Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 21/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 2 7 8 5
Số người đang truy cập
5 2 7
 Tin tức - Sự kiện
Nguy cơ xuất hiện “bệnh X” do biến đổi khí hậu toàn cầu và kế hoạch chuẩn bị kịch bản ứng phó toàn diện trước khi đại dịch truyền nhiễm tiếp theo xảy ra (Phần 2-còn nữa)

Mặc dù người ta không thể giải thích cụ thể về những gì mà biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng lên ức khỏe con người, song nó vẫn là thách thức để làm thế nào ước tính chính xác quy mô và tác động của nhiều nguy cơ sức khỏe mang tính nhạy cảm với tình trạng biến đổi khí hậu (climate-sensitive health risks). Tuy nhiên, các tiến bộ khoa học diễn ra hiện nay đã cho phép chúng ta quy kết về sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong có liên quan đến sự ấm lên của toàn cầu và xác định chính xác nguy cơ các mối đe dọa lên sức khỏe nhân loại.

Dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) cho thấy 2 tỷ người thiếu nguồn nước uống an toàn và 600 triệu người chịu bệnh lây truyền qua đường thực phẩm mỗi năm, với trẻ em dưới 5 tuổi chiếm tử vong 30% về bệnh liên quan đến thực phẩm. Các sang chấn và tác động xấu của biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ bệnh do nguồn nước và thực phẩm mang lại. Năm 2020,có 770 triệu người đối mặt với chết đói, chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Biến đổi khi hậu đã ảnh hưởng đến sự sẵn có của nguồn, chất lượng và tính đa dạng của thực phẩm, làm trầm trọng hơn khủng hoảng dinh dưỡng và thực phẩm.

Những thay đổi nền nhiệt làm gia tăng nhiều bệnh do vector truyền. Nếu không có hành động dự phòng nào thì tử vong do bệnh sẽ cao hơn 700.000 ca mỗi năm và tăng hơn nữa. Thay đổi khí hậu gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng và những sang chấn sau chấn thương và các rối loạn mạn tính do các yếu tố xã hội. Các nghiên cứu gần đây góp phần 37% tử vong liên quan đến nhiệt (heat-related deaths) ở con người do thay đổi thơi tiết khí hậu. Các ca tử vong liên quan đến nhiệt cũng đã chiếm hơn 65-70% trong hai thập niên qua.


Hình 1. Thực hư về mối đe dọa của bệnh X là gì đến nay vẫn chưa xác định quy mô?

Năm 2020, ít nhất 98 triệu người ơi vào tình huống thực phẩm không an toàn so với trung bình năm 1981-2010. TCYTTG ước tính sẽ có thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm vào những năm 2030 do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu như sốt rét và lũ lụt.Tuy nhiên, các mô hình biến đổi đang tồn tại, đặc biệt là các nguy cơ về dân di biến động và áp lực của hạn hán.

Khủng hoảng về khí hậu gây đe dọa tiến trình phát triển 50 năm qua trở lại, sức khỏe toàn cầu và giảm đói nghèo và bất công bằng trong chăm sóc sức khỏe giữa các quần thể và bên trong các quần thể với nhau. Hơn 930 triệu người hay khoảng 12% dân số thế giới bỏ ra ít nhất 10% ngân sách của gia đình họ để chi trả cho chăm sóc sức khỏe. Với những người nghèo nhất sẽ chịu ảnh hưởng vấn đề này cao nhất mỗi năm và tồi tệ nhất.


Hình
2. Mô hình bệnh truyền nhiễm bị tác động bởi các mối nguy về thời tiết, khí hậu

Biến đổi khí hậu và tính công bằng trong chăm sóc

Trong chiến lược ngắn hạn và trung hạn, các tác động đến sức khỏe do biến đổi khí hậu thời tiết sẽ được xác định chủ yếu thông qua nhóm quần thể dễ bị thương tổn,sự thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu hiện tại và tạo ra khoảng thích nghi phù hợp. Về lâu dài, các tác động sẽ tăng lên lệ thuộc vào các hành động được thự thi để làm giảm phát thải khí nhà kính và tránh ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm và các điểm nguy cơ tiềm tàng không thay đổi được.

Trong khi không một ai có thê đảm bảo rằng an toàn trước các nguy cơ này, sức khỏe con người có thể bị ảnh hưởng và sau đó sẽ tồi tệ hơn dưới tác động của khủng hoảng thời tiết và chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ chúng ta và gia đình chống lại chúng, nhất là các cộng đồng yếu thế và thu nhập thấp. Tiếp cận và nhìn nhận đánh giá cụ thể gánh nặng y tế do biến đổi khí hậu và xử lý sao cho có tính công bằng là cần thiết nhất.

Cần hành động tức thời

Để ngăn chặn thảm họa của các tác động trên sức khỏe gây ra bởi biến đổi khi hậu và ngăn ngừa hàng triệu ca tử vong có liên quan đến biến đổi khí hậu, thế giới phải giới hạn nhiệt độ tăng 1,5°C. Các phát thải trước đây đảm bảo một mức nhiệt toàn cầu tăng có giới hạn và các thay đổi khác đối với sư bất thường của biến đổi khí hậu. Ngay cả sức nóng toàn cầu với ngưỡng nhiệt độ tăng 1.5°C cũng không được xem là an toàn.

Ứng phó của Tổ chức Y tế thế giới

Ứng phó của TCYTTG (WHO 2023) với các thách thức này xoay quanh 3 mục tiêu chính:

·Thúc đẩy các hành động làm giảm cả khí thải carbon và nâng cao sức khỏe: Hỗ trợ nhanh và bình đẳng đến nền kinh tế năng lượng sạch; đảm bảo sức khỏe là trung tâm của chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu; Tăng cường các chương trình hành động mà mang lại lợi ích sức khỏe tốt nhất; Vận động làm sao tăng cường hướng đến cộng đồng khỏe mạnh để thay đổi chính sách và hỗ trợ y tế công cộng;

·Xây dựng một hệ thống y tế thân thiện môi trường, thích ứng với khí hậu đang biến đổi: Đảm bảo các dịch vụ y tế chủ chốt, tính bền vững với môi trường và thích ứng dần với khí hậu như các cấu phần quan trọng, cốt lõi củahệ thống chăm sóc sức khỏe và độ bao phủ toàn cầu; Hỗ trợ các hệ thống y tế để sao cho rẻ hơn, có những giải pháp sạch hơn và đáng tin cậy hơn, trong khi đó cũng cần đến hệ thống y tế “khử carbon”; Dần thích ứng với khí hậu vàtính bền vững với môi trường vào trong các dịch vụ đầu tư y tế, kể cả năng lực của nhân lực y tế;

·Bảo vệ sức khỏe khỏi tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu: Tiếp cận các nhóm dễ bị tổn thương về y tế và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho các nước đang phát triển; giám sát lồng ghép về thông tin thời tiết, khí hậu và có hệ thống đáp ứng sao cho phù hợp ứng phó với các nguy cơ này cũng nhu các bệnh truyền nhiễm sốc nhiệt, đảm bao nguồn nước, thực phẩm và thu hẹp khoảng cách về tài chính khác biệt trong chăm sóc sức khỏe ở các vùng;

·Lãnh đạo và nâng cao ý thức, kiến thức:TCYTTG đứng đầu về việc nhấn mạnh các tác động lên sức khỏe con người từ sự biến đổi khí hậu cực đoan như hiện nay, triển khai các chính sách về khí hậu, kể cả thông qua UNFCCC. Phối hợp các cơ quan y tế quan trọng, các chuyên gia y tế và xã hội, TCYTTG quan tâm đến biến đổi khí hậu như là vân đề ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe như UHC và giảm thiểu tác hại của nguồn carbon đích vào năm 2030;

·Bằng chứng và giám sát: TCYTTG với mạng lưới chuyên gia toàn cầu, đóng góp các bằng chứng trên phạm vi toàn cầu, cung cấp hỗ trợ các quốc gia tong việc giám sát đánh giá, giám sát tiến trình. Việc nhấn mạnh các chính sách đã triển khai có hiệu quả và nâng cao tiếp cận kiến thức và tiếp cận các dữ liệu là cần thiết;

·Xây dựng năng lực và Hỗ trợ quốc gia: Thông qua các cơ quan của TCYTTG, hỗ trợ các Bộ Y tế các nước, tập trung vào phối hợp các cơ quan liên quan, cập nhật hướng dẫn, đào tạo cầm tay chỉ việc (hands-on training) và hỗ trợ các dữ án cũng như triển khai các ngân quỹ y tế và khí hậu. TCYTTG dẫn đầu Liên minh cho hành động chuyển về Sức khỏe và khí hậu (Alliance for Transformative Action o­n Climate and Health-ATACH), cùng với các đối tác phát triển y tế, hỗ trợ các quốc gia đạt được các cam kết về giảm khí thải và chăm sóc sức khỏe.

Biến đổi khí hậu đã làm tăng nguy cơ bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu

Từ COVID-19 đến bệnh Lyme đến các nhiễm trùng nấm khác nhau, các thay đổi khí hậu đã làm trầm trọng hơn đối với hơn 200 bệnh truyền nhiễm khác nhau.Sóng nhiệt, lũ lụt và tăng nhiệt độ do thay đổi khí hậu, dẫn đến làm cho thế giới dễ bị thương tổn trước các vụ dịch và lan rộng nhiều mầm bệnh truyền nhiễm hơn do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.

Biến đổi khí hậu thời tiết làm tăng nguy cơ gần 60% các bệnh truyền nhiễm đã biết, bao gồm cả bệnh do ve và muỗi truyền như bệnh Lyme và sốt xuất huyết Dengue và các nhiễm trùng lây qua đường thực phẩm hoặc nguồn nước -theo phân tích trên Nature Climate Change. Nguy cơ sẽ phát phát triển khi mùa hè kéo dài hơn và ấm hơn, mùa đông thì ngắn hơn và ấm hơn, thời tiết cực đoan trên toàn cầu. Các nguy cơ đang gia tăng từ các bệnh truyền nhiễm thông qua thay đổi môi trường, ảnh các bệnh truyền nhiễm đã biết mà còn phát sinh thêm các bệnh truyền nhiễm khác đang xuất hiện và trỗi dậy. Các vụ dịch bệnh truyền nhiễm đang nổi và tái nổi đang tiếp tục đe dọa.

Sốt khí hậu (Climate fever)

Đây là một thuật ngữ, biến đổi khí hậu đang tạo ra các con đường phơi nhiễm gia tăng thông qua các tác nhân gây bệnh và con người gần nhau hơn. Một số bệnh nhiễm trùng lan rộng thông qua vector truyền, có nghĩa thông qua vết đốt của muỗi, ve, chấy rận và các vi sinh vật khác.Nhiệt ấm hơn ở các vùng địa lý, mùa đông ngắn hơn và mùa xuân đến sớm hơn đã khiến cho con người trải qua thời gian ở ngoài trời và cho phép các vector này có điều kiện tấn công và một trong những căn bệnh đó là bệnh Lyme, West Nile và Ehrlichiosis. Số ca bệnh ở Mỹ tăng do chấy, muỗi và ve đốt gấp đôi trong giai đoạn 2004-2018 theo thông tin của USCDC.



Hình 3. Làm thế nào để sớm nhận ra sớm nhất bệnh X xuất hiện là cần thiết

Nhiệt độ cao hơn và tăng các hạt động giao thương quốc tế quanh nguồn nước cũng mang mầm bệnh đến gần con người hơn với các nguồn nước bị ô nhiễm tác nhân gây bệnh như nhiễm trùng tiêu hóa, tiêu chảy và hiếm các ca nặng như viêm não màng não do amip tiên phát ((PAM_primary amoebic meningoencephalitis) do amip gây ra có thể tìm thấy trong nguồn nước ấm ở sông và hồ.

Tăng nhiệt độ cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các bệnh truyền nhiễm sẽ thể hiện qua sự dung nạp với môi trường đang ấm dần lên. Điều này khiến con người khó có thể chống lại nhiễm trùng với chỉ một số cơ chế phòng vệ khi nhiễm trùng xâm nhập: Bệnh lý sốt tăng lên (mounting a fever). Các tác nhân gây bệnh tiến hóa một khả năng tốt hơn để khắc phục phòng vệ trước mối nguy chưa từng có. Cùng với các nguy cơ lan rộng và tăng độc lực của các bệnh truyền nhiễm đã biết, chúng ta đang sống với trong một kỷ nguyên với nguy cơ phơi nhiễm cao hơn với các nhiễm trùng mới hoàn toàn.Dấu chân sinh thái của chúng ta đang mở rộng và các dữ kiện bệnh đang gia tăng với các mầm bệnh tăng có nguồn gốc vật chủ nguyên gốc sang các loài mới như đã từng xảy ra với MERS, hội chứng hô hấp Trung Đông (Middle Eastern Respiratory Syndrome) từ virus đầu tiên báo cáo vào năm 2012. Một hiệu ứng lan tỏa (spillover event) cũng đã được giải thích oh hiện tượng này về nguồn gốc gây bệnh COVID-19, điều này có liên quan chặt chẽ với virus lưu hành trên dơi.


Hình 4. Tác động của biến đổi khí hậu lên sức khỏe con người

Tính nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng đối với vật chủ lệ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước tiên là khả năng của tác nhân gây bệnh đócó thật sự gây nhiễm trên tế bào vật chủ hay không. Vì con người ngày càng có thói quen tự nhiên của các động vật hoang dại, các tác nhân mới lấy cơ hội để phát triển các đột biến đúng để nhảy từ một vật chủ động vật sang vật chủ người. Với các cơ hội bổ sung như thế, các đột biến khác có thể tăng và cuối cùng cho phép lây truyền từ người sang người của một tác nhân hoàn toàn mới. Sự phối hợp các biến đổi khí hậu thúc đẩy thế giới hoang dại ra khỏi tập quán của chúng và mở rộng sự sống của con người đến gần với động vật hơn sẽ chỉ làm gia tăng mắc các mầm bệnh mới.

(còn tiếp)--> Nguy cơ xuất hiện “bệnh X” do biến đổi khí hậu toàn cầu và kế hoạch chuẩn bị kịch bản ứng phó toàn diện trước khi đại dịch truyền nhiễm tiếp theo xảy ra (Phần 2-tiếp theo)



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Shmona Simpson, Michael C Kaufmann, Vitaly Glozman, Ajoy Chakrabart (2020). Disease X: accelerating the development of medical countermeasures for the next pandemic. Lancet Infect Dis 2020; 20: e108–15

2.Clare Wilson (2022). What is Disease X & why is it in the news?https://www.newscientist.com/

3.Muhammad Junaid Tahir, Imaduddin Sawal, Mohammad Yasir Essar, Abdul Jabbar, Irfan Ullah, Ali Ahmed (2021). Disease X: A hidden but inevitable creeping danger. Infect Control Hosp Epidemiol.2021 Jul 26:1-2.

4.Maggie O'Neill (2024). What is ‘Disease X’ and why are experts worried? Researchers are monitoring for the agent that could cause the next pandemic, known as ‘Disease X’ Friday 19 January 2024 07:58

5.https://www.euronews.com/health/2024/01/19/what-is-disease-x-and-how-is-the-world-preparing-for-it. What is 'Disease X' and how is the world preparing for it?

6.https://www.gavi.org/The deadly diseases that are spiking because of climate change

7.https://www.gavi.org/Climate change is increasing the risk of infectious diseases worldwide

8.https://wellcome.org/news/ What is the link between climate change and infectious disease?

9.https://www.preventionweb.net/58% of human infectious diseases can be worsened by climate change – we scoured 77,000 studies to map the pathways

Ngày 15/02/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang & Ths.BS. Châu Văn Khánh
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích