Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 4 7 7 4
Số người đang truy cập
4 1 7
 Tin tức - Sự kiện Tin hoạt động của Viện
Đoàn công tác của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn và Tổ chức Y tế thế giới làm việc tại tỉnh Khánh Hòa

Trong 02 ngày 05-06/6/2024, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã đến thăm, làm việc tại Viện phối hợp cùng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đến thăm, làm việc với các đơn vị y tế địa phương của tỉnh Khánh Hòa. Mục đích của các chuyến thăm và làm việc lần này Đoàn công tác là nhằm thảo luận các hoạt động phòng chống sốt rét tích cực nhất trước sự gia tăng và biến động sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và có nguy cơ lan rộng sang các tỉnh khác qua muỗi truyền bệnh và quần thể dân di biến động, theo luận và nhận ra các thách thức và giải pháp nhằm khống chế số ca mắc gia tăng trên địa bàn tỉnh và huyện.

Tham gia các buổi làm việc, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởngViện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng cùng lãnh đạo các khoa phòng chuyên môn và chức năng; TS.BS. Jean-Olivier Guintran-Cố vấn cấp cao, WHO Việt Nam,TS.BS. Nguyễn Thị Thúy Vân, Chuyên gia cao cấp, WHO Việt Nam; BSCKII. Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, Ths.BS. Trần Văn Tiến - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh cùng các cán bộ chuyên môn của các trạm y tế xã.

Trong buổi làm việc tại Viện, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã nhấn mạnh từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh sốt rét trên địa bàn Khánh Vĩnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp và tăng hơn nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái, đòi hỏi các ngành chức năng, địa phương phải vào cuộc quyết liệt. Sự nổi trội của ký sinh trùng sốt rét P.malarie cùng với P.vivaxP.falciparum khiến tình hình sốt rét trở nên phức tạp. Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR)thể giao bào (gametocytes) ở người bệnh chiếm tỷ lệ rất cao (trên 80% số ca phát hiện dù sớm hoặc muộn), có thể là một yếu tố quan trọng dẫn đến nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng tăng cao và việc kiểm soát cũng như điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Các ca bệnh phần lớn liên quan đến nghề nghiệp đi rừng, ngủ rẫy dài hoặc ngắn ngày, nên các biện pháp phòng chống sốt rét cho các đối tượng này còn rất hạn chế. Ngoài ra, việc mua sắm vật tư, hóa chất và các công cụ khác cho phòng chống sốt rét còn gặp nhiều khó khăn do chưa có hướng dẫn cụ thể. Viện đã và đang điều động nhiều đoàn công tác đến điều tra dịch tễ đánh giá tình hình dịch, giám sát véc tơ sốt rét và nghiên cứu điều trị cho các ca bệnh trên lâm sàngđể đánh giá tổng thể tình hình và hỗ trợ công tác phòng chống sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh.


Hình 1. Đoàn chuyên gia WHO thăm và làm việc với Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn
chiều ngày 05/6/2024

Đồng thời, TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, Phó viện trưởng cho biết thêm vấn đề gia tăng sốt rét tại tỉnh Khánh Hòa cùng lúc với 3 loài P. falciparum, P. vivaxP. malariae nói chung và riêng loài P. malariae tăng với một tỷ lệ cao chưa từng có trong tiền lệ, ngay cả các tỉnh thành phố tại Việt Nam cũng như tại các nước Tiểu vùng Sông Mê Kông. Trong khi chúng ta chưa loại trừ hoàn toàn loài P. falciparum từ nay đến năm 2025 thì việc xuất hiện và gia tăng loài P. malariae như tạo thêm mối đe dọa mới và là rào cản thách thức kỹ thuật cho chiến lược LTSR tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên và Việt Nam từ nay đến năm 2023. Bên cạnh đó, TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, cũng nêu lên một số điểm mới phát hiện từ vụ gia tăng bất thường về sốt rét P. malariae này trước các chuyên gia WHO tại Việt Nam để nắm bắt và giúp đỡ, đó là các thách thức và các phát hiện mới như các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng, nguy cơ lan rộng cao và diễn tiến phức tạp khó lường hơn tại đợt bùng phát sốt rét 2023 đến 6 tháng đầu năm 2024 tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh này:

- Trong cơ cấu ký sinh trùng sốt rét xuất hiện loài P. malariae chiếm tỷ lệ rất cao (104 ca; 52,8%), trong khi hai loài phổ biến là P. falciparum (29 ca; 14,7%) và P. vivax (61 ca; 31,5%), điều này chưa từng thấy trong tiền lệ từ năm 1961 đến nay tại các nước Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng (GMS-Greater Mekong Subregion) nói chung, cũng như tại Việt Nam và tỉnh Khánh Hòa nói riêng vì trước đây chỉ chiếm có 3-5 ca mỗi năm;

- Theo y văn và thực tế trong thực hành lâm sàng tại Việt Nam, sốt rét do P. malariae thường là lành tính, hiếm khi gây sốt rét ác tính (SRAT) và tử vong thì trong hai năm qua đã ghi nhận tại tỉnh đến 6 ca sốt rét ác tính, đe dọa tử vong được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, trong đó phần lớn là SRAT thể đa phủ tạng và trước khi nhập viện bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng sốt rét hoặc dưới ngưỡng phát hiện của kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh;

- Trên 76% số bệnh nhân mắc sốt rét do P. malariaeP. vivax không biểu hiện triệu chứng sốt rét tại thời điểm được lấy máu xác định chẩn đoán bằng test chẩn đoán nhanh và lam máu nhuộm giêm sa;

- Bên cạnh các trường hợp sốt rét không biểu hiện triệu chứng được phát hiện bằng các công cụ chẩn đoán thường quy (lam máu và test chẩn đoán nhanh) ở trên thì còn có 38/7256 người phát hiện dương tính với sốt rét ở mật độ ký sinh trùng rất thấp thông qua xét nghiệm sinh học phân tử siêu nhạy (nested-PCR, ultra-PCR), điều này cho thấy ngoài số bệnh nhân được phát hiện khi có triệu chứng thì vẫn còn nhiều trường hợp không thể phát hiện do không biểu hiện triệu chứng và do công cụ hiện có không đủ nhạy và đặc hiệu để phát hiện trọn vẹn tất cả ca ca, khi đó các các bệnh nhân mang mật đô ký sinh trùng thấp đóng vai trò như tảng băng chìm và là ổ chứa tiềm tàng tiếp tục lan truyền bệnh nhân trong khu vực huyện Khánh Vĩnh;

- Sự tồn tại mầm bệnh P. malariae cũng như P. vivax trong các nội tạng cơ thể người khá dài, có khi lên đến 30 năm khi người dân đang sống trong cộng đồng;

- Phân tích sơ bộ số liệu về cấu trúc quần thể các phân lập lâm sàng loài P. malariae trên bệnh nhân đã cho thấy nhiều chỉ điểm phân tử và đột biến khác thường so với các nước trong khu vực Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng;

- Trên 86% số bệnh nhân sốt rét khi được chẩn đoán đều có xuất hiện ký sinh trùng thể phân liệt (có vai trò trong gây sốt rét ác tính, hay nguy cơ chuyển nặng cao) và thể giao bào (chứng tỏ các bệnh nhân được phát hiện rất muộn, còn chủ quan không chịu tiếp cận các cơ sở y tế);

- Có sự thay đổi quần thể vector Anopheles spp. truyền bệnh giữa các vector chính và vector phụ trong lan truyền sốt rét tại các xã thuộc huyện Khánh Vĩnh;

- Trên 95% số bệnh nhân sốt rét mắc ở huyện thuộc đối tượng dân di biến động, đi rừng, ngủ rẫy, lao động theo đoàn vào rừng tạo các lán trại tạm bợ ở và lưu trú thời gian, hoặc nuôi cá tằm, lấy gỗ, mật o­ng, thu lấy hạt đát, măng tre, thú rừng, hoa phong lan, sâm tươi bán cho thương lái,....

Tất cả thách thức, khó khăn và vấn đề sức khỏe đặc biệt trên đã tạo nên một mô hình dịch tễ học mới và phức tạp về bệnh sốt rét tại đây, điều này có thể làm thất bại các thành quả đã đạt được trong phòng chống và loại trừ sốt rét cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nền kinh tế, xã hội và du lịch sinh thái tại tỉnh Khánh Hòa. Với diễn tiến phức tạp của bệnh sốt rét tại một vùng lưu hành nặng đồng thời 03 loài ký sinh trùng sốt rét (P. falciparum, P. vivax, P. malariae) và số ca diễn tiến ngày càng nghiêm trọng cũng như thách thức đặt ra cho ngành y tế cần có mô hình phòng chống và kiểm soát mới hơn, cải tiến hơn là làm thể nào kiểm soát, phát hiện, chẩn đoán và điều trị, quản lý ca bệnh cắt đứt nguồn lây, hạn chế lan truyền bệnh trong cộng đồng, thúc đẩy nhanh tiến trình loại trừ sốt rét (LTSR) tại tỉnh Khánh Hòa là rất cấp thiết.


Hình 2.TS.BS. Huỳnh Hồng Quang làm việc với đoàn chuyên gia WHO và các đơn vị y tế của CDC
tỉnh Khánh Hòa, TTYT huyện và TYT xã Khánh Thượng ngày 06/6/2024

PGS.TS. Hồ Văn Hoàng - Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn cũng đã đưa ra những khuyến nghị về việc chủ trương điều trị ca bệnh tại tỉnh. Cụ thể, để đảm bảo quyền lợi tiếp cận điều trị của người dân, tỉnh nên đưa ra tiêu chuẩn sàng lọc để phân loại theo dõi điều trị bệnh nhân tại các tuyến (tỉnh, huyện, xã, tại chỗ), điều này giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh nhân sốt rét, tránh tình trạng sốt rét âm thầm lây lan trong cộng đồng. Qua đó, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng cũng mong Tổ chức Y tế thế giới có thể hỗ trợ về mặt tài chính cũng như kĩ thuật nhằm giải quyết điểm nóng sốt rét tại Khánh Hòa, giúp địa phương thực hiện tốt mục tiêu Loại trừ sốt rét theo lộ trình đã đề ra nhằm đạt loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030.

Làm việc tại tỉnh Khánh Hòa, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn từ năm 2018 đến 2022, số bệnh nhân mắc sốt rét (BNSR) trên địa bàn giảm dần. Năm 2018, toàn tỉnh ghi nhận 125 ca, đến năm 2022 còn 12 ca. Bắt đầu từ năm 2023, số ca mắc tăng cao với 209 trường hợp, cụ thể, từ tháng 7/2023, bệnh sốt rét tăng với tốc độ nhanh 50 ca/tháng, sau đó giảm dần, đến cuối năm còn ghi nhận 22 ca/tháng, chủ yếu ở nhóm đối tượng đi rừng, ngủ rẫy ở huyện miền núi Khánh Vĩnh. Năm 2024, dù đã thực hiện quyết liệt các giải pháp PCSR nhưng số mắc vẫn tăng cao dù đang trong thời điểm không phải là mùa cao điểm của bệnh.

Tính đến ngày 06/6/2024 có 131 BNSR, tăng 125 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023. Bệnh nhân sốt rét phân bố chủ yếu ở huyện Khánh Vĩnh với 122 BNSR. Số trường hợp bệnh nhân mắc P.falciparum tăng 62 ca; số trường hợp bệnh nhân có KSTSR P.vivax tăng 10 ca; số trường hợp bệnh nhân có KSTSR P.malariae tăng 53 ca.

Số trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính(SRAT) là 13 ca, tăng 12 ca so với cùng kỳ năm 2023.Dù hiện tại chưa có trường hợp tử vong do sốt rét, song các ca SRAT nhiễm đơn thuần loài P. malariae là điều khá bất thường, trong số đó có những ca đến tiếp cận các CSYT rất sớm nhưng sau đó vài giờ chuyển nặng và phải chuyển tuyến trên kịp thời với biến chứng suy đa phủ tạng.

Bảng 1: Tình hình ca mắc sốt rét tại Khánh Hòa đến ngày 06/6/2024 so với cùng kỳ 2023

TT

Các chỉ số

06/6/2024

Cùng kỳ 2023

+/-

1

BNSR

131

6

Tăng 125 ca

2

Số KSTSR

131

6

Tăng 125 ca

- P.falciparum

66

4

Tăng 62 ca

- P.vivax

12

2

Tăng 10 ca

- P.malariae

53

0

Tăng 53 ca

3

Sốt rét ác tính

13

1

Tăng 12 ca

4

Tử vong sốt rét

0

0

-

Đoàn đã làm việc với Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh, kết quả cho thấy đến ngày 05/6/2024, bệnh nhân sốt rét phân bố hầu hết các xã trên toàn huyện, có đến 13/14 xã ghi nhận trường hợp bệnh sốt rét. Khánh Thượng là xã có số ca mắc sốt rét cao nhất với 44 ca, chiếm 36,06%; Khánh Đông 31 ca, chiếm tỷ lệ 25,41%; Khánh Phú 24 ca, chiếm tỷ lệ 19,67%; Khánh Thành 04 ca, chiếm 3,28%; Liên Sang, Giang Ly, Khánh Bình, Khánh Hiệp 03 ca, chiếm 2,46%; Sơn Thái, Thị Trấn 02 ca, chiếm 1,64%; Cầu Bà, Khánh Nam, Khánh Trung 01 ca, chiếm 0,82%.Đặc biệt, tại 2 xã Khánh Phú và Khánh Đông, các ca mắc phát hiện gần 100% là ký sinh trùng sốt rét thể P. falciparum.

Tại xã Khánh Thượng, số ca mắc phần lớn liên quan đến ký sinh trùng sốt rét thể P .malarie. Trong số 122 trường hợp mắc sốt rét tại huyện có 101 trường hợp tuổi trên 15 (82,8%), 21 trường hợp tuổi từ 15 trở xuống (17,2%). Nam giới 95 (77,8%), nữ giới 27 trường hợp (22,1%).Cũng theo báo cáo, phần lớn ca mắc là người dân đi rừng, ngủ rẫy; ghi nhận 09 trường hợp thuộc lực lượng kiểm lâm mắc sốt rét, đây là nhóm đối tượng làm nhiệm vụ thường xuyên ở rừng.


Hình 3. Đoàn công tác WHO và Việnđang làm việc liên quan sự phân bố các ca bệnh sốt rét
tại phòng họp của Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh

Theo Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh, giải pháp thực hiện phòng, chống sốt rét trên địa bàn huyện đã được thực hiện tổng thể nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn chủ yếu như: do mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong rừng, trong khi đó cuộc sống của người dân lại gắn liền với đi rừng, rẫy, dẫn đến khó cắt được nguồn lây. Huyện đã thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức: phát thanh trên loa đài, trực tiếp qua công tác khám, chữa bệnh, giám sát, thăm hộ gia đình..., tuy nhiên, người dân còn rất chủ quan trong việc phòng, chống sốt rét, nhất là việc tham gia xét nghiệm, khai báo với y tế địa phương sau khi đi từ rừng, rẫy về để sớm phát hiện điều trị bệnh, sớm hạn chế lây lan trong cộng đồng.

Tai buổi làm việc này, TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn nhận định rằng từ đầu năm đến nay, bệnh sốt rét ở tỉnh Khánh Hòa có sự gia tăng số ca bất thường, trong khi chưa vào thời điểm mùa lan truyện bệnh cao nhất. Dự báo trong trong thời gian đỉnh dịch (từ nay đến hết tháng 8 và từ tháng 11 tới tháng 2 năm sau), nếu ngành y tế tỉnh không có giải pháp quyết liệt, tích cực thì nguy cơ bùng phát số ca mắc sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Theo TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, trong đợt khảo sát ngẫu nhiên tại 30 nhà tạm trên rẫy ở đị bàn huyện Khánh Vĩnh do Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn tiến hành, có đến 17-18/30 nhà có vách làm bằng bạt, không có chỗ treo màn, trần nhà rẫy làm bằng lá chuối. Do nóng, người dân thường vén màn lên để ngủ cho mát, tạo điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh và tiếp xúc trực tiếp với người. Chưa kể, số người lành mang ký sinh trùng sốt rét không có triệu chứng (asymptomatic subjects) ở cộng đồng vẫn còn nhiều (1,4-2,1%) với số liệu phân tích chưa hoàn toàn đầy đủ, tiềm ẩn nguy cơ trở thành ổ bệnh tiềm tàn và nguy cơ lây bệnh khi bị muỗi Anopheles spp. đốt.


Hình 4. Đoàn công tác WHO và Viện làm việc với CDC tỉnh, TTYT huyện tại Trạm Y tế xã Khánh Thượng
cùng với các đoàn công tác đang thực hiện điều tra tại đây

ThS.BS. Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa lưu ý: “Kết quả điều tra của trung tâm CDC tỉnh Khánh Hòa và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã phát hiện muỗi Anopheles spp. trong các khu vực rừng, rẫy ở Khánh Vĩnh. Đây là loài muỗi trung gian truyền bệnh sốt rét, chúng đốt người bệnh và truyền lây ký sinh trùng sốt rét sang người khác, dẫn đến số ca bệnh gia tăng. Một người vừa khỏi bệnh sốt rét có thể tái mắc bệnh do nhiễm ký sinh trùng sốt rét khác. Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh sốt rét nếu đi vào vùng rừng núi nơi đang có bệnh sốt rét lưu hành và bị muỗi Anopheles spp. đốt trở lại”.

TS.BS. Jean Olivier Guintran - Cố vấn cấp cao của Văn phòng WHO tại Việt Nam nhận định: “Sau khi đã thực hiện tất cảbiện pháp xét nghiệm và điều trị, quản lý cho tất cả bệnh nhân có triệu chứng và không có triệu chứng nhưng sốt rét vẫn gia tăng, nghĩa là vẫn còn bỏ sót những bệnh nhân vừa không có triệu chứng vừa có mật độ ký sinh trùng sốt rét trong máu rất thấp mà không thể phát hiện bằng test chẩn đoán nhanh hay kính hiển vi (chẳng hạn như mắc P.malariae P. vivax). Do đó, cần cân nhắc điều trị thuốc trên nhóm đối tượng có nguy cơ cao (Targeted Drug Administration - TDA) đã xác định”. TS.BS. Jean Olivier Guintran cũng khuyến nghị trước khi áp dụng TDA cần tiến hành công tác truyền thông và vận động cho người dân về lý do vì sao phải thực hiện TDA với các lợi điểm cho sức khỏe cộng đồng và bệnh nhân, hiệu quả phòng ngừa như thế nào và khuyến khích người dân quay trở lại báo cáo các tác dụng phụ nếu gặp phải khi dùng thuốc Pyramax® để điều trị theo hướng TDA, đồng thời khi dùng Pyramax để điều trị diện rộng theo nhóm đích TDA thì cũng nên giám sát chặt chẽ các biến cố bất lợi của thuốc trên từng đối tượng khi áp dụng TDA.


Hình 5. Đoàn công tác WHO và Viện thăm và khảo sát phòng soi kính hiển vi chẩn đoán ký sinh trùng
sốt rét (giám sát, điều tra và đánh giá kháng thuốc) tại TYT xã Khánh Thượng


Hình 6. Đoàn công tác WHO và Viện chụp hình lưu niệm với các cán bộ đoàn công tác đang hỗ trợ
phòng chống sốt rét tại Trạm Y tế xã Khánh Thượng.

Ngày 17/06/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang,ThS. Huỳnh Thị An Khang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích