Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 0 8 9
Số người đang truy cập
1 5 8
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Báo cáo sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh mối đe dọa ngày càng tăng do biến đổi khí hậu

Sốt rét hiện vẫn được xem là một bệnh truyền nhiễm quan trọng có một sự phân bố toàn cầu và gánh nặng y tế sức khỏe cần quan tâm. Các giới hạn về mặt không gian của sự phân bố của nó và các hoạt đọng theo mùa đã và đang nhạy cảm với các yếu tố khí hậu, cũng như năng lực địa phương để phòng chống bệnh.

Dù gần đây một số thành qua nghiên cứu mang lại kết cục tốt cho sức khỏe và có thể nhờ đó hỗ trợ mô hình đầu tiên đánh giá tương tác giữa biến đổi khí hậu và tác động lên sức khỏe. Các nhà khoa học sử dụng phương pháp loại bỏ sai số trong các thông số nhiệt độ và lượng mưa từ mô hình “Coupled Model Inter-comparison Project Phase 5climate models: để so sánh với các thông số cũ trước đây đã làm nhằm đánh giá tác động của sốt rét theo phân tích ở ba thời điểm trong tương lai những năm 2030s, 2050s và 2080s.

Các nhà khoa học đã đánh giá hiệu quả của bộ đo lường các thông sốở quy mô vùng và trên toàn cầu: Tính phù hợp của khí hậu, quần thể nguy cơ bổ sung và số người có nguy cơ hàng tháng để đánh giá mô hình đầu ra. Một phép toán về sốt rét dựa trên5 mô hình phân tích khí hậu toàn cầu khác nhau(global climate models), mỗi mô hình chạy theo 4 tình huống (Representative Concentration Pathways, RCPs) và một mô hình dân số.Họ cũng điều tra mô hình có liên quan đến quần thể nguy cơ trong tương lai nhờ vào các thay đổi khí hậu.


Hình 1. Bản đồ mô tả ước tính tình hình sốt ré thê giới vào năm2080 và khoảng 3,6 tỷ người sống
trong vùng nhạy cảm bị biến đổi khí hậu

Kết quả thấy mạng lưới toàn cầu (overall global net) chỉ a một mối liên quan giữa các biến đổi khí hậu với sự gia tăng quần thể nguy cơ, nhưng không chắc chắc hoàn toàn. Đầu ra của mô hình cho thấy số người nguy cơ mỗi tháng trong một năm so với dữ liệu về RCP2.6 đến RCP8.5 từ những năm 2050s đến những năm 2080s. Các thông số đo lường về kết quả có tính nhạy cao để đánh giá tác động dựa trên mô hình sốt rét, đặc biệt các thông số dịch tễ học phân bố sốt rét như thế nào.



Hình 2. Các phiên bản Báo cáo Sốt rét toàn cầu từng năm của Tổ chức Y tế Thế giới

Theo tin từ Genève, Thụy Sỹ vào ngày 30/11/2023 của Báo cáo mới được Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) công bố, mặc dù có những bước tiến trong việc mở rộng khả năng tiếp cận màn tẩm hóa chất diệt côn trùng và thuốc giúp ngăn ngừa bệnh sốt rét ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, nhưng vẫn có nhiều người mắc bệnh sốt rét hơn.

Năm 2022, ước tính có 249 triệu trường hợp sốt rét trên toàn cầu, vượt qua mức trước đại dịch là 233 triệu vào năm 2019, tăng thêm 16 triệu ca. Ngoài những gián đoạn gây ra bởi COVID-19, hoạt động ứng phó với bệnh sốt rét toàn cầu còn phải đối mặt với nhiều mối đe dọa ngày càng tăng như tình trạng kháng thuốc và kháng hóa chất diệt côn trùng, khủng hoảng nhân đạo, hạn chế về nguồn lực, tác động của biến đổi khí hậu và sự chậm trễ trong việc thực hiện chương trình, đặc biệt ở các quốc gia có gánh nặng cao về căn bệnh này.

Báo cáo sốt rét thế giới năm 2023 đi sâu vào mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và sốt rét. Những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa có thể ảnh hưởng đến hành vi và khả năng sống sót của muỗi Anopheles spp. mang mầm bệnh sốt rét. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, chẳng hạn như đợt nắng nóng và lũ lụt, cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự lây truyền và gánh nặng bệnh tật. Ví dụ, lũ lụt thảm khốc ở Pakistan vào năm 2022 đã khiến số ca mắc sốt rét ở nước này tăng gấp 5 lần.



Hình 3. Biến đổi khí hậu đã làm rút ngắn thời gian chu kỳ phát triển của muỗi truyền bệnh

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc TCYTTG cho biết: “Khí hậu thay đổi đặt ra nguy cơ đáng kể cho tiến trình chống lại bệnh sốt rét, đặc biệt là ở những khu vực dễ bị tổn thương. Các đáp ứng sốt rét bền vững và kiên cường là cần thiết hơn bao giờ hết, cùng với các hành động khẩn cấp nhằm làm chậm tốc độ ấm lên toàn cầu và giảm tác động của nó.

Biến đổi khí hậu dự kiến sẽ có tác động gián tiếp đến xu hướng sốt rét thông qua việc giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ sốt rét thiết yếu và làm gián đoạn chuỗi cung ứng màn tẩm hóa chất diệt côn trùng, thuốc và vaccine. Sự dịch chuyển dân số do các yếu tố gây ra bởi khí hậu cũng có thể dẫn đến gia tăng bệnh sốt rét khi các cá nhân không có khả năng miễn dịch di cư đến các vùng lưu hành bệnh.

Dữ liệu về tác động dài hạn của biến đổi khí hậu đối với việc lan truyền bệnh sốt rét còn ít ỏi. Tuy nhiên, chiều hướng và mức độ của bất kỳ tác động nào cũng có thể khác nhau giữa các hệ thống xã hội và sinh thái, cả trong và giữa các quốc gia.

Xu hướng về gánh nặng và đáp ứng sốt rét toàn cầu

Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn đáng kể các dịch vụ sốt rét, dẫn đến sự gia tăng đột ngột cả về tỷ lệ mắc lẫn tử vong, làm trầm trọng thêm tiến trình chống lại căn bệnh này vốn đã bị đình trệ.

Trên toàn cầu có thêm 5 triệu ca sốt rét vào năm 2022 so với năm trước và 5 quốc gia phải gánh chịu sự gia tăng này. Pakistan sự gia tăng lớn nhất, với khoảng 2,6 triệu trường hợp vào năm 2022 so với 500.000 trường hợp vào năm 2021. Số ca sốt rét cũng gia tăng đáng kể ở Ethiopia, Nigeria, Papua New Guinea và Uganda.



Hình 4. So sánh số ca mắc và số ca tử vong do sốt rét năm 2019 và năm 2022

Trong khi đó, tại 11 quốc gia có gánh nặng bệnh sốt rét cao nhất, tỷ lệ mắc mới và tử vong đã chững lại sau đợt bùng phát ban đầu trong năm đầu tiên của đại dịch. Các quốc gia này, được hỗ trợ thông qua cách tiếp cận “Gánh nặng cao đến tác động cao” (“High burden to high impact”-HBHI) của TCYTTG, đã ghi nhận khoảng 167 triệu ca sốt rét và 426.000 ca tử vong vào năm 2022. Nhìn vào xu hướng hiện tại, tiến trình hướng tới các cột mốc quan trọng vào năm 2025 trong chiến lược sốt rét toàn cầu của TCYTTG đang chệch ra khỏi quỹ đạo một cách đáng kể.

Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc khu vực của TCYTTGtại Châu Phi cho biết: “Điều quan trọng là phải nhận ra vô số mối đe dọa cản trở nỗ lực ứng phó của chúng ta. Biến đổi khí hậu gây ra rủi ro đáng kể, nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức như khả năng tiếp cận dịch vụ y tế hạn chế, các xung đột và tình trạng khẩn cấp đang diễn ra, tác động kéo dài của COVID-19 đối với việc cung cấp dịch vụ, nguồn lực tài chính không đủ và việc triển khai không đồng đều các biện pháp can thiệp sốt rét cốt lõi của chúng ta...Để tiến tới một tương lai không có bệnh sốt rét, chúng ta cần cùng nhau nỗ lực để giải quyết các mối đe dọa đa dạng này, thúc đẩy sự đổi mới, huy động nguồn lực và các chiến lược hợp tác.”

Cơ sở để lạc quan

Báo cáo cũng đề cập đến các thành tựu chẳng hạn như việc triển khai theo từng giai đoạn của vaccine sốt rét đầu tiên được TCYTTG khuyến nghị - RTS,S/AS01 - tại ba quốc gia châu Phi. Một đánh giá nghiêm ngặt đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sốt rét ác tính giảm đáng kể và tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ do mọi nguyên nhân giảm 13% ở những khu vực đã tiêm vaccine so với những khu vực không tiêm vaccine. Việc giảm đáng kể bệnh tật và tử vong này góp phần vào những gì đã đạt được ở các khu vực này, nơi đã triển khai cấp màn, phun hóa chất diệt côn trùng trong nhà và các biện pháp can thiệp sức khỏe cho trẻ em khác.

Vào tháng 10 năm 2023, TCYTTG đã khuyến nghị loại vaccine sốt rét an toàn và hiệu quả thứ hai, R21/Matrix-M. Sự sẵn có của hai loại vaccine sốt rét dự kiến sẽ làm tăng nguồn cung và có thể triển khai trên quy mô rộng khắp châu Phi.Cũng đã có tiến bộ trong việc LTSR ở nhiều quốc gia có gánh nặng bệnh tật thấp. Vào năm 2022, 34 quốc gia đã báo cáo ít hơn 1.000 trường hợp mắc bệnh sốt rét so với chỉ 13 quốc gia vào năm 2000. Chỉ riêng trong năm nay, có thêm ba quốc gia được TCYTTG chứng nhận là không còn bệnh sốt rét Azerbaijan, Belize và Tajikistan và một số quốc gia khác đang trên đà LTSRtrong năm tới.



Hình 5. Sự cải thiện số ca mắc, số tử vong và số quốc giả có bệnh lưu hành về sốt rét

Điều cần thiết bây giờ

Cần có một sự chuyển hướng đáng kể trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét cùng với việc tăng cường nguồn lực, củng cố cam kết chính trị, các chiến lược dựa trên dữ liệu và các công cụ đổi mới. Sự đổi mới nên tập trung vào việc phát triển các sản phẩm hiệu quả, có hiệu lựchơn và giá cả phải chăng hơn.

Thêm mối đe dọa từ biến đổi khí hậu đòi hỏi các đáp ứng sốt rét phải bền vững và kiên cường, phù hợp với các nỗ lực giảm tác động của biến đổi khí hậu. Sự tham gia của toàn xã hội là rất quan trọng để xây dựng các biện pháp tiếp cận lồng ghép.

Như một vấn đề y tế công cộng lâu dài và có sẵn, sốt rét vẫn đang tác động nghiêm trọng nhiều nơi trên toàn cầu, đặc biệt châu Phi. Với quá trình khí thải nhà kính, nhiệt độ tiếp tục tăng lên. Dựa trên các con đường kinh tế xã hội đa dạng, nhiệt độ tương lai có thể ước tính được và tuy nhiên, các tác động của biến đổi khí hậu lên tỷ lệ nhiễm trùng sốt rét tại các vùng dịch vẫn chưa biết được

Công tác sốt rét của WHO được thực hiệntheo hướng dẫn của Chiến lược kỹ thuật toàn cầu về sốt rét 2016-2030 (WHO-GTS), được Hội đồng Y tế Thế giới (World Health Assembly-WHA) phê duyệt vào tháng 5 năm 2015 và cập nhật vào năm 2021. Chiến lược này, cùng với các mục tiêu khác, kêu gọi giảm tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét tỷ lệ ít nhất là 75% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030, so với mức cơ sở năm 2015


Hình 6. Ngân sách kính phí giữa cung và cầu mất cân đối-Thách thức cho loại trừ sốt rét

Biến đổi khí hậu đã tác động nghiêm trọng lên chu kỳ của El Niño mà chúng ta đều biết là chu kỳ này có liên quan đến tăng nguy cơ một số bệnh lây truyền thông qua muỗi như sốt rét, sốt xuất huyết và sốt thung lũng Rift Valley.Với thời tiết khô, lượng mưa lớn có thể cung cấp tình trạng nơi muỗi đẻ tốt. Độ ẩm tăng, hạn hán có thể thay đổi nguồn nước từ sông vào các hồ tạo nên nơi muỗi đẻ thích hợpTại một số khu vực, lượng mưa lớn có thể rửa trôi hết các nơi muỗi đẻ và làm giảm tỷ lệ mắc mới sốt rét. Tại Colombia Venezuela, số ca sốt rét tăng hơn 1/3 số ca sau khi có điều kiện thuận lợi liên quan đến El Niño. 

Biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiều đến thay đổi cơ cấu bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh do vector truyền. Kiến thức về mối cảnh vùng địa lý và sự thay đổi khí hậu góp phần tác động lên quá trình lan truyền bệnh nhiều hơn, phối hợp với các kiến thức về các chiến lược đáp ứng cũng như ứng phó, có thể giúp xác định khoảng trống và thực hành tốt nhất trước các tác động sức khỏe trong tương lai

Hiện nay đã có những bằng chứng thuyết phục về tác động của biến đổi khí hậu, gồm khả năng thay đổi của khí hậu thời tiết lên sự lan truyền và lan rộng của bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, hai căn bệnh quan trọng nhất toàn cầu. Các nổ lực tiếp theo cần để phát triển đáp ứng và thích nghi biến đổi khí hậu từ đa bộ phận đê tăng khả năng ứng phó của hệ thống y tế và cộng đồng, đặc biệt tại các vùng mà có thể tiên đoán về sự thay đổi thời tiết cũng như nguy cơ xuất hiện và tái xuất hiện sốt rét và sốt xuất huyết.


Hình 7. Nhiễm sốt rét nội địa tại Mỹ - Sự di chuyên của muỗi đến phía Bắc do thay đổi thời tiết
đóng vai trò trong xuất hiện lại sốt rét này.


Thông qua cách tiếp cận “Gánh nặng cao đến tác động cao” (HBHI), được TCYTTGTổ chức Đẩy lùi sốt rét (Roll Back Malaria-RBM)để loại bỏ sốt rétkhởi xướng vào năm 2018, các quốc gia chịu ảnh hưởng sốt rét nặng nề nhất đang tiếp cận những nhóm dân cư có nguy cơ mắc bệnh cao nhất thông qua các gói can thiệp phù hợp dựa trên dữ liệu địa phương và bối cảnh bệnh tật. 11 quốc gia HBHI ban đầu bao gồm Burkina Faso, Cameroon, Congo, Ghana, Ấn Độ, Mali, Mozambique, Niger, Nigeria, Uganda và Tanzania. Quốc gia thứ 12, Sudan đã áp dụng phương pháp HBHI vào năm 2022.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cyril Caminadea, Sari Kovatsc, Joacim Rocklovd, Adrian M. Tompkinse, Andrew P. Morseb, Felipe J. Colón-Gonzáleze,Hans Stenlundd, Pim Martensf, Simon J. Lloyd (2022). Impact of climate change o­n globalmalaria distribution

2. Chao LiShunsuke Managi(2022). Global malaria infection risk from climate change. Environ Res, 2022 Nov;214(Pt 3):114028.

3. https://www.mmv.org/events/world-malaria-day-2024

4. Climate change and malaria: A complex relationship. https://www.un.org/en/chronicle.

5.Climate Change 2001: Impacts, Adaptations and vulnerability, contribution of Working Group II to the third assessment report of the Intergovernmental Panel o­n Climate Change.

6. M.B. Hoshen, A.P.Morse. A weather driven model of malaria transmission. Malaria Journal (2004)
          7. USAID, J. Stark, C. Mataya, K. Lubovich, Climate change, adaptation, and conflict: A preliminary review of the issues. CMM Discussion Paper No.1, (2009).

8. P. Reiter. Climate change and mosquito-borne diseases. Environ Health Perspect, (2001):141-161.

9. G. Zhou, N. Minakawa, A.K. Githeko, G. Yan.Climate variability and malaria epidemics in the highlands of East Africa.Trends in Parasitology, 21 (2005):54-6.

10. G. Zhou, N. Minakawa, A.K. Githeko, G. Yan. Association between climate variability and malaria epidemics in the East African highlands.PNAS USA, 24 (2004):101(8), 2375-2380.

11. WHO, Fact sheet 192: El Niño and its health impact, (2002).

12. T.N. Krishnamurthi, A. Chakraborty, V.M. Mehta, A.V. Mehta. Experimental prediction of climate related malaria incidence. Monsoon and impacts workshop, 2007;

13. B. Lomborg. On Climate Advice to Policy makers. The Copenhagen Consensus (2009) www.fixtheclimate.com.

14. WHO, Global Malaria Action Plan, Roll Back Malaria Partnership, (2008).

15. WHO, World Malaria Report, (2009).

16. Manisha A. KulkarniClaudia Duguay, Katarina Ost (2022). Charting the evidence for climate change impacts o­n the global spread of malaria and dengue and adaptive responses: a scoping review of reviews. Globalization and Health volume 18, Article No. 1 (2022)

 

Ngày 08/03/2024
Ths. Huỳnh Thị An Khang & TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích