Nguy cơ xuất hiện “bệnh X” do biến đổi khí hậu toàn cầu và kế hoạch chuẩn bị kịch bản ứng phó toàn diện trước khi đại dịch truyền nhiễm tiếp theo xảy ra (Phần 2-tiếp theo)
Tiếp theo: Nguy cơ xuất hiện “bệnh X” do biến đổi khí hậu toàn cầu và kế hoạch chuẩn bị kịch bản ứng phó toàn diện trước khi đại dịch truyền nhiễm tiếp theo xảy ra (Phần 2-còn nữa) Tăng khả năng thích nghi và nhạy cảm của con người Các điểm yếu của con người cũng ảnh hưởng lên khả năng một tác nhân gây ra bệnh. Nói chung, nhiễm với một tác nhân hoàn toàn mới, có nghĩa là chưa phơi nhiễm lần nào trước đó và hiển nhiên chưa có miễn dịch bảo vệ tránh khỏi nhiễm trùng trước đó (có một số trường hợp ngoại lệ như phơi nhiễm với cùng họ virus có thể tạo ra miễn dịch chéo). Các yếu tố khác cũng đóng vai trò về tính nhạy cảm có sẵn. Chẳng hạn, các bệnh lý nền mạn tính hoặc do tuổi già cũng làm thay đổi đáng kể độ trầm trọng của một bệnh nhiễm trùng. Thay đổi khí hậu có thể làm nặng hơn các vấn đề trên: Thời tiết cực đoan có thể đưa đến bát ổn định, hạn hán và rối loạn an ninh lương thực và cháy rừng dẫn đến thay đổi không khí. Tất cả yếu tố này có thể làm cho con người ta dễ mắc nhiễm trùng nặng hơn. Như COVID-19 và một số vấn đề toàn cầu khác, biến đổi khí hậu tác động làm khó chịu cho con người. James Ford, một nhà nghiên cứu về thích ứng biến đổi khí hậu và là giáo sư tại Trung tâm Quốc tế về Khí hậu ở Priestley thuộc đại học Leeds, nghiên cứu làm thế nào có sự phối hợp các yếu tố nhạy cảm đối với biến đổi khí hậu và COVID-19 tại 12 quốc gia gồm vùng Arctic, Peru, Ấn Độ và châu Phi cho biết các thảm họa khí hậu trước đây dẫn đến hậu quảkhó khăn trong quản lý COVID-19 vì sự phá hủy các trạm y tế và cơ sở hạ tầng để cứu lấy cộng đồng. Các dữ liệu về khí hậu cũng có thể đe dọa khả năng của con người trước các đáp ứng với bệnh truyền nhiễm. Chẳng hạn, thời tiết cực đoan có thể làm cho con người đang sống khu vực đông đúc không an toàn vì không thể duy trì khoảng cách xã hội.Tương tự, sóng nhiệt có thể làm con người có nhiều thời gian ở ngoài trời hơn hoặc mang khẩu trang ngoài trời để an toàn trước những bệnhtruyền nhiễm qua đường hô hấp. Hình 5. Biến đổi khí hậu tạo thuận lợi cho nhiều bệnh nhiễm trùng phat triển và lan rộng
Con người có thể làm gì?Kinh nghiệm của thế giới ứng phó với bệnh COVID-19 với thảm họa biến đổi thời tiết đã cung cấp một hướng dẫn mang tính chiến lược có thể bảo vệ sức khỏe.Biện pháp đối phó (countermeasures)để làm giảm phơi nhiễm tránh sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm do biến đổi khí hậu và mối đe dọa của nhiễm trùngvề cả ngắn hạn và dài hạn. Điều đó bao gồm giảm khí thải ô nhiễm carbon, hạn chế tác động môi trường và thay đổi đất sử dụng, giáo dục sức khỏe y tế công cộng trước cas nguy cơ của nhiều mầm bệnh khác nhau. Các cá nhân và cộng đồng cũng có thể hành động tiêm vaccine, tối ưu hóa dinh dưỡng chất lượng cao và đảm bảo tiếp cận các dịch vụ y tế tốt nhất. Các dịch bệnh truyền nhiễm giờ đây có liên quan trực tiếp đến sự ấm lên của toàn cầu, với với nguy cơ lan rộng đằng sau vùng nhiệt đới đến các vùng ôn đới. Do sự bất biến của thời tiết, khí hậu, sự ấm lên của toàn cầu đang tạo ra các dữ kiện như lũ lụt, hạn hán, lốcxoáy, bão xảy ra thường xuyên hơn. Đầu năm 2023, TCYTTG cảnh báo hai bệnh Dengue và Chikungunya đang tăng và lan rộng à ảnh hưởng đến 50% dân số thế giới. Các thay đổi trên hành tinh này xảy ra quá nhanh đến nổi con người và động vật không thể thích nghi kịp trước sự biến đổi của các tác nhân virus, vi khuẩn và ký sinh trùng có thể dễ dàng lan rộng hơn. Chuẩn bị về mặt nhân sự, như trên đã đề cập thì các thầy thuốc lâm sàng, bác sỹ và đội ngũ dành riêng cho cấp cứu hay còn gọi là “paramedics” hay “Emergency Medical Technician-EMT) vì hiện nay, công tác cấp cứu người bệnh ở môi trường bên ngoài bệnh viện tại Mỹ, Anh, Úc và nhiều nước khác trong khu vực được thực hiện bởi đội ngũ được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá, tất cả nhân viên khác chịu trách nhiệm dụng cụ y khoa cần thiết phải đào tạo để sử dụng đúng. Cái gì chỉ ra trong công nghệ mới nếu chúng ta không đào tạo sẽ dẫn đến chậm trễ trong xử trí cấp cứu! Cả EMT và Paramedic đều là nguồn nhân lực được đào tạo chuyên ngành cấp cứu, với môi trường làm việc ở ngoài bệnh viện (ngoại viện).
Hình 5. Đứng trước nguy cơ bệnh X - Làm thể nào để phòng chống bệnh X?
Cả Paramedics và EMT hai đều giúp đỡ bệnh nhân và đều thuộc lĩnh vực dịch vụ y tế khẩn cấp (Emergency Medical Service-EMS) và một số nước gọi nhóm nhân viên này là đội ứng phó cấp cứu khẩn cấp (Emergency Medical Responders-EMRs), có nhiều mức chứng nhận khác nhau dành cho các nhà cung cấp. Kỹ thuật viên y tế khẩn cấp (EMT) là loại nhà cung cấp phổ biến nhất trong EMS và đôi khi được gọi là EMT. Các EMT học các kỹ năng cần thiết để giúp đỡ trong các tình huống nguy hiểm đến tính mạng và nhiều EMT tiếp tục đạt được chứng chỉ EMT Nâng cao hoặc trở thành Y tá y tế. Nhiều bác sĩ, y tá và nhân viên cứu hỏa cũng đã sử dụng giáo dục EMT và kinh nghiệm làm việc của họ như một bước đệm trong sự nghiệp của họ. Có sự khác nhau gì giữa EMT và Paramedic không? Về thời gian đào tạo, nếu như EMT cần 120-150 giờ đào tạo, còn Paramedic cần 1.200 đến 1.800 giờ như tại Mỹ và các nước có đào tạo chuyên ngành; về năng lực kỹ thuật cấp cứu tại hiện trường, cả EMT và Paramedic đều có kỹ năng cấp cứu ngưng tim ngưng thở, cho bệnh nhân thở oxy, hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, phản ứng dị ứng. Ngoài những kỹ năng cấp cứu cơ bản trên, Paramedic còn được đào tạo thêm kiến thức sâu hơn về giải phẫu học, sinh lý học, dược, tim mạch và các kỹ năng cấp cứu ở cấp độ cao hơn như chỉ định sử dụng thuốc cấp cứu, truyền dịch, hỗ trợ hô hấp, nhất là khả năng hồi sức những vấn đề khó hơn như chấn thương, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch. Tuỳ thuộc kiến thức và kỹ năng thực hành cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện theo các mức độ thời gian và chương trình đào tạo, loại hình nhân viên y tế cho hoạt động cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện được chia làm 4 cấp độ khác nhau từ thấp đến cao, bao gồm: (i)Nhân viên cấp cứu ngoài bệnh viện; (ii)Chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện chính quy; (iii)Chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện chuyên sâu về hồi sức; (iv)Chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện chuyên sâu về chăm sóc mở rộng. Sự khác biệt lớn nhất giữa EMT và Paramedics là mức độ giáo dục mà họ nhận được và mức độ chăm sóc mà họ cung cấp cho bệnh nhân hay phạm vi thực hành. EMT hoàn thành khóa học dài tối thiểu 170 giờ, được giáo dục trong việc đánh giá bệnh nhân và xác định xem có thể có bất kỳ thương tích hoặc bệnh tật đe dọa tính mạng nào không. Hình 6. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu lên gia tăng bệnh nhiệt đới chung
Điều này bao gồm chấn thương nẹp cho một bệnh nhân sau một vụ va chạm xe cơ giới, sử dụng epinephrine cứu sống cho một bệnh nhân bị phản ứng dị ứng, hoặc thậm chí thực hiện hô hấp nhân tạo cho một bệnh nhân ngừng tim. Các kỹ năng khác mà EMT sẽ học bao gồm quản lý oxy, thở bằng mặt nạ van túi, đỡ đẻ cho trẻ sơ sinh và thậm chí sử dụng một số loại thuốc. Kỹ năng đánh giá của EMT, khả năng nhanh chóng nhận ra nếu ai đó đang chết, là công cụ tốt nhất trong hộp công cụ của họ và là trọng tâm chính của giáo dục EMT. Nói chung, để đủ điều kiện ghi danh vào một khóa học EMT, bạn không cần phải có bất kỳ kinh nghiệm y tế nào trước đó. Các yêu cầu về tính đủ điều kiện và điều kiện tiên quyết cho các khóa học EMT và y tế có thể khác nhau giữa các trường. Hình 7. Tiếp cận đa phương để ứng phó với bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Tại Vệt Nam, hiện chưa có mã đào tạo cho loại hình nhân viên y tế chuyên trách công tác cấp cứu ngoài bệnh viện như Paramedics và EMT và một trong những khó khăn lớn nhất tại các trung tâm cấp cứu các tỉnh, thành trên cả nước là phát triển nguồn nhân lực, vì hầu hết các bác sĩ, điều dưỡng đều muốn được công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh hơn là làm cấp cứu. Với xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế và nhất là đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân, việc định hướng và sớm có chiến lược bổ sung một loại hình nhân viên y tế chuyên phục vụ công tác cấp cứu người dân ở môi trường ngoài bệnh viện như EMT, Paramedic là một yêu cầu tất yếu và ngay cả ứng phó với đại dịch trong tương lai thì sẽ ra sao nếu thiếu đội ngũ y tế như trên. Paramedics thường được gọi đến các tình huống khẩn cấp khi ai đó cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Những gì họ làm chính xác khác nhau giữa các quốc gia, tiểu bang và thậm chí cả quận, hạt. Thuật ngữ Paramedicđề cập đến một số cấp độ đào tạo, mặc dù nhiệm vụ cơ bản của họ là cung cấp chăm sóc cứu sống ban đầu cho những người có nhu cầu. Paramedic như là một thuật ngữ “Umbrella”. Khá thường xuyên, các y tá được sử dụng như một thuật ngữ chung liên quan đến tất cả các nhân viên dịch vụ y tế khẩn cấp. Paramedics tại Mỹ chỉ là một loại kỹ thuật viên y tế khẩn cấp (EMT) với 2 cấp độ khác là EMT-Basic và EMT-Intermediate. Nhiệm vụ cơ bản của một Paramedic ở hết hết các tiểu bang có phạm vi tương đối tương tự của thực hành. Nói chung, họ có thể: Quản lý đội khẩn cấp, hồi sức tim phổi, sốc tim, đọc điện tâm đồ chẩn đoán (ECG), áp dụng máy tạo nhịp tim qua da để kiểm soát chứng loạn nhịp tim, Phân loại nhiều nạn nhân, Quản lý khoảng 30 loại thuốc khác nhau, hỗ trợ thở bằng ống và thiết bị thông gió, Chọc kim trong ngực để giải nén phổi bị sụp đổ, Chọc kim ở cổ (hoặc tạo lỗ) để tạo đường thở mới, Áp dụng nhiều loại nẹp, Cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh, Chăm sóc vết thương và kiểm soát chảy máu, cho dịch tĩnh mạch để điều trị sốc hoặc mất nước, Chọc kim trong xương khi tĩnh mạch không có sẵn. Nói tóm lại, chuẩn bị ứng phó cho một đại dịch lệ thuộc vào nhiều yếu tố. Các chiến lược đề cập không chỉ một phân số của những gì chúng ta đang làm mà nên chuẩn bị đầy đủ, song khó thực hiện vì còn nhiều rào cản để đạt được điều đó. Sự hợp tác và dòng thông tin giữa y tế công và y tế tư nhân thật sự là những “viên đá đầu tiên” để xây dựng kế hoạch cho sẵn sàng ứng phó với đại dịch tương lai. Tuy nhiên, các đổi mới và công nghệ mới xuất hiện và phát triển trong các ngành công nghiệp dược sinh học và công nghệ y khoa là các tiên đoán tiên phong trong sự thành công và thành công cuối cùng là đang cứu lấy mạng sống có giá trị . Hơn một nửa số bệnh truyền nhiễm trở nên nặng hơn khi có biến đổi khí hậuMột ấn bản ra năm 2022 trên Tạp chí Nature Climate Change cho thấy 375 bệnh truyền nhiễm được nghiên cứu, thì có 218 (58%) bệnh trở nên trầm trọng hơn dưới tác động của biến đổi khí hậu. Hình 8. Các tác động của biến đổi khí hậu lên nhóm bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu
2. Vi khuẩn “ăn thịt sống trong nguồn nước mát”Một trong những cách quan trọng nhất mà một hành tinh ấm hơn ảnh hưởng lên bệnh truyên nhiễm nhờ vào sự cho phép các tác nhân gây bệnh hay côn trùng mang chúng vào trong các thói quen mà trước đây cần đến môi trường quá mát đối với chúng. Điều này đang xảy ra đối với các bẹnh lây truyền do muỗi (mosquito-borne illnesses), chẳng hạn nhóm vi khuẩn đang được quan tâm ăn thịt sống (‘flesh-eating bacteria') hay còn gọi là Vibrio vulnificus. Vi khuẩn sống trong nước biển haynước lợ (brackish waters) ấm hơn 20°C và có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nếu nó nhiễm vào trong một vết thương, nó có thể gây gân cơ hoại tử, ở đó vi khuẩn ăn thịt sống (flesh) quanh vết thương trong một số trường hợp, dẫn đến cặt cụt chi. V. vulnificus có thể giết 1/5 người khi nhiễm. Nhiệt độ nước biển ấm hơn có nghĩa là bệnh nhiễm trùng tăng lên gấp 8 lần từ năm 1988-2018 ở vùng bờ biển Đông ở Mỹ. Hình 9. Biến đổi khí hậu toàn cầu và gia tăng một số nhóm bệnh truyền nhiễm tại châu Âu
3. Tình trạng thời tiết khí hậu thất thường gây các vụ dịch tảThế giới ở giữa một thập niên của đại dịch tả dài và bệnh lưu hành ở vài nước và tình trạng phù hợp có thể gây ra bùng nổ dịch bệnh. Tả à một nhiễm trùng cấp tính có tiêu chảy do ăn hoặc uongs nguồn nước bị ô nhiễm vi khuẩn tả Vibrio cholerae. Điều này có nghĩa là các dữ kiện về thời tiết như lũ lụt không đủ nguồn nước an toàn, vệ sinh kém và cơ sở hạ tầng vệ sinh không đủ có thể gây ra các vụ dịch bệnh chết người. Các nước như như Kenya đang triển khai giám sát từng bước và triển khai chiến dịch vaccine. Đầu năm 2023, TCYTTG cảnh báo về Dengue và bệnh Chikungunya giờ đây đang lan rộng sang các vùng mà trước đó không phải dịch. Giờ đây, một nửadân số thế giới đang bị ảnh hưởng đến các căn bệnh này. Dengue có thể gây các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng cũng như tử vong cao. Tại Bangladesh, số ca Dengue đang gia tăng nhanh chóng với hơn 2000 ca mỗi ngày, mà trong đó Dhaka bị ảnh hưởng đáng kể. Tương tự, Nepal dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, số ca Dengue đã và đang tăng lên. Mùa đông đang ấm hơn và ít tuyết hơn, điều này có nghĩa là muỗi Aedes mang virus tăng lên. Điều này làm cho các chuyên gia y tế lo ngại vì một khi Dengue nhìn thấy trong vùng thì sau đó các bệnh do muỗi truyền khác như viêm não Nhật Bản, sốt rét cũng gia tăng. Hình 10. Đẩy mạnh tiếp cận đa phương ứng phó với bệnh truyền nhiễm
Chỉ có muỗi mang virus Dengue có thể mở rộng phạm vi và biên độ đến các vùng khác như các vùng ôn đới chẳng hạn, đặc biệt khi các vùng này ấm hơn và muỗi Anopheles có tăng lan truyền sốt rét xa hơn và đến các vùng khác mà trước đó chưa bao giờ có bệnh. Chỉ có điều này xảy ra thì mới làm tăng số ca bệnh trên phạm vi toàn cầu và điều đó cho thấy dang đối mặt với việc phòng chống bệnh sẽ khó khăn hơn khi bệnh lan rộng và bất ngờ. Trong một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Biology Letters đầu năm 2023 này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy muỗi Anophelesspp. tăng khoảng cách bay của chúng khoảng chừng 6,5 m mỗi nămvà xa xích đạo hơn 4,7km mỗi năm trong thế kỷ trước.
(Hết Phần 2)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Shmona Simpson, Michael C Kaufmann, Vitaly Glozman, Ajoy Chakrabart (2020). Disease X: accelerating the development of medical countermeasures for the next pandemic. Lancet Infect Dis 2020; 20: e108–15 2.Clare Wilson (2022). What is Disease X & why is it in the news?https://www.newscientist.com/ 3.Muhammad Junaid Tahir, Imaduddin Sawal, Mohammad Yasir Essar, Abdul Jabbar, Irfan Ullah, Ali Ahmed (2021). Disease X: A hidden but inevitable creeping danger. Infect Control Hosp Epidemiol.2021 Jul 26:1-2. 4.Maggie O'Neill (2024). What is ‘Disease X’ and why are experts worried? Researchers are monitoring for the agent that could cause the next pandemic, known as ‘Disease X’ Friday 19 January 2024 07:58 5.https://www.euronews.com/health/2024/01/19/what-is-disease-x-and-how-is-the-world-preparing-for-it. What is 'Disease X' and how is the world preparing for it? 6.https://www.gavi.org/The deadly diseases that are spiking because of climate change 7.https://www.gavi.org/Climate change is increasing the risk of infectious diseases worldwide 8.https://wellcome.org/news/ What is the link between climate change and infectious disease? 9.https://www.preventionweb.net/58% of human infectious diseases can be worsened by climate change – we scoured 77,000 studies to map the pathways
|