Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 4 4 1
Số người đang truy cập
1 9 2
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
OptiViVax: Một sự hợp tác quốc tế mới để tối ưu hóa vaccine sốt rét phòng chống lại Plasmodium vivax trong tương lai (Phần 1)

Plasmodium vivax được tìm thấy chủ yếu ở Châu Á, Châu Mỹ Latinh và ở một số vùng của Châu Phi. P. vivax được cho là có nguồn gốc từ châu Á, nhưng các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng tinh tinh hoang dã và khỉ đột trên khắp miền trung châu Phi bị nhiễm ký sinh trùng có liên quan mật thiết với P. vivax ở người các phát hiện cho thấy P. vivax của người có nguồn gốc châu Phi. P. vivax chiếm 65% sốca sốt rét ở châu Á và Nam Mỹ. Không như P. falciparumP. vivax có khả năng trải qua quá trình phát triển bào tửở muỗi ở nhiệt độ thấp hơn. Người ta ước tính rằng 2,5 tỷ người có nguy cơ bị nhiễm trùng sinh vật này.

Có 5 loài ký sinh trùng sốt rét gây bệnh ngườiP.falciparum, P.vivax, P.ovale, P.malariae và P.knowlesi. Trong đó P. vivax và P. falciparum là hai loài chính. Thời gian qua, đa số nguồn lực được tập trung vào nghiên cứu và phòng chống P.falciparum, có xao lãng đối với P.vivax, nên trong cơ cấu KSTSR đã có lúc có một chút thay đổi, P.falciparum hạ xuống và P.vivax tăng lên một ít. Đối với lịch sử, đó là điều hợp lý bởi vì trong số loài KSTSR gây bệnh cho người thì P.falciparum là loài gây nặng và tử vong nhiều nhất.châu Mỹ đóng góp 22% diện tích toàn cầu có nguy cơ, nhưng các khu vực lưu hành cao thường có dân cư thưa và khu vực này chỉ đóng góp 6% cho tổng dân số có nguy cơ. Ở châu Phi, sự thiếuquy mô rộng của kháng nguyên Duffy trong quần thể dân số đã đảm bảo rằng sự lây truyền ổn định bị hạn chế ở Madagascar và một phần của Cận sa mạc Sahara châu Phi, nó đóng góp 3,5% dân số toàn cầu có nguy cơ. Trung Á chịu trách nhiệm cho 82% dân số toàn cầu có nguy cơ với các khu vực lưu hành cao trùng với dân số dày đặc đặc biệt là ở Ấn Độ và Myanmar. Đông Nam Á có các khu vực có độ lưu hành cao ở Indonesia và Papua New Guinea và nói chung đóng góp 9% dân số toàn cầu có nguy cơ.P. vivax có trong cơ thể của ít nhất 71 loài muỗi Anopheles sp. Nhiều vector P. vivax sống phân bố rộng ở vùng khí hậu ôn đới. Một số thích đốt ngoài trời hoặc vào ban ngày, cản trở hiệu quả của hóa chất diệt muỗi trong nhà màn tẩm hóa chất. Một số loài vector chính vẫn chưa được nuôi trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu kỹ hơn và khả năng kháng hóa chất là không đủ điều kiện.

Từ lâu khi gặp một bệnh nhân sốt rét ác tính (SRAT) người ta hay nghĩ đến nguyên nhân là P. falciparum và thực tế kết quả xét nghiệm lam máu ngoại vi nếu dương tính thì đúng là P. falciparum. Đối với trường hợp nhiễm P. vivax thì tuy bệnh cảnh lâm sàng có thể có sốt cao, nhức đầu và nôn mửa nhiều nhưng P. vivax vẫn được quan niệm là không gây SRAT. Một số y văn còn gọi sốt rét do P. falciparum là “sốt rét cách nhật ác tính” và sốt rét do P. vivax là “sốt rét cách nhật lành tính”.Do đó khi kết quả xét nghiệm là P. vivax ở một bệnh nhân SRAT, người ta sẽ nghi ngờ tính chính xác của xét nghiệm, hoặc cho rằng đây là một trường hợp nhiễm phối hợp với P. falciparum, mà loài sau này đã bị soi sót nên không phát hiện ra được.

Năm 2002, một Hội nghị chuyên đề về P. vivax được tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (“Vivax Malaria Research: 2002 and Beyond”) đã ghi nhận một số biểu hiện bệnh lý nặng do hiện tượng ẩn cư đã từng gặp ở P. falciparum cũng được gặp trong sốt rét P. vivax, cũng như bệnh lý về hô hấp có liên quan đến P. vivax.Năm 2003, tại vùng biên giới Ấn Độ - Pakistan, Dhanpat K. Kochar và cộng sự thuộc ĐH Y Sardar Patel, Bikaner, Rajasthan (Ấn Độ) đã ghi nhận 11 ca bệnh nhiễm P.vivax có thể bệnh nặng, khi đó chẩn đoán nguyên nhân được thực hiện qua ba xét nghiệm đồng thời gồm lam máu ngoại biên, que thử chẩn đoán nhanh OptiMAL và PCR. Từ đó, TCYTTG đã đè cập rằng tuy sốt rét do P.vivax được xem là lành tính, tỷ lệ tử vong rất thấp, song nó vẫn có thể gây SRAT và gây suy kiệt. Đôi khi là một bệnh nặng như là sốt rét do P. falciparum. Các biểu hiện của sốt rét nặng do P. vivax đã được ghi nhận là sốt rét thể não, thiếu máu nặng, giảm nặng tiểu cầu và các tế bào máu khác, vàng da, vỡ lách, suy thận cấp và hội chứng suy hô hấp cấp. Thiếu máu nặng và phù phổi cấp không phải là ít gặp. Điều đặc biệt là cơ chế gây các biểu hiện nặng hay SRAT do loài nàyđến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Do vậy, cần phải điều trị nhanh chóng và hiệu quả, xử trí ca bệnh như là sốt rét nặng và có biến chứng do P. falciparum.Chúng ta phải cảnh giác khi gặp một trường hợp sốt rét do P. vivax, nhất là khi khuynh hướng hiện nay vẫn xem sốt rét do P. vivax là lành tính và không gây tử vong.


Hình 1. Hình thể ký sinh trùng sốt rét P. vivax ở các giai đoạn khác nhau

Theo bảng tin ngày 12/10/2023 từ Mạng lưới vaccine toàn cầu cho biết Plasmodium vivaxtác nhân gây bệnh sốt rét ở người phổ biến và phân bố rộng nhất với 2,5 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh ở châu Phi, Nam Mỹ, châu Đại Dương và châu Á. Trong 5 năm tới, OptiViVax - một liên minh mới được thành lập trong giới học thuật và công nghiệpsẽ dựa trên những đột phá thú vị trong nghiên cứu bệnh sốt rét nhằm tích hợp những thành tựu tiên tiến trong miễn dịch ký sinh trùng, thiết kế vaccine và các nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng đổi mới để phát triển các loại vaccine thế hệ mớicó hiệu quả cao hơn chống lại ký sinh trùng sốt rét P. vivax.

Đại học Cork (UC) liên kết với các đại học hàng đầu trên thế giới đang hướng đến điều trị và loại trừ sốt rét. UCC đã phối hợp với một nhóm gồm 9 Trường đại học và đối tác toàn cầu cùng nhau nghiên cứu phát triển vaccine chống lại sốt rét do loài P. vivax mà họ cho rằng loài này có sự phân bố lan rộng nhất thế giới với 2,5 tỷ người trên toàn cầu đang sống trong nguy cơ. Kinh phí dự án là 7,8 triệu Euro, OptiViVax sẽ làm việc trên mầm bệnh P. vivax tạo ra vaccine chống lại loài này,đặc biệt các chủng (strains) trên khắp châu Phi, Nam Mỹ, châu Đại Dương và châu Á.

Dự án dự kiến thực hiện trong 5 năm như một phần lộ trình vaccine sốt rét của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation's Malaria Vaccine Technology Roadmap_WHO-MVTR) đến năm 2030 và nó được tài trợ bởi Liên minh châu Âu cùng sự hỗ trợ kinh phí bổ sung thêm từ phía chính phủ Anh và Thụy Sỹ. Song song với hai loại vaccine đang có hiệu lực cao chống lại P. falciparum, người ta hy vọng Dự án OptiViVax sẽ có thể chống lại được các biến thể loài P. vivaxđang lan rộng. Tái phát P. vivax ở những nơi mà bệnh tái xuất hiện sau vài tuần kể từ lần nhiễm đầu tiên, chiếm đến 90% số ca nhiễm mới.

Các đối tác phối hợp trong Dự án này bao gồm cả Đại học Oxford Cambridge cũng như các đại học ở Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh và Pháp. Trong đó UCC sẽ đứng đầu bởi Trường Dược, Hóa sinh và Sinh học tế bào (School of Pharmacy and School of Biochemistry & Cell Biology) do TS. Sonja Vucen và TS. Anne Moore thực hiện chính.


Hình 2. Dự án OptiVivax và các nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu

Hàng triệu người trên toàn cầu vẫn đang mắc phải ký sinh trùng sốt rét P. vivax, nên nhu cầu cần thiết là phải làm sao tiếp cận đến loài này. Mặc dù chúng ta đã có nền tảng kiến thức từ phát triển vaccine chống lại P. falciparum,song vẫn có một số khác biệt giữa hai loại KSTSR sốt rét này và đặc biệt chúng ta vẫn còn một khoảng trống rất lớn đối với loài P. vivax. Do vậy, dự án OptiVivax làm đầy các khoảng trống kiến thức và phát triển vaccine P. vivaxđể bảo vệ con người chống lại bệnh này. Các nhà khoa học gồm các chuyên gia ký sinh trùng, thử nghiệm lâm sàng, vaccine đang cùng nhau làm việc.

Top of FormHiện tại, 2 loại vaccine sốt rét đã được phê duyệt tập trung vàochống lại P. falciparum và không bảo vệ chống lại P. vivax. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng giữa P. falciparum và P. vivax, nhưng cũng có những khác biệt lớn ảnh hưởng đến sự lây lan của vivax và nỗ lực kiểm soát nó. Sốt rét vivax lây truyền nhanh chóng từ người này sang người khác thông qua muỗi, và khác vớiP. falciparum, một lần nhiễm bệnhduy nhất có thể dẫn đến các cơn sốt rét lặp đi lặp lại do các giai đoạn của ký sinh trùng thể ngủtrong gangây ra.


Hình 3. Các cơ sở khoa học và nền tảng để phát triển vaccine Nghiên cứu
OptiViVax

Đáng chú ý, sự tái phát của P.vivax được cho là nguyên nhân của phần lớn các ca nhiễm mới (80-90%). Loài P. vivaxphổ biếnvề diện phân bố hơn P. falciparum và các nghiên cứu gần đây cho thấy gánh nặng bệnh tật đáng kể, đặc biệt ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Lộ trình công nghệ vắc xin sốt rét sửa đổi đến năm 2030 do Tổ chức Y tế Thế giới tạo điều kiện công nhận mức độ nghiêm trọng của bệnh sốt rét P. vivax, kêu gọi can thiệp vắc xin để đạt được hiệu quả 75% trong hai năm, tương đương với P. falciparum.

Hiệp hội Nghiên cứu OptiViVax quy tụ các học giả, các tổ chức phi lợi nhuận và các đối tác công nghiệp có chuyên môn về phát triển, sản xuất và thử nghiệm lâm sàng vaccine. Dự án sẽ dựa vào kiến thức chuyên môn của các đối tác về sinh học miễn dịch P. vivax, thử nghiệm chức năng tiền lâm sàng, phát triển vaccine, mô hình lâm sàng nhiễm sốt rét ở người đượckiểm soát (CHMI) và kỹ thuật sản xuất sinh học GMP cải tiến, để tiếp tụcvaccine thế hệ tiếp theo có hiệu quả được cải thiện. Sự có mặt của các thử nghiệm chức năng mới và các mô hình thử thách con người sẽ củng cố khuôn khổ tương lai cho việc đưa ra quyết định sáng suốt của cộng đồng vắc xin lâm sàng, các nhà hoạch định chính sách, nhà tài trợ và cơ quan quản lý.


Hình 4. Chu kỳ sinh học và phát triển của P. vivaxvới sự minh họa thể ngủ ở tế bào gan

Dự án được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ từ Liên minh Châu Âu (EU), chính phủ Vương quốc Anh và Bộ Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới của Thụy Sĩ (SERI).Cuộc họp khởi động hiệp hội OptiViVax đã được tổ chức vào ngày 19/9/2023, do Đại học Oxford, Oxford, Vương quốc Anh chủ trì. Cuộc họp quy tụ 9 đối tác dự án từ Liên minh châu Âu, Ethiopia, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh, sẽ củng nhau hợp tác chặt chẽ để phát triển thế hệ vắc xin P. vivax đầu tiên.

Dự án này được đồng tài trợ từ chương trình Horizon Europe của Liên minh châu Âu theo thỏa thuận tài trợ số 101080744. Dự án cũng nhận được tài trợ từ Nghiên cứu và Đổi mới Vương quốc Anh (UKRI) dưới sự bảo lãnh tài trợ từHorizon Europe của chính phủ Anh và từ Bộ Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới của Thụy Sĩ (SERI).


Còn nữa
à Tiếp theo Phần 2

Ngày 16/04/2024
Ths. Huỳnh An Khang& TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích