tăng các stress (sang chấn) như thay đổi nhiệt độ và mô hình lắng đọng, tích tụ, hạn hán, lũ lụt, tăng mực nước biển làm hại các yếu tố môi trường và xã hội cũng như sức khỏe tâm thần và thể chất. Tất cả khía cạnh sức khỏe đó bị ảnh hưởng bởi thay đổi khí hậu, hệ thông không khí, nguồn nước và thực phẩm. Bên cạnh đó, sự trì hoãn các hoạt động phòng chống tình trạng biến đổi khí hậu sẽ làm tăng nguy cơ sức khỏe, châm cải thiện sức khỏe toàn cầu và mâu thuẫn với các cam kết chọn lọc để đảm bảo quyền con người.

·Biến đổi khí hậu đang góp phần trực tiếp vào các tình trạng khẩn cấp y tế sức khỏe cho nhân loại do sốc nhiệt, sóng nhiệt, cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, bão nhiệt đới, lốc xoáy, sóng thần và đang tiếp tục gia tăng quy mô, tần số và cường độ;

·Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 3,6 triệu người đang sống trong vùng nhạy cảm và bị ảnh hưởng cao với thay đổi khí hậu. Giữa năm 2030-2050, ước tính thay đổi khí hậu có thể gây ra khoảng 250.000 ca tư vong mỗi năm do suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và sốc nhiệt;

·Chi phí y tế bị ảnh hưởng (ngoại trừ chi phí các bộ phận y tế như nông nghiệp, nước và vệ sinh)ước tính khoảng 2-4 tỷ US$ mỗi năm vào năm 2030;

·Những vùng có cơ sở hạ tầng yếu, hầu hết ở các quốc gia đang phát triển, sẽ có khả năng kém nhất về quy mô không có sự hỗ trợ nào để sẵn sàng ứng phó;

·Giảm phát thải khí nhà kính (emissions of greenhouse gases) thông qua từ khâu vận chuyển tốt hơn, lựa chọn có chọn lọc nguồn năng lượng và thực phẩm rất quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt giảm ô nhiễm không khí, khí thải.


Hình 1. Sự ấm lên của toàn cầu (gia tăng dần dần nhiệt độ bề mặt trái đất) so với Biến đổi khí hậu
(mô hình thay đổi về thời tiết trên toàn cầu tron thời gian dài hạn)

Báo cáo đánh giá lần thứ 6 về Biến đổi khí hậu toàn cầu liên Chính phủ (The Intergovernmental Panel o­n Climate Change's (IPCC) Sixth Assessment Report (AR6) kết luận rằng các nguy cơ về biến đổi khí hậu dường như đang xuất hiện nhanh hơn và sẽ trơ thành nghiêm trọng sớm hơn dự doán trước đây và nó sẽ khó thích nghi với các sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Các quốc gia thu nhập thấp và các nước thành viên đảo nhỏ (small island developing states_SIDS) chịu tác động xấu nhất.Tại các vùng dễ nhạy cảm, tỷ lệ tử vong từ các sự kiện thay đổi khí hậu trong 1 thập niên qua cao gấp 15 lần hơn các nhóm khác.

Biến đổi khí hậu đang tác động lên sức khỏe toàn cầu theo các chiều hướng khác nhau, gồm tử vong và bệnh tật đang gia tăng sốc nhiệt, bão tố và lũ lụt, ự giáng cấp của hệ thống cung ứng thức ăn và nhiều căn bệnh lây truyền từ động vật sang người cũng như các bệnh lây truyền qua vector, nước và thực phẩm (Food-, water- and vector-borne diseases_FWVBDs) và vấn đề sức khỏe tâm thần. Ngoài ra, các biến đổi khí hậu đang ẩn lấp dưới nhiều thay đổi các yếu tố xã hội đối với sức khỏe, như lối sống, bình đẳng và tiếp cận chăm sóc y tế cũng như các hỗ trợ xã hội. Những nguy cơ về sức khỏe mà có nhạy cảm với khí hậu đang bất cân đối ở các nhóm dễ bị thương tổn và bất lợi yếu thế, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và dân tộc thiểu số, cộng đồng nghèo, dân di cư, quần thể người già và bệnh lý nền.


Hình 2. Tổng quan về nguy cơ sức khỏe nhạy cảm với khí hậu, các con đường phơi nhiễm của chúng
.và các yếu tố dễ nhạy cảm.
Thay đổi thời tiết tác động sức khẻo cả về gián tiếp và trực tiếp và thông qua trung gian môi trường khá mạnh,
đó là các yếu tố quýêt định y tế công cộng, xã hội và môi trường.

2. Nguy cơ xuất hiện "bệnh X" do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Thuật ngữ "Bệnh X" là cụm từ các nhà khoa học dùng để chỉ một mầm bệnh chưa biết (unknown pathogens), có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên thế giới. Các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Malaysia cảnh báo rằng sự xuất hiện của “Bệnh X” có thể bùng phát thành đại dịch trong tương lai do ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu.Trong danh sách mới mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật hồi tháng 11/2022, "bệnh X" là cụm từ các nhà khoa học dùng để chỉ một mầm bệnh chưa biết, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên thế giới và GS.TS. Lam Sai Kit cho rằng nhiều khả năng “bệnh X” xảy ra do nạn phá rừng và buôn bán động vật hoang dã, trong đó dơi là loài mang rất nhiều virus và các loài chim di cư và tê tê thường mang virus cúm gia cầm. Nếu quan điểm “Bệnh X” bắt nguồn từ động vật hoang dã, các cơ quan chức năng nên tăng cường giám sát căn bệnh này, không chỉ ở người mà còn ở động vật hoang dã và cả động vật đang nuôi tại trang trại đã được thuần hóa và GS.TS. Lam nhấn mạnh bài học rút ra từ đại dịch COVID-19 là rất quan trọng khi thực thi các biện pháp nhằm sớm ngăn chặn sự lây lan khi có nhiều bằng chứng cho thấy virus lây truyền từ động vật sang người.

Tình trạng phá rừng, đô thị hóa và mở rộng ngành công nghiệp đòi hỏi phải mở rộng ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, điều này khiến động vật nuôi đến sống gần con người hơn, làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan từ động vật sang người.Theo PGS.TS.Vinod Balasubramaniam thuộc chi nhánh ở Malaysia của ĐH Monash, Úc biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ xảy ra đại dịch trong tương lai. Điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.Cả hai chuyên gia trên đều dự đoán “Bệnh X” sẽ là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, song người bệnh không có triệu chứng. Đồng thời, GS.TS. Lam dự đoán “bệnh X” có thể bắt nguồn từ một loại virus có khả năng tự biến đổi ở mức độ cao đối với động vật và có khả năng lây truyền sang người ở mức độ cao.Trong khi đó, PGS.TS. Vinod Balasubramaniam dự báo, đợt bùng phát dịch tiếp theo sẽ là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp với tỷ lệ lây lan từ người sang người ở mức độ cao. Người nhiễm bệnh sẽ phát tán mầm bệnh khi ho, hắt hơi hoặc nói to.Tuy nhiên, khả năng xuất hiện “Bệnh X” là do lây từ động vật sang người. Virus cúm, đặc biệt là H5N1, là một trong những virus có khả năng cao gây “bệnh X.” Bên cạnh đó, một chủng virus Corona mới có thể sẽ xuất hiện trong tương lai và loại virus này cũng có khả năng tự biến đổi.Hiện tại, WHO đã lập danh sách các virus có khả năng trở thành tác nhân gây “bệnh X” có khả năng gây thiệt hại về tính mạng cao hơn cả COVID-19.

Gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam đã và đang có xu hướng diễn biến khó lường, một số dịch bệnh khó dự báo.Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, trào lưu du lịch sinh thá nó riêng và du lịch quốc tế nói chung, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện và khó tránh khỏi tình trạng mang mầm bệnh tuef vùng có bệnh lưu hành trở về vùng chưa có bệnh đó, đồng thời phát sinh một số tác nhân bệnh mới, trong đó có cả bệnh do ký sinh trùng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung, biến đổi khí hậu cực đoan, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và quần thể di dân hoặc dân di biến động gia tăng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát vượt khỏi khả năng ứng phó của các nước. Có thể cùng lúc nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhau cùng xuất hiện, lưu hành tại một vùng địa lý nhất định như châu Phi, Nam Mỹ hoặc Đông Nam châu Á. Ngoài ra, thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, ca tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm siêu lây nhiễm, mới nổi và tái nổi) tại nhiều quốc gia. Sự xuất hiện và lây lan của bệnh Marburg tại khu vực châu Phi là một bài học và chưa có biện pháp kiểm soát triệt để.

Ngay cả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lưu hành, bệnh có vaccine dự phòng cũng gia tăng số mắc ở nhiều nơi do nhiều nguyên nhân khác nhau như: giảm hiệu lực vaccine sau một thời gian không tiêm nhắc lại hoặc không tạo miễn dịch bền vững, hoặc một số vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận bởi nhân viên y tế, hoặc nhóm anti-vaccine nên dẫn đến “vùng trắng vaccine”, không khả năng phòng bệnh, khi bùng phát dễ dẫn đến nhiều biến chứng và thậm chí tử vong như bạch hầu là một bài học. Đặc biệt, đến giữa năm 2023, thế giới đã ghi nhận khoảng 678 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,7 triệu ca tử vong kể từ đầu dịch 2020. Trong năm 2022, thế giới đã ghi nhận 371,5 triệu ca mắc, 1,2 triệu trường hợp tử vong và liên tục virus SARS-CoV2 xuất hiện các biến thể mới.

Bệnh cúm mùa hàng năm vẫn ghi nhận khoảng hơn 1 tỷ trường hợp mắc, khoảng 3-5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 291.000-646.000 ca tử vong, ngay cả các nước tiên tiến và môi trường sạch sẽ nhất cũng gánh con số tử vong hàng năm do cumskhoon hề nhỏ như Mỹ và châu Âu.Bệnh đậu mùa khỉ và viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân đã xuất hiện và lây lan tại nhiều quốc gia. Đây là các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu cần quan tâm. Cuối năm 2022, thế giới ghi nhận 83.497 ca mắc đậu mùa khỉ tại 110 quốc gia trong đó có 72 ca tử vong. Phần lớn các trường hợp mắc mới được ghi nhận tại châu Mỹ (87,6%) và châu Âu (6,6%). Ở Việt Nam, bệnh đậu mùa khỉ tại TP HCM đã ghi nhận gần 20 ca bệnh đậu mùa khỉ và có cả tử vong trên nền bệnh nhân HIV/AIDS. Tại Bình Dương, cũng đã ghi nhận 2 ca, Đồng Nai ghi nhận 1 ca.

Đến cuối năm 2022, thế giới ghi nhận 572 ca mắc viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em (dưới 16 tuổi) tại 22 quốc gia châu Âu. Đa số các trường hợp (75%) là trẻ từ 5 tuổi trở xuống, phần lớn chưa tiêm vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, số mắc sốt xuất huyếtcũng tăng cao tại nhiều quốc gia. Năm 2022 cả nước Việt Nam ghi nhận trên 371.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 144 trường hợp tử vong. Bệnh tay chân miệng từ đầu năm đến thời điểm này, cả nước ghi nhận 100.210 trường hợp mắc tay chân miệng, 22 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (52.296/3), số mắc tăng 91,6%, tử vong tăng 19 trường hợp. Điều đó chỉ ra bệnh tay chân miệng đã thay đổi độc lực và số ca mắc bệnh nặng ngày cang ghi nhận nhiều hơn và nhu cầu thuốc điều trị ần hơn bao giờ hết.

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới. Các tác nhân gây bệnh, các chủng virus cúm xuất hiện, biến đổi liên tục làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đại dịch. Trong nước, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, song vẫn đang đối mặt nhiệt thách thức mới về tác nhân gây bệnh và độ lây lan, trong khi thiếu các nguồn lực cả nhân lực lẫn vật lực, vật tư hóa chất và thuốc chưa cung ứng kịp thời. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh là khó tránh khỏi, nhất là mùa thu đông như hiện nay có thể là điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển và lây truyền hơn. Qua ba năm đại dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm vaccine tiêm chủng mở rộng chưa đạt như mong muốn, thậm chí một số vùng trắng và có thời điểm thiếu nguồn cung cấp vaccine. Số trẻ em chưa tiêm chủng còn cao, khả năng miễn dịch giảm, các dịch bệnh dự phòng bằng vaccine có nguy cơ gia tăng trở lại.

Do đó, kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu chung là giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.Đồng thời, cập nhật, hoàn thiện, ban hành phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến thể mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống công bố dịch kết thúc khi TCYTTG có khuyến cáo, các hướng dẫn giám sát và phòng chống các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ… Hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng thường gặp; Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm cũng như cập nhật thêm các hướng dẫn đã cũ và không còn phù hợp với sự thay đổi mô hình và bệnh học của từng căn bệnh.

Củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm từ tuyến Trung ương đến địa phương, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức cả nhân lực, vật lực và cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Thúc đẩy việc nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động y tế dự phòng và y tế cơ sở; đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến; thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp. Dù các dịch bệnh truyền nhiễm có qua đi và tạm dừng thì sự hiện hữu của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm gây bệnh luôn luôn còn tồn tại trong môi trường, thậm chí trên cơ thể người. Bên cạnh đó, các tác nhân mới, các virus tái tổ hợp, biến thể mới của virus, vi khuẩn và ký sinh trùng kháng thuốc thì nguy cơ một đại dịch truyền nhiễm khác xuất hiện là hoàn toàn có thể nếu hệ thống y tế chưa hoặc không sẵn sàng các kế hoạch, phương án cụ thể, hay chỉ bị động và không chuẩn bị đào tạo sẵn sàng nguồn nhân lực chuyên ngành truyền nhiễm, kể cả bác sỹ, y tá, điều dưỡng, nhân viên y tế công cộng, xet nghiệm viên và tình nguyện viên. Ngành y tế cần rà soát lại đầy đủ số nhân lực làm trong ngành truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu để khi có tình trạng khẩn cấp thì báo ngay và huy động toàn lực để chống dịch.

Xây dựng chính sách và dự toán nguồn kinh phí dành riêng cho “Phòng chống dịch bệnh” ngay từ đầu để tránh bị động, có định mức rõ ràng và đầy đủ không chỉ trong ngắn hạn mà còn phải có kế hoạch dài hạn để duy trì, củng cố hệ thống trong phòng và chữa bệnh, tránh để tình trạng xảy ra như thời gian qua, nhớ rằng “việc phòng bệnh luôn luôn đi trước chữa bệnh”, giảm thiệt hại và ngân sách chi cho chống dịch ở mức tối thiểu mà thôi. Điều đặc biệt có những chế độ đãi ngộ cho các nhân viên, chuyên gia y tế công cộng, cán bộ y tế phòng chống bệnh truyền nhiễm và miễn học phí oàn bộ các khóa đào tạo về bệnh truyền nhiễm cho cán bộ y tế làm về chuyên ngành truyền nhiễm, kể cả các chương trình đại học, sau đại học thuộc chuyên ngành truyền nhiễm thì may ra mới có đủ nguồn nhân lực sẵn sàng ứng phó trong đại dịch tiếp theo nếu xảy ra, không những cho cán bộ y tế trong công lập mà còn cho cả hệ thống y tế tư nhân để khi cần phải huy động được tất cả nguồn lực này mà không bị thụ động, không đùn đẩy trách nhiệm và tăng cường phòng chống, rút ngắn thời gian đại dịch xảy ra, giảm thiệt hại cho toàn xã hội, ổn định chính trị xã hội.

COVID-19 và các vụ dịch bệnh truyền nhiễm khác có thể đã dạy chúng ta nhiều bài học là làm thế nào để ứng phó với các mối đe dọa trong tương lai? Giai đoạn khẩn cấp của COVID-19 có thể đã đi qua, nhưng nó vẫn còn nhu in trong suy nghĩ của nhiều người. Đây là một khoảng khắc duy nhất để học được ứng phó toàn cầu và nhiều vụ dịch về bệnh truyền nhiễm xảy ra bất khả kháng. Tuy nhiên, người ta có thể làm dừng nó lại, không để chúng thành đại dịch. Hơn 20 năm qua của nhiều vụ dịch không chỉ COVID-19, mà còn có cả Zika, Ebola, cúm lợn, Hội chứng viêm ô hấp cấp Trung Đông (Middle Eastern Respiratory Syndrome-MERS) và Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng (Severe Acute Respiratory Syndrome-SARS) có thể dạy chúng ta cách làm thế nào cải thiện an ninh y tế toàn cầu. Chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo trong tương lai liên quan đến đẩy mạnh toàn bộ chuỗi đáp ứng dịch (strengthening the entire chain of the outbreak response) từ khâu xác định tác nhân đến tiêm vaccine toàn dân. Có thể các bước sau đây áp dụng có hiệu quả nhằm chủ động ứng phó với một đại dịch hay mối đe dọa khác trong tương lai.


(còn nữa)


Ngày 05/02/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích